Hỗ trợ cho các cá nhân và hộ gia đình

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) đề tài tác ĐỘNG của đại DỊCH COVID 19 đến KINH tế CHI lê và GIẢI PHÁP với VIỆT NAM (Trang 26)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.2. TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID – 19 ĐẾN NỀN KINH TẾ CHILE

2.2.3.4. Hỗ trợ cho các cá nhân và hộ gia đình

Một khoản trợ cấp cho các hộ gia đình dễ bị tổn thương, hầu hết trong số họ khơng có thu nhập chính thức, đã được giới thiệu cho 1,5 triệu hộ gia đình. Chương trình “Alimentos para Chile” (Thực phẩm cho Chile) đang cung cấp giỏ thực phẩm và các sản phẩm vệ sinh cho các gia đình trung lưu và dễ bị tổn thương trên toàn Chile.

Một quỹ mới để bảo vệ thu nhập của 80% người dễ bị tổn thương nhất cũng được thành lập. Một phần của quỹ đó được sử dụng để tài trợ chuyển tiền mặt cho các hộ gia đình dễ bị tổn thương trong 6 tháng (Thu nhập Gia đình Khẩn cấp). Điều này cũng bao gồm những người lao động độc lập và phi chính thức.

Vào tháng 1 năm 2021, một phương thức thanh toán chuyển tiền mặt mới đã được công bố cho các khu vực hoặc cộng đồng địa phương trong vùng cách ly. Một gói khẩn cấp trị giá 5,5 tỷ USD để cứu việc làm và trợ giúp các doanh nghiệp nhỏ cũng đã được đưa ra. Ngồi ra, chính phủ đã ban hành Đạo luật về làm việc từ xa và làm việc từ xa để mở rộng việc sử dụng làm việc từ xa và Đạo luật bảo vệ việc làm (Ley de Protección de Empleo), để bảo vệ thu nhập lao động và giảm giờ làm việc hoặc cho phép tạm thời đình chỉ quan hệ hợp đồng khi không thể làm việc từ xa. Lương được tài trợ từ bảo hiểm thất nghiệp theo các tiêu chí linh hoạt hơn và các khoản đóng góp về an sinh xã hội và y tế cũng như các quyền việc làm tương ứng cần được duy trì.

2.2.3.5. Hỗ trợ các cơng ty

Thanh tốn cho các nhà cung cấp nhà nước đã được đẩy nhanh. Việc hỗn các loại thuế khác nhau có lợi cho nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc hoàn thuế thu nhập nhanh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (vào tháng 4 năm 2020 thay vì tháng 5 năm 2020) dự kiến cũng sẽ mang lại lợi ích cho 500.000 SMEs. Vốn của quỹ bảo lãnh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (Fogape) đã được tăng thêm 3.000 triệu USD và đến tháng 12 năm 2020, 250.000 khoản vay đã được cấp để tài trợ vốn lao động. Vào tháng 1 năm 2021, một đạo luật đã sửa đổi quyền lợi và việc sử dụng quỹ (mở rộng nó sang đầu tư và hồn trả các khoản tín dụng) để cho phép nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng các khoản tín dụng được nhà nước bảo lãnh và kéo dài thời gian hoàn trả cho các khoản tín dụng fogape đã được phát hành. Vốn hóa của Banco Estado cũng đã được tăng thêm 500 triệu USD. Các nguồn lực này sẽ được sử dụng để cung cấp tài chính cho các cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời sẽ tăng khả năng tín dụng của Banco Estado thêm 4,4 tỷ USD.

2.2.3.6. Chile đẩy mạnh thực hiện chương trình tiêm vaccine

Chile là một trong những quốc gia đi đầu ở Mỹ Latinh trong việc triển khai việc tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 đại trà cho người dân. Dù mới bắt đầu khởi động kế hoạch tiêm vaccine từ đầu tháng 2 năm 2021, song đến nay đã có hơn 13 triệu người dân Chile từ 12 tuổi trở lên hoàn tất 2 mũi tiêm theo quy định, tương đương với 86% dân số. Ngồi ra, có khoảng 1,8 triệu người Chile tiêm đủ 2 mũi vaccine của Sinovac đã được tiêm bổ sung thêm một mũi thứ 3 bằng vaccine của hãng AstraZeneca.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

3.1. NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID – 19

Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến tất cả các quốc gia trên thế giới và đang diễn biến rất phức tạp, khó lường, đẩy thế giới và nhiều nước rơi vào khủng hoảng kép về y tế và kinh tế. Về kinh tế, hầu hết các quốc gia rơi vào suy thoái nghiêm trọng, kinh tế và thương mại toàn cầu suy giảm mạnh, trong đó có Việt Nam.

Năm 2020 được xem là một năm của những khó khăn và thách thức lớn đối với kinh tế thế giới nói chung, trong đó có Việt Nam. Kinh tế thế giới được dự báo suy thoái nghiêm trọng nhất trong lịch sử, tăng trưởng của các nền kinh tế lớn đều giảm sâu do ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID – 19. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng với tốc độ tăng GDP ước tính đạt 2,91%.

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Hình 3.1. Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020.

Mặc dù tăng trưởng GDP năm 2020 đạt thấp nhất trong giai đoạn 2011 – 2020 nhưng trước những tác động tiêu cực của dịch COVID – 19 thì đó là một thành cơng của nước ta với tốc độ tăng thuộc nhóm nước cao nhất thế giới. Cùng với Trung Quốc và Mi-an-ma, Việt Nam là một trong ba quốc gia ở châu Á có mức tăng trưởng tích cực trong năm 2020.

Theo kết quả điều tra đột xuất của Tổng cục Thống kê về tác động của dịch COVID – 19 tới doanh nghiệp lần 1 cho thấy, tính đến thời điểm kết thúc khảo sát (20/4/2020) với 126.565 doanh nghiệp tham gia trả lời (chiếm 20% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh tại thời điểm hiện nay, trong đó có 51/66 tập đồn, tổng cơng ty có quy mơ lớn), có tới 85,7% số doanh nghiệp

được hỏi trên cả nước bị tác động bởi dịch COVID-19. Trong đó, khu vực cơng nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ chịu nhiều tác động nhất từ dịch COVID-19 với tỷ lệ doanh nghiệp bị tác động lần lượt là 86,1% và 85,9%; trong khi khu vực nơng, lâm, thủy sản chịu ảnh hưởng ít hơn với 78,7%. Đáng chú ý, một số ngành kinh tế có tỷ lệ doanh nghiệp chịu tác động tiêu cực của dịch COVID-19 cao, điển hình như: Ngành hàng khơng 100%, dịch vụ lưu trú 97,1%, dịch vụ ăn uống 95,5%, hoạt động của các đại lý du lịch 95,7%, giáo dục và đào tạo 93,9%, tiếp đến là các ngành dệt may, sản xuất da, các sản phầm từ da, sản xuất các sản phẩm điện tử, sản xuất ô tô đều có tỷ lệ trên 90%.

Dịch vụ, du lịch là ngành phản ánh rõ nét nhất các ảnh hưởng từ đại dịch COVID – 19. Các lĩnh vực như: du lịch, vận tải (nhất là vận tải hàng khơng) có mức sụt giảm mạnh, chủ yếu do việc hạn chế đi lại và giãn cách xã hội. Trong 6 tháng đầu năm 2020, lượng khách quốc tế giảm tới -55,8% so với cùng kỳ năm trước (quý 1 giảm -18%); khách du lịch trong nước cũng giảm tới -27,3% (quý 1 giảm 6%). Doanh thu toàn ngành giảm -77,8%, cao hơn nhiều so với mức giảm -11% của quý 1/2020. Theo Hiệp hội Vận tải hàng không Quốc tế (IATA), đại dịch COVID – 19 khiến doanh thu ngành hàng không giảm 80% trong nửa đầu năm 2020, trong khi vẫn phải trang trải các chi phí liên quan đến phi hành đồn, hoạt động bảo trì, nhiên liệu, phí sân bay và bảo quản máy bay. Theo dự báo của IATA, các hãng tại Việt Nam mất đi doanh thu khoảng 4 tỉ USD, Vietnam Airlines giảm doanh thu 50.000 tỉ đồng, dự kiến lỗ 29.000 tỉ đồng, thâm hụt 16.000 tỉ đồng, sẽ rơi vào trạng thái mất thanh khoản nếu khơng có hỗ trợ của Chính phủ.

Tuy nhiên, kể từ quý 3/2020, các khu vực kinh tế đều có dấu hiệu phục hồi và khởi sắc hơn, bước vào trạng thái hoạt động trong điều kiện bình thường mới. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 4/2020 ước tính tăng 4,48% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng thấp nhất của quý 4 các năm trong giai đoạn 2011-2020.

Tiếp tục đà tăng trưởng kể từ quý 3/2020, kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng bất chấp dịch COVID – 19 diễn biến phức tạp trong 6 tháng đầu năm 2021. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2021 tăng 5,64%, cao hơn tốc độ tăng 1,82% của 6 tháng đầu năm 2020 nhưng thấp hơn tốc độ tăng 7,05% và 6,77% của cùng kỳ năm 2018 và 2019. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,82%, đóng góp 8,17% vào mức tăng trưởng chung; khu vực cơng nghiệp và xây dựng tăng 8,36%, đóng góp 59,05%; khu vực dịch vụ tăng 3,96%, đóng góp 32,78%.

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Hình 3.2. Tốc độ tăng GDP của Việt Nam vào quý 2 và 6 tháng đầu năm giai đoạn 2017 – 2021 (%)

Hiện tại, nền kinh tế Việt Nam vẫn khá ổn định trước những thách thức của đại dịch COVID – 19. Tuy nhiên, nguy cơ lớn vẫn còn và tiềm ẩn nhiều bất ổn nếu dịch bùng phát trở lại. Đại dịch COVID – 19 kéo dài trên toàn cầu vẫn là nguy cơ lớn nhất đối với triển vọng tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.

3.2. MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Qua nghiên cứu tác động của đại dịch COVID – 19 đến nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Chile nói riêng và các phản ứng chính sách của một số quốc gia, rút ra được một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như:

Một là, ưu tiên tối đa cho hoạt động chống dịch. Trong bối cảnh dịch COVID-

19, mỗi đồng chi tiêu cho cơng tác chống dịch đều có thể mang lại ngoại ứng tích cực vơ cùng lớn. Sự thành cơng trong kiểm soát dịch là điều kiện căn bản để hồi phục các hoạt động kinh tế.

Hai là, thực hiện các chính sách tài khố để ổn định cuộc sống của nhân dân trongw thời kỳ đại dịch. Tác động của dịch bệnh và các biện pháp chống dịch là sự

đình trệ trong sản xuất và sinh hoạt của người dân. Do vậy, một số quốc gia sử dụng hình thức hỗ trợ trực tiếp bằng tiền trong giai đoạn cao điểm chống dịch để giúp người dân đảm bảo những nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt. Ngồi ra, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ duy trì khả năng thanh tốn, hỗ trợ trả lương cho người lao động trong khoảng thời gian ngưng việc cũng được nhiều nước áp dụng.

Ba là, thực hiện các chính sách tiền tệ để ngăn ngừa sự đổ vỡ tài chính trong ngắn hạn. Chính sách tiền tệ với đặc điểm là có độ trễ lớn, do đó sẽ chỉ phát huy tác

hồi phục. Vì thế, trong giai đoạn hiện nay vai trị chủ yếu của chính sách tiền tệ là đảm bảo hệ thống tài chính vận hành thơng suốt, duy trì khả năng thanh khoản của các tổ chức tài chính, hỗ trợ khả năng thanh tốn của doanh nghiệp.

3.3. GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

3.3.1. Định hướng chính sách

Tính chất của đại dịch COVID-19 lần này cho thấy việc dự báo tác động của nó đến nền kinh tế Việt Nam diễn ra trong thời gian bao lâu là rất khó. Mức độ kết nối rất lớn của Việt Nam với chuỗi giá trị toàn cầu và các biện pháp cách ly xã hội do các nước áp dụng dẫn đến việc đại dịch nếu được kiểm sốt ở Việt Nam cũng khơng thể làm cho nền kinh tế phục hồi ngay nếu nó vẫn tiếp diễn ở các quốc gia khác. Điều này địi hỏi phải xây dựng nhiều kịch bản chính sách kinh tế khác nhau từ ngắn đến dài hạn nhằm ứng phó với tình hình dịch ở cả Việt Nam và ở các quốc gia khác trên thế giới. Vì vậy, việc ban hành các chính sách trong bối cảnh này cần đảm bảo các định hướng sau:

 Ưu tiên chính sách nên hướng vào việc đảm bảo an ninh lương thực và phòng chống sự lây lan của bệnh dịch.

 Các chính sách nhằm vào việc cải thiện khả năng thanh khoản, kéo dài khả năng chống đỡ của doanh nghiệp và đảm bảo an sinh xã hội. Đặc biệt quan tâm đến những khu vực dễ bị tổn thương như người lao động, các DNNVV trong ngắn hạn (đặc biệt tại những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất) nhưng đồng thời cũng cần tránh sự đổ vỡ của các doanh nghiệp lớn, đầu tầu để từ đó lan sang các khu vực khác.

 Các chính sách kích thích tổng cầu chủ yếu thơng qua tăng đầu tư của nhà nước vào cơ sở hạ tầng. Tránh việc lạm dụng chính sách tiền tệ gây ra các bất ổn kinh tế vĩ mơ trong dài hạn.

 Hình thành rõ các gói chính sách hỗ trợ trong ngắn hạn và các gói chính sách giải cứu nền kinh tế trong dài hạn.

3.3.2. Một số giải pháp cụ thể3.3.2.1. Chính sách tài khố 3.3.2.1. Chính sách tài khố

Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cần tiếp tục được thực hiện theo hướng tập trung hơn, đúng đối tượng và thực chất hơn, theo sát với nhu cầu của doanh nghiệp. Cần có chọn lọc, phân loại ngành nghề để hỗ trợ, trên cơ sở đánh giá, khảo

sát nhanh tác động của dịch COVID-19 đến ngành, nghề cụ thể và có điều kiện, tiêu chí. Đối với chính sách thuế, có thể nhận thấy tác động của các gói hỗ trợ gia hạn nộp thuế và tiền thuế đất hiện nay là rất nhỏ. Cần cho phép kéo dài thời gian giãn, hoãn thuế, tiền thuê đất và bổ sung bổ sung đối tượng gia hạn để doanh nghiệp đỡ khó khăn về thanh tốn chi phí.

Các chính sách an sinh xã hội như chi trả bảo hiểm thất nghiệp, hỗ trợ người bị tạm thời ngưng việc, trợ cấp cho người nghèo, người bị mất kế sinh nhai,… cần phải được ưu tiên hàng đầu về nguồn lực và thực hiện nhanh chóng, đặc biệt là nếu bệnh dịch tái bùng phát trong nước. Các chính sách hỗ trợ cần phải bao phủ được những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương - người lao động trình độ thấp và lao động trong khu vực phi chính thức khi họ chiếm một tỷ trọng lớn, dễ tổn thương, chịu tác động nặng nề nhất, tốc độ suy giảm thu nhập nhanh nếu kinh tế rơi vào suy thối. 3.3.2.2. Chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ, cụ thể là cơng cụ lãi suất trong thời điểm hiện nay sẽ ít hiệu quả. Khi dịch bệnh cịn tồn tại thì một số nhu cầu đặc thù sẽ biến mất, theo đó các ngành kinh doanh phục vụ các nhu cầu đó cũng sẽ khơng trở lại được, dù lãi suất có giảm cũng khơng tạo được động lực để doanh nghiệp vay vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh. Nói cách khác, với đa số doanh nghiệp, yếu tố lãi suất không hẳn quyết định hành vi đầu tư hoặc mở rộng kinh doanh vào lúc này. Do vậy, chính sách hỗ trợ tín dụng nên tập trung vào nhóm các doanh nghiệp ít hoặc khơng bị ảnh hưởng, hoặc có hướng chuyển đổi hiệu quả. Đồng thời, mơi trường thể chế và chính sách ngành cần được cải thiện

3.3.2.3. Một số giải pháp dài hạn

Bên cạnh những giải pháp ngắn hạn mang tính ứng phó với COVID-19, Chính phủ cần thực hiện các giải pháp mang tính dài hạn để chuẩn bị những điều kiện cơ bản cho phát triển bền vững sau đại dịch.

3.3.2.3.1. Đổi mới các mơ hình tăng trưởng theo hướng dựa trên sáng tạo và đổi mới công nghệ mới công nghệ

Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mang lại những cơ hội lớn và cả những thách thức đối với Việt Nam. Trong thời kỳ đại dịch, khi hầu hết các hoạt động trong cuộc sống đều bị ngưng trệ thì cơng nghệ ngày càng được đánh giá cao. Các hoạt động sinh hoạt trong cuộc sống như học tập, mua hàng hoá… đều được

thực hiện qua internet do thực hiện giãn cách xã hội. Vì vậy, đây chính là thời điểm mà năng lực sáng tạo cần được thể hiện đúng vai trò, đúng xu thế chung của thế giới: xây dựng quốc gia phát triển dựa vào khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo thay vì dựa vào vốn, tài nguyên, lao động như hiện nay.

3.3.2.3.2. Phát triền nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu, mục tiêu đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững đất nước phát triển nhanh và bền vững

Nguồn nhân lực chất lượng cao là bộ phận cấu thành nguồn nhân lực của quốc

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) đề tài tác ĐỘNG của đại DỊCH COVID 19 đến KINH tế CHI lê và GIẢI PHÁP với VIỆT NAM (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)