1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(TIỂU LUẬN) đề tài kỹ NĂNG THUYẾT TRÌNH của SINH VIÊN năm THỨ NHẤT k59 TRƯỜNG đại học NGOẠI THƯƠNG

31 9 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kỹ năng thuyết trình của sinh viên năm thứ nhất K59 Trường Đại học Ngoại thương
Tác giả Nguyễn Thị Thu Hường, Bounmy Khamlo, Nguyễn Thị Vân Khanh, Đào Duy Khánh, Đồng Ngọc Khánh, Saengdao Komgnalart, Lương Thị Phong Lan, Trần Thị Lan, Hồ Thị Diệu Linh, Lê Thị Thùy Linh, Nguyễn Ngọc Linh
Người hướng dẫn Ths. Hoàng Thị Đoan Trang
Trường học Trường Đại học Ngoại thương
Chuyên ngành Phát triển kỹ năng nghề nghiệp
Thể loại Bài kiểm tra đánh giá kết thúc học phần
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 543,16 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH CỦA (8)
    • 1.1. Kỹ năng thuyết trình (8)
      • 1.1.1. Khái niệm kỹ năng thuyết trình (8)
      • 1.1.2. Vai trò, đặc điểm của kỹ năng thuyết trình (8)
    • 1.2. Sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Ngoại thương (9)
      • 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của sinh viên Trường Đại học Ngoại thương (9)
      • 1.2.2. Khái niệm, đặc điểm của sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Ngoại thương (10)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH CỦA (11)
    • 2.1. Tác phong khi thuyết trình (11)
    • 2.2. Nội dung thuyết trình (11)
    • 2.3. Công cụ trình chiếu và các yếu tố khác (14)
      • 2.3.1. Máy chiếu và Power Point là công cụ hỗ trợ hiệu quả nhất trong buổi thuyết trình (14)
      • 2.3.2. Yếu tố thời gian, không gian (14)
      • 2.3.3. Yếu tố khán giả (15)
    • 2.4. Đánh giá kỹ năng thuyết trình của sinh viên năm thứ nhất K59 trường Đại học Ngoại thương (16)
      • 2.4.1. Ưu điểm (17)
      • 2.4.2. Nhược điểm & nguyên nhân (17)
  • CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CẢI THIỆN KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG (19)
    • 3.2. Một số giải pháp để tăng cường kỹ năng thuyết trình của sinh viên năm thứ nhất K59 trường Đại học Ngoại thương (21)
      • 3.2.1. Cải thiện tác phong khi thuyết trình (21)
      • 3.2.2. Cải thiện nội dung thuyết trình (22)
      • 3.2.3. Công cụ trình chiếu Powerpoint và các yếu tố khác (24)
  • KẾT LUẬN (13)

Nội dung

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH CỦA

Kỹ năng thuyết trình

1.1.1 Khái niệm kỹ năng thuyết trình

Thuyết trình là quá trình truyền đạt thông tin nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể: hiểu, tạo dựng quan hệ và thực hiện:

- Trình bày: Một nhận định, quan điểm, chiến lược phát triển, lĩnh vực chuyên môn…

- Thuyết phục: Người nghe nghe theo mình, chấp nhận quan điểm, cùng suy nghĩ với mình, hành động theo ý muốn của mình.

1.1.2 Vai trò, đặc điểm của kỹ năng thuyết trình

Tất cả các lĩnh vực của đời sống, thuyết trình tốt sẽ tạo ra một vị thế cao, một sự kính nể từ những cá thể khác:

- Trong lĩnh vực chính trị những nhà thuyết trình tài ba, họ đều là những người lãnh đạo thế giới: Barack Obama, Fidel Castro, Mather Luther King, John Kenedy, Hồ Chí Minh…

- Trong lĩnh vực giáo dục, các bạn có nhận ra rằng một giáo viên không nói trước đám đông hấp dẫn thì không làm cho học sinh hiểu bài, mặc dù có kiến thức sâu rộng Học sinh, thường gắn cho những thầy cô này một danh hiệu rất hay “Tiến sĩ gây mê”

- Trong lĩnh vực kinh tế, quản lý: một giám đốc giỏi không chỉ là người có tầm nhìn chiến lược, ý tưởng kinh doanh sáng tạo mà còn phải là một người có khả năng thuyết trình tốt, một nhà lãnh đạo có có thể làm cho nhân viên hiểu và làm theo những chiến lược và định hướng mà anh ta đề ra Qua những gì nêu trên chắn hẳn ai cũng nhận ra rằng kỹ năng thuyết trình là một kỹ năng quan trọng nhất vì nó tập hợp tất cả các yếu tố kỹ năng khác như: sự tự tin, sử dụng ngôn từ, ngôn ngữ thân thể, lập luận chặt chẽ, sáng tạo…Vì thế có câu nói “Bạn nói trước đám đông như thế nào thì cuộc đời của bạn cũng thế” Do đó, kỹ năng thuyết trình chính là một bước không thể thiếu trên con đường thành công Kỹ năng thuyết trình là một kỹ năng khó nhưng hoàn toàn có thể rèn luyện được

- Thuyết trình có 3 vai trò quan trọng sau:

+ Thuyết trình là một công cụ giao tiếp hiệu quả

+ Thuyết trình đóng vai trò to lớn trong sự thành công của mỗi cá nhân.

+ Thuyết trình như một nghề tạo thu nhập cao.

Bạn là một người có hoài bão, bạn mong mình sẽ là nhà lãnh đạo cơ quan, bạn mong mình sẽ có thu nhập cao, bạn muốn ai cũng phải nể phục bạn thì hãy rèn cho mình kỹ năng thuyết trình Đó là điều thực tế nhất bạn có thể chuẩn bị cho tương lai Trong một lần diễn thuyết trước ngành quản trị kinh doanh của Đại học 4 Nebraska, hai nhà tỷ phú Mỹ Warren Buffett và Bill Gates nhận được một câu hỏi: “Chúng tôi nên làm những gì để luôn thăng tiến trong công việc?” Buffett đã trả lời rằng “hãy dành thời gian để phát triển kỹ năng thuyết trình” Dù bạn là ai, bạn đang làm công việc gì, dù bạn có kiến thức và tài giỏi nhiều đến đâu chăng nữa, nhưng nếu bạn không thể truyền đạt cho người khác hiểu những gì bạn muốn thì bạn sẽ rất khó thành công

Vì vậy, rèn luyện kỹ năng thuyết trình cho mình mỗi ngày sẽ rút ngắn con đường đi đến thành công của bạn Và điều quan trọng là, bạn càng thuyết trình giỏi, bạn càng dễ thuyết phục người khác Và đó cũng là hình ảnh mà hầu hết những người đạt đến vị trí lãnh đạo đều cần có.

Sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Ngoại thương

1.2.1 Khái niệm, đặc điểm của sinh viên Trường Đại học Ngoại thương

- Sinh viên là người học tập tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp Ở đó họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công việc sau này của họ Họ được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt được trong quá trình học.

- Cứ nhắc đến Ngoại thương là nhớ đến “lò” đào tạo hoa hậu Việt Nam, nhưng đâu chỉ có thế ở Ngoại thương còn rất nhiều điều thú vị khác nữa Sinh viên Trường Đại học Ngoại thương trước hết mang đầy đủ những đặc điểm chung của con người, nhưng họ còn mang những đặc điểm riêng:

+ Con gái Ngoại thương mang vẻ đẹp của “hoa hậu”.

+ Tỷ lệ nam nữ ở đây là 10% – 80% và 10% còn lại là không xác định Phần trăm không xác định đang có xu hướng gia tăng mạnh mẽ.

+ Sinh viên trường Trường Đại học Ngoại thương rất năng động cũng bởi hệ thống ma trận dày đặc được tạo bởi 40 câu lạc bộ từ chuyên môn đến sở thích, rớt câu lạc bộ này còn những 39 câu lạc bộ khác đón chào.

+ Sinh viên Ngoại thương năng động hơn những trường khác quả không sai vì sinh viên được rèn luyện trong môi trường chú trọng thực hành và phát triền kĩ năng hơn các trường kinh tế khác Sinh viên có nhiều cơ hội thuyết trình, làm việc nhóm, làm case study, lập kế hoạch kinh doanh, ….

Theo Hiệu trưởng Trường đại học Ngoại thương, trường đạt tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm thuộc diện cao nhất, 96% Sinh viên ra trường có nhiều lợi thế về chuyên môn, ngoại ngữ, kỹ năng mềm nên không khó khăn khi đi xin việc Hiện nay, sinh viên Ngoại thương ra trường với mức lương trung bình từ 8 triệu đồng/tháng trở lên và cũng không ít sinh viên có thể kiếm lương nghìn đô/tháng chưa kể những học sinh du học và làm việc tại nước ngoài.

Trường Đại học Ngoại thương cũng là nơi ươm mầm và phát triển của nhiều cựu sinh viên nổi tiếng như: Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Bình, sinh viên khóa 31 – Vũ Đại Thắng; Cựu Tổng giám đốc Ngân hàng Vietcombank – Vũ Viết Ngoạn; Phó chủ tịch Tập đoàn Vingroup – Lê Thị Thu Thủy; Chủ tịch quỹ đầu tư Cyber Agent – Shark Nguyễn Mạnh Dũng;…

1.2.2 Khái niệm, đặc điểm của sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Ngoại thương

Ngoại Thương luôn lọt vào top đầu những trường đại học có điểm thi cao nhất cả nước Bởi vậy, nhìn dân Ngoại Thương, đâu đâu cũng thấy những “cao thủ” được quy tụ từ mọi nơi Với điểm sàn trung bình từ 23.5 đối với khối D và 24.5 đối với khối A, A1, điểm vào đầu trường thuộc top cao ngất ngưởng Đặc biệt, những á khoa, thủ khoa khối A, D của cả nước đều tập trung ở đây Hằng năm, bên cạnh số lượng thí sinh thi tuyển trực tiếp, trường cũng nhận được rất nhiều hồ sơ tuyển thẳng các bạn học sinh đạt giải Quốc gia, Quốc tế của cả nước Như vậy phải nói rằng là các bạn đã và đang chuẩn bị ứng tuyển vào trường Đại học Ngoại thương không những sở hữu bảng vàng học tập, những sinh viên xinh đẹp và đa tài, trình độ tiếng Anh siêu khủng, lại còn là trường đại học có chỉ số hạnh phúc nhất nhì, hẳn “Harvard” của Việt Nam là đây!

THỰC TRẠNG CỦA KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH CỦA

Tác phong khi thuyết trình

Để có một buổi thuyết trình thành công thì người thuyết trình cần phải chuẩn bị rất nhiều những yếu tố Trong đó, tác phong của người thuyết trình chiếm một vị trí không nhỏ đến hiệu quả của người thuyết trình Tác phong ở đây bao gồm: trang phục hay hình dáng bên ngoài; hành vi, điệu bộ và cách ứng xử; phong cách xuất hiện Ấn tượng đầu tiên về người thuyết trình chính là dáng bên ngoài của họ ngay khi xuất hiện Vì thế, hãy tạo được thiện cảm đối với người nghe từ những giây đầu tiên này Lựa chọn, phối hợp trang phục là một kỹ năng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến bài thuyết trình Một sự phối hợp hài hòa giữa trang phục, đầu tóc và những tranh sức kèm theo sẽ tạo được ấm tượng tốt với khán thính giả

Bên cạnh trang phục thuyết trình, thì phong thái, hành vi, cách ứng xử của bạn cũng chiếm một vị trí quan trọng Một giọng nói to, rõ ràng sẽ truyền cảm hứng cho người nghe Cách diễn đạt tự tin, phong thái tự nhiên sẽ làm người nghe cảm thấy thân nhiên và tin cậy Từ đó, dễ dàng chinh phục được người nghe Người nghe sẽ rất buồn ngủ, mất tập trung nếu giọng nói của bạn cứ đều đều như trả bài, mắt thì chăm chăm nhìn vào bài thuyết trình đã chuẩn bị sẵn Điều này, là dấu hiệu để người nghe nhận thấy bạn đang mất tự tin, bối rối về bài thuyết trình của mình.

Ngoài vấn đề trang phục và thái độ hành vi trong khi thuyết trình, thì phong thái khi xuất hiện cũng khá quan trọng Ấn tượng trong phút đầu tiên sẽ ảnh hưởng đến thái độ của khán thính giả dành cho bạn Nếu có ấn tượng tốt, họ sẽ dành thiện cảm cho bạn Hãy mở đầu bằng lời chào khán thính giả và tự giới thiệu bản thân một cách tự nhiên và thoải mái nhất Nếu thiếu phần tự giới thiệu thì mọi người sẽ cho rằng bạn hoặc là tự ti, e ngại, hoặc là ra dáng kẻ cả làm như mình nổi tiếng lắm không cần phải giới thiệu; trường hợp nào cũng đều bất lợi cho bạn.

Nội dung thuyết trình

- Đề tài nghiên cứu: Bỏ qua trường hợp đề tài được giảng viên chọn sẵn thì sinh viên đành phải thụ động chấp nhận Vậy mà trong trường hợp có cơ hội được tự chọn đề tài thì đa số sinh viên lại thích những đề tài có sẵn, đã được nhiều thế hệ sinh viên trước thực hiện, có lẽ bởi tính dễ tham khảo thậm chí copy Những đề tài như thế ít có sức thu hút, mặt khác không chắc sẽ được thực hiện tốt hơn những người thuyết trình trước đây Ngoài ra, khả năng đặt vấn đề của sinh viên không tốt, không gây được ấn tượng, không gây được sự chú ý của người nghe Có những sinh viên lúng túng không biết đặt vấn đề như thế nào, chỉ viết được đúng một câu về chủ đề cần trình bày.

- Bố cục trình bày: Một số sinh viên không làm đề cương Một số khá lớn tuy có làm đề cương nhưng chỉ mang tính hình thức, hời hợt, cho nên khi triển khai nội dung chi tiết đã bị lạc hướng Phần mở đầu và kết luận tưởng chừng đơn giản, vậy mà cũng chưa được làm tốt Có vẻ họ chưa hiểu đúng ý nghĩa và yêu cầu đối với hai phần này, dẫn đến xem nhẹ và đầu tư ít vào đây Phần nội dung thì mắc nhiều lỗi Nhiều tình huống đảo lộn trình tự nội dung chi tiết giữa các phần cơ sở lý thuyết - thực trạng và phân tích thực trạng - giải pháp; có khi nêu giải pháp trước rồi mới đến thực trạng, có khi gộp chung cơ sở lý thuyết và giải pháp, thậm chí có lúc cả ba phần trên được gộp chung làm một Nguyên nhân chủ yếu là do không có đề cương hoặc đề cương không hợp lý như đã nêu trên Phần kết thúc có vai trò vô cùng quan trọng, một bài thuyết trình hay và hấp dẫn được thể hiện từ lúc mở đầu cho đến kết luận Dù nội dung hay đến đâu mà phần kết không gây được ấn tượng thì toàn bộ bài thuyết trình sẽ trở nên vô nghĩa Một kỹ năng quan trọng là phải đưa ra được thông điệp cuối cùng cho chủ đề, tuy nhiên, hầu hết sinh viên lại chưa làm được Phần kết thúc của các bạn thường ngắn gọn, đơn giản, vội vã, đột ngột kiểu như "phần trình bày của tôi đến đây là kết thúc" khiến người nghe đôi khi chưa kịp hiểu là đã hết; ấn tượng, dư âm buổi thuyết trình khó mà đọng lại trong lòng người nghe.

- Tính nhất quán: Khả năng lập luận, giải quyết vấn đề thiếu tính logic, chặt chẽ. Sinh viên nghĩ được câu gì viết câu đó, chưa biết cách viết và giải quyết một vấn đề như nào cho phù hợp Nội dung bài thuyết trình thường thiếu tính chặt chẽ và thuyết phục Sinh viên thường không biết viết ý khái quát, mổ xẻ những ý nhỏ và phân tích sâu sắc vấn đề Rất nhiều trường hợp phần thực trạng và giải pháp không ăn nhập với cơ sở lý thuyết đã nêu Nhiều trường hợp khác thì phân tích thực trạng theo hướng nêu ưu nhược điểm, nhưng giải pháp thì theo hướng khắc phục tồn tại hoặc ngược lại

- Ngôn ngữ thuyết trình: Về ngôn ngữ trình bày, đa phần các bạn sinh viên phát âm đúng, tuy nhiên vẫn còn một số trường hợp nói ngọng, một số phát âm theo vùng,miền nên đôi khi tiếng không tròn, không rõ Ngoài ra, hầu hết các bạn sinh viên cũng đạt được mức âm lượng phù hợp, không to quá mà cũng không nhỏ quá Những bạn nói nhỏ có lẽ là do thiếu tự tin vào chính bản thân mình, thiếu tự tin vào bài thuyết trình của mình Ngữ điệu trầm bổng thể hiện sự lên cao hay xuống thấp của giọng nói. Khi đứng lên thuyết trình, đa phần các bạn sinh viên đọc hoặc học thuộc nội dung đã viết để trình bày lại nội dung đã nhớ được chứ không phải là thuyết trình Giọng đều đều, những nội dung vui hoặc buồn hoặc thể hiện sự cấp thiết các bạn không thể hiện được thông qua giọng nói

Thực trạng trên cho thấy sinh viên khi thuyết trình thiếu cảm xúc, do vậy không đem lại cảm hứng cho người nghe Như vậy, ngôn ngữ nói có vai trò cực kì quan trọng, là công cụ truyền tải thông tin, đồng thời cũng là công cụ biểu cảm

- Phong thái thuyết trình: Khả năng thể hiện cảm xúc, thái độ, phong thái khi thuyết trình còn ở mức độ khá thấp Cụ thể như sau: Ánh mắt bao quát khán giả ở mức độ trung bình, Đa phần sinh viên khi đứng lên thuyết trình đều nhìn vào một điểm, ít có sự di chuyển ánh mắt từ chỗ này sang chỗ khác Bên cạnh đó, sắc thái khuôn mặt cũng rất quan trọng Khi thuyết trình phải thể hiện được sự tươi tắn trên khuôn mặt, sự tự tin, bộc lộ được cảm xúc thông qua từng nội dung của bài thuyết trình Tuy nhiên, theo quan sát, chúng em nhận thấy các bạn sinh viên thường rất căng thẳng khi thuyết trình, vẻ mặt lo lắng, lúng túng Chính vì vậy, các bạn không thể hiện được những cảm xúc vui, buồn trong khi nói khiến cho nội dung bài thuyết trình thiếu đi sự sống động.

Khả năng tương tác với người nghe bằng những câu hỏi ở mức khá tốt Sinh viên đã biết đưa ra một số câu hỏi hoặc lồng ghép các trò chơi trong quá trình thuyết trình để thu hút sự chú ý của người nghe Điều đó thể hiện rằng các bạn sinh viên vô cùng sáng tạo và ngày càng có trách nhiệm hơn đối với bài thuyết trình của mình.

- Kết luận: Như vậy, có thể thấy rằng, khả năng thuyết trình của sinh viên năm nhất K59 trường Đại học Ngoại thương còn khá hạn chế Thông qua những bài thuyết trình cũng nhận thấy khả năng viết, khả năng lập luận vấn đề cũng như sự hiểu biết xã hội của các bạn còn khá yếu Vì vậy sinh viên cần phải rèn luyện và học hỏi nhiều hơn mới có thể có được những kiến thức sâu sắc cho bản thân, tạo tiền đề cho sự thành công trong công việc sắp tới.

Công cụ trình chiếu và các yếu tố khác

2.3.1 Máy chiếu và Power Point là công cụ hỗ trợ hiệu quả nhất trong buổi thuyết trình.

Sự nhận thức, cảm nhận và hành động của con người là sự tổng hợp của cả 5 giác quan: nghe, nhìn, đụng chạm, ngửi, nếm Vì thế khi thuyết trình, để truyền được thông điệp của mình người trình bày phải sử dụng các công cụ hỗ trợ trực quan kết hợp với các phương tiện nghe nhìn hiệu quả Các phương tiện nghe nhìn để hỗ trợ cho con người trình bày hiện nay đã ngày càng hiện đại và phong phú:

- Bảng ghim, bảng lật để có thể đính kèm các hình vẽ

- Phim nhựa, băng video, máy projector, overhead, máy chiếu vật thể, …

- Các mô hình mô phỏng

2.3.2 Yếu tố thời gian, không gian a, Về thời gian:

Nguyên tắc đầu tiên khi thuyết trình trước đám đông là không nói quá dài Bởi khi nói quá dài và mất nhiều thời gian sẽ khiến người nghe cảm thấy mệt mỏi, chán nản, khiến họ mất hết kiên nhẫn, chẳng còn hơi sức đâu để nghe hay đặt câu hỏi. Ngược lại, họ sẽ có cảm giác như bị “tra tấn” trong suốt quá trình nghe Các bí quyết để có thời gian thuyết trình hiệu quả nhất:

- Tập trung vào thông điệp chính

- Tính toán thời gian hợp lý

- Hiểu biết rõ về vấn đề thuyết trình

- Hãy nhớ quy luật 10-20-30 khi làm Slideshow cho bài thuyết trình:

+ Sử dụng kích thước font chữ không dưới 30 b, Về không gian:

Nên kiểm tra âm thanh kĩ càng để đảm bảo giọng nói của mình qua micro được tốt nhất và rõ ràng nhất, kiểm tra trước âm thanh với các đoạn nhạc, clip… trong bài

- Đảm bảo căn phòng đầy đủ ánh sáng Cũng như ánh sáng có thể hỗ trợ cho bài thuyết trình.

- Nếu có sử dụng slide hoặc chiếu clip thì nên tắt đèn phía trên màn chiếu để tránh bị chói.

- Nên kiểm tra slide và clip trước đó để người nghe có thể thấy rõ nhất.

- Cần nắm không gian và những vị trí nơi mình thuyết trình để có thể hướng dẫn cho người nghe.

- Để việc chuẩn bị về không gian được diễn ra tốt nhất, nên đến sớm trước khi buổi thuyết trình bắt đầu Bên cạnh đó, nên chuẩn bị các phương án dự phòng khi có sự cố bất ngờ xảy ra.

- Trong suốt thời gian thuyết trình người thuyết trình phải luôn luôn quan sát khán giả và nắm bắt tâm lý khán giả Những dấu hiệu sau đây cho bạn biết là khán giả đang chán với bài thuyết trình của bạn:

+ Có khán giả ngủ trong khán phòng

+ Khán giả không tập trung mà bắt đầu ồn ào và trò chuyện riêng

+ Khán giả không cười với bạn

- Nếu có trường hợp như trên bạn phải thay đổi và cố gắng gây sự tập trung của khán giả:

+ Hãy hỏi một câu hỏi và yêu cầu khán giả giơ tay trả lời, họ sẽ bừng tỉnh và tham gia vào bài thuyết trình của bạn

+ Hãy kể khán giả một câu chuyện cười liên quan đến nội dung bài thuyết trình giúp khán giả thoải mái

- Xử lý và trả lời câu hỏi của thính giả:

Một bài thuyết trình thành công là phải có sự tương tác hai chiều Buổi thuyết trình nào cũng có thời gian đặt câu hỏi và giải đáp thắc mắc Sau đây là các bước khi trả lời câu hỏi của khán giả:

+ Cảm ơn người hỏi: Phép lịch sự tối thiểu khi nhận được câu hỏi việc đầu tiên của người thuyết trình là cảm ơn người hỏi một cách chân thành.

+ Trả lời: Nguyên tắc khi trả lời là hãy trả lời rõ ràng và súc tích và ngắn gọn+ Kiểm soát thời gian: Thông báo cho các khán giả bạn sẽ chỉ trả lời thêm X câu hỏi Bằng cách này, bạn đang cho biết là buổi họp sắp kết thúc.

Đánh giá kỹ năng thuyết trình của sinh viên năm thứ nhất K59 trường Đại học Ngoại thương

Số liệu khảo sát được thực hiện ngày 30/5/2021 với đối tượng là 307 sinh viên năm nhất K59 chuyên ngành Thương mại quốc tế và Kinh tế quốc tế trường Đại học Ngoại thương cho thấy thực trạng kỹ năng thuyết trình của sinh viên:

Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ

Biểu đồ 2.1 Tỷ lệ tần xuất tham gia thuyết trình của sinh viên năm thứ nhất K59 trường Đại học Ngoại thương

Rất quan trọng Không quan trọng Bình thường

Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ đánh giá vai trò của kỹ năng thuyết trình của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Ngoại thương

Qua số liệu khảo sát cho thấy việc thuyết trình ngày càng trở nên quen thuộc với niệm “kỹ năng thuyết trình” trong đó 45,93% sinh viên tham gia khảo sát cho biết học rất thường xuyên và thường xuyên tham gia thuyết trình) và họ cũng ý thức được vai trò của kỹ năng thuyết trình đối với việc học tập và công việc (với 87.62% sinh viên đánh giá kỹ năng thuyết trình vô cùng quan trọng) Do đó, các bạn sinh viên năm nhất K59 trường Đại học ngoại thương có rất nhiều ưu điểm về kỹ năng thuyết trình nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những nhược điểm cần khắc phục để hoàn thiện kỹ năng của bản thận cụ thể:

- Tác phong khi thuyết trình

Phần lớn sinh viên đã chú trọng về trang phục của bản thân khi tham gia thuyết trình Một số sinh viên đã có kỹ năng trong việc thuyết trình với sự tự tin, tác phong vô cùng chuyên nghiệp Tuy nhiên tỷ lệ sinh viên như vậy còn khá thấp (chỉ chiếm 13.68%).

+ Sinh viên đa số đã chủ động hơn trong việc tìm ra những đề tài mới mẻ, thú vị chẳng hạn: “Áp lực vô hình từ những người bạn đồng chăng lứa (Peer pressure) đôi với sinh viên năm thứ nhất K59 trường đại học Ngoại thương” Hay: “Từ thương hiệu Ngoại thương đến điểm sáng thu hút nhà tuyển dụng”.

+ Hầu hết sinh viên đã biết xây dựng bố cục trình bày hợp lý, bắt đầu bằng việc xây dựng đề cương thông qua giảng viên sau đó hiệu chỉnh hợp lý Đồng thời, phần mở đầu và kết thúc cũng được chú trọng nhiều hơn, bố cục phần nội dung hợp lý, logic.

- Công cụ trình chiếu PowerPoint được đa số sinh viên tận dụng tối ưu với những bài thuyết trình được thiết kế chuyên nghiệp với nội dung ngắn gọn vừa đủ, hình ảnh minh họa, hiệu ứng âm thanh, màu sắc, phông chữ, cỡ chữ được lựa chọn phù hợp để hỗ trợ rất tốt cho phần nội chung chính.

+ Về trang phục: Trừ một số trường hợp đặc biệt, còn lại đa số giảng viên xem thuyết trình như một phương pháp, một công cụ để truyền tải môn học, cho nên không khắt khe trong việc bắt buộc sinh viên phải chọn trang phục phù hợp khi thuyết trình.

Do vậy, trong thực tế vẫn còn một bộ phận nhỏ sinh viên chưa chú trọng trang phục phù hợp, chưa ý thức được trang phục người thuyết trình cần sang hơn người nghe một bậc

+ Về phong thái xuất hiện: sự tự tin, đường hoàng, đĩnh đạc bước lên thuyết tình không phải sinh viên nào cũng làm được Phần lớn trong các buổi thuyết trình của sinh viên năm nhất sẽ thấy những hình ảnh thường xuất hiện nhất là: cúi đầu lầm lũi bước, rụt vai sợ sệt, tung tăng chạy lên, bước lên thuyết trình mà mắt đảo trên trần nhà, cho tay vào túi quần… Ngay cả những sinh viên đã từng thuyết trình vài lần nhưng vẫn bị cảm giác ngượng nghịu, thậm chí khó thở, không thể mở lời ngay được.

+ Về thái độ hành vi: qua khảo sát và đặc biệt là quan sát trực tiếp một số buổi thuyết trình thì đây là kỹ năng mà sinh viên có biểu hiện yếu nhất Rất hiếm có sinh viên biết khai thác ngôn ngữ hình thể Hầu hết sinh viên mang thái độ thiếu tự tin, rụt rè Phần quan trọng nhất là giao tiếp bằng ánh mắt với khán thính giả thì rất hạn chế. Giọng nói không được luyện tập, trau chuốt vì hầu như không phải thuyết trình mà là đọc thuộc lòng một cách đều đều, còn khi quên thì ấp úng, ngập ngừng.

+ Chuẩn bị nội dung thuyết trình:

 Phần lớn sinh viên thường chọn những đề tài thiếu sự mới mẻ, ít sự thu hút đối với khán giả Một số sinh viên không làm đề cương Một số khá lớn có làm đề cương nhưng chỉ mang tính hình thức, hời hợt, cho nên khi triển khai nội dung chi tiết đã bị lạc hướng

 Phần lớn sinh viên chưa đưa được chủ đề vào phần mở đầu và kết luận.

 Nguyên nhân chính dẫn đến sự không nhất quán này phần lớn do sự làm việc nhóm không hiệu quả; từng thành viên được phân công thực hiên riêng rẽ, rời rạc; khi kết hợp lại không có sự hiệu chỉnh, hoàn thiện.

+ Trình bày nội dung bài thuyết trình: Một số sinh viên không thực sự hiểu rõ vấn đề mình thuyết trình mà chỉ đọc học thuộc lòng dẫn tới khi trình bày không tập trung nhấn mạnh làm rõ ý chính, đồng thời không kiểm soát thời gian thuyết trình dẫn tới bài thuyết trình quá ngắn hoặc kéo dài vượt quá thời gian tối đa

- Công cụ trình chiếu và các yếu tố khác:

+ Công cụ trình chiếu PowerPoint là một công cụ trợ giúp đắc lực trong việc thuyết trình Tuy nhiên, sinh viên thường quá làm dụng hoặc không nắm rõ nguyên tắc sử dụng dẫn tới các lỗi thường xuyên mắc phải của sinh viên:

 Chữ quá nhỏ đến mức khó mà có thể đọc được.

 Quá nhiều chữ trên một trang trình chiếu khiến khán giả gặp khó khăn trong việc vừa lắng nghe thuyết trình, vừa theo dõi trang trình chiếu.

 Quá lạm dụng hiệu ứng âm thanh, hình ảnh hoặc sử dụng âm thanh, hình ảnh không liên quan đến nội dung khiến người xem bị phân tán sự theo dõi.

 Khi gặp sự cố về kỹ thuật hầu hết sinh viên không có phương án dự phòng đề khắc phục sự cố, phải hoãn thuyết trình.

NHỮNG GIẢI PHÁP CẢI THIỆN KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

Ngày đăng: 02/12/2022, 09:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG CHẤM ĐIỂM CÁC THÀNH VIÊN - (TIỂU LUẬN) đề tài kỹ NĂNG THUYẾT TRÌNH của SINH VIÊN năm THỨ NHẤT k59 TRƯỜNG đại học NGOẠI THƯƠNG
BẢNG CHẤM ĐIỂM CÁC THÀNH VIÊN (Trang 2)
BẢNG PHÂN CƠNG THUYẾT TRÌNH - (TIỂU LUẬN) đề tài kỹ NĂNG THUYẾT TRÌNH của SINH VIÊN năm THỨ NHẤT k59 TRƯỜNG đại học NGOẠI THƯƠNG
BẢNG PHÂN CƠNG THUYẾT TRÌNH (Trang 2)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w