1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(TIỂU LUẬN) đề tài tác ĐỘNG của đại DỊCH COVID 19 đến KINH tế CHI lê và GIẢI PHÁP với VIỆT NAM

37 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 1,01 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính tất yếu của việc lựa chọn đề tài (7)
  • 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu khác (7)
  • 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu (11)
  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (11)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (11)
  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID – 19 (13)
    • 1.1. DIỄN BIẾN CỦA ĐẠI DỊCH COVID – 19 TRÊN THẾ GIỚI (13)
    • 1.2. TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID – 19 ĐẾN KINH TẾ THẾ GIỚI. .8 1. Về phía cung (14)
      • 1.2.2. Về phía cầu (15)
      • 1.2.3. Tác động của đại dịch COVID – 19 đến các nền kinh tế lớn trên thế giới 9 1. Tác động của đại dịch COVID-19 đối với nền kinh tế Hoa Kỳ (15)
        • 1.2.3.2. Tác động của đại dịch COVID – 19 đối với nền kinh tế Châu Âu (17)
        • 1.2.3.3. Tác động của đại dịch COVID – 19 đến nền kinh tế Trung Quốc (18)
  • CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID – 19 ĐẾN NỀN KINH TẾ CHILE (19)
    • 2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHILE VÀ NỀN KINH TẾ CHILE (19)
      • 2.1.1. Đất nước Chile (19)
      • 2.1.2. Nền kinh tế Chile (19)
    • 2.2. TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID – 19 ĐẾN NỀN KINH TẾ CHILE 14 1. Nền kinh tế Chile giai đoạn trước đại dịch COVID – 19 (20)
      • 2.2.2. Tác động của đại dịch COVID – 19 đến nền kinh tế Chile (21)
      • 2.2.3. Các phản ứng chính sách của Chile đối với đại dịch COVID – 19 (25)
        • 2.2.3.1. Các biện pháp ngăn chặn (26)
        • 2.2.3.2. Chiến dịch quốc gia (26)
        • 2.2.3.3. Chính sách tiền tệ (26)
        • 2.2.3.4. Hỗ trợ cho các cá nhân và hộ gia đình (26)
        • 2.2.3.5. Hỗ trợ các công ty (27)
  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM (29)
    • 3.1. NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID – 19 (29)
    • 3.2. MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (31)
    • 3.3. GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM (32)
      • 3.3.1. Định hướng chính sách (32)
      • 3.3.2. Một số giải pháp cụ thể (32)
        • 3.3.2.1. Chính sách tài khoá (32)
        • 3.3.2.2. Chính sách tiền tệ (33)
        • 3.3.2.3. Một số giải pháp dài hạn (33)
  • KẾT LUẬN (36)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (37)

Nội dung

Tính tất yếu của việc lựa chọn đề tài

Đại dịch COVID – 19 bắt đầu từ Vũ Hán, Trung Quốc và lan ra toàn thế giới Đợt bùng phát dịch virus coronavirus mới được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố là đại dịch vào ngày 12 tháng 3 năm 2020 Tính đến giữa tháng 4 năm

2020, COVID-19 đã lây nhiễm cho hơn 2 triệu người ở 210 quốc gia trên toàn thế giới, với hơn 150.000 ca tử vong Các quốc gia trên toàn cầu đang ngày càng thực hiện các biện pháp y tế công cộng nghiêm ngặt để ứng phó với dịch bệnh. Đại dịch COVID – 19 đang càn quét khốc liệt trên toàn thế giới, tác động tiêu cực đến nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Chile nói riêng Đại dịch COVID-19 đang tác động mạnh mẽ lên chuỗi giá trị toàn cầu thông qua các trung tâm của chuỗi Trong đại dịch COVID-19, các quốc gia chịu tác động nặng nề cũng là các trung tâm của mạng sản xuất toàn cầu như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,

Mỹ Khi đại dịch bùng nổ, các biện pháp giãn cách xã hội được thực hiện, nhiều hoạt động sản xuất tạm dừng lại Chuỗi cung ứng bị đứt đoạn ảnh hưởng đến các hoạt động đầu tư, thương mại toàn cầu, từ đó làm suy giảm tăng trưởng nền kinh tế thế giới nói chung và nhiều quốc gia, khu vực nói riêng Thiệt hại kinh tế do đại dịch COVID – 19 gây ra chủ yếu là do sự giảm đi của nhu cầu, sự sẵn sàng mua hàng hoá và dịch vụ của người tiêu dùng ngày càng giảm đi Có thể thấy rõ sự thay đổi này trong các ngành bị ảnh hưởng nặng nề ví dụ như du lịch và lữ hành Để làm chậm sự lây lan của vi-rút, các quốc gia đã đặt ra các hạn chế về việc đi lại hoặc thực hiện giãn cách xã hội, vì vậy nhiều người không thể mua vé máy bay cho các kỳ nghỉ hoặc các chuyến công tác Sự giảm đi của nhu cầu của người tiêu dùng là lý do tại sao các hãng hàng không mất doanh thu kế hoạch đồng thời bị thiệt hại nhiều về chi phí Điều tương tự cũng xảy ra đối với các ngành công nghiệp khác

Chile hiện tại cũng đang phải đối mặt với số ca nhiễm COVID – 19 lớn trên toàn quốc Tính đến ngày 19 tháng 8 năm 2021, quốc gia Nam Mỹ này đã ghi nhận hơn 1,6 triệu trường hợp mắc và hơn 36 nghìn trường hợp tử vong, hầu hết trong số họ ở vùng thủ đô Santiago Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế của Chile Vì vậy cần nghiên cứu và đưa ra những kiến nghị về giải pháp giúp ổn định và phát triển nền kinh tế của Chile, cũng như Việt Nam, sau những ảnh hưởng to lớn đó của đại dịch COVID – 19.

Tổng quan các công trình nghiên cứu khác

Suborna Barua (2020) in paper “Understanding Coronanomics: The Economic Implications of the Coronavirus (COVID-19) Pandemic” provided an overall understanding of the likely macroeconomic shocks of the pandemic, covering economic activities or areas including demand, supply, supply chain, trade, investment, price level, exchange rates, and financial stability and risk, economic growth, and international cooperation The paper first presents a general and theoretical mapping of the likely macroeconomic impacts of the pandemic on an affected economy and then reviews the emerging evidence in relation to the impact mapping to understand the nature of the impacts The paper then illustrates the likely impacts using a standard macroeconomic AD-AS model and outlines some necessary features that needs to be considered while designing policy responses by governments and international institutions in mitigating the economic shocks

Assessments of this paper are broadly in line with the limited studies available on the economics of COVID-19.

Shohini Roy (2020) in paper “Economic impact of COVID – 19 pandemic” wrote about the impact of COVID – 19 on different sectors of the economy:

Aviation industry, Oil industry, Tourism industry, Financial Sector and Healthcare Sector This paper will help readers understand how the COVID-19 pandemic has created a widespread economic slowdownand has affected different sectors of the economy A deep analysis of each of the sectors discussed in this paper has been conducted which will give readers a clear understanding of the severe economic and financial downturn faced by each sector as a result of the pandemic Readers are encouraged to conduct additional research on the social, economic and financial effect of the coronavirus pandemic.

John E.Ataguba (2020) in paper “COVID-19 Pandemic, a War to be Won: Understanding its Economic Implications for Africa” demonstrated that the full economic impact of COVID-19 on the economies of countries in Africa cannot be ascertained at the moment as the situation unfolds Nevertheless, it is essential to note that, in addition to deaths and signifcant morbidities from the COVID-19 pandemic, there will be a substantial cost to the economy, which requires drastic steps and actions, backed by a strong will and desire from the government and its people Several measures are being implemented by African countries, including school closures, travel bans, limits on large gatherings, increased testing and country lockdown Containing the spread and reducing the economic impact of the COVID-19 pandemic will require a multipronged approach and cooperation from all parties, including substantial reductions in uncertainty levels, panic levels and disease transmission, the primary channels through which the economic impact manifests Importantly, just like in times of war, when a country’s spending on defence increases signifcantly, countries in Africa must view the COVID-19 pandemic as a ‘war’ to be won and be prepared to increase public health spending signifcantly.

Ligang Song (2020) in paper “The COVID-19 Pandemic and Its Impact on the Global Economy: What Does It Take to Turn Crisis into Opportunity?” wrote “The COVID-19 pandemic broke out at a time when there were heightened uncertainties in the global economy Understanding these uncertainties provides an important background for analyzing the impact of the pandemic on the global economy, assessing the effectiveness of policy measures in combating the pandemic and reviving the global economy, and predicting the trajectory of the economic recovery in the post-pandemic era We analyze how COVID-19 would likely deepen an existing malaise in the global economy, and what could be done to address these problems while managing the economic recovery We argue that three fundamental factors that could lead to a solid recovery in the post pandemic era are structural reform, new technology and re-integration They could be managed by instituting a new “global social contract.” Supported by strong public policies at all levels, especially at national level, these three factors could bring about the salvation of the global economy as it recovers or re-emerges from the pandemic crisis”.

Jinjin Mou (2020) in “Research on the Impact of COVID19 on Global

Economy” wrote “With the development of cosmopolitanization and globalization, dense population and large-scale population flow not only make the economy more integrated, but also make the spread of the plague more rapidly The impact is unprecedented The outbreak of COVID-19 has disrupted the Chinese economy and is spreading globally The evolution of the disease and its economic impact is highly uncertain Because of its high infectivity, high mortality and incubation period, the main preventive measures are to control social distance and isolation, which makes many economic activities impossible Global GDP will fall by as much as 3%, while developing countries will be the hardest hit, as much as 4% on average, but some were more than 6.5% and world merchandise trade will plummet by 13% in

2020 due to the COVID-19 pandemic This paper analyzes the macro economic impact of new coronavirus on the world GDP, merchandise trade (taking China as an example with other countries), and various industries, and proposes some countermeasures”.

Hue Thị Hoang (2021) in “The impact of COVID – 19 on enterprises joining and withdrawing from markets in Vietnam” wrote “Spreading of Covid-19 in the world generally and in Vietnam particularly places comprehensive impacts on every economic – social aspect, of which it is the enterprises that are influenced the most This essay describes impacts of Covid-19 on the enterprise's joining and withdrawing from the markets in Vietnam in order to specify further the overview on Vietnam's enterprises in response to Covid19 The result is that, during first 08 months of 2020, about 88.7 thousand new enterprises are registered, decreasing by 2% against the last year, which is very low if comparing with the increase in previous years During the whole first 08 months of 2020, quantity of enterprises pausing their business for fixed time is about 34.3 thousand, going up by 70.8% against same period of last year, which is the highest during 2015 - 2020 It reflects the increasing impacts of Covid-19 on the Vietnamese enterprise's joining and withdrawing from the markets”.

Nguyễn Quang Thuấn (2020) trong bài báo “Tác động của đại dịch COVID –

19 và một số giải pháp chính sách cho Việt Nam trong giai đoạn tới” đã chỉ ra các tác động tiêu cực của COVID – 19 đến nền kinh tế thế giới cũng như nền kinh tế Việt Nam Bên cạnh đó, ông cũng đã chỉ ra những nhìn nhận mới, rõ nét hơn về cơ hội phát triển trong thời kỳ đại dịch Cùng với đó, GS.TS Nguyễn Quang Thuấn cũng đã đưa ra những giải pháp chính sách cho giai đoạn tới để vừa thực hiện chống dịch vừa phát triển kinh tế, ổn định xã hội như nhanh chóng khoanh vùng, xét nghiệm trên diện rộng để tiến tới hạn chế sự lây lan của dịch bệnh; đẩy nhanh giải ngân đầu tư công theo mục tiêu Thủ tướng Chính phủ đặt ra

Bạch Hồng Việt (2020) trong “Tác động của đại dịch COVID – 19 đến tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững ở Việt Nam” đã tổng hợp các tư liệu và số liệu thống kê, phân tích các tác động của đại dịch COVID – 19 đến sự tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững ở Việt Nam Từ đó, gợi mở một số đề xuất cho sự phát triển trong thời gian tới Ông viết “Sự bùng phát và lây lan chưa rõ hồi kết của đại dịch COVID – 19 đã và đang làm trầm trọng thêm xu hướng suy thoái, khủng hoảng kinh tế toàn cầu Nền kinh tế Việt Nam đang từng bước phục hồi và phát triển trên với sự điều hành của Chính phủ trong bối cảnh bình thường mới đã thành công bước đầu Khai thác tối đa thị trường trong nước, đồng thời phòng ngừa, ứng phó với các bất ổn từ bên ngoài, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội, sinh kế, việc làm, đời sống đối với người lao động, người nghèo, người yếu thế là những nội dung hết sức cần thiết trong thời gian tới”.

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Phân tích thực trạng của kinh tế do những tác động đại dịch COVID – 19 trên toàn thế giới nói chung và Chile nói riêng, từ đó đánh giá và đề xuất các giải pháp nhằm hỗ trợ nền kinh tế tại Việt Nam

3.2 Nhiệm vụ Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài sẽ thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau:

Thứ nhất, làm rõ bối cảnh quốc tế, tác động của COVID-19 đến kinh tế thế giới.

Thứ hai, đánh giá diễn biến kinh tế Chile trong quá trình diễn ra đại dịch COVID –

19, đánh giá các tác động tích cực và những tồn tại hạn chế của các chính sách vĩ mô (chính sách tài khóa và tiền tệ) đối phó với đại dịch COVID-19 đã thực hiện của Chile.

Thứ ba, đề xuất định hướng và giải pháp về kinh tế đối phó với đại dịch COVID –

Phương pháp nghiên cứu

Do giới hạn về phạm vi không gian và thời gian, các phân tích đánh giá được thực hiện sử dụng cách tiếp cận tổng hợp, mô tả thống kê, đồng thời phân tích các thông tin, dữ liệu từ các nguồn báo cáo và nghiên cứu hiện có ở trong và ngoài nước để giải quyết vấn đề đã đặt ra.

Số liệu được thu thập từ các nguồn chính thống của Việt Nam ( Tổng cục Thống kê (TCTK), Bộ Tài chính (BTC), Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,…) và các tổ chức quốc tế (Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Ngân hàng Thế giới (WB),…)

6 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết thúc, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Tổng quan nền kinh tế thế giới trong bối cảnh đại dịch COVID – 19.

Chương 2: Tác động của đại dịch COVID – 19 đến nền kinh tế Chile

Chương 3: Giải pháp đối với nền kinh tế Việt Nam

TỔNG QUAN NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID – 19

DIỄN BIẾN CỦA ĐẠI DỊCH COVID – 19 TRÊN THẾ GIỚI

Đại dịch COVID-19 trên thế giới hiện nay được gây ra bởi một loại virus có tên là SARS-CoV-2 Ca lây nhiễm đầu tiên được xác định ở thành phố Vũ Hán, tỉnh

Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 12 năm 2019 Tổ chức y tế thế giới WHO chính thức ghi nhận dịch này là đại dịch toàn cầu vào ngày 11 tháng 3 năm 2020.

Tính đến thời điểm 17h ngày 30/3/2020,ở gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ đã có hơn 735.000 ca nhiễm, hơn 34.000 người tử vong Mỹ hiện trở thành vùng dịch lớn nhất thế giới với tổng số hơn 140.000 trường hợp mắc Covid-19 và hơn 2.000 trường hợp tử vong, trong đó, thành phố New York có số ca tử vong nhiều nhất nước Mỹ với hơn 700 ca chiếm khoảng 1/3 nước Mỹ.

Hiện tại, trên thế giới hiện nay có 4 loại biến thể mới của virus SARS-CoV-2 được WHO xếp vào nhóm đáng quan ngại bao gồm Alpha, Beta, Gamma và Delta được phát hiện lần đầu tại Anh, Nam Phi, Brazil và Ấn Độ Trong đó, biến thể Delta được đánh giá là nguy hiểm nhất, là chủng lây nhiễm thống trị trên toàn cầu bởi khả năng lây lan cao

Nguồn: Our World in Data với số liệu từ Đại học Johns Hopkins

Hình 1.1 Diễn biến số ca nhiễm COVID – 19 tại một số nước

Tính đến ngày 3 tháng 9 năm 2021, trên thế giới đã có 218.946.836 trường hợp xác nhận của COVID-19, trong đó có 4.539.723 trường hợp tử vong Tính đến ngày 31 tháng 8 năm 2021 , có tổng số 5.289.724.918 liều vắc xin đã được tiêm (theo báo cáo của WHO).

Tại Chile, từ ngày 3 tháng 1 năm 2020 đến 6:16 chiều theo giờ CEST (23:16 theo giờ Việt Nam), ngày 3 tháng 9 năm 2021 , đã có 1.639.698 trường hợp được xác nhận nhiễm COVID-19 với 36.995 trường hợp tử vong Tính đến ngày 26 tháng

8 năm 2021, tổng số 26.987.084 liều vắc xin đã được tiêm (theo báo cảo của WHO).

Tại Việt Nam, từ ngày 3 tháng 1 năm 2020 đến 6:16 chiều theo giờ CEST (23:16 theo giờ Việt Nam), ngày 3 tháng 9 năm 2021 , đã có 486.727 trường hợp được xác nhận nhiễm COVID-19 với 12.138 trường hợp tử vong , theo báo cáo của WHO Tính đến ngày 26 tháng 8 năm 2021 , tổng số 18.843.004 liều vắc xin đã được tiêm.

TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID – 19 ĐẾN KINH TẾ THẾ GIỚI .8 1 Về phía cung

Đại dịch COVID – 19 tác động đồng thời đến toàn bộ nền kinh tế thế giới, tác động từ kinh tế vĩ mô đến kinh tế vi mô theo các cơ chế khác nhau về cung và cầu.

Do đại dịch COVID – 19 trên toàn cầu đã và đang ở mức báo động nên các nước phải thực hiện các biện pháp chống dịch như cách ly, giãn cách xã hội làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sản xuất của các doanh nghiệp do thiếu nguồn lao động Điều này đặc biệt nghiêm trọng đối với hoạt động sản xuất được thiết kế dựa trên chuỗi cung ứng toàn cầu Sự lây lan của virus ảnh hưởng chuỗi cung ứng toàn cầu do việc phụ thuộc lẫn nhau về nguồn cung, sản xuất và phân phối trên phạm vi toàn thế giới trong thế kỷ 21 Một số nước phải thực hiện đóng cửa biên giới để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh làm cho chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy trong sản xuất đầu vào của một số quốc gia dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình sản xuất tiếp theo tại các quốc gia đó

Tradeshift – một nền tảng toàn cầu về quản lý chuỗi cung ứng, cho biết mức độ ảnh hưởng lớn của đại dịch đến thương mại và nhu cầu Cụ thể, Trung Quốc, giao dịch thương mại trong nước và quốc tế đã giảm 56% so kể từ giữa tháng

2/2021 Trong khi đó Mỹ, Anh và châu Âu cũng chứng kiến mức giảm 26% vào đầu tháng 4 và tiếp tục giảm 17% vào cuối tháng 4 vừa qua

Ngoài ra, tại những vùng tâm dịch, các quốc gia hầu hết sẽ thực hiện các biện pháp như đóng cửa những hoạt động không thiết yếu, thực hiện nguyên tắc hạn chế đi lại, giãn cách xã hội một cách tối đa khiến cho nhiều hoạt động sản xuất bị ngưng trệ, thậm chí dẫn đến việc đóng của sản xuất của một số doanh nghiệp do không đủ ngân sách để trả cho các khoản chi phí, thiếu nguồn lao động trầm trọng…

Mặc dù gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng tới phía cung như vậy nhưng những ảnh hưởng bất lợi này được dự đoán có thể sớm dịu đi sau khi tình hình dịch bệnh tại các quốc gia được kiểm soát.

1.2.2 Về phía cầu Ảnh hưởng của đại dịch COVID – 19 tới phía cầu của nền kinh tế rất khó dự đoán do sự phụ thuộc của nó vào nhiều yếu tố như thu nhập của người tiêu dùng, tâm lý, thị hiếu của người tiêu dùng, kỳ vọng thị trường… mà những yếu tố này hầu hết đều bị tác động tiêu cực bởi đại dịch COVID – 19.

Các biện pháp cách ly, giãn cách xã hội của các quốc gia có ảnh hưởng trực tếp đến phía cầu Khi người dân được khuyến cáo nên hạn chế ra ngoài, lượng người mua hàng tại các của hàng và trung tâm thương mại cũng từ đó mà giảm, mặc dù các hoạt động thương mại điện tử có thể khắc phục được một phần nào đó của hiện tượng trên, những những ảnh hưởng của việc giãn cách xã hội đến nhu cầu là rất lớn Không chỉ vậy, các hoạt động sản xuất bị ngưng trệ, các doanh nghiệp tạm dừng hoạt động dẫn đến việc người lao động bị mất việc làm dẫn đến sự mất mát trong thu nhập làm cho nhu cầu tiêu dùng giảm

Ngoài ra, đại dịch COVID – 19 còn ảnh hưởng đến tâm lý của người tiêu dùng một cách tiêu cực, khiến cho họ có xu hướng trì hoãn tiêu dùng và đầu tư.

1.2.3 Tác động của đại dịch COVID – 19 đến các nền kinh tế lớn trên thế giới 1.2.3.1 Tác động của đại dịch COVID-19 đối với nền kinh tế Hoa Kỳ

Theo các báo cáo kinh tế quý I năm 2020 của Hoa Kỳ, tác động của COVID-

19 và các biện pháp ngăn chặn đã được nhìn thấy trong ước tính cuối cùng cho quý đầu tiên của năm 2020 (giảm 5%) và về số lượng việc làm và sản lượng của nhà máy Ước tính trước về tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý II cho thấy mức giảm 32,9% Đại dịch đã dẫn đến việc các công ty phá sản, suy giảm đầu tư tư nhân, giảm khả năng tích hợp vào chuỗi giá trị và xói mòn khả năng sản xuất và nguồn nhân lực.

Khoảng thời gian tạo việc làm dài nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, 113 tháng liên tiếp, đã đột ngột dừng lại vào tháng 3/2020, khi 870.000 việc làm bị mất do hậu quả của đại dịch Vào tháng 4/2020, nền kinh tế Hoa Kỳ đã mất gần 21 triệu việc làm, cho đến nay là mức giảm lớn nhất trong kỷ lục và hơn gấp đôi mức thiệt hại tích lũy trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009 Tỷ lệ thất nghiệp đã tăng lên 14,7%, tăng từ 4,4% vào tháng 3/2020 và mức thấp nhất trong 50 năm là 3,5%, theo cơ sở dữ liệu từ Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ (BLS). Đại dịch COVID-19 đã gây ra một cú sốc nghiêm trọng trong hệ thống tài chính toàn cầu Tại Hoa Kỳ, thị trường chứng khoán đã công bố vào tháng 3/2020 những khoản lỗ tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008–2009.

Các diễn biến của COVID-19, mâu thuẫn với Trung Quốc theo chiều hướng tốt hơn trong Quý 3/2020 cùng kì vọng vào việc sản xuất vắc-xin COVID giúp cải thiện niềm tin kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất tại Hoa Kỳ trong quý Tỷ lệ thất nghiệp tại Hoa Kỳ cũng đã giảm xuống còn 6,7% vào tháng 12/2020, cải thiện rất nhiều so với con số 14,7% của tháng 3/2020

Phản ứng chính sách kinh tế của Hoa Kỳ

Chính sách tiền tệ Ủy ban Thị trường Mở Liên bang của Cục Dự trữ Liên bang (FOMC), cơ quan thiết lập chính sách tiền tệ quốc gia, đã tổ chức hai cuộc họp đột xuất vào ngày 3/3/2020 và ngày 15/3/2020 đã thống nhất việc cắt giảm lãi suất khẩn cấp lần lượt là 0,5% và 1% Vì vậy, Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đã giảm lãi xuất xuống mức 0 – 0,25% vào tháng 3/2020 và dự dịnh giữ nguyên mức lãi suất này đến hết năm 2022.

Ngoài ra, Cục Dự trữ Liên bang (Fed) bắt đầu lại chương trình nới lỏng định lượng của mình vào ngày 15/3/2020, thông báo rằng họ sẽ tăng lượng nắm giữ chứng khoán kho bạc lên ít nhất 500 tỷ đô la Mỹ và nắm giữ chứng khoán được bảo đảm bằng thế chấp của cơ quan ít nhất 200 tỷ đô la Mỹ trong những tháng tới để hỗ trợ hoạt động trơn tru của thị trường chứng khoán kho bạc và chứng khoán được bảo đảm bằng thế chấp của cơ quan, vốn là trọng tâm của dòng tín dụng cho các hộ gia đình và doanh nghiệp.

Hoa Kỳ đã đưa ra các gói hỗ trợ tài khoá trong khuôn khổ các đạo luật như: Đạo luật ưu tiên hộ gia đình ứng phó với Coronavirus (Families First

Coronavirus Response Act, 18 March 2020) cung cấp chế độ nghỉ ốm có lương, hỗ trợ lương thực cho những nhóm dân cư dễ bị tổn thương và trợ giúp tài chính để xét nghiệm coronavirus Nó cung cấp xét nghiệm miễn phí COVID-19 cho tất cả mọi người và yêu cầu các chủ lao động nhỏ hơn phải cung cấp ít nhất hai tuần nghỉ ốm có lương cho nhiều người trong số những người bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng Nó cũng tăng tài trợ Medicaid, mở rộng bảo hiểm thất nghiệp và cung cấp nhiều tiền hơn cho phiếu thực phẩm, trong nỗ lực cung cấp một mạng lưới an toàn cơ bản khi các trường hợp sa thải và COVID-19 bắt đầu ảnh hưởng đến mọi tiểu bang Đạo luật hỗ trợ, cứu trợ và đảm bảo an ninh kinh tế trước tác động của

TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID – 19 ĐẾN NỀN KINH TẾ CHILE

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHILE VÀ NỀN KINH TẾ CHILE

Chile, tên đầy đủ là Cộng hoà Chile, nằm ở phía nam vùng Nam Mỹ, là một dải đất hẹp chạy dọc theo dãy núi Andes ở phía đông và Thái Bình Dương ở phía Tây Chile có diện tích 756.096 km², Chile xếp thứ 38 trên thế giới về độ rộng lớn và dân số là 19.116.209 người (07/2020)

Chile có mức độ tự do kinh tế cao nhất ở Nam Mỹ (đứng thứ 7 trên toàn thế giới) do hệ thống tư pháp độc lập, hiệu quả và quản lý tài chính công thận trọng Năm 2006, Chile đã trở thành một đất nước với GDP danh nghĩa cao nhất trên mỗi đầu người ở Mỹ Latinh Trong tháng 5 năm 2010, Chile trở thành quốc gia Nam Mỹ đầu tiên tham gia OECD Chile là một trong những quốc gia ổn định và thịnh vượng nhất của Nam Mỹ, là quốc gia Mỹ Latinh hàng đầu trong phát triển con người, khả năng cạnh tranh, thu nhập bình quân đầu người, toàn cầu hoá, tự do kinh tế, tham những thấp Kể từ tháng 7 năm 2013, Chile được Ngân hàng thế giới (World Bank) xem như là một “nền kinh tế có thu nhập cao”.Chile sản xuất một phần ba sản lượng đồng của thế giới với Escondida là mỏ đồng lớn nhất thế giới Khai thác đồng chiếm 20% GDP của Chile và 60% trong số đó là để xuất khẩu.

Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ

(tính theo % tổng số việc làm)

Giá trị gia tăng (tính bằng % GDP)

Giá trị gia tăng (%thay đổi hảng năm)

Nguồn: Ngân hàng Thế giới (WB)

Bảng 2.1 Phân tích hoạt động kinh tế theo ngành của Chile

Chile là một trong những nước công nghiệp hóa nhất ở Mỹ Latinh và một số ngành công nghiệp chính của nó bao gồm khai thác mỏ (đồng, than và nitrat), các sản phẩm chế tạo (chế biến thực phẩm, hóa chất, gỗ) và nông nghiệp (đánh bắt cá, trồng nho và trái cây) Khu vực công nghiệp ở Chile đóng góp 29,3% GDP và sử dụng 22% dân số lao động Lĩnh vực khai khoáng là một trong những trụ cột của nền kinh tế Chile, chủ yếu nhờ trữ lượng đồng lớn, giúp Chile trở thành nhà sản xuất đồng lớn nhất thế giới, chiếm hơn 1/3 sản lượng đồng toàn cầu

Theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng Thế giới (WB), ngành nông nghiệp đóng góp 3,5% GDP vào năm 2019 và sử dụng 8,7% dân số hoạt động vào năm 2020 Nông nghiệp và chăn nuôi là các hoạt động chính ở miền Trung và miền Nam của đất nước Xuất khẩu rau quả đã đạt được những kỷ lục lịch sử do một chiến lược có chủ đích được thực hiện vào những năm 1990 nhằm vào các thị trường Châu Âu, Bắc Mỹ và Châu Á Chile là một trong những nhà sản xuất rượu vang lớn nhất thế giới và vị trí của nó ở Nam bán cầu cho phép quốc gia này cung cấp trái cây trái vụ cho các quốc gia ở Bắc bán cầu

Khu vực dịch vụ đóng góp 58,7% GDP và sử dụng khoảng 69,1% dân số Nền kinh tế Chile phải đối mặt với ba thách thức chính: vượt qua sự phụ thuộc truyền thống vào giá đồng, vì sản xuất đồng chiếm 50% kim ngạch xuất khẩu của đất nước; phát triển nguồn cung cấp lương thực tự túc, vì nông nghiệp hiện sản xuất chưa đến một nửa nhu cầu trong nước; và tăng năng suất của nó, đặc biệt là trong lĩnh vực khai thác Ngành này đã liên tục phát triển trong những thập kỷ gần đây, được củng cố bởi sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và truyền thông, khả năng tiếp cận giáo dục và sự gia tăng các kỹ năng và kiến thức chuyên môn trong lực lượng lao động Trong số các lĩnh vực tăng trưởng cao nhất trong những năm gần đây là du lịch, bán lẻ và viễn thông.

TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID – 19 ĐẾN NỀN KINH TẾ CHILE 14 1 Nền kinh tế Chile giai đoạn trước đại dịch COVID – 19

2.2.1 Nền kinh tế Chile giai đoạn trước đại dịch COVID – 19

Tình hình kinh tế Chile được coi là rất thành công Chile là quốc gia có trình độ phát triển cao nhất ở Mỹ Latinh, được đo bằng Chỉ số Phát triển Con người (HDI), năm 2019 là 0,851 Lạm phát hàng năm là 2,25% vào năm 2019 Nợ công của Chile so với GDP là 25,56% vào năm 2018

Chile cũng đã trở thành quốc gia đi đầu trong khu vực khi nói đến chuyển đổi năng lượng ủng hộ sinh thái Năm 2013, nguồn năng lượng tái tạo chỉ chiếm 5% sản lượng điện của cả nước, nhưng đến năm 2019, lượng nguồn năng lượng tái tạo đã đạt đến 20,8% sản lượng điện cả nước, vượt qua mục tiêu ban đầu là 20% sản lượng điện từ các nguồn năng lượng tái tạo vào năm 2025.

Nguồn: World Bank national accounts data, and OECD National Accounts data files

Hình 2.1 Tăng trưởng GDP hàng năm của Chile (%) giai đoạn 1990 –

2.2.2 Tác động của đại dịch COVID – 19 đến nền kinh tế Chile

Nền kinh tế Chile rơi vào suy thoái do sự bùng phát COVID-19 Vào năm

2020, Chile phải đối mặt với một trong những cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong lịch sử của mình và Ủy ban Kinh tế Mỹ Latinh và Caribe (ECLAC) dự đoán rằng GDP của quốc gia này sẽ giảm 6% Sản lượng sụt giảm do cuộc khủng hoảng xã hội bắt đầu vào quý cuối cùng của năm 2019 tiếp tục, do hoạt động kinh tế suy yếu hơn nữa trong vài tháng đầu năm 2020 Việc đóng cửa biên giới, kiểm dịch kéo dài và đình chỉ một số hoạt động kinh tế để kiểm soát sự lây lan của bệnh coronavirus (COVID-19) đã dẫn đến giảm nhu cầu trong nước, mức sản xuất thấp hơn và tỷ lệ thất nghiệp cao hơn

Vào thời điểm đại dịch, Chile đang ở trong tình trạng dễ bị tổn thương về kinh tế và xã hội, do hậu quả của cuộc khủng hoảng xã hội gây ra vào tháng 10 năm

2019, tình trạng này gây ra tác động mạnh đến sức khỏe và kinh tế do ảnh hưởng tiêu cực đến cung và cầu Năm 2018, tốc độ tăng trưởng GDP ở Chile đạt 3,9%, trong khi năm 2019 chỉ tăng 1,1%. Đại dịch đã ảnh hưởng nhiều mặt đến nền kinh tế Chile, sự đình trệ tăng trưởng kinh tế do giảm đầu tư tư nhân, hạn chế tiêu dùng và sản xuất và hậu quả của thất nghiệp sẽ làm suy yếu thêm tình hình cung và cầu

Hình 2.2 Tỷ lệ tăng trưởng GDP của Chile từ 2019 – 2021.

Theo số liệu báo cáo của tradingeconomics.com có thể thấy GDP của Chile sụt giam mạnh vào năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch COVID – 19

Chỉ số hoạt động kinh tế tính đến tháng 3 năm 2020 phản ánh sự gia tăng nhẹ so với quý cuối cùng của năm 2019, đã bị gián đoạn bởi cường độ của Covid-19

Dữ liệu chính thức của Ngân hàng Trung ương Chile cung cấp trước tác động của đại dịch, chỉ số kinh tế giảm 13,2% trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6.

Nguồn: Ngân hàng Trung ương Chile

Hình 2.3 So sánh biến động GDP của Chile giữa các quý trong năm

(1) Trong lĩnh vực ngoại thương: theo thông tin thống kê của Cục Hải quan Quốc gia, trao đổi thương mại của Chile giảm 14,2% trong quý I năm 2020, xuất khẩu đạt 34.070,9 triệu USD, tương ứng với mức biến động -9,9%, trong khi nhập khẩu đạt 26.388, 3 triệu USD, ghi nhận giảm 18,5% Bất chấp sự sụt giảm xuất khẩu trong quý đầu tiên của năm 2020, các lô hàng đến Trung Quốc, đối tác thương mại chính của Chile, vẫn tăng 7,5% với 11.896,7 triệu USD và chiếm 34,9%, tiếp theo là Hoa Kỳ với 14,3% và Nhật Bản với 9,1%, tương ứng với tổng doanh số là 58,3% Mặt khác, nhập khẩu giảm 18,5%, tương ứng giảm 26.388 triệu USD Trung Quốc, dù là nước bán chính với 25,5% tổng giá trị mua hàng quốc tế, giảm 8,1%; Hoa Kỳ với 19,8% và Brazil với 7,5% Nhập khẩu nhiên liệu chiếm 14,4% tổng doanh thu, đặc biệt là việc nhập khẩu dầu thô giảm 46,1% Hoạt động xuất – nhập 1 khẩu sụt giảm ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế chung của Chile vì đây là hoạt động kinh tế đem lại lợi ích lớn cho đất nước này.

(2) Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao: để thực hiện các biện pháp đối phó với đại dịch, Chile phải thực hiện giãn cách xã hội cùng với đóng cửa biên giới dẫn đến tình trạng thất nghiệp tăng cao Tỷ lệ thất nghiệp của Chile vào năm 2020 được ghi nhận lên đến 13,09% vào tháng 7/2020 Theo những gì được INE-Viện Thống kê Quốc gia của nước này báo cáo, trong quý trước đại dịch này (tháng 12 năm 2019 đến tháng 2 năm 2020), tổng số việc làm chính thức đã giảm 37.423 mỗi năm và việc làm phi chính thức đã tăng 193.519 Theo số liệu của quý tháng 4 đến tháng 6 năm

1 The National Customs Service Chile [Text/HTML] The National Customs Service Chile 2020 Available from: https://www.aduana.cl/aduana/site/edic/base/port/estadisticas.html?filtro 181205220946

2020 (theo Nacional Institute Statistic) cho thấy tỷ lệ việc làm giảm 20% so với cùng kỳ năm 2019, tức là có 1,78 triệu việc làm bị mất trong 12 tháng.

Nguồn: economy.com dựa trên số liệu của Viện thống kê quốc gia (INE)

Hình 2.4 Tỷ lệ thất nghiệp của Chile giai đoạn 2020 – 2021

(3) Nợ công tăng mạnh: Mức nợ công trên toàn khu vực Mỹ Latinh tăng vọt khi các chính phủ cố gắng ngăn chặn sự sụp đổ kinh tế bằng các khoản thanh toán kích thích, cứu trợ tín dụng và các hỗ trợ khác Một số thậm chí còn dùng đến các biện pháp giống như nới lỏng định lượng, một chiến thuật hiếm khi được sử dụng trước đây ở các thị trường mới nổi Do đó, một số chính phủ hiện có mức nợ tăng cao mà các chuyên gia cho rằng sẽ mất nhiều năm để bình thường hóa.

Hình 2.5 Nợ công trên GDP của các nền kinh tế lớn nhất Mỹ Latinh (%)

Có thể thấy rằng tình trạng nợ công của Chile là thấp nhất trong những nước có nền kinh tế lớn tại Mỹ Latinh nhưng tỷ lệ nợ công ngày càng tăng, đặc biệt là trong thời gian diễn ra đại dịch COVID – 19.

Hình 2.6 Nợ chính phủ trên GDP của Chile (%)

2.2.3 Các phản ứng chính sách của Chile đối với đại dịch COVID – 19

Chile đã phản ứng nhanh chóng bằng cách áp dụng các biện pháp ngăn cách xã hội và khóa mục tiêu, cũng như các biện pháp tài chính và tiền tệ để bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất và duy trì năng lực con người, sản xuất và tài chính để có thể trở lại bình thường và tránh trễ một khi các biện pháp được dỡ bỏ.

2.2.3.1 Các biện pháp ngăn chặn

Tất cả các trường học và trường đại học đã bị đóng cửa trong khi kỳ nghỉ đông được đưa ra Kiểm dịch địa phương, hạn chế di chuyển và giới nghiêm ban đêm đã được áp dụng trên toàn quốc Thành phố Santiago và các thành phố lớn khác đã bị phong tỏa nghiêm ngặt vào tháng 5/2020, với hầu hết các biện pháp ngăn chặn được dỡ bỏ dần dần vào giữa tháng 7/2020, khi tình trạng nhiễm trùng bắt đầu giảm Kể từ đó, các biện pháp vệ sinh cho thấy liệu các biện pháp ngăn chặn địa phương nghiêm ngặt hơn hoặc linh hoạt hơn có thể được áp dụng hay không.

Một chiến dịch quốc gia đã được phát động để thông báo cho công chúng về các biện pháp phòng ngừa và phát hiện Việc xét nghiệm cho những người được Quỹ Y tế Quốc gia cam kết là miễn phí (tùy theo đơn thuốc) và giá cho những người được các công ty bảo hiểm tư nhân chi trả sẽ bị giới hạn 2% ngân sách chung của chính phủ cũng đã được phân bổ để tăng chi tiêu cho y tế Quy định về y tế từ xa cũng đã được nới lỏng để thúc đẩy việc sử dụng nó cho một số dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Vào giữa tháng 3/2020, Ngân hàng Trung ương Chile đã cắt giảm lãi suất xuống 1%, sau đó xuống 0,5% vào cuối tháng 3/2020 Một cơ sở cấp vốn mới cho các ngân hàng đã được giới thiệu trong khi chương trình mua trái phiếu ngân hàng đã được khởi động (lên đến 8 tỷ USD) Một chương trình cung cấp tính thanh khoản bằng đồng peso và đô la thông qua các hoạt động repo và hoán đổi đã được được mở rộng, cũng như cơ hội để có thể nối lại hoạt động kinh doanh ngoại hối và hoạt động kỳ hạn không thể phân phối, đã được mở vào tháng 11 năm 2019 sau các sự kiện xã hội Vào đầu tháng 8, Quốc hội đã thông qua luật cho phép Ngân hàng Trung ương mua trái phiếu kho bạc, làm phong phú thêm bộ công cụ của Ngân hàng.

2.2.3.4 Hỗ trợ cho các cá nhân và hộ gia đình

GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID – 19

Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến tất cả các quốc gia trên thế giới và đang diễn biến rất phức tạp, khó lường, đẩy thế giới và nhiều nước rơi vào khủng hoảng kép về y tế và kinh tế Về kinh tế, hầu hết các quốc gia rơi vào suy thoái nghiêm trọng, kinh tế và thương mại toàn cầu suy giảm mạnh, trong đó có Việt Nam.

Năm 2020 được xem là một năm của những khó khăn và thách thức lớn đối với kinh tế thế giới nói chung, trong đó có Việt Nam Kinh tế thế giới được dự báo suy thoái nghiêm trọng nhất trong lịch sử, tăng trưởng của các nền kinh tế lớn đều giảm sâu do ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID – 19 Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng với tốc độ tăng GDP ước tính đạt 2,91%.

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Hình 3.1 Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020

Mặc dù tăng trưởng GDP năm 2020 đạt thấp nhất trong giai đoạn 2011 – 2020 nhưng trước những tác động tiêu cực của dịch COVID – 19 thì đó là một thành công của nước ta với tốc độ tăng thuộc nhóm nước cao nhất thế giới Cùng với Trung Quốc và Mi-an-ma, Việt Nam là một trong ba quốc gia ở châu Á có mức tăng trưởng tích cực trong năm 2020.

Theo kết quả điều tra đột xuất của Tổng cục Thống kê về tác động của dịch COVID – 19 tới doanh nghiệp lần 1 cho thấy, tính đến thời điểm kết thúc khảo sát (20/4/2020) với 126.565 doanh nghiệp tham gia trả lời (chiếm 20% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh tại thời điểm hiện nay, trong đó có 51/66 tập đoàn, tổng công ty có quy mô lớn), có tới 85,7% số doanh nghiệp được hỏi trên cả nước bị tác động bởi dịch COVID-19 Trong đó, khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ chịu nhiều tác động nhất từ dịch COVID-19 với tỷ lệ doanh nghiệp bị tác động lần lượt là 86,1% và 85,9%; trong khi khu vực nông, lâm, thủy sản chịu ảnh hưởng ít hơn với 78,7% Đáng chú ý, một số ngành kinh tế có tỷ lệ doanh nghiệp chịu tác động tiêu cực của dịch COVID-19 cao, điển hình như: Ngành hàng không 100%, dịch vụ lưu trú 97,1%, dịch vụ ăn uống 95,5%, hoạt động của các đại lý du lịch 95,7%, giáo dục và đào tạo 93,9%, tiếp đến là các ngành dệt may, sản xuất da, các sản phầm từ da, sản xuất các sản phẩm điện tử, sản xuất ô tô đều có tỷ lệ trên 90%

Dịch vụ, du lịch là ngành phản ánh rõ nét nhất các ảnh hưởng từ đại dịch

COVID – 19 Các lĩnh vực như: du lịch, vận tải (nhất là vận tải hàng không) có mức sụt giảm mạnh, chủ yếu do việc hạn chế đi lại và giãn cách xã hội Trong 6 tháng đầu năm 2020, lượng khách quốc tế giảm tới -55,8% so với cùng kỳ năm trước (quý

1 giảm -18%); khách du lịch trong nước cũng giảm tới -27,3% (quý 1 giảm 6%) Doanh thu toàn ngành giảm -77,8%, cao hơn nhiều so với mức giảm -11% của quý 1/2020 Theo Hiệp hội Vận tải hàng không Quốc tế (IATA), đại dịch COVID – 19 khiến doanh thu ngành hàng không giảm 80% trong nửa đầu năm 2020, trong khi vẫn phải trang trải các chi phí liên quan đến phi hành đoàn, hoạt động bảo trì, nhiên liệu, phí sân bay và bảo quản máy bay Theo dự báo của IATA, các hãng tại Việt Nam mất đi doanh thu khoảng 4 tỉ USD, Vietnam Airlines giảm doanh thu 50.000 tỉ đồng, dự kiến lỗ 29.000 tỉ đồng, thâm hụt 16.000 tỉ đồng, sẽ rơi vào trạng thái mất thanh khoản nếu không có hỗ trợ của Chính phủ.

Tuy nhiên, kể từ quý 3/2020, các khu vực kinh tế đều có dấu hiệu phục hồi và khởi sắc hơn, bước vào trạng thái hoạt động trong điều kiện bình thường mới Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 4/2020 ước tính tăng 4,48% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng thấp nhất của quý 4 các năm trong giai đoạn 2011-2020.

Tiếp tục đà tăng trưởng kể từ quý 3/2020, kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng bất chấp dịch COVID – 19 diễn biến phức tạp trong 6 tháng đầu năm 2021 Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2021 tăng 5,64%, cao hơn tốc độ tăng 1,82% của 6 tháng đầu năm 2020 nhưng thấp hơn tốc độ tăng 7,05% và 6,77% của cùng kỳ năm 2018 và 2019 Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,82%, đóng góp 8,17% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,36%, đóng góp 59,05%; khu vực dịch vụ tăng 3,96%, đóng góp 32,78%.

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Hình 3.2 Tốc độ tăng GDP của Việt Nam vào quý 2 và 6 tháng đầu năm giai đoạn 2017 – 2021 (%)

Hiện tại, nền kinh tế Việt Nam vẫn khá ổn định trước những thách thức của đại dịch COVID – 19 Tuy nhiên, nguy cơ lớn vẫn còn và tiềm ẩn nhiều bất ổn nếu dịch bùng phát trở lại Đại dịch COVID – 19 kéo dài trên toàn cầu vẫn là nguy cơ lớn nhất đối với triển vọng tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.

MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Qua nghiên cứu tác động của đại dịch COVID – 19 đến nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Chile nói riêng và các phản ứng chính sách của một số quốc gia, rút ra được một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như:

Một là, ưu tiên tối đa cho hoạt động chống dịch Trong bối cảnh dịch COVID-

19, mỗi đồng chi tiêu cho công tác chống dịch đều có thể mang lại ngoại ứng tích cực vô cùng lớn Sự thành công trong kiểm soát dịch là điều kiện căn bản để hồi phục các hoạt động kinh tế.

Hai là, thực hiện các chính sách tài khoá để ổn định cuộc sống của nhân dân trongw thời kỳ đại dịch Tác động của dịch bệnh và các biện pháp chống dịch là sự đình trệ trong sản xuất và sinh hoạt của người dân Do vậy, một số quốc gia sử dụng hình thức hỗ trợ trực tiếp bằng tiền trong giai đoạn cao điểm chống dịch để giúp người dân đảm bảo những nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt Ngoài ra, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ duy trì khả năng thanh toán, hỗ trợ trả lương cho người lao động trong khoảng thời gian ngưng việc cũng được nhiều nước áp dụng.

Ba là, thực hiện các chính sách tiền tệ để ngăn ngừa sự đổ vỡ tài chính trong ngắn hạn Chính sách tiền tệ với đặc điểm là có độ trễ lớn, do đó sẽ chỉ phát huy tác dụng kích thích kinh tế khi quốc gia bắt đầu kiểm soát được dịch, bắt đầu quá trình hồi phục Vì thế, trong giai đoạn hiện nay vai trò chủ yếu của chính sách tiền tệ là đảm bảo hệ thống tài chính vận hành thông suốt, duy trì khả năng thanh khoản của các tổ chức tài chính, hỗ trợ khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

Tính chất của đại dịch COVID-19 lần này cho thấy việc dự báo tác động của nó đến nền kinh tế Việt Nam diễn ra trong thời gian bao lâu là rất khó Mức độ kết nối rất lớn của Việt Nam với chuỗi giá trị toàn cầu và các biện pháp cách ly xã hội do các nước áp dụng dẫn đến việc đại dịch nếu được kiểm soát ở Việt Nam cũng không thể làm cho nền kinh tế phục hồi ngay nếu nó vẫn tiếp diễn ở các quốc gia khác Điều này đòi hỏi phải xây dựng nhiều kịch bản chính sách kinh tế khác nhau từ ngắn đến dài hạn nhằm ứng phó với tình hình dịch ở cả Việt Nam và ở các quốc gia khác trên thế giới Vì vậy, việc ban hành các chính sách trong bối cảnh này cần đảm bảo các định hướng sau:

 Ưu tiên chính sách nên hướng vào việc đảm bảo an ninh lương thực và phòng chống sự lây lan của bệnh dịch.

 Các chính sách nhằm vào việc cải thiện khả năng thanh khoản, kéo dài khả năng chống đỡ của doanh nghiệp và đảm bảo an sinh xã hội Đặc biệt quan tâm đến những khu vực dễ bị tổn thương như người lao động, các DNNVV trong ngắn hạn (đặc biệt tại những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất) nhưng đồng thời cũng cần tránh sự đổ vỡ của các doanh nghiệp lớn, đầu tầu để từ đó lan sang các khu vực khác.

 Các chính sách kích thích tổng cầu chủ yếu thông qua tăng đầu tư của nhà nước vào cơ sở hạ tầng Tránh việc lạm dụng chính sách tiền tệ gây ra các bất ổn kinh tế vĩ mô trong dài hạn

 Hình thành rõ các gói chính sách hỗ trợ trong ngắn hạn và các gói chính sách giải cứu nền kinh tế trong dài hạn.

3.3.2 Một số giải pháp cụ thể

Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cần tiếp tục được thực hiện theo hướng tập trung hơn, đúng đối tượng và thực chất hơn, theo sát với nhu cầu của doanh nghiệp Cần có chọn lọc, phân loại ngành nghề để hỗ trợ, trên cơ sở đánh giá, khảo sát nhanh tác động của dịch COVID-19 đến ngành, nghề cụ thể và có điều kiện, tiêu chí Đối với chính sách thuế, có thể nhận thấy tác động của các gói hỗ trợ gia hạn nộp thuế và tiền thuế đất hiện nay là rất nhỏ Cần cho phép kéo dài thời gian giãn, hoãn thuế, tiền thuê đất và bổ sung bổ sung đối tượng gia hạn để doanh nghiệp đỡ khó khăn về thanh toán chi phí.

Các chính sách an sinh xã hội như chi trả bảo hiểm thất nghiệp, hỗ trợ người bị tạm thời ngưng việc, trợ cấp cho người nghèo, người bị mất kế sinh nhai,… cần phải được ưu tiên hàng đầu về nguồn lực và thực hiện nhanh chóng, đặc biệt là nếu bệnh dịch tái bùng phát trong nước Các chính sách hỗ trợ cần phải bao phủ được những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương - người lao động trình độ thấp và lao động trong khu vực phi chính thức khi họ chiếm một tỷ trọng lớn, dễ tổn thương, chịu tác động nặng nề nhất, tốc độ suy giảm thu nhập nhanh nếu kinh tế rơi vào suy thoái.

Chính sách tiền tệ, cụ thể là công cụ lãi suất trong thời điểm hiện nay sẽ ít hiệu quả Khi dịch bệnh còn tồn tại thì một số nhu cầu đặc thù sẽ biến mất, theo đó các ngành kinh doanh phục vụ các nhu cầu đó cũng sẽ không trở lại được, dù lãi suất có giảm cũng không tạo được động lực để doanh nghiệp vay vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh Nói cách khác, với đa số doanh nghiệp, yếu tố lãi suất không hẳn quyết định hành vi đầu tư hoặc mở rộng kinh doanh vào lúc này Do vậy, chính sách hỗ trợ tín dụng nên tập trung vào nhóm các doanh nghiệp ít hoặc không bị ảnh hưởng, hoặc có hướng chuyển đổi hiệu quả Đồng thời, môi trường thể chế và chính sách ngành cần được cải thiện

3.3.2.3 Một số giải pháp dài hạn

Bên cạnh những giải pháp ngắn hạn mang tính ứng phó với COVID-19, Chính phủ cần thực hiện các giải pháp mang tính dài hạn để chuẩn bị những điều kiện cơ bản cho phát triển bền vững sau đại dịch.

3.3.2.3.1 Đổi mới các mô hình tăng trưởng theo hướng dựa trên sáng tạo và đổi mới công nghệ

Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mang lại những cơ hội lớn và cả những thách thức đối với Việt Nam Trong thời kỳ đại dịch, khi hầu hết các hoạt động trong cuộc sống đều bị ngưng trệ thì công nghệ ngày càng được đánh giá cao Các hoạt động sinh hoạt trong cuộc sống như học tập, mua hàng hoá… đều được thực hiện qua internet do thực hiện giãn cách xã hội Vì vậy, đây chính là thời điểm mà năng lực sáng tạo cần được thể hiện đúng vai trò, đúng xu thế chung của thế giới: xây dựng quốc gia phát triển dựa vào khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo thay vì dựa vào vốn, tài nguyên, lao động như hiện nay.

3.3.2.3.2 Phát triền nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu, mục tiêu đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững

Nguồn nhân lực chất lượng cao là bộ phận cấu thành nguồn nhân lực của quốc gia, có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay, phát triển nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng càng trở nên quan trọng và cấp thiết.

Cải cách toàn diện hệ thống giáo dục chính quy xuyên suốt từ phổ thông lên đại học, chuyển từ phương thức đào tạo truyền thống mang tính tiếp nhận thụ động sang tôn trọng và khuyến khích tư duy phản biện, kỹ năng giải quyết vấn đề Đổi mới hệ thống giáo dục và đào tạo chính thức theo hướng tăng thực hành, đào tạo nghề, để đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Phát triển năng lực người lao động theo hướng đa kỹ năng để giúp người lao động thích ứng với các điều kiện và yêu cầu công việc khác nhau.

Khuyến khích doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp lớn và tập đoàn đa quốc gia, tăng cường đầu tư vào quá trình phát triển nguồn nhân lực quốc gia thông qua quan hệ đối tác công tư Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà giáo, nhà khoa học có tài năng và kinh nghiệm của nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài tham gia vào quá trình đào tạo nhân lực tại Việt Nam.

3.3.2.3.3 Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế

Tập trung đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư theo hướng thuận lợi, thông thoáng, minh bạch, an toàn và tin cậy Từ đó, nhằm tạo ra năng lực cạnh tranh nhất định, tăng hiệu quả trong việc xúc tiến, mời gọi đầu tư từ nước ngoài.

3.3.2.3.4 Xây dựng các chính sách thu hút đầu tư Đại dịch COVID-19 đã bộc lộ rõ ràng sự mong manh của chuỗi cung ứng toàn cầu Vì vậy, để có thể chuyển giao công nghệ có hiệu quả từ khu vực FDI, cần có những chính sách để thu hút hơn nữa toàn bộ chuỗi cung ứng, bao gồm cả các ngành công nghiệp phụ trợ của các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam Việc thu hút không chỉ các doanh nghiệp lớn, mà cả các đối tác của họ tham gia vào quá trình sản xuất sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho Việt Nam về chuyển giao công nghệ Theo đó, cần xem xét ưu đãi thuế doanh nghiệp thống nhất cho tất cả các công ty trong chuỗi cung ứng, đặc biệt là đối với các ngành công nghệ cao và đáp ứng đủ điều kiện như số tiền đầu tư vượt qua một tiêu chuẩn nhất định.

3.3.2.3.5 Thực hiện tiêm vaccine toàn diện Đại dịch COVID – 19 vẫn luôn là mối nguy cơ trong tương lai vì vậy thực hiện tiêm vaccin toàn diện cho nhân dân sẽ giúp giảm thiểu tối đa số lượng người nhiễm virus, đưa nền kinh tế dần dân trở lại hoạt động bình thường.

Thông tin trên Cổng tiêm chủng quốc gia cập nhật đến trưa ngày 2/9/2021 cho biết đã có trên 20,5 triệu liều vaccine COVID-19 được tiêm chủng trên cả nước.

Ngày đăng: 02/12/2022, 17:55

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

DANH MỤC BẢNG ST - (TIỂU LUẬN) đề tài tác ĐỘNG của đại DỊCH COVID 19 đến KINH tế CHI lê và GIẢI PHÁP với VIỆT NAM
DANH MỤC BẢNG ST (Trang 5)
Hình 1.1. Diễn biến số ca nhiễm COVID – 19 tại một số nước - (TIỂU LUẬN) đề tài tác ĐỘNG của đại DỊCH COVID 19 đến KINH tế CHI lê và GIẢI PHÁP với VIỆT NAM
Hình 1.1. Diễn biến số ca nhiễm COVID – 19 tại một số nước (Trang 13)
Hình 2.1. Tăng trưởng GDP hàng năm của Chile (%) giai đoạn 1990 – 2019 - (TIỂU LUẬN) đề tài tác ĐỘNG của đại DỊCH COVID 19 đến KINH tế CHI lê và GIẢI PHÁP với VIỆT NAM
Hình 2.1. Tăng trưởng GDP hàng năm của Chile (%) giai đoạn 1990 – 2019 (Trang 21)
Hình 2.2. Tỷ lệ tăng trưởng GDP của Chile từ 2019 – 2021. - (TIỂU LUẬN) đề tài tác ĐỘNG của đại DỊCH COVID 19 đến KINH tế CHI lê và GIẢI PHÁP với VIỆT NAM
Hình 2.2. Tỷ lệ tăng trưởng GDP của Chile từ 2019 – 2021 (Trang 22)
Hình 2.3. So sánh biến động GDP của Chile giữa các quý trong năm - (TIỂU LUẬN) đề tài tác ĐỘNG của đại DỊCH COVID 19 đến KINH tế CHI lê và GIẢI PHÁP với VIỆT NAM
Hình 2.3. So sánh biến động GDP của Chile giữa các quý trong năm (Trang 23)
Hình 2.4. Tỷ lệ thất nghiệp của Chile giai đoạn 2020 – 2021 - (TIỂU LUẬN) đề tài tác ĐỘNG của đại DỊCH COVID 19 đến KINH tế CHI lê và GIẢI PHÁP với VIỆT NAM
Hình 2.4. Tỷ lệ thất nghiệp của Chile giai đoạn 2020 – 2021 (Trang 24)
Hình 2.5. Nợ công trên GDP của các nền kinh tế lớn nhất Mỹ Latinh (%) - (TIỂU LUẬN) đề tài tác ĐỘNG của đại DỊCH COVID 19 đến KINH tế CHI lê và GIẢI PHÁP với VIỆT NAM
Hình 2.5. Nợ công trên GDP của các nền kinh tế lớn nhất Mỹ Latinh (%) (Trang 25)
Hình 2.6. Nợ chính phủ trên GDP của Chile (%) - (TIỂU LUẬN) đề tài tác ĐỘNG của đại DỊCH COVID 19 đến KINH tế CHI lê và GIẢI PHÁP với VIỆT NAM
Hình 2.6. Nợ chính phủ trên GDP của Chile (%) (Trang 25)
Hình 3.1. Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020. - (TIỂU LUẬN) đề tài tác ĐỘNG của đại DỊCH COVID 19 đến KINH tế CHI lê và GIẢI PHÁP với VIỆT NAM
Hình 3.1. Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 (Trang 29)
Hình 3.2. Tốc độ tăng GDP của Việt Nam vào quý 2 và 6 tháng đầu năm giai đoạn 2017 – 2021 (%) - (TIỂU LUẬN) đề tài tác ĐỘNG của đại DỊCH COVID 19 đến KINH tế CHI lê và GIẢI PHÁP với VIỆT NAM
Hình 3.2. Tốc độ tăng GDP của Việt Nam vào quý 2 và 6 tháng đầu năm giai đoạn 2017 – 2021 (%) (Trang 31)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w