1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(TIỂU LUẬN) đề tài bạo lực ngôn từ những tổn thương tưởng chừng vô hại với con trẻ

16 4,6K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 317,69 KB

Nội dung

Khi nhắc tới bạo lực người ta thường nghĩ ngay đến những hành vi đánh đập, gây tổn hại tới tính mạng, thân thể của người khác nhưng bạo lực bằng ngôn ngữ không gây ra tổn thương trên thâ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG – TRUYỀN THÔNG

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

(Học kì 2 2020-2021)

ĐỀ TÀI: Bạo lực ngôn từ- những tổn thương

tưởng chừng vô hại với con trẻ

Ngành: Quan hệ công chúng

Môn học: Tư duy phản biện

Lớp: K26PR19

SVTH: Từ Thị Huyền

MSSV: 207QC17278

Tp Hồ Chí Minh - Ngày 15 tháng 06 năm 2021

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Năm 2019 rất nhiều người ngỡ ngàng trước sự việc một nam sinh 17 tuổi tử sát ở

Thượng Hải Tại cây cầu Lư Phố, cậu đã mở cửa xe lao ra và nhảy xuống sông ngay

trước mặt mẹ Mọi chuyện bắt nguồn từ mâu thuẫn với mẹ của nam sinh khi bà phát hiện

con mình xảy ra xung đột với bạn học Chàng trai ấy đã kết thúc tuổi thanh xuân của

mình khi 17 tuổi, đồng thời để lại cho người mẹ nỗi ân hận, đau đớn không nguôi Có

rất nhiều ý kiến của cư dân mạng về việc này Có người cho rằng cậu bé bất hiếu, thiếu

suy nghĩ khi không nghĩ tới công ơn dưỡng dục bao năm của cha mẹ chỉ vì một phút bốc

đồng mà vứt bỏ sinh mạng Lại có ý kiến cho rằng nhìn dáng vẻ không chút đắn đo ấy,

chắc hẳn cuộc tranh cãi giữa hai mẹ con rất gay gắt

Điều gì đã khiến một cậu bé mười mấy tuổi quyết định kết liễu cuộc đời mình trong

khoảnh khắc chớp nhoáng? Phải chăng chính những lời nói của người mẹ đã khiến cho

cậu ấy quyết định như vậy? Có lẽ rất nhiều người trong chúng ta cho rằng đó chỉ là giây

phút bốc đồng nên mới gây ra thảm kịch nhưng chắc hẳn cậu ấy đã nghe những lời tương

tự từ mẹ mình trong thời gian dài và hẳn giây phút cậu ấy lao ra khỏi xe cũng không phải

lần đầu nghĩ tới cái chết

Chúng ta đều biết rằng vị thành niên là độ tuổi mà đứa trẻ vẫn chưa thật sự trưởng

thành, sự phát triển trong tâm trí vẫn chưa hoàn thiện, cảm xúc dễ bị ảnh hưởng hơn

người trưởng thành Từ góc độ nghiên cứu khoa học não bộ phân tích, mặc dù khả năng

nhận thức của trẻ vị thành niên phát triển tương đối, nhưng về mặt cảm xúc vẫn cần thời

gian để hoàn thiện Chúng dễ bốc đồng, sốc nổi hơn so với người trưởng thành Vì vậy,

việc phạm phải sai lầm là điều khó tránh khỏi, quan trọng là cách cư xử của bậc làm cha

mẹ Những lời nói của cha mẹ trong lúc nóng giận tưởng chừng vô hại thế nhưng lại là

lưỡi dao vô hình đâm sâu vào tâm hồn non nớt của con trẻ

Trang 3

Khi nhắc tới bạo lực người ta thường nghĩ ngay đến những hành vi đánh đập, gây tổn

hại tới tính mạng, thân thể của người khác nhưng bạo lực bằng ngôn ngữ không gây ra

tổn thương trên thân thể, nó gây tổn thương ở tâm hồn của nạn nhân Những vết sẹo, vết

thương trên thân thể có thể dễ dàng phán đoán mức độ nặng nhẹ, nhưng những thương

tổn nơi tâm hồn thì không thể nào biết được Chúng ta chưa thể rõ ràng mức độ thương

tổn của lời nói sâu bao nhiêu Thời gian sẽ xoa dịu những tổn thương ấy nhưng chẳng

thể nào làm nó biến mất được Đối với nam sinh kia thì những vết thương ấy sẽ đi theo

cậu đến một thế giới khác và cái chết đó để lại nỗi ám ảnh với những người ở lại Một

vài lời nói tưởng chừng rất bình thường, vô hại lại đem đến quá nhiều nỗi đau đớn mất

mát Đây chính là sự tàn khốc của bạo lực bằng ngôn ngữ hay gọi cách khác là bạo lực

ngôn từ

Trong bài tiểu luận này, người viết tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của bạo lực ngôn từ

đối với con trẻ, từ những thông tin đa chiều đưa ra nhận định của bản thân về vấn đề Từ

đó đề xuất các giải pháp giúp cho các bậc làm cha mẹ có cách hành xử phù hợp với con

trẻ của mình hơn, tránh tái diễn thảm kịch như nam sinh 17 tuổi

2 Mục đích nghiên cứu

Nhằm tăng thêm sự hiểu biết của cá nhân, cộng đồng về bạo lực ngôn từ cũng như

những hậu quả mà nó mang lại đối với trẻ em và trẻ vị thành niên Tìm hiểu thêm về

nguyên nhân, thực trạng bạo lực ngôn từ trong đời sống hiện nay Từ đó tổng hợp các

phương pháp có thể cải thiện tình trạng bạo lực ngôn từ trong tương lai

3 Đối tượng nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Bạo lực bằng ngôn từ và hậu quả của bạo lực ngôn từ

3.2 Khách thể nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu: Trẻ em và trẻ vị thành niên

Trang 4

4 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu: Bạo lực ngôn từ đối với trẻ em và trẻ vị thành niên

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, phương pháp

giả thuyết

6 Ý nghĩa của đề tài

Kết quả nghiên cứu của tiểu luận có giá trị tham khảo nhằm giúp các cá nhân, các bậc

phụ huynh hiểu rõ hơn về bạo lực ngôn từ cũng như những tác động của nó đối với trẻ

em và trẻ vị thành niên, từ đó có thể thay đổi hoặc cải thiện cách ứng xử đối với chúng

7 Kết cấu của tiểu luận

7.1 Phần mở đầu

7.2 Chương I: Cơ sở lý luận của tiểu luận

7.3 Chương II: Thực trạng, nguyên nhân và hậu quả của bạo lực ngôn từ

7.4 Chương III: Giải pháp và đánh giá của người viết

7.5 Kết luận

7.6 Tài liệu tham khảo

7.8 Mục lục

Trang 5

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TIỂU LUẬN

1 Cơ sở lý thuyết

1.1 Bạo lực ngôn từ là gì?

“Bạo lực ngôn từ” hay còn được gọi bằng cái tên khác là “ bạo lực ngôn ngữ”, tuy nhiên

vẫn chưa có bất cứ một định nghĩa đầy đủ nào được đưa ra cho “bạo lực ngôn ngữ”

Chúng ta có thể giải thích cụm từ “bạo lực ngôn từ” dựa trên một số cơ sở sau:

Wikipedia tiếng Việt định nghĩa về bạo lực: “ Bạo lực là hành vi sử dụng sức mạnh

thể chất với mục đích gây thương vong, tổn hại một ai đó.”

Trong Tiếng Anh, khái niệm có ý nghĩa gần nhất đối với “bạo lực ngôn ngữ” là:

“Verbal abuse” (tấn công hay công kích bằng lời nói) xảy ra khi một cá nhân mạnh mẽ

chỉ trích, xúc phạm người khác Nó thể hiện qua sự tức giận và thái độ thù địch tiềm ẩn

đồng thời là một hình thức giao tiếp tiêu cực nhằm tổn hại niềm tin, quan điểm và tạo ra

những cảm xúc tiêu cực, bi quan đối với người tiếp nhận Tuy nhiên, “verbal abuse” chỉ

mới đề cập đến một dạng hình thức của “bạo lực ngôn ngữ” là ngôn ngữ nói

Từ các khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu một cách khái quát rằng: “Bạo lực ngôn

ngữ” là hành vi sử dụng ngôn ngữ, bao gồm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, nhằm mục

đích chế giễu, xúc phạm, đe dọa, chỉ trích, cưỡng bức, hạ thấp giá trị của người khác

Đây là hành vi tấn công tâm lý một cách vô hình mà không có sự chấp thuận từ người

khác, gây nên tổn thương về tinh thần cho người tiếp nhận

1.2 Có mấy hình thức bạo lực ngôn từ?

Bạo lực ngôn từ được nhận dạng phổ biến dưới hai hình thức: bạo lực bằng ngôn

ngữ nói và ngôn ngữ viết

1.2.1 Bạo lực bằng ngôn ngữ nói

Bạo lực bằng ngôn ngữ nói thể hiện qua lời nói, giọng điệu của người nói với các

ngôn từ mang tính công kích, xúc phạm, chế giễu, đe dọa… người nghe Bạo lực bằng

Trang 6

ngôn ngữ nói có thể thực hiện qua giao tiếp trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua gọi điện

thoại, gửi ghi âm

1.2.2 Bạo lực bằng ngôn ngữ viết

Khác với hình thức bạo lực bằng ngôn ngữ nói “hữu thanh vô hình” thì ngôn ngữ viết

lại là “hữu hình vô thanh” Nó được thể hiện thông qua những con chữ như những bức

thư nặc danh hăm dọa, những dòng bình luận ác ý, xúc phạm ở trên mạng xã hội, những

dòng chữ của những kẻ cố ý được in ra giấy và rải khắp nơi Hình thức bạo lực ngôn từ

trên mạng xã hội này có tên gọi khác là bạo lực mạng

2 Bạo lực ngôn từ có phải là lưỡi dao vô hình đối với trẻ em và trẻ vị thành

niên?

tương tự với con của chúng trong tương lai Nói “bạo lực ngôn từ là lưỡi dao vô hình với

Nhiều người vẫn coi những lời nói mang ác ý đơn giản chỉ là lời nói gió bay Nhưng có

thật sự là như vậy hay không? Phải chăng chúng ta đã xem nhẹ sức nặng của ngôn từ

cũng như tác động của nó Ngôn ngữ đúng là vô hình, nhưng nó không hẳn là vô hại Có

không ít trường hợp trẻ vị thành niên tự tử do trầm cảm trong thời gian dài vì bạo lực

bằng ngôn từ GS Lý Mỹ Kim từng nói rằng: “Kẻ giết người, hủy hoại cuộc đời của một

đứa trẻ không phải là trò chơi mà chính là bạo lực ngôn ngữ của cha mẹ” Cha mẹ đem

kỳ vọng ký thác lên đứa con của họ, hi vọng nó tốt hơn- tâm lý chung của các bậc phụ

huynh Khi những đứa trẻ không đạt kỳ vọng của bố mẹ thì sẽ bị bố mẹ la mắng thậm

chí là chịu đòn roi Bạo lực ngôn từ có tác động rất lớn tới sự hình thành tính cách, nhân

cách của một con người Nếu một đứa trẻ bị cha mẹ, bạn bè dùng bạo lực ngôn từ, lớn

lên có thể nó cũng sẽ làm điều tương tự với con của mình và người khác Rồi vòng lặp

ấy cứ tiếp diễn, những đứa trẻ từng bị tổn thương sâu sắc bởi cha mẹ mình lại làm điều

trẻ em và vị thành niên” bởi đây là độ tuổi chưa phát triển hoàn thiện Tính cách sau này

của một con người phụ thuộc rất lớn vào giai đoạn phát triển này

Trang 7

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ TÁC ĐỘNG

CỦA BẠO LỰC NGÔN TỪ ĐỐI VỚI TRẺ EM VÀ TRẺ VỊ

THÀNH NIÊN

1 Thực trạng bạo lực ngôn từ

1.1 Thực trạng bạo lực ngôn từ bằng ngôn ngữ nói

Bạo lực ngôn từ xuất hiện từ lâu, nhưng đến nay chúng ta vẫn chưa thể tìm ra một

khái niệm đầy đủ nào cho nó Thật đáng buồn khi trẻ em và trẻ vị thành niên lại là

những đối tượng chính chịu ảnh của bạo lực ngôn từ

1.1.1 Trong gia đình

Có rất nhiều đứa trẻ đều từng nghe qua bố mẹ chúng nói những câu như “ Sao mày

ngu thế hả?”, “Sao mày không thể cố gắng như con nhà người ta?”, “Sao tao lại sinh

ra đứa con như mày chứ?”,…và những lời nói này đều tác động rất lớn tới chúng-

những bộ óc non nớt

Khi xã hội ngày càng phát triển không ngừng, không dạy con bằng đòn roi thì các

bậc phụ huynh lại thay nó bằng những chiếc “đòn” khác Họ dùng những lời lẽ hà

khắc để chỉ trích con trẻ Đây không phải chuyện hiếm gặp và cực kỳ phổ biến trong

cuộc sống

1.1.2 Trong trường học

Ngoại trừ gia đình thì trường học cũng là “chiến trường” của bạo lực ngôn từ

Những học sinh tẩy chay, xúc phạm, chửi bới bạn học của mình Giáo viên chỉ trích

học sinh một cách tiêu cực Cứ ngỡ môi trường giáo dục là nơi rèn giũa tâm tính của

con trẻ, chẳng thể ngờ đó cũng là nơi làm tổn thương chúng Bạo lực ngôn từ cũng là

một trong các hình thức bạo lực ở trường học Nó tác động tới tâm lý, làm ảnh hưởng

tới cuộc sống, học tập của học sinh: tinh thần sa sút, trầm cảm hoặc trầm trọng hơn là

tự sát

Trang 8

1.2 Thực trạng bạo lực ngôn từ bằng ngôn ngữ viết

Hình thức này thường thể hiện qua thư tín, được trình bày trên giấy, gửi tin nhắn

để chê bai, chửi mắng hay đe dọa nạn nhân Hiện nay hình thức này xuất hiện một

cách phổ biến hơn trên các nền tảng mạng xã hội khi mà thời đại công nghệ số lên

ngôi Khi mà con người ta tiếp nhận thông tin chủ yếu qua Internet thì bạo lực ngôn

từ cũng vậy Các cá nhân sử dụng những bình luận, tin nhắn của mình để công kích

người khác một cách thậm tệ Hình thức này dần trở nên phổ biến, trở thành một tệ

nạn trên mạng xã hội Khi mà đám đông coi việc công kích người khác là một thú vui,

một trò giải trí mà không nghĩ đến hậu quả Sẽ ra sao khi người sử dụng Internet ngày

càng trẻ hóa? Sẽ ra sao khi đám trẻ bị công kích trên mạng xã hội? Chúng còn quá non

nớt để có thể giải quyết những mâu thuẫn hay có thể bình tĩnh đáp trả những câu từ

công kích trên mạng xã hội Và phụ huynh cũng chẳng thể nào đảm bảo được môi

trường mạng xã hội con em mình tiếp xúc là an toàn

2 Nguyên nhân của bạo lực ngôn từ

2.1 Nguyên nhân của phụ huynh: tâm lý chỉ vì muốn tốt cho con

Các bậc phụ huynh luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con em của mình,

nhưng đôi khi họ thể hiện điều đó sai cách Trong nhiều thời điểm chúng ta không thể

khống chế được cảm xúc của chính mình, vô tình thốt ra những lời không nên nói Lời

đã nói ra chẳng thể nào thu hồi lại được Cha mẹ luôn tự hỏi tại sao đứa trẻ không thể

hiểu chuyện, không hiểu cho sự khó khăn của họ Họ cảm thấy tất cả những gì họ làm là

chỉ muốn tốt cho con trẻ, chúng nên nghe theo và làm thật tốt Cha mẹ cho rằng những

lời la mắng của mình sẽ giúp con nhận ra chỗ sai để sửa

Những đứa trẻ cần sự khích lệ để tiến bộ chứ không phải những bữa “cơm chan nước

mắt” trong lời mắng chửi của cha mẹ Cha mẹ đã từng là những đứa trẻ nhưng những

đứa bé chưa từng là người lớn, vì vậy chúng không thể hiểu hết được suy nghĩ của các

Trang 9

bậc làm cha mẹ Người viết không hoàn toàn trách các bậc phụ huynh bởi có lẽ chính họ

cũng không thể tưởng tượng được hậu quả mà lời nói vô tình thốt ra khi tức giận

2.2 Nguyên nhân của đám đông: tìm kiếm sự tồn tại và tâm lý hùa theo đám đông

Những kẻ bạo lực bằng ngôn từ phần lớn là do thiếu hụt về tình cảm hoặc đó cũng

là nạn nhân của bạo lực ngôn từ Có thể họ cũng bị bạo lực ngôn từ bởi chính cha mẹ

mình, thiếu cảm giác tồn tại nên họ đi bắt nạt người khác Họ tìm thấy sự thỏa mãn

thông qua hành vi bắt nạt người khác Trong quá khứ họ bị bạo lực bằng ngôn từ, họ

thấy bất an, lo lắng, thiếu vắng cảm giác tồn tại Một phần khác thì hùa theo số đông,

đặc biệt trong môi trường học đường và mạng xã hội Họ sợ mình không làm theo sẽ

bị bỏ lại phía sau Họ không cần phân biệt bản chất đúng sai hay tìm hiểu sự thật Họ

mang theo suy nghĩ: nói vài lời cũng đâu mất miếng thịt nào

Những con người sợ bị bỏ rơi ấy, trong cuộc sống thường ngày họ quá mờ nhạt

khiến họ không tìm thấy cảm giác tồn tại Khi họ bạo lực người khác bằng ngôn từ,

bên cạnh cảm giác thỏa mãn thì còn cảm giác thành tựu Ngoại trừ một số thành phần

ý thức được đây là bạo lực ngôn và cố tình ra thì số đông còn lại chỉ hùa theo số đông

3 Hậu quả của bạo lực ngôn từ

Có một thí nghiệm diễn ra tại một trường học ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống

nhất Trong khuôn viên trường, người ta mang để hai chậu cây xanh được đặt trong lồng

kính, được chăm sóc giống nhau với cùng lượng nước, phân bón và ánh sáng mặt trời

Sau đó họ kêu gọi học sinh, sinh viên tới dọa nạt, mắng chửi, chê bai một chậu cây (chậu

cây bị bắt nạt), trong khi đó lại dành những lời khen ngợi, thể hiện tình yêu thương với

chậu cây còn lại (chậu cây được ca ngợi), thời gian thực hiện thí nghiệm này trong vòng

30 ngày Sau 30 ngày, kết quả thu được đã lập tức khiến mọi người ngỡ ngàng Cùng

một điều kiện chăm sóc giống nhau, nhưng cây bị bắt nạt, phải chịu sự xúc phạm bằng

bạo lực lời nói trở nên héo úa, trong khi đó cây được ca ngợi lại phát triển xanh tươi

Trang 10

Và tâm hồn của trẻ em và vị thành niên cũng vậy Nếu ngày ngày nghe những lời chê

bai, mắng chửi thì chúng sẽ giống như cái cây bị bắt nạt trong thí nghiệm, héo úa dần

Nhiều người vẫn cho rằng bạo lực bằng ngôn từ không nặng nề, nhưng họ đã sai Bạo

lực bằng ngôn từ có thể phá hủy một đứa trẻ, một con người Một đứa trẻ có thể sẽ đem

theo vết thương tinh thân từ thời thơ ấu tới suốt cuộc đời Chúng luôn tự dằn vặt, đau

khổ do tổn thương mà những lời mắng chửi Đặc biệt khi những lời mắng chửi ấy lại tới

từ ba mẹ, bạn bè, thầy cô Chúng phải chịu bạo lực ngôn từ khi còn quá nhỏ, khi chúng

chưa ý thức được tất cả sự việc

Theo số liệu thống kê của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, năm 2017, tỷ lệ trẻ em và

vị thành niên có vấn đề về sức khỏe tâm thần chung ở Việt Nam là 8-29%, tùy theo địa

phương và giới tính

Bạo lực ngôn từ khiến trẻ em và vị thành niên sinh ra cảm xúc tiêu cực tích tụ trong

thời gian dài Chúng thường có những hành vi tự làm đau bản thân như: dùng dao lam

rạch tay, tự cắn tay mình, Nặng hơn khi nhiều trong số chúng tìm tới chết Có không

ít trẻ em và vị thành niên đã từng suy nghĩ tới cái chết khi hứng chịu bạo lực ngôn từ

Xã hội của chúng ta đã quá coi nhẹ tác động của ngôn từ Chúng ta dường như mặc định

đó là từ ngữ trêu đùa Có thể là đúng thế thật, đối với người lớn là trêu đùa, giận dữ nhất

thời Đối với trẻ nhỏ đó là vết thương khó lành Đã đến lúc chúng ta cần thay đổi suy

nghĩ của mình về tác động của ngôn từ trước khi xảy càng nhiều hậu quả không thể vãn

hồi được nữa

Ngày đăng: 02/12/2022, 09:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w