NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH
CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ THEO MẪU AANZ
1.1.1 Khái quát về xuất xứ hàng hóa
1.1.1.1 Khái niệm về xuất xứ hàng hóa
Xuất xứ hàng hóa là nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó (theo VCCI)
1.1.1.2 Phân loại quy tắc xuất xứ hàng hóa a) Quy tắc xuất xứ ưu đãi
Quy tắc xuất xứ ưu đãi là các quy định về xuất xứ áp dụng cho hàng hóa có cam kết hoặc thỏa thuận ưu đãi về thuế quan và ưu đãi về phi thuế quan và các quyết định ban hành chính áp dụng chung cho các thành viên WTO khi hàng hóa có đủ tiêu chuẩn để hưởng các đối xử ưu đãi về thuế quan không thuộc phạm vi áp dụng của quy tắc xuất xứ không ưu đãi theo điều 1 Hiệp định GATT 1994, trong khuôn khổ song phương và đa phương
Các quy tắc xuất xứ ưu đãi phải đảm bảo tính minh bạch về luật pháp, dễ phán đoán, phù hợp với các quy định và thông lệ liên quan đến quy tắc xuất xứ.Vì vậy các quy tắc này phải rõ ràng minh bạch để đảm bảo được các quyền lợi của các nước thành viên trong WTO Để được hưởng các thỏa thuận ưu đãi, hàng hóa phải có xuất xứ từ các quốc gia hưởng lợi hoặc các thành viên và đảm bảo thỏa mãn các tiêu chí của các quy tắc xuất xứ trong Hiệp định thương mại ưu đãi
Sơ đồ 1: Tiêu chí xác định hàng hóa có xuất xứ
Hàng hóa có xuất xứ thuần túy:
+ Các sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên
+ Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại các trang trại hoặc hộ gia đình nuôi cá thể
+ Các sản phẩm thu được tại nước xuất xứ cũng như các ngư phẩm khai thác được do các con tàu của nước xuất xứ
+ Các sản phẩm thu được tại nước xuất xứ cũng như các ngư phẩm khai thác được do các con tàu của nước xuất xứ
+ Các sản phẩm được chế biến trên các con tàu của nước xuất xứ với nguyên liệu do con tàu đó đánh bắt được trong vùng lãnh hải của nước xuất xứ
+ Các khoáng sản được khai thác ngay trong lãnh thổ của nước xuất xứ
+ Các loại cây trồng được thu hoạch như cây lương thực, cây làm cảnh và cây cho hoa
+ Các hàng hóa được sản xuất từ chỉ những hàng hóa xuất xứ thuần túy hoặc các mảnh rời hoặc các phế liệu của quá trình sản xuất hoặc có thể có được sau quá trình tiêu dùng
Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy
Hàng hóa xuất xứ không thuần túy là hàng hóa mà quá trình tạo ra và hoàn thiện nó có sự tham gia của hai hay nhiều nước
Trong thương mại quốc tế, hàng hóa có xuất xứ không thuần túy được xác định là có xuất xứ của nước thực hiện gia công hoặc chế biến cuối cùng Ngoại trừ các công đoạn, thao tác sau đây:
+ Các công việc bảo quản hàng hóa trong quá trình vận chuyển và lưu kho + Các công việc đơn giản như lựa chọn, phân loại, lau bụi, sàng lọc, chia cắt ra từng phần
+ Dán nhãn mác hoặc các dấu hiệu phân biệt, bao gói sản phẩm
+ Tháo dỡ lắp ghép các lô hàng và thay đổi bao bì đóng gói
+ Đóng gói, bao, hộp, chai, lọ…
+ Lắp ráp đơn giản các bộ phận của các sản phẩm tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh
+ Trộn đơn giản các sản phẩm, nếu một hay nhiều thành phẩm của hỗn hợp không đáp ứng điều kiện đã quy định để có được coi như có xuất xứ tại nơi thực hiện việc này
+ Kết hợp các công việc trên
Cần lưu ý là khái niệm gia công chế biến đầy đủ tùy thuộc vào quy định của mỗi nước và mỗi khu vực trong quan hệ đối tác thương mại giữa các nước
Hàng hoá có xuất xứ không thuần túy được coi là có xuất xứ khi đáp ứng các tiêu chí: Tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực, tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hoá hoặc tiêu chí mặt hàng cụ thể Các nhà xuất khẩu hàng hoá được quyền lựa chọn sử dụng một trong các tiêu chí này để xác định xuất xứ hàng hoá, cụ thể:
- Tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực
Tùy từng hiệp định FTA và từng loại mặt hàng sẽ quy định tỷ lệ hàm lượng khu vực khác nhau Tỷ lệ này được tính theo một trong hai phương pháp sau:
+ Chi phí nguyên liệu có xuất xứ : trị giá nguyên liệu, phụ tùng hoặc hàng hóa có xuất xứ do nhà sản xuất mua hoặc tự sản xuất
+ Chi phí nhân công: gồm lương, thù lao và các khoản phúc lợi khác
+ Chi phí sản xuất: toàn bộ các chi phí chung được phân bổ trong quá trình sản xuất + Chi phí khác: là các chi phí phát sinh trong quá trình vận chuyển để xuất khẩu
+ FOB: là trị giá của hàng hóa sau khi được giao qua lan can tàu, bao gồm cả chi phí vận tải hàng hóa tới cảng hoặc địa điểm cuối cùng trước khi tàu chở hàng rời bến + Chi phí nguyên liệu không có xuất xứ: Là giá CIF tại thời điểm nhập khẩu của hàng hóa
- Tiêu chí chuyển đổi mã hàng hóa ( CTC)
Là sự thay đổi về mã HS của hàng hóa ở cấp 2 (hai) số, 4 (bốn) số hoặc 6 (sáu) số so với mã HS của nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ (bao gồm nguyên liệu nhập khẩu và nguyên liệu không xác định được xuất xứ) dùng để sản xuất ra hàng hóa đó
- Tiêu chí “Tỷ lệ Phần trăm giá trị” (sau đây gọi tắt là LVC): được tính theo công thức a) Công thức trực tiếp
Trị giá nguyên liệu đầu vào có xuất xứ từ nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ sản xuất x 100%
Hoặc b) Công thức gián tiếp
Trị giá nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ từ nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ sản xuất x 100%
Nhà sản xuất hoặc thương nhân đề nghị cấp C/O lựa chọn công thức trực tiếp hoặc công thức gián tiếp để tính LVC và thống nhất áp dụng công thức đã lựa chọn trong suốt năm tài chính đó Việc kiểm tra, xác minh tiêu chí LVC đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cần dựa trên công thức tính LVC mà nhà sản xuất hoặc thương nhân đề nghị cấp C/O đã sử dụng
- Tiêu chí mặt hàng cụ thể:
PHÂN TÍCH QUY TRÌNH XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ
Tổng quan về Công ty TNHH chế xuất Billion Max Việt Nam
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Billion Max International Development Limited là công ty con của Công ty Winson Global Holdings Limited (Winson)
Winson được thành lập vào năm 1972 với trụ sở chính được đặt ở Hong Kong và chuỗi cơ sở sản xuất tại Thẩm Quyến (Quảng Đông, Trung Quốc) Với bề dày kinh nghiệm hơn 30 năm phát triển, Winson đã không ngừng phát triển thành một trong những nhà sản xuất OEM hàng đầu trong lĩnh vực nhựa và đồ chơi
Winson được biết đến là công ty có bề dày kinh nghiệm và chuyên môn trong việc sản xuất các loại đồ chơi và quà tặng, từ những hình roto đơn giản đến những loại hình đồ chơi mang tính phức tạp hơn rất nhiều Ngoài ra, Winson cũng cung cấp các sản phẩm phi đồ chơi như các vật dụng trang trí, khuôn đúc và các thiết bị điện tử
Chúng tôi duy trì và đảm bảo năng lực cạnh tranh thông qua những tiêu chí cốt lõi như hiệu quả, chất lượng và độ tin cậy Chúng tôi cũng luôn không ngừng tìm tòi và nâng cấp các biện pháp phòng ngừa tai nạn, nâng cao sự an toàn và kiểm soát chất lượng Sản phẩm sẽ luôn liên tục được thử nghiệm trong cả giai đoạn phát triển và sản xuất Và cả hai phòng thí nghiệm vật lý và hóa chất trong nhà máy của Winson đều nhận được sự công nhận từ khách hàng và cơ quan thẩm định chất lượng
Ngoài ra, việc duy trì thành công mối quan hệ lâu dài với các khách hàng cũng luôn nằm trong những mục tiêu của công ty Winson là nhà cung cấp hằng đầu từ những năm 1970 của cả Kyocera Mita và Mattel Chúng tôi luôn không ngừng phấn đấu để đạt được sự tuyệt đối và cải tiến vượt trội với mục đích cung cấp các dịch vụ tốt nhất cũng như thiết lập mối quan hệ đôi bên cùng có lợi với nhiều khách hàng trên toàn thế giới
Và để phát triển, mở rộng quy mô nhà máy sản xuất thì sáng ngày 27/5/2019, tại trụ sở UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra Lễ trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án Nhà máy chế xuất Billion Max Việt Nam (chuyên sản xuất đồ chơi bằng nhựa, sản phẩm cho trẻ em sơ sinh) cho công ty TNHH chế xuất Billion Max Việt Nam
Nhà máy chế xuất Billion Max Việt Nam là nhà máy đầu tư của Tập đoàn Winson và hợp tác của Tập đoàn Mattel - Mỹ, có tổng vốn đầu tư khỏi điểm15 triệu USD (tương đương 348 tỷ đồng Việt Nam), chuyên phân phối sản phẩm đồ chơi, đồ dùng cho trẻ em trên toàn cầu Nhà máy đã được xây dựng trong Khu công nghiệp và khu phi thuế quan Sài Gòn - Chân Mây thuộc Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô đã hoàn thành và giai đoạn 1 đã đi vào hoạt động vào cuối quý III năm 2019 và giai đoạn 2 vào quý II/2020, giai đoạn 3 đi vào hoạt động vào quý II /2021
Trong giai đoạn 1 & 2 của dự án, Nhà máy chế xuất Billion Max Việt Nam đã tuyển dụng được gần 1500 công nhân lao động phổ thông người lao động địa phương và các huyện lân cận Trong năm 2021 này, để đảm bảo được tiến độ kế hoạch công việc đã đề ra công ty tiếp tục tổ chức tuyển dụng bổ sung thêm khoảng
1500 lao động cho các vị trí khác nhau, trong đó vị trí lao động phổ thông chiếm số lượng lớn với khoảng 1400 người và tầm 100 lao động yêu cầu trình độ nghiệp vụ liên quan đến các ngành nghề như: xuất nhập khẩu, kĩ thuật, cơ khí, điện, phiên dịch, nhân sự, thu mua, Kiểm soát chất lượng
- Tên doanh nghiệp : Công ty TNHH chế xuất Billion Max Việt Nam
- Tên tiếng anh: BILLION MAX VIET NAM MANUFACTURING COMPANY LIMITED
- Địa chỉ: Đường Ven Biển Cảnh Dương, xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
- Người đại diện pháp luật : Petter Cheng
- Loại hình kinh doanh: Gia công
+ Sản xuất đồ chơi trẻ em bằng nhựa
+ Sản xuất sản phẩm cho trẻ sơ sinh: máy hút sữa, máy hâm sữa, máy tiệt trùng + Sản xuất sản phẩm giám sát/báo động tại nhà
+ Sản xuất thiết bị âm thanh (loa Blutooth)
+ Sản xuất đèn cảnh quan ngoài trời
- Công suất sản xuất của nhà máy
+ Sản xuất đồ chơi bằng nhựa 15.000.000
+ Sản xuất sản phẩm cho trẻ sơ sinh: máy hút sữa, máy hâm sữa, máy tiệt trùng 1.000.000
+ Sản xuất sản phẩm giám sát/báo động tại nhà 1.000.000
+ Sản xuất thiết bị âm thanh (loa Bluetooth) 1.000.000
+ Sản xuất đèn cảnh quan ngoài trời 2.000.000
- Sản phẩm dịch vụ cung cấp chính: Nhà máy chủ yếu sản xuất đồ chơi để cung cấp cho công ty đồ chơi lớn nhất thế giới đó là Mattel Bên cạnh đó, nhà máy sản xuất các sản phẩm điện tử gia dụng, điện chiếu sang, thiết bị an ninh và sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh Sản phẩm của nhà máy phục vụ xuất khẩu 100%
- Quy mô kiến trúc xây dựng: Nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai, đáp ứng nhu cầu khách hàng, Công ty chúng tôi sẽ khởi đầu với việc thuê 03 nhà xưởng xây dựng sẵn tại lô CII-12 để lắp đặt máy móc, thiết bị và hoạt động sản xuất; song song đó, sẽ triển khai xây dựng nhà máy trên diện tích đất 8 ha tại lô CII-3, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Hình 2.1 Mục tiêu hoạt động của công ty
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của công ty
Là người đứng đầu trong công ty, có quyền hạn cao nhất và giữ vai trò then chốt tại doanh nghiệp, chịu trách nhiệm đưa ra các chiến lược kinh doanh.điều hành mọi hoạt động của công ty
Là một trong những người đứng đầu doanh nghiệp, nhận các sự ủy quyền từ tổng giám đốc khi giám đốc vắng mặt Điều hành mọi hoạt động của công ty
Dưới phó tổng giám đốc là các bộ phận như Ép nhựa, Sản Xuất, Kiểm Soát chất lượng (QC), Mua hàng, Hành chính, Tài vụ, Nhân sự, Kaisen Đứng đầu mỗi bộ phận này sẽ có các tổng giám đốc bộ phận quản lý Thường thì tổng giám đốc bộ phận sẽ do người Trung Quốc trực tiếp đảm nhận chức vụ này.Bên cạnh các giám đốc đó sẽ có trợ lý của giám đốc hỗ trợ việc tiếp quản các công việc trong bộ phận và hỗ trợ phiên dịch Đối với các bộ phận như tài vụ hay sản xuất thì dưới mỗi bộ phận sẽ có các tổ khác nhau.Với bộ phận tài vụ thì sẽ có 2 tổ kế toán và xuất nhập khẩu Đứng đầu
Phó giám đốc Ép nhựa Sản Xuất Kiểm soát chất lượng Mua
Kế toán Xuất nhập khẩu
Kỹ thuật mỗi tổ sẽ có chủ quản (hay còn gọi là trưởng phòng) quản lý các công việc cũng như là quản lý toàn bộ nhân viên trong tổ của mình
Còn với các bộ phận khác thì dưới tổng giám đốc mỗi bộ phận sẽ có chủ quản (hay còn gọi là trưởng phòng) quản lý các hoạt động, quản lý nhân viên trong bộ phận của mình
Quy trình xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu AANZ (C/O form AANZ) tại công ty TNHH chế xuất Billion Max Việt Nam
Do đây không phải là lần đầu tiên doanh nghiệp xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nên doanh nghiệp không cần phải đăng ký hồ sơ thương nhân mà chỉ cần làm hồ sơ để xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Sơ đồ 3: Quy trình xin cấp C/O form AANZ tại công ty TNHH chế xuất
2.2.1 Nhận chứng từ của lô hàng từ phía khách hàng Đối với lô hàng nào cần làm C/O thì khách hàng sẽ gửi mail yêu cầu làm C/O Đi kèm với yêu cầu đó thì khách hàng sẽ gửi một số chứng từ cần thiết để nhân viên xuất nhập khẩu có thể làm hồ sơ xin cấp C/O cho lô hàng đó
Với lô hàng cần làm C/O form AANZ thì khách hàng sẽ gửi một số chứng từ như sau:
Sau khi nhận được các chứng từ đó thì nhân viên xuất nhập khẩu sẽ tập hợp thêm các chứng từ khác để có thể làm hồ sơ xin cấp C/O form AANZ Bao gồm một
Nhận chứng từ của lô hàng từ phía khách hàng
Lập hồ sơ xin cấp C/O form AANZ
Khai báo điện tử trên
Trả kết quả số chứng từ sau:
Kèm theo đó mỗi lần có lô hàng mới thì khách hàng sẽ gửi BOM hàng xuất để nhân viên làm chứng từ có thể làm bảng kê khai hàng xuất
Sau khi có đầy đủ bộ chứng từ thì nhân viên chứng từ sẽ bắt đầu làm hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
2.2.2 Lập hồ sơ xin cấp C/O form AANZ
Một bộ hồ sơ đầy đủ để xin cấp C/O form AANZ bao gồm:
- Đơn đề nghị xin cấp C/O
- Công văn nộp Bill of Lading copy
- Quy trình sản xuất ( nộp 1 lần )
- Bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu theo tiêu chí RVC
- Tờ khai nhập khẩu ( 1 bản sao có dấu đỏ, chữ ký của người có thẩm quyền ký của doanh nghiệp và dấu “sao y bản chính”) a) Đơn đề nghị xin cấp C/O (1 bản)
Khi doanh nghiệp khai báo trên hệ thống EcoSys xong và được cán bộ cấp C/O cấp số thì doanh nghiệp in đơn đề nghị xin cấp C/O đã có sẵn trên hệ thống và điền các thông tin còn thiếu vào các ô còn lại
Khai nội dung trên đơn đề nghị xin cấp C/O theo mẫu (tại Phụ lục VII ban hành kèm theo thông tư số 31/2015/TT-BCT ngày 24 tháng 9 năm 2015 của Bộ Công Thương thực hiện Quy tắc xuất xứ thuộc Hiệp định thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN-Úc- Niu di lân)
Dưới đây là mẫu đơn đề nghị cấp C/O do Bộ Công Thương ban hành
1 Mã số thuế của doanh nghiệp ……… Số C/O: ………
2 Kính gửi: (Tổ chức cấp C/O)
……… ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP C/O Mẫu AANZ Đã đăng ký Hồ sơ thương nhân tại vào ngày
3 Hình thức cấp (đánh (√) vào ô thích hợp)
□ Cấp lại C/O (do mất cắp, thất lạc hoặc hư hỏng)
□ C/O có hóa đơn do nước thứ ba phát hành
4 Bộ hồ sơ đề nghị cấp C/O:
- Mẫu C/O đã khai hoàn chỉnh
- Vận tải đơn/chứng từ tương đương
- Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu
- Hóa đơn mua bán nguyên liệu trong nước
- Bảng tính toán hàm lượng giá trị khu vực
- Bản mô tả quy trình sản xuất ra sản phẩm
5 Người xuất khẩu (tên tiếng
6 Người sản xuất (tên tiếng Việt):…………
7 Người nhập khẩu/ Người mua (tên tiếng Việt):
9 Mô tả hàng hóa (tiếng
10 Tiêu chí xuất xứ và các yếu tố khác
(Ghi như hướng dẫn tại mặt sau của C/O)
16 Số và ngày Tờ khai Hải quan xuất khẩu và những khai báo khác (nếu có):
17 Ghi chú của Tổ chức cấp C/O:
18 Doanh nghiệp chúng tôi xin cam đoan lô hàng nói trên được khai báo chính xác, đúng sự thực và phù hợp với các quy định về xuất xứ hàng hóa hiện hành Chúng tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời khai trước pháp luật
Làm tại………ngày…… tháng……năm………
(Ký tên, ghi rõ chức vụ và đóng dấu)
▪ Đóng dấu “Certified true copy”
- Mua form C/O AANZ tại Bộ Công Thương và Kê khai cho hoàn chỉnh
- Giá của 1 form C/O AANZ là 20000 đồng/ 01 bản
C/O mẫu AANZ phải được kê khai bằng tiếng anh và đánh máy Nội dung khai phải phù hợp với bộ chứng từ của lô hàng đã kê khai
Nội dung kê khai C/O form AANZ cụ thể như sau:
1 Ô số 1: tên giao dịch của người xuất khẩu, địa chỉ, tên quốc gia xuất khẩu (Việt Nam)
2 Ô số 2: Tên người nhận hàng, địa chỉ, tên nước
3 Ô trên cùng bên phải ghi số tham chiếu (do Tổ chức cấp C/O ghi) Số tham chiếu gồm 13 (mười ba) ký tự, chia làm 5 nhóm, với cách ghi cụ thể như sau: a) Nhóm 1: tên viết tắt nước thành viên xuất khẩu là Việt Nam, gồm 02 (hai) ký tự là “VN”; b) Nhóm 2: tên viết tắt của nước thành viên nhập khẩu thuộc Hiệp định AANZFTA, gồm 02 (hai) ký tự như sau:
AU: Ôtx-trây-li-a MY: Ma-lai-xi-a
BN: Bru-nây MM: Mi-an-ma
KH: Cam-pu-chia PH: Phi-lip-pin
ID: In-đô-nê-xi-a SG: Xinh-ga-po
LA: Lào TH: Thái Lan
NZ: Niu-di-lân c) Nhóm 3: năm cấp C/O, gồm 02 (hai) ký tự Ví dụ: cấp năm 2009 sẽ ghi là
“09”; d) Nhóm 4: tên Tổ chức cấp C/O, gồm 02 (hai) ký tự Danh sách các Tổ chức cấp C/O được quy định cụ thể tại Phụ lục VIII Danh sách này được Bộ Công Thương cập nhật thường xuyên khi có sự thay đổi về các Tổ chức cấp C/O; đ) Nhóm 5: số thứ tự của C/O, gồm 05 ký tự; e) Giữa nhóm 1 và nhóm 2 có gạch ngang “-” Giữa nhóm 3, nhóm 4 và nhóm
Ví dụ: Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực thành phố Hồ Chí Minh cấp C/O mang số thứ 6 cho một lô hàng xuất khẩu sang Niu-di-lân trong năm 2009 thì cách ghi số tham chiếu của C/O này sẽ là: VN-NZ09/02/00006
4 Ô số 3: ngày khởi hành, tên phương tiện vận tải (nếu gửi bằng máy bay thì đánh “By air”, nếu gửi bằng đường biển thì đánh tên tàu) và tên cảng dỡ hàng
5 Ô số 4: cơ quan Hải quan tại cảng hoặc địa điểm nhập khẩu sẽ đánh dấu √ vào ô thích hợp
6 Ô số 5: số thứ tự các mặt hàng (nhiều mặt hàng ghi trên 1 C/O, mỗi mặt hàng có một số thứ tự riêng)
7 Ô số 6: ký hiệu và số hiệu của kiện hàng
8 Ô số 7: số lượng kiện hàng, loại kiện hàng, mô tả hàng hóa (bao gồm mã
HS của nước nhập khẩu ở cấp 6 số và tên thương hiệu hàng (nếu có))
9 Ô số 8: ghi tiêu chí xuất xứ của hàng hóa:
Hàng hóa được sản xuất tại nước ghi đầu tiên ở ô số 11 của C/O: Điền vào ô số 8: a) Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu theo điểm a khoản 1 Điều 2 của Phụ lục I
WO b) Hàng hóa được sản xuất toàn bộ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 2 của Phụ lục I
PE c) Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy với điều kiện hàng hóa đó đáp ứng Điều 4 của Phụ lục I
- Thay đổi mã số hàng hóa (áp dụng ghi chung cho các tiêu chí CC, CTH hoặc CTSH)
- Hàm lượng giá trị khu vực
- Hàm lượng giá trị khu vực + Thay đổi mã số hàng hóa
- Loại khác, bao gồm tiêu chí công đoạn gia công chế biến cụ thể
Một số ví dụ áp dụng cho trường hợp ghi “Other”:
(i) Không thay đổi mã số hàng hóa với điều kiện sản phẩm được nấu trong lãnh thổ của các nước thành viên;
(ii) Không thay đổi mã số hàng hóa với điều kiện sản phẩm được sản xuất bằng quy trình tinh chế;
(iii) CTSH, ngoại trừ từ 2523.29 đến 2523.90;
(iv) Sản phẩm thuộc phân nhóm này có xuất xứ tại nước thành viên nơi sinh ra sản phẩm này từ việc sản xuất hoặc tiêu thụ;
(v) Nếu hàng hóa là kết quả của một “phản ứng hóa học”
RVC VD: CTSH + RVC 35% Other Đối với sản phẩm của công ty đang sản xuất chủ yếu là đồ chơi trẻ em bằng nhựa thuộc chương 95, có mã HS 950300 Vì vậy theo quy định cụ thể từng mặt hàng tại đây doanh nghiệp đã sử dụng tiêu chí RVC để khai báo
10 Ô số 9: trọng lượng cả bì của hàng hóa (hoặc đơn vị đo lường khác) và trị giá FOB
Việc ghi trị giá FOB được áp dụng khi tiêu chí xuất xứ là Hàm lượng giá trị khu vực (RVC) và quy định cụ thể như sau:
- Nhà xuất khẩu thuộc các nước thành viên ASEAN phải ghi trị giá FOB vào Ô số 9 trên C/O;
- Nhà xuất khẩu từ Ôtx-trây-li-a hoặc Niu-di-lân có thể lựa chọn việc ghi trị giá FOB vào Ô số 9 hoặc ghi trị giá FOB vào một bản khai báo nhà xuất khẩu (“Exporter Declaration”) riêng biệt như quy định tại Phụ lục V-C
Mục tiêu cần đạt được khi làm C/O AANZ
Theo quy định, C/O phải được cấp trong thời gian sớm nhất, nhưng không quá
03 ngày làm việc tính từ ngày hàng lên tàu Tuy nhiên, trường hợp C/O sẽ được cấp sau nhưng không quá 12 tháng tính từ ngày hàng lên tàu và phải mang dòng chữ
Nhân viên xuất nhập khẩu cần theo dõi lịch trịch lô hàng xin cấp C/O của mình để biết được lô hàng đó sẽ cập cảng tại nước xuất khẩu vào thời gian nào để có thể tiến hành nộp hồ sơ xin cấp C/O một cách sớm nhất và có thể gửi bộ chứng từ cho khách hàng nhanh nhất có thể Nhân viên xuất nhập khẩu cần phân chia thời gian làm C/O cho từng lô hàng và từng form để đạt được kết quả yêu cầu
Tùy từng lô hàng xin cấp C/O có nhiều mặt hàng hay không thì thời gian làm một bộ C/O AANZ sẽ khác nhau Đối với các lô hàng xin C/O form AANZ tại công ty thì một lô hàng sẽ có khoảng từ 3-15 dòng hàng Mỗi dòng hàng sẽ có từ 25-35 mã nguyên phụ liệu nên thời gian làm C/O từng bộ sẽ khác nhau.Việc in tờ khai xuất khẩu cho các mã hàng này cũng chiếm một khoảng thời gian khá lớn vì vậy cần phải rút ngắn tốt nhất thời gian in tờ khai nhập cho từng lô hàng xin C/O form AANZ
Một nhân viên xuất nhập khẩu được giao nhiệm vụ làm C/O cần có trách nhiệm cao với công việc và cần phải có các đặc tính như sau:
- Cẩn thận tỷ mỉ trong lúc làm, làm xong cần kiểm tra lại bộ chứng từ tránh các sai sót đáng tiếc xảy ra
- Nhân viên phải là người được đào tạo từ các chuyên ngành xuất nhập khẩu, logistics, ngoại thương, có bằng cấp và kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực này để có thể biết và nắm bắt rõ được các chứng từ hồ sơ liên quan đến giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
- Nắm rõ được các thông tư, nghị định, hiểu rõ các quy định làm C/O form AANZ để có thể Check mail và trả lời thông tin với khách hàng về những vấn đề về C/O mà khách hàng thắc mắc
- Chịu trách nhiệm đối với bộ hồ sơ mà mình đã khai báo, đảm bảo đúng tiến độ đưa ra, khai báo chính xác đúng theo quy định và luật định
- Cần theo dõi sát sao lô hàng xin C/O của mình để có thể tính toán được thời gian hàng cập cảng tại nước nhập khẩu và gửi kịp thời bộ chứng từ cho khách hàng để họ có thể kịp thời khai báo hải quạn cho hàng thông quan đưa về sử dụng tránh được các chi phí không đáng có ( chi phí lưu kho bãi, tiền thuế phải nộp khi chưa có C/O)
- Mỗi tuần cần phải có báo cáo hệ thống lại các bộ C/O đã làm và chưa làm, thời gian dự kiến mà khách hàng nhận được bộ C/O đó là khi nào,
- Sử dụng thành thạo các công cụ, các phần mềm cơ bản
Theo quy định thì chi phí xin cấp C/O AANZ cho một lô hàng là bằng không Doanh nghiệp chỉ mất chi phí mua form C/O AANZ: 20000 đồng/1 form AANZ
Ngoài ra đối với công ty thì có phát sinh thêm chi phí di chuyển từ Công ty tới
Sở Công Thương trong quá trình mỗi lần nộp C/O Chi phí đi lại sẽ do công ty hỗ trợ thuê xe đưa đón
Vì vậy nhân viên cần phải cố gắng giảm bớt các chi phí này cho công ty.
Đánh giá quy trình xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu AANZ (C/O
So sánh giữa mục tiêu đề ra và kết quả đạt được
Tiêu chí Mục tiêu đề ra Kết quả đạt được
Thời gian - C/O phải được cấp trong thời gian sớm nhất, không quá 03 ngày làm việc tính từ ngày hàng lên tàu Trường hợp C/O sẽ được cấp sau nhưng không quá 12 tháng tính từ ngày hàng lên tàu và phải mang dòng chữ
- Form C/O AANZ được gửi cho khách hàng vào khoảng sau 5-15 ngày hàng lên tàu
- Do trong quá trình chuyển phát nhanh nhận C/O và gửi đi gặp một số vấn đề nên C/O đôi lúc sẽ bị đến muộn so với kế hoạch
Trách nhiệm - Nhân viên xuất nhập khẩu cần cẩn thận, tỷ mỉ trong lúc làm hồ sơ xin C/O form AANZ, theo dõi sát sao thời gian lô hàng tới nước nhập khẩu, chịu trách nhiệm đối với các bộ C/O mình đã làm
- Lập bảng báo cáo tiến độ các bộ C/O
- Nắm rõ các thông tư, nghị định về từng form C/O để có thể giải đáp thắc mắc cho khách hàng
- Nhân viên xuất nhập khẩu đã cẩn thận, tỷ mỉ trong lúc làm C/O tránh được các sai sót xảy ra, tuy nhiên có một số lúc thì vẫn có chút sai sót xảy ra nhưng đã kịp thời phát hiện và sửa chữa trước khi nộp cho cán bộ cấp C/O
- Đội ngũ nhân viên phòng xuất nhập khẩu nói chung và nhân viên thực hiện quy trình xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nói riêng đều là những người được đào tạo chuyên sâu về ngành xuất nhập khẩu từ các trường đại học kinh tế TP.HCM, đại học ngoại thương, đại học hải quan và đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm từ 5-10 năm làm trong lĩnh vực logistics, xuất nhập khẩu Tuy nhiên có một số nhân viên không phải được đào tạo chuyên sâu về chuyên ngành nên trong quá trình làm việc còn gặp nhiều vấn đề cần phải hỏi rõ làm mất thời gian và có xảy ra sai sót
- Hầu như nhân viên xuất nhập khẩu hiểu và nắm rõ được các quy định về các form C/O, có thể giải đáp thắc mắc cho khách hàng một cách tốt nhất có thể
- Vào cuối tuần thì nhân viên xuất nhập khẩu sẽ lập các bảng báo cáo tiến độ cho các bộ C/O
Chi phí - Giảm thiểu được các chi phí sai form C/O AANZ trong quá trình khai và phải mua lại form mới
- Tối thiểu hóa chi phí đi nộp hồ sơ từ công ty tới Sở Công Thương Chi phí cho một lần đi dao động trong khoảng 600-700 ngàn đồng
- Nhân viên xuất nhập khẩu đã rất cẩn thận, tỷ mỉ trong quá trình khai form C/O để tránh được chi phí khai sai và phải mua lại form mới Một năm việc sai form và phải mua lại form mới dao động khoảng từ 3-6 form C/O AANZ
- Đối với mỗi lần đi nộp hồ sơ C/O thì nhân viên xuất nhập khẩu sẽ gộp chung nhiều C/O các form để đi nộp cùng một lần khoảng từ 3-4 bộ hồ sơ C/O
- Quy trình công ty xây dựng liền mạch, giữa các bước không có sự mâu thuẫn với nhau, dễ hiểu, giúp người thực hiện dễ dàng và dễ kiểm soát được công việc
- Đội ngũ nhân viên làm việc chuyên nghiệp, có kiến thức sâu rộng, am hiểu và nắm rõ các quy định theo các thông tư nghị định liên quan đến từng form C/O Linh hoạt xử lý được các tình huống trong công việc giúp cho công việc mang lại hiệu quả cao nhất cho công ty và khách hàng
- Đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên sâu có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu Hiểu rõ và nắm bắt được các thông tư nghị định Đọc hiểu được các chứng từ xuất nhập khẩu
- Với trách nhiệm cao trong công việc, sự tỷ mỉ và cẩn thận nên nhân viên làm C/O ít khi bị sai sót đáng tiếc
- Đối với những hồ sơ C/O form mới thì đội ngũ nhân viên luôn tìm hiểu cẩn thận các nội dung cần làm của C/O form đó Để tránh mất thời gian cho việc sửa đi sửa lại nhiều lần
- Ban giám đốc luôn tạo môi trường làm việc thân thiện, các nhân viên trong công ty luôn giúp đỡ nhau tạo nên môi trường làm việc vui vẻ, năng động, đảm bảo nhân viên có thể làm việc tốt và cống hiến hết sức mình
- Khai báo hồ sơ C/O form AANZ trên hệ thống EcoSys tại công ty nên rất linh động, tiện lợi, dễ dàng bổ sung thông tin trên hệ thống
- Mất quá nhiều thời gian và chi phí đi lại mỗi lần nộp hồ sơ Nó cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc hoàn thành kế hoạch công việc đề ra
- Do mỗi lô hàng xin C/O form AANZ có nhiều mã hàng mà trong từng mã hàng sẽ có nhiều mã nguyên phụ liệu nên việc in tờ khai nhập khẩu, làm bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu cho từng lô hàng xin C/O form AANZ mất rất nhiều thời gian Nhân viên thực hiện quy trình này vẫn chưa khắc phục được nó
- Một số trường hợp nhân viên làm sai sót dẫn đến cơ quan cấp C/O bị muộn và không kịp gửi bản gốc C/O cho khách hàng và phải bồi thường thiệt hại cho khách hàng
GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC NHÂN VIÊN THỰC HIỆN QUY TRÌNH XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ MẪU AANZ TẠI CÔNG TY TNHH CHẾ XUẤT BILLION MAX VIỆT NAM
Định hướng phát triển của công ty
Trong thời gian tới, định hướng của công ty là tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng khách hàng, nâng cao chất lượng để tạo uy tín niềm tin cậy đối với khách hàng phấn đấu trở thành một doanh nghiệp vững mạnh phát triển nhất cả nước.Để có thể nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của công ty và chuẩn bị cho việc mở rộng quy mô sản xuất, công ty cần tập trung vào một số nhiệm vụ sau:
- Tiếp tục mở rộng quan hệ ngoại giao với các công ty trong và ngoài nước Trong năm tới công ty đang có kế hoạch xây dựng cơ sở 4 để có thể đáp ứng tốt nhất việc sản xuất hàng hóa có thể kịp thời giao hàng đúng tiến độ đã đưa ra với khách hàng Mặt khác giải quyết được công ăn việc làm cho người dân lao động trong tỉnh Thừa Thiên Huế và các tỉnh lân cận Việc mở rộng quan hệ ngoại giao này giúp cho công ty có nhiều khách hàng đối tác mới, giúp cho công ty ngày càng phát triển vững mạnh hơn nữa
- Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, lắp đặt mạng ổn định, nâng cấp máy tính, để phục vụ cho việc xử lý nhanh chóng hồ sơ hàng hóa và thuận lợi nhất tránh gây ra các thiệt hại nghiêm trọng
- Tăng cường tìm hiểu các thuế quan ưu đãi, các hiệp định của Việt Nam với các quốc gia khác để có thể hoàn thành tốt được giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa một cách nhanh chóng và tiết kiệm nhất Hơn thế nữa, công ty đang mở rộng khách hàng đối tác vì vậy khi có khách hàng mới từ quốc gia khác muốn xin C/O thì nhân viên xuất nhập khẩu cần phải tìm hiểu kỹ để tư vấn cho khách hàng một cách tốt nhất.
Giải pháp nhằm nâng cao năng lực nhân viên thực hiện quy trình xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu AANZ tại công ty
3.2.1 Nâng cao và phát triển nghiệp vụ chuyên môn , công tác đào tạo của đội ngũ nhân viên
- Tổ chức sắp xếp lại công việc của nhân viên trong bộ phận, tránh chồng chéo về trách nhiệm công việc
- Các nhân viên phối hợp hỗ trợ chặt chẽ với nhau để cùng nhau hướng đến lợi ích của công ty và khách hàng, giúp cho công việc được thực hiện dễ dàng và hiệu quả hơn
- Khuyến khích nhân viên đóng góp ý kiến để có thể đưa ra những giải phát phát triển công việc hơn
- Tạo điều kiện cho nhân viên tham gia các buổi chia sẻ về các hiệp định thương mại, các quan hệ FTA của Sở Công Thương tỉnh Thừa Thiên Huế liên kết với các đại sứ quán của Việt Nam tổ chức trao đổi và chia sẻ
- Mặt khác đưa nhân viên đi đào tạo tại các khóa học chuyên sâu, các buổi hội thảo của VCCI tổ chức để có thể nắm bắt kịp thời các cách thức thực hiện cũng như là giải quyết được các vướng mắc của doanh nghiệp đang gặp phải
- Mỗi nhân viên cần phải nắm rõ quy trình xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa từng bước, hiểu được các quy định, hiệp định thương mại đối với mỗi form C/O Từ đó nhân viên có thể giải đáp các thắc mắc của khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất
- Cần có thời gian đào tạo chuyên sâu đối với các nhân viên không được đào tạo chính quy về chuyên ngành xuất nhập khẩu, bổ sung các kiến thức về C/O, nhân viên cần phải hiểu rõ nắm rõ các thông tin trên chứng từ thương mại
- Thái độ, phong cách làm việc nhã nhặn, vui vẻ, lịch sự và chuyên nghiệp là yếu tố quan trọng khi đi nộp hồ sơ tại các tổ chức cấp C/O như VCCI, Sở Công Thương,
3.2.2 Giảm thiểu thời gian, chi phí trong quá trình xin cấp C/O một cách tốt nhất
- Lập kế hoạch cụ thể cho từng tuần về các bộ C/O cần phải làm Đưa ra tiến độ cho từng nhóm bộ hồ sơ gấp để trong tuần có thể chia ra được các lần đi nộp C/O để giảm bớt thời gian
- Đẩy nhanh tiến độ thời gian làm C/O form AANZ sớm nhất có thể để gửi cho khách hàng tránh việc khách hàng phải phát sinh thêm các chi phí như lưu kho bãi, chi phí nộp thuế do chưa có đầy đủ bộ chứng từ
- Do Trụ sở chính của công ty ở xa thành phố Huế nên việc đi nộp C/O mất nhiều thời gian và chi phí Vì vậy để tiết kiệm chi phí đi nộp hồ sơ C/O thì nhân viên có thể đi nộp C/O bằng xe buýt hoặc sẽ gộp nhiều bộ C/O một lần để đi nộp chung một lần giúp giảm thiểu được chi phí đi lại
- Hạn chế các sai sót trong quy trình làm C/O đặc biệt là khi khai trên form C/O Vì vậy mà mỗi nhân viên cần kiểm tra kỹ lưỡng trước khi được đóng dấu ký duyệt tránh phải thay lại form tốn chi phí và mất thời gian chờ duyệt
3.2.3 Hạn chế rủi ro do sai sót của nhân viên
- Nhân viên làm hồ sơ C/O cần cẩn thận, tỷ mỷ trong từng thao tác khi lập hồ sơ xin cấp C/O , đối chiếu các thông tin phải trùng khớp với các chứng từ liên quan tới bộ hồ sơ ( đặc biệt là Bill of Lading)
- Nhanh chóng kịp thời xử lý các tình huống rủi ro xảy ra Mỗi thao tác của nhân viên làm hồ sơ xin cấp C/O cần phải có sự cẩn thận, tỷ mỉ và làm việc phải thật sự chuyên nghiệp
- Nắm bắt rõ các quy định để có thể hoàn thiện hồ sơ xin cấp C/O một cách chính xác và nhanh nhất
- Có kế hoạch công việc cụ thể như phân chia từng lô C/O theo cùng một form, các C/O nào khách hàng cần gấp, C/O của các lô hàng nào xuất đi cùng một nước
- Liên hệ với bên gửi hàng lẻ để có thể biết thời gian hàng lẻ được gửi đi để có thể gửi kèm C/O bản gốc qua cho khách hàng một cách nhanh nhất
3.2.4 Hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty
- Công ty cần nâng cấp máy tính có dung lượng lớn và hoạt động nhanh hơn để tiết kiệm thời gian mỗi khi mở các file có nhiều sheet, hoặc là khi khai hồ sơ trên hệ thống cũng được nhanh chóng và đảm bảo tính chính xác hơn Tránh để các tình trạng như đang khai báo hồ sơ nhưng máy đơ và phải khởi động lại hay là mất nhiều thời gian để mở các file có dung lượng lớn Đặc biệt là mỗi lần ký duyệt hồ sơ điện tử thì máy bị đơ và cứ phải khởi động lại mất rất nhiều thời gian và mất hết các dữ liệu khi đang làm trên máy tính lúc đó