1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(TIỂU LUẬN) báo cáo môn học PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP NGÀNH DU LỊCH và lữ HÀNH đề tài du lịch việt nam 2019 và so sánh với năm 2018

44 16 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Du lịch Việt Nam 2019 và so sánh với năm 2018
Tác giả Lê Thị Hoài An, Trần Thị Hương, Vũ Phương Nam, Lã Hoàng Nhật Hà, Nguyễn Đoàn Phương Anh, Lê Thị Hồng Ngọc, Lê Ngọc Dũng
Người hướng dẫn TS. Trần Huyền Trang
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Phát triển nghề nghiệp ngành du lịch và lữ hành
Thể loại Bài báo cáo môn học
Năm xuất bản 2021-2022
Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 2,29 MB

Cấu trúc

  • PHẦN 1. TỔNG QUAN DU LỊCH VIỆT NAM NĂM 2019 (7)
    • 1.1. Số lượng khách du lịch quốc tế và nội địa năm 2019 (7)
      • 1.1.1. Số lượng KDL nội địa (7)
      • 1.1.2. Khách quốc tế đến Việt Nam theo tháng (8)
      • 1.1.3. Khách quốc tế đến Việt Nam theo khu vực (9)
      • 1.1.4. Khách quốc tế đến Việt Nam theo quốc gia (10)
      • 1.1.5. Khách quốc tế đến Việt Nam theo phương tiện đến (13)
    • 1.2. Thu nhập từ hoạt động du lịch (14)
      • 1.2.1. Thu nhập từ khách du lịch quốc tế năm 2019 (15)
  • PHẦN 2. CÁC ĐỊA ĐIỂM THU HÚT KHÁCH DU LỊCH HÀNG ĐẦU VIỆT NAM (17)
    • 2.1. Thành phố Hồ Chí Minh (17)
    • 2.2. Hà Nội (17)
    • 2.3. Hạ Long (18)
    • 2.4. Đà Nẵng (19)
    • 2.5. Nha Trang (20)
  • PHẦN 3. CÁC CƠ SỞ LƯU TRÚ, DOANH NGHIỆP KINH DOANH LỮ HÀNH VÀ DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN (22)
    • 3.1. Cơ sở lưu trú (22)
      • 3.1.1 Tổng quan số liệu (22)
      • 3.1.2. Số liệu cụ thể (26)
    • 3.2. Doanh nghiệp Kinh doanh lữ hành (32)
      • 3.2.1. Doanh nghiệp lữ hành quốc tế (32)
      • 3.2.2. Doanh nghiệp lữ hành nội địa (33)
      • 3.2.3. Đội ngũ Hướng dẫn viên Du lịch (34)
    • 3.3. Doanh nghiệp kinh doanh Dịch vụ vận chuyển (35)
  • PHẦN 4. MỤC ĐÍCH DU LỊCH VÀ PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN (37)
    • 4.1. Mục đích du lịch (37)
    • 4.2. Phương tiện di chuyển (40)
      • 4.2.1. Vận tải hàng không (40)
      • 4.2.2. Giao thông đường bộ (40)
      • 4.2.3. Ngành đường sắt (41)
      • 4.2.4. Vận tải biển (41)
      • 4.2.5. Du lịch đường thủy trong nước (41)
  • PHẦN 5. TỔNG KẾT DU LỊCH VIỆT NAM NĂM 2019 (42)

Nội dung

TỔNG QUAN DU LỊCH VIỆT NAM NĂM 2019

Số lượng khách du lịch quốc tế và nội địa năm 2019

Năm 2019, trong bối cảnh du lịch thế giới tăng trưởng chậm lại, du lịch Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, đón trên 18 triệu lượt khách quốc tế (tăng 16,2% so với năm

2018), 85 triệu khách du lịch nội địa, hoàn thành chỉ tiêu Chính phủ giao.

1.1.1 Số lượng KDL nội địa

Năm 2019, cả nước có 85 triệu lượt khách du lịch nội địa, tăng 6,3% so với năm 2018 Nguyên nhân là do chất lượng dịch vụ du lịch được nâng cao, môi trường du lịch được xây dựng ngày càng nhân văn, bền vững, đáp ứng nhu cầu sở thích, văn hoá của khách du lịch nội địa Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, hài hòa giữa các mục tiêu phát triển du lịch với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong nước Đào tạo và cải thiện nguồn nhân lực du lịch, đặc biệt là nhân lực ở địa phương giàu kinh nghiệm Phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá và thương hiệu du lịch đối với người Việt Đưa ra các chính sách ưu đãi đối với người dân địa phương, trong nước.

Bảng 1.1: Bảng so sánh lượt khách nội địa chia theo loại khách năm 2019 và 2018 ĐVT: Triệu lượt

Khách có nghỉ đêm tại cơ sở lưu trú

Khách tham quan trong ngày

(Nguồn: Tổng cục du lịch thống kê năm 2018 và 2019)

1.1.2 Khách quốc tế đến Việt Nam theo tháng

Hình 1.1: Biểu đồ thể hiện lượng khách quốc tế đến Việt Nam theo tháng 2018-2019

(Nguồn: Báo cáo thường niên du lịch 2019)

Những tháng đầu năm, cuối năm trùng vào các dịp nghĩ lễ, tết của khách du lịch quốc tế Đồng thời cũng có các sự kiện văn hoá, hội nghị du lịch được tổ chức mang tính quốc tế.Tại các thời điểm này, nhà nước và các công ty tư nhân đưa ra các chính sách ưu đãi, xúc tiến đối với khách du lịch quốc tế nhằm bắt đầu thực hiện mục tiêu và hoàn thành mục tiêu đề ra Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận chuyển khách quốc tế được đẩy mạnh hoạt động Trong khi đó, thời điểm giữa năm lại là thời điểm bùng nổ của du lịch hướng tới khách nội địa.

Vì vậy nên nhìn chung lượng khách quốc tế đến Việt Nam vào hai năm 2018 và 2019 đều có xu hướng cao hơn vào những tháng đầu năm, cuối năm và thấp hơn vào thời điểm giữa năm

Năm 2018: Lượt khách đến đạt cao nhất là tháng 2 (1.431.845 lượt khách) và thấp nhất là tháng 5 (1.161.114 lượt khách).

- Khách quốc tế đến tăng chậm trong 8 tháng đầu năm (+8,7%), tuy nhiên trong 4 tháng cuối năm tăng bứt phá (+31,5%) Theo các chuyên gia, kết quả này có nhiều nguyên nhân trong đó một phần là do lượng khách Trung Quốc đến Việt Nam giảm mạnh, do thương chiến Mỹ - Trung và nhu cầu khách hàng giảm khiến tăng trưởng của lĩnh vực sản xuất của Việt Nam trong đã châ tm lại Cuộc gặp gỡ giữa lãnh đạo cấp cao của Mỹ và Trung Quốc tại Nhật Bản vào tháng 6/2019 đã trở thành “chất xúc tác” để hai bên tái khởi động đàm phán, từ đó đạt được những kết quả nhất định trong việc giải tỏa những mối quan ngại cốt lõi, cũng như hạ nhiệt thương chiến Do đó, ảnh hưởng trực tiếp tới lượng khách du lịch quốc tế, chịu ảnh hướng sâu sắc từ thị trường lớn là Trung Quốc Tuy nhiên, trong

4 tháng cuối, chính phủ đã nắm bắt cơ hội nhờ hạ nhiệt thương chiến, đưa ra các chính sách kích cầu du lịch khiến khách du lịch quốc tế tăng bứt phá.

- Tháng 11 đón lượng khách cao nhất 1,81 triệu lượt và thấp nhất là tháng 6 với 1,19 triệu lượt.

1.1.3 Khách quốc tế đến Việt Nam theo khu vực

Hình 1.2: Biểu đồ phần trăm khách du lịch Quốc tế đến Việt Nam theo khu vực năm 2019(%) (Nguồn: Theo số liệu tổng cục thống kê)

Kết hợp với số liệu thống kê, ta thấy, lượt khách đến Việt Nam xếp theo châu lục về thứ tự: đông nhất có thể kể đến đó là châu Á, xếp tiếp theo là châu Âu, châu Mỹ, châu Úc và châu Phi

So sánh số liệu 2019 với 2018:

- Thị trường châu Á chiếm phần lớn (79,9%), tăng 19,1% so với năm trước (Đông Bắc Á chiếm 66,8%, Đông Nam Á chiếm 11,3%, các nước châu Á còn lại chiếm 1,8%) Thị trường Đông Bắc Á tăng do sự phát triển kinh tế của các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan Từ đó dẫn đến nhu cầu về du lịch ngày càng tăng cao Hơn nữa cũng phải kể đến sự tương đồng về văn hoá giữa các nước thuộc Đông Bắc Á và Việt Nam. Đông Nam Á: Nguyên nhân của sự tăng trưởng đối với các khu vực thị trường này một phần là do khoảng cách địa lý gần, thêm đó là do liên kết trong khối ASEAN ngày càng chặt chẽ dẫn đến việc thông tin, giao lưu, đi lại thuận lợi hơn.

- Thị trường châu Âu chiếm 12%, tăng 6,4%; xếp thứ hai do Thủ tướng đã tiếp tục đồng ý miễn thị thực cho 5 nước Châu Âu (Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Italia) Nhờ vậy mà thúc đẩy tăng trưởng mạnh về số lượng khách du lịch đến từ Châu Âu.

- Thị trường châu Mỹ chiếm 5,4%, tăng 7,7%

- Thị trường châu Úc chiếm 2,4%, giảm 1,2%

- Thị trường châu Phi chiếm 0,3%, tăng 12,2% Xét riêng về châu Phi, châu lục này lại có lượt khách đến Việt Nam khá là ít do kinh tế các quốc gia của châu Phi chưa phát triển,

“thất nghiệp” và “nghèo đói” vẫn là những thách thức lớn của “lục địa đen” cho nên nhu cầu đi du lịch còn hạn chế.

1.1.4 Khách quốc tế đến Việt Nam theo quốc gia

Th ái La n Úc An h

Bi u đồồ Top 10 th tr ể ị ườ ng khách quồốc tếố đếốn VN

Hình 1.3: Biểu đồ so sánh top 10 thị trường hàng đầu khách quốc tế đến Việt Nam của năm 2019 với năm 2018 ( ĐVT: lượt khách) (Nguồn: Tổng cục du lịch)

Nhìn chung, trong năm 2019, số lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đứng ở vị trí số 1 là Trung Quốc, vị trí này không đổi trong mấy năm trở lại đây (bởi Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất thế giới, láng giềng với Việt Nam nên lượng khách du lịch đến Việt Nam luôn ở vị trí cao) Tiếp đến là Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,…Nổi bật trong bảng xếp hạng này đến từ vị trí 4 quốc gia: Mỹ, Nga, Úc, Anh nằm ở 3 châu lục: châu

Mỹ, châu Âu và châu Úc

 Việt Nam là một điểm đến vô cùng lý tưởng, hấp dẫn, không chỉ thu hút khách đến từ châu Á, mà cả các châu lục khác, trong đó có các nước phát triển, kinh tế đứng hàng đầu thế giới.

Cụ thể, năm 2019, Việt Nam đón 18.008.591 lượt khách quốc tế, tăng 16,2% so với năm 2018 Thực tế trong năm 2019, Việt Nam cũng như các điểm đến khác phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong bối cảnh chung tình hình kinh tế toàn cầu có nhiều biến động trước ảnh hưởng lan rộng của căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, tình hình bất ổn ở một số khu vực trên thế giới.

Bằng sự chủ động, quyết liệt của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch cùng các địa phương, doanh nghiệp trong những năm gần đây, nhất là trong năm 2019, nhiều hoạt động xúc tiến, quảng bá đã được triển khai với sự đổi mới về phương thức, quy mô, đã đạt được hiệu quả tích cực, tăng cường thu hút khách đến Việt Nam.

- Trong đó, tiêu biểu trong năm 2019 đã tham gia Hội chợ Sơn Đông (Trung Quốc), BITE Bắc Kinh (Trung Quốc), Hanatour (Hàn Quốc), FITUR (Tây Ban Nha),… Cùng với đó, tăng trưởng khách cũng đến từ sự kết nối hàng không ngày càng thuận tiện giữa Việt Nam và các thị trường trên thế giới Ở trong nước, các sản phẩm du lịch Việt Nam đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đa dạng của các thị trường khách, được quốc tế đánh giá cao và nhận được nhiều giải thưởng uy tín.

Hình 1.4: S o sánh s ố lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2018 và 2019

(Nguồn: Tổng cục du lịch)

Lượng khách quốc tế đến từ 10 thị trường nguồn hàng đầu đạt khoảng 15.183.231 lượt, chiếm 84% tổng lượt khách quốc tế đến Việt Nam năm 2019.

Các thị trường thuộc khu vực Đông Bắc Á tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong việc tăng trưởng lượng khách đến Việt Nam:

Thu nhập từ hoạt động du lịch

Năm 2019, Việt nam là nơi tổ chức thành công nhiều sự kiện mang tầm cỡ khu vực và quốc tế như Diễn đàn Du lịch ASEAN (ATF) 2019, Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ- Triều Tiên lần thứ 2, Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc Vesak 2019 đã tạo cơ hội thuận lợi để quảng bá du lịch, thu hút khách quốc tế đến Việt Nam Năm 2018, Việt Nam đã miễn thị thực cho 5 nước Tây Âu, đây chính là bước đệm cho cú bật mạnh mẽ trong việc thu hút khách quốc tế Toàn ngành đã đón hơn 18 triệu lượt khách quốc tế (tăng 16,2% so với năm 2018), phục vụ 85 triệu lượt khách nội địa.

Chất lượng dịch vụ du lịch và cơ sở hạ tầng cải thiện đáng kể do có sự tham gia của nhiều nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước.

Những yếu tố trên đã góp phần không nhỏ cho sự tăng trưởng vượt bậc của ngành du lịch Việt Nam Tổng thu từ khách du lịch, năm 2019 du lịch Việt Nam đạt 755 nghìn tỷ đồng (tương đương 32,8 tỷ USD), tăng 18.5% so với tổng doanh thu năm 2018 Trong đó tổng thu từ khách du lịch quốc tế đạt 421.000 tỷ đồng (18,3 tỷ USD), tổng thu từ khách du lịch nội địa đạt 334.000 tỷ đồng (14,5 tỷ USD) Tỷ lệ đóng góp trực tiếp của du lịch vào GDP cũng ngày càng tăng qua các năm Năm 2016: 6,9%; năm 2017: 7,9%; năm 2018: 8,3% và năm 2019: 9,2%.

Hình 1.6: Biểu đồ so sánh doanh thu du lịch VN năm 2018 và 2019 theo cơ cấu (tỷ đồng)

(Nguồn: Dựa vào dữ liệu của tổng cục du lịch)

Với kết quả này, Việt Nam được đánh giá là một trong 10 quốc gia có mức tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới

Bi u đồồ so sánh d oan h t hu và tồố c đ tăn g t r ể ộ ưở n g du l ch ị

Doanh thu (t vnđ) ỷ Tốốc đ tăng tr ộ ưở ng (%)

Hình 1.7 (Nguồn: Dựa vào số liệu của Tổng cục Du lịch, Báo cáo TSA 2013 – 2015)

1.2.1 Thu nhập từ khách du lịch quốc tế năm 2019

Theo Báo cáo Thường niên Du lịch Việt Nam 2019, báo cáo mới nhất của Tổng cục

Du lịch, mảng du lịch quốc tế đóng góp 55,7%, tương đương 18,3 tỉ đô la Mỹ.

Kết quả điều tra về chi tiêu của du khách nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam trong năm

2019 cho thấy, những vị "khách sộp" của ngành du lịch đến từ các thị trường xa Kết quả này trái ngược hoàn toàn với những con số về lượng khách du lịch đến Việt Nam theo quốc gia Cụ thể, du khách Nga là những người chi nhiều nhất với hơn 1.830 đô la Mỹ cho mỗi chuyến đi Thời gian lưu trú cũng dài nhất, hơn 15 ngày Xếp sau khách Nga, người Anh lưu lại Việt Nam 14,46 ngày, chi hơn 1.715 đô la Mỹ; khách Mỹ ở lại hơn 12 ngày, chi hơn 1.570 đô la; khách Úc chi hơn 1.541 đô la cho hơn 12 ngày lưu trú và người Pháp ở lại 12,76 ngày, chi hơn 1.443 đô la Mỹ.

Du khách đến từ những thị trường chiếm thị phần chi phối, như Trung Quốc và HànQuốc chi tiêu thấp và lưu trú ngắn ngày hơn Vào năm ngoái, bình quân mỗi khách TrungQuốc ở lại 6,98 ngày, chi hơn 1.021 đô la Mỹ, còn người Hàn Quốc chi hơn 872 đô la Mỹ cho 5,9 ngày du lịch ở Việt Nam Du khách đến từ thị trường truyền thống là Nhật Bản cũng nằm trong nhóm có mức chi tiêu tốt Bình quân mỗi khách chi hơn 935 đô la Mỹ/chuyến đi, thời gian lưu lại Việt Nam là 6,47 ngày.

Nga Anh Mĩ Úc Pháp Trung Quốốc Nh t B n ậ ả Hàn Quốốc 0

Bi u đồồ chi tếu và th i gian l u trú c a khách du l ch quồốc tếố đếốn VN 2019 ể ờ ư ủ ị

Chi têu/1 ng i/1 chuyêốn đi (USD) ườ th i gian l u trú (ngày) ờ ư

Hình 1.8 : (Nguồn: dựa vào số liệu thống kê của Tổng cục du lịch)

Qua thống kê của tổng cục du lịch, du khách nước ngoài tiêu tiền chủ yếu cho 4 dịch vụ Đầu tiên là dịch vụ lưu trú, trung bình mỗi khách chi hơn 357 đô la Mỹ, tức gần 33% trong tổng chi phí cho chuyến đi để thuê phòng khách sạn, resort; kế đến là chi cho ăn uống với gần 258 đô la; hơn 167 đô la Mỹ dùng để mua hàng; chi phí đi lại hơn 162 đô la Mỹ.

Một điều khá thú vị là hầu hết khách du lịch đi với mục đích tham quan giải trí nhưng các khoản chi cho những dịch vụ này lại không đáng kể.

Hình 1.9: Cơ cấu chi tiêu bình quân một lượt khách quốc tế đến Việt Nam.

(Nguồn: Tổng cục Du lịch)

CÁC ĐỊA ĐIỂM THU HÚT KHÁCH DU LỊCH HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Thành phố Hồ Chí Minh

Được mệnh danh là thành phố náo nhiệt nhất Việt Nam, là trung tâm du lịch lớn nhất nước ta Nơi đây nổi tiếng với các di tích cảng Nhà Rồng, bảo tàng Hồ Chí Minh, địa đạo

Củ Chi nơi gắn liền với lịch sự đấu tranh giành độc lập của dân tộc Ngoài ra thành phố còn được biết đến với những trung tâm mua sắm và vui chơi sầm uất như Diamond Plaza, chợ Bến Thành Đặc biệt, nơi đây hội tụ nhiều dòng chảy văn hoá, là “cơ cấu kiến trúc” Việt – Hoa – Châu Âu: một nền văn hoá kết hợp hài hoà giữa truyền thống dân tộc của người Việt và văn hoá phương Bắc, phương Tây.

Hình 2.1 T rung tâm t hành phố Hồ Chí Minh

Hà Nội

Là Thủ đô nghìn năm văn hiến, trung tâm chính trị, văn hóa và kinh tế của Việt Nam,khi nhắc đến Hà Nội ta không thể không nhắc tới những điểm đến mang tính lịch sử, được nhiều du khách nước ngoài yêu thích như Phủ Chủ tịch, nhà hát lớn Hà Nội, lăng Bác,Văn miếu Quốc Tử Giám, Các di tích lịch sử như Phố cổ, tượng đài và kiến trúc thuộc

Ngoài ra, hồ, công viên, những con đường rợp bóng mát và hơn 600 đền chùa cũng góp phần tạo nên sự hấp dẫn, cuốn hút cho điểm đến hàng đầu này Ngoài ra khi đến đây du khách còn được thưởng thức nền ẩm thực đặc trưng của Hà Nội và các đặc sản đa dạng đến từ mọi miền của đất nước.

Hạ Long

Vịnh Hạ Long là địa điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam hấp dẫn với du khách trong nước và quốc tế Vẻ đẹp của Vịnh Hạ Long là sự dung hoà giữa 3 yếu tố đá – nước – trời, là thành quả kì diệu của tạo hóa Những đường nét từ các núi đá cộng với vẻ tĩnh lặng của nước và trời đã làm cho nơi đây toát lên vẻ đẹp thanh thoát mà nhẹ nhàng Vịnh được coi là một Di sản có tháp Karst đá vôi rộng lớn và phát triển tốt nhất thế giới Đây là một trong những nét nổi bật đã góp phần khẳng định cho danh hiệu Di sản thiên nhiên thế giới của Vịnh Hạ Long do UNESCO công nhận.

Đà Nẵng

Đà Nẵng là một thành phố du lịch tiềm năng, phía bắc thành phố được bao bọc bởi núi cao với đèo Hải Vân được mệnh danh là “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” Đà Nẵng nổi tiếng với bờ biển dài 60km với bãi tắm liên hoàn đẹp tuyệt vời kéo dài từ chân đèo HảiVân đến Non Nước được du khách biết đến là một trong những điểm đến nghỉ ngời thư giãn lí tưởng Ngoài ra, Đà Nẵng còn được biết đến là “Thành phố của những cây cầu”,tiêu biểu nhất là cầu quay sông Hàn, đến nay vẫn là cầu quay duy nhất ở Việt Nam, mang lại sự tò mò, mới lạ cho du khách thập phương.

Nha Trang

Là một trong những thành phố biển xinh đẹp nổi tiếng nhất Việt Nam, vịnh Nha Trang được mệnh danh là hòn ngọc Viễn Đông, một trong 29 vinh đẹp nhất thế giới Nơi đây nổi tiếng với những bãi biển cát trắng, những mỏm đá tạo thành thắng cảnh đẹp như Hòn Chồng - Hòn Vợ Ngoài ra viện Hải Dương học duy nhất của Việt Nam được đặt ở đây với tuổi đời gần 100 năm là nơi lưu trữ trên 20000 mẫu vật của hơn 4000 loài sinh vật biển Bên cạnh đó, các khu vui chơi, hoạt động tắm bùn, sân golf cũng là những lựa chọn thú vị khác tại đây.

Hình 2.5 Bãi biển Nha Trang

Bảng 2.1: Bảng số liệu thống kê số lượt khách và thu nhập từ dịch vụ du lịch tại các điểm đến hàng đầu Việt Nam năm 2019 (ĐVT: Triệu người, tỷ đồng)

(Nguồn: Sở du lịch các tỉnh, thành phố)

An toàn du lịch trở thành mối quan tâm hàng đầu của du khách cùng với xu hướng lựa chọn những điểm đến trong nước Do đó không ngạc nhiên khi khách du lịch nội địa vẫn luôn nắm giữ vai trò chủ đạo, là nguồn khách cốt lõi cho ngành du lịch nước nhà.

Tại thành phố Hồ Chí Minh, con số thống kê giữa hai thành phần này càng cho thấy sự chênh lệch rõ rệt với lượng khách nội địa gấp 5 lần lượng khách quốc tế Lượng khách du lịch này cũng đã đem đến một nguồn thu không nhỏ cho thành phố này là 150 nghìn tỷ đồng Bên cạnh đó lối sống mở và sự đa dạng văn hoá của vùng trung tâm kinh tế năng động bậc nhất cả nước đã mang về những thành tựu vượt trội cho thành phố này Ngoài ra các công trình kiến trúc lai Pháp vừa cổ kính vừa hiện đại cũng là nét đặc trưng gây thương nhớ của xứ Sài thành.

Là thủ đô của Việt Nam, Hà Nội hạ cánh ở vị trí số 2 trên bảng xếp hạng Tương tự như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội cũng có sự chệnh lệch đáng kể giữa lượng khách trong và ngoài nước Trong năm 2019, Hà Nội đã mang về doanh thu 103.800 tỷ đồng.

Số lượng khách nội địa và nước ngoài tại 3 điểm còn lại là Hạ Long, Đà Nẵng, NhaTrang không có sự chênh lệch đáng kể cùng mức doanh thu xấp xỉ 30 nghìn tỷ đồng mỗi thành phố.

CÁC CƠ SỞ LƯU TRÚ, DOANH NGHIỆP KINH DOANH LỮ HÀNH VÀ DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN

Cơ sở lưu trú

Bên cạnh các địa điểm du lịch thì nơi lưu trú và ẩm thực là những mối quan tâm hàng đầu của du khách Doanh thu hệ thống khách sạn nghỉ trọ tại Việt Nam có thể chiếm từ 60- 70% tổng doanh thu toàn ngành du lịch. Đến hết năm 2019, tổng số cơ sở lưu trú du lịch cả nước ước tính khoảng 30.000 cơ sở với 650.000 buồng, tăng 2.000 CSLTDL (+7,1%) và 100.000 buồng (+18%) so với năm2018.

Hình 3.1: Biểu đồ số lượng CSLTDL và số buồng trên toàn quốc năm 2015-2019

(Nguồn: Tổng cục Du lịch)

Dựa trên biểu đồ, giai đoạn 2015-2019, số lượng CSLTDL tăng 1,58 lần từ 19.000 cơ sở lên 30.000 cơ sở (tăng bình quân 12,0%/năm); số lượng buồng tăng 1,76 lần từ 370.000 buồng lên 650.000 buồng (tăng bình quân 15,1%/năm)

Có thể nhận thấy rằng tốc độ tăng về số lượng buồng nhanh hơn số lượng CSLTDL và riêng giai đoạn 2018-2019 cũng không ngoại lệ Hiện tượng này phản ánh thực tế ngày càng có nhiều CSLTDL được đầu tư quy mô lớn, có khả năng phục vụ những đoàn khách đông Nguyên nhân dẫn đến tốc độ tăng trưởng này là do sự tăng trưởng khách du lịch quốc tế và trong nước đã tạo động lực kích thích làn sóng đầu tư vào lĩnh vực lưu trú du lịch ở các trọng điểm du lịch, với sự tham gia của các tập đoàn hàng đầu như Sun group, Vin group, FLC, BIM…

Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phát triển mạnh mẽ và đa dạng với các hình thức nhà hàng, quán ăn, quán bar…, hoạt động một cách độc lập ở đường phố, trong các khách sạn hay thậm chí trên các phương tiện vận chuyển…

Không chỉ hướng đến các đối tượng có nhu cầu trong nước, mà thông qua các món ăn nâng lên thành văn hóa ẩm thực bản địa đặc sắc, qua đó thể hiện nền văn hóa dân tộc, nâng cao giá trị ẩm thực Việt và thu hút khách du lịch

Ngoài những lợi ích kinh tế, các hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú và ăn uống còn giải quyết một lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và đảm bảo an sinh xã hội.

Trong năm 2019 có thêm hơn 6,7 nghìn doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống đăng ký thành lập với số vốn trên 62,6 nghìn tỷ đồng, tăng 5,8% về vốn so với năm trước đó, góp phần đem lại thêm trên 38,6 nghìn việc làm cho người lao động, vượt qua cả số lao động mới trong 1 số ngành phổ biến hiện nay Trên 2 nghìn doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú và ăn uống quay trở lại hoạt động, tăng 26,8% so với cùng kì năm trước và chỉ có 1,5 nghìn doanh nghiệp tạm dừng hoạt động.

Du lịch cao cấp tăng mạnh, cả nước có hơn 97.000 phòng khách sạn 4-5 sao

Hàng loạt khu nghỉ dưỡng và khách sạn cao cấp của Việt Nam vinh dự được nhận các danh hiệu danh giá của giải thưởng được mệnh danh là “Giải Oscar của ngành Du lịch”, trong đó có những thương hiệu lớn của Việt Nam như Vinpearl, FLC, InterContinental,

JW Marriot… tập trung ở những trọng điểm du lịch như Phú Quốc, Đà Nẵng, Hội An, HạLong, Quy Nhơn, Nha Trang, Vũng Tàu…

Hình 3.2: JW Marriot Phu Quoc Emerald Bay – nơi từng là địa điểm tổ chức đám cưới cặp đôi tỷ phú Ấn Độ vào đầu năm 2019 (Nguồn ảnh: Khoa Nam)

Hình 3.3 : Khung cảnh đám cưới tỷ phú Ấn Độ tại Phú Quốc tháng 3-2019 cho thấy du lịch Việt Nam đang phát triển tốt phân khúc du lịch cao cấp (Nguồn ảnh: Khoa Nam)

Cơ sở lưu trú du lịch cũng ngày càng đa dạng hơn về loại hình và cách thức vận hành: khách sạn thành phố, khách sạn nghỉ dưỡng (resort), căn hộ du lịch, biệt thự du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (homestay), tàu thủy lưu trú du lịch… Loại hình condotel tiếp tục phát triển mạnh ở những điểm đến thu hút đông khách như Đà Nẵng, Khánh Hòa, Phú Quốc, Bà Rịa – Vũng Tàu…

Theo Điều 48 Luật Du lịch 2017, các cơ sở lưu trú bao gồm các loại hình sau:

Khách sạn: Là cơ sở lưu trú du lịch có quy mô từ 10 buồng ngủ trở lên, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụ khách Đây cũng là cơ sở được nhiều du khách lựa chọn dừng chân khi đi du lịch hoặc tham quan vì sự phổ biến và thuận tiện của nó

Hình 3.4 Khách sạn (Nguồn: Phòng tại khách sạn The Reverie Saigon)

Biệt thự du lịch: Là một loại hình bất động sản cao cấp được thiết kế với các kiểu kiến trúc độc đáo, sang trọng, tinh tế Biệt thự du lịch thường được xây dựng với quy mô tương đối lớn, diện tích rộng và thường có những phong cách thiết kế như: hiện đại, cổ điển, tân cổ điển, Bắc Âu,…

Hình 3.5: Biệt thự du lịch Đà Lạt - Biệt thự Hoàng gia (Nguồn: Homestay.review )

Căn hộ du lịch: Là căn hộ có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê, có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú Có từ mười căn hộ du lịch trở lên được gọi là khu căn hộ du lịch Đây cũng là một lựa chọn lí tưởng nếu khách du lịch muốn một không gian riêng tư, ấm cúng.

Hinh 3.6: Căn hộ du lịch (Nguồn: Google hình ảnh)

Tàu thuỷ lưu trú du lịch: Là phương tiện thuỷ chở khách du lịch có buồng ngủ, trên hành trình có neo đậu cho khách ngủ qua đêm Đây là loại lưu trú rất phát triển trong mấy năm gần đây, du khách vừa có thể du ngoạn trên biển vừa tận hưởng những dịch vụ tiện nghi trên tàu

Hình 3.7: Tàu thủy lưu trú du lịch (Nguồn: Báo điện tử chính phủ)

Nhà nghỉ du lịch: là cơ sở lưu trú du lịch, có trang thiết bị, tiện nghi cần thiết phục vụ khách du lịch như khách sạn nhưng không đạt tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn.

Hình 3.8: Nhà nghỉ du lịch Packo tại Đà Nẵng (Nguồn: vntrip.vn)

Doanh nghiệp Kinh doanh lữ hành

Doanh nghiệp lữ hành tăng nhanh số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển của du lịch nước nhà.

3.2.1 Doanh nghiệp lữ hành quốc tế

Nhiều doanh nghiệp lữ hành đã chủ động thiết lập các văn phòng đại diện ở nước ngoài, là cơ sở để xúc tiến quảng bá tại chỗ, thu hút khách từ các thị trường trọng điểm. Đến hết năm 2019, cả nước đã có 2.656 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế, trong đó số lượng doanh nghiệp thuộc loại hình TNHH chiếm 62,4%, cổ phần chiếm 36,3%,còn lại 1,4% là loại hình doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Hình 3.11: Số lượng doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế, giai đoạn 2015-2019

(Nguồn Tổng cục du lịch)

Hình 3.12 : Biểu đồ so sánh số lượng doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế

2018-2019 (Nguồn: Tổng cục du lịch)

3.2.2 Doanh nghiệp lữ hành nội địa

Năm 2018, hoạt động lữ hành nội địa diễn ra rất sôi động, đặc biệt là tại các trung tâm du lịch lớn của cả nước các doanh nghiệp bắt đầu chủ động hợp tác, liên kết, tìm kiếm đối tác nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu cho lượng khách du lịch nội địa ngày càng tăng Tiếp nối đà phát triển đó, hệ nhà nước về lữ hành tiếp tục được tăng cường nhằm bảo đảm chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, góp phần hoàn thành mục tiêu tăng trưởng của du lịch Việt Nam. Theo quy định của Luật Du lịch 2017, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa phải có giấy phép kinh doanh lữ hành như doanh nghiệp lữ hành quốc tế Tính đến năm 2019, cả nước có trên 500 doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa

 Một số doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đạt danh hiệu:

5 công ty đạt danh hiệu “Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tốt nhất đón khách du lịch vào Việt Nam (inbound) năm 2019”, gồm:

1 Công ty TNHH MTV Dịch vụ Lữ hành Saigontourist, thành phố Hồ Chí Minh.

2 Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Anex Việt Nam, tỉnh Khánh Hòa

3 Công ty TNHH Lữ hành Pegas Misr Việt Nam, tỉnh Khánh Hòa.

4 Công ty TNHH Du lịch H.I.S Sông Hàn Việt Nam, thành phố Đà Nẵng.

5 Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Bến Thành, thành phố Hồ Chí Minh.

5 công ty đạt danh hiệu “Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế đưa khách du lịch ra nước ngoài tốt nhất Việt Nam (outbound) năm 2019”, gồm:

1 Công ty TNHH MTV Dịch vụ Lữ hành Saigontourist, thành phố Hồ Chí Minh.

2 Công ty Cổ phần Truyền thông Du lịch Việt, thành phố Hồ Chí Minh.

3 Công ty TNHH Du lịch Trần Việt, thành phố Hồ Chí Minh.

4 Công ty TNHH Vietrantour, thành phố Hà Nội.

5 Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Bến Thành, thành phố Hồ Chí Minh.

5 công ty đạt danh hiệu “Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tốt nhất Việt Nam năm 2019”, gồm:

1 Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam (Vietravel), thành phố Hồ Chí Minh.

2 Công ty TNHH MTV Dịch vụ Lữ hành Saigontourist, thành phố Hồ Chí Minh.

3 Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Bến Thành, thành phố Hồ Chí Minh.

4 Công ty Cổ phần Du lịch Việt Nam VITOURS, thành phố Đà Nẵng.

5 Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Dịch vụ Du lịch Đất Việt, thành phố Hồ Chí Minh.

3.2.3 Đội ngũ Hướng dẫn viên Du lịch Đội ngũ hướng dẫn viên du lịch được bồi đắp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách Năm 2019, đội ngũ hướng dẫn viên có trình độ từ đại học trở lên chiếm 71,3%, tốt nghiệp cao đẳng chiếm 18%, trình độ khác chiếm 10,7%.

Hình 3.13: Số lượng và cơ cấu hướng dẫn viên du lịch tính đến hết năm 2019

Hàng năm, Tổng cục Du lịch đều tổ chức các khóa tập huấn, nâng cao trình độ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch cho các địa phương; hỗ trợ các tỉnh, thành phố tổ chức thi nghiệp vụ điều hành, hướng dẫn viên du lịch; kiểm tra, giám sát các cơ sở đào tạo tổ chức thi và cấp chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch trên toàn quốc.

Doanh nghiệp kinh doanh Dịch vụ vận chuyển

Kinh doanh vận chuyển khách du lịch là hoạt động kinh doanh, nhằm giúp cho du khách dịch chuyển được từ nơi cư trú của mình đến điểm du lịch cũng như là dịch chuyển tại điểm du lịch.

Năm 2019 chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp lữ hành Quản lý nhà nước về du lịch hoạt động kinh doanh được củng cố nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, góp phần để hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng của ngành du lịch.

Tính chung cả năm 2019, vận tải hành khách đạt 5.143,1 triệu lượt khách, tăng 11,2% so với năm trước và 248,5 tỷ lượt khách.km, tăng 10,9% Trong đó vận tải trong nước đạt

5.125,6 triệu lượt khách, tăng 11,2% và 195,6 tỷ lượt khách.km, tăng 11,4%; vận tải ngoài nước đạt 17,5 triệu lượt khách, tăng 8,1% và 52,9 tỷ lượt khách.km, tăng 9,2%.

Xét theo ngành vận tải:

 Vận tải hành khách đường bộ năm 2019 đạt 4.871,6 triệu lượt khách, tăng 11,5% so với năm trước và 162,9 tỷ lượt khách.km, tăng 11,3%

 Đường thủy nội địa đạt 200,6 triệu lượt khách, tăng 5,6% và 4 tỷ lượt khách.km, tăng 7%

 Đường hàng không đạt 55,3 triệu lượt khách, tăng 11,3% và 77,9 tỷ lượt khách.km, tăng 11,4%

 Đường biển đạt 7,6 triệu lượt khách, tăng 5,6% và 464,9 triệu lượt khách.km, tăng 7%

 Riêng vận tải đường sắt giảm cả về vận chuyển và luân chuyển, đạt 8 triệu lượt khách, giảm 6,9% và 3,2 tỷ lượt khách.km, giảm 9,9%

 Số lượng đơn vị kinh doanh và phương tiện:

- Số lượng đơn vị kinh doanh vận tải (tuyến cố định, hợp đồng, xe buýt, xe du lịch) : + Vận chuyển hành khách liên tỉnh theo tuyến cố định: 1576 đơn vị.

+ Vận chuyển hành khách theo hợp đồng: 16725 đơn vị.

+ Vận chuyển hành khách bằng xe du lịch: 222 đơn vị.

+ Vận chuyển hành khách liên tỉnh theo tuyến cố định: 16778 xe.

+ Vận chuyển hành khách theo hợp đồng: 62872 xe.

+ Vận chuyển hành khách bằng xe du lịch: 2032 xe.

+ Vận chuyển hành khách bằng xe bus: 6185 xe.

MỤC ĐÍCH DU LỊCH VÀ PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN

Mục đích du lịch

Với nền kinh tế ngày càng phát triển, mức sống của mỗi người cũng ngày càng cao hơn, do đó loại tour du lịch này được đầu tư và phát triển để đáp ứng nhu cầu của hầu hết khách du lịch hiện nay Khách du lịch có xu hướng kết hợp du lịch với thư giãn trong các khu nghỉ dưỡng cao cấp. Ưu điểm của loại hình tour du lịch này ở Việt Nam là nó có thể giúp ban tận hưởng cảm giác thư giãn, giúp giảm bớt lo lắng hoặc căng thẳng bằng liệu pháp spa, các buổi tập yoga ngay tại khu nghỉ dưỡng có thể khiến bạn cảm thấy hoàn toàn thoải mái từ trong ra ngoài.

 Du lịch tham quan, văn hóa, lịch sử

Việt Nam có phong cảnh đa dạng, phong phú từ đồi núi, rừng vàng, biển bạc trên dải đất hình chữ S 64 tỉnh thành của Việt Nam là 64 điểm đến đặc biệt Khắp nơi đều có những cảnh đẹp tuyệt vời để du khách mọi nơi ghé thăm khám phá, chiêm ngưỡng.

Trong mỗi chuyến đi du lịch ngoài tham quan những cảnh đẹp thì việc kết hợp tìm hiểu lịch sử những đặc điểm của văn hóa, con người ở địa điểm du lịch cũng rất được các nhà du lịch lồng vào chương trình tour Du lịch văn hóa còn phản ánh giá trị lịch sử nhân văn, cho du khách cái nhìn tốt đẹp về lịch sử dân tộc đất nước.

 Du lịch công vụ MICE

Năm 2019, du lịch công vụ ở Việt Nam đang trên đà khởi sắc Thời gian gần đây, khi nước ta hội nhập cùng nền kinh tế thế giới thì MICE thực sự “bùng nổ” nhờ sự quan tâm chú ý, lựa chọn của các đối tác nước ngoài, bởi Việt Nam là một điểm đến hòa bình, an toàn, thân thiện và là môi trường đầu tư vô cùng hấp dẫn Những thay đổi trong chính sách đối ngoại nhằm thúc đẩy sự hợp tác phát triển quốc tế cũng góp phần không nhỏ giúp phổ biến hóa hình thức này Bên cạnh những điểm đến truyền thống như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Nha Trang, những cái tên như Hạ Long, Quy Nhơn… đang được kỳ vọng sẽ trở thành điểm đến mới bứt phá trên bản đồ du lịch MICE trong các năm tới. Trong năm 2019, một số sự kiện nổi bật được diễn ra như: Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều ở Hà Nội, Hội nghị Kiểm soát nhiễm khuẩn châu Á – Thái Bình Dương 2019 ở Đà Nẵng, Diễn đàn Du lịch Asean (ATF) 2019, Chung kết Sao Mai 2019 và Lễ khai mạc Techfest 2019 ở quần thể nghỉ dưỡng FLC Hạ - Quảng Ninh, FLC Quy Nhơn cũng là nơi tổ chức thành công nhiều sự kiện văn hóa – thể thao tầm cỡ như Hội nghị phát triển kinh tế miền Trung 2019, giải FLC Golf Championship lớn nhất Việt Nam, giải Vietnam Club Championship cùng nhiều hội nghị và các chương trình ca nhạc – nghệ thuật lớn…

Xu hướng du lịch mới được ưa chuộng.

+ Trong năm 2019, nhiều cuộc thi chạy Marathon thu hút cả du khách trong nước và nước ngoài tham gia như Vietnam Mountain Marathon, VnExpress International Marathon, + Cuộc thi ba môn phối hợp lớn ở VN như IRONMAN 70.3 Đà Nẵng - cuộc thi ba môn phối hợp thuộc tầm cỡ quốc tế được chức tại Đà Nẵng; Challenge Vietnam Nha Trang - cuộc thi kéo dài 3 ngày với quy mô đủ để trở thành một trong những cuộc thi ba môn phối hợp lớn ở khu vực Đông Nam Á.

+ Đạp xe xuyên quốc gia: Những giải đua xe đạp xuyên quốc gia là cơ hội du lịch khám phá tuyệt vời Nếu là người ưa thích khám phá và có kinh nghiệm thì đạp xe chinh phục con đường núi hay cung đường ven biển là trải nghiệm du lịch thể thao trên cả tuyệt vời + Trekking: Hình thức đi bộ đường dài, thường là băng qua rừng núi để ngắm được những cảnh đẹp mỹ mãn Trekking dần phổ biến ở Việt Nam trong những năm gần đây và thu hút số đông người tham gia Cung đường trekking đẹp nhất và phổ biến nhất ở Việt Nam phải kể đến Tà Năng – Phan Dũng, được biết đến với những cảnh đẹp mê ly của núi rừng bạt ngàn trải dài qua ba tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận với độ dài khoảng 50 –

+ Chèo thuyền kayak ở vịnh Hạ Long

 Chữa bệnh: Loại hình tiềm năng

Trước khi đại dịch Covid-19 bùng nổ, nhiều du khách có xu hướng đến các phòng khám hay dịch vụ chăm sóc sức khỏe và làm đẹp của Việt Nam Đó là một phần của ngành công nghiệp du lịch chăm sóc sức khỏe mới nhất của châu Á.

Chính phủ Việt Nam hy vọng, tỉ lệ khách du lịch chăm sóc sức khỏe sẽ tăng lên trong tổng số du khách đến Việt Nam Nhờ vào việc đẩy mạnh cải thiện chất lượng phục vụ, kỹ năng chuyên môn và đặc biệt là chi phí rẻ, con số này đã tăng gấp 3 lần trong khoảng thời gian từ năm 2010-2018 Lĩnh vực thu hút khách du lịch nhiều nhất là nha khoa và phẫu thuật thẩm mỹ Theo xu hướng du lịch dần thay đổi thành hình thức du lịch tận hưởng nghỉ dưỡng kết hợp chăm sóc, cải thiện sức khỏe, nước ta vốn có thế mạnh ở tài nguyên thiên nhiên, hệ thống cây dược liệu, có nhiều chùa, tịnh xá với hệ thống thiền viện có cảnh quan hấp dẫn… phù hợp với mục đích tịnh dưỡng của khách Không chỉ khách ngoài nước mà khách nội địa cũng có nhu cầu lớn trong loại hình du lịch này Việc chú tâm phát triển loại hình này là việc cần thiết.

Tính đến năm 2019, hơn 80.000 người nước ngoài đã đến Việt Nam để khám chữa bệnh và điều trị y tế, đóng góp hơn 1 tỷ USD vào nguồn thu của Việt Nam.

 Ngành y tế Việt Nam tăng trưởng từ 18-20% mỗi năm.

 Du lịch tâm linh tín ngưỡng:

Với bề dày lịch sử ngàn năm văn hiến và nền văn hóa, đời sống tinh thân đa dang, Việt Nam hàng năm có tới 8.000 lễ hội diễn ra trên khắp các vùng miền đất nước, có hơn 44.000 địa danh, danh thắng và di tích lịch sử, trong đó hơn một nửa là nơi có thể khai thác mô hình du lịch tâm linh.

Trong năm 2019 VN đã tổ chức thành công Đại lễ Vesak Liên hợp quốc tại chùa Tam Chúc (Hà Nam) Đại lễ Vesak năm 2019 được tổ chức trọng thể, trang nghiêm với sự tham gia của trên 3.000 đại biểu đến từ 106 quốc gia và vùng lãnh thổ cùng hàng chục nghìn tăng, ni, phật tử và những người có tín ngưỡng Phật giáo khắp nơi đã thành công viên mãn.

Xuất ngoại học tập là cơ hội để trau dồi những tinh hoa tri thức của nhân loại và khoa học công nghệ của nước bạn Cơ sở vật chất tốt và trải nghiêm thực tế là môi trường tuyệt vời để đào tạo những lớp nhân tài mới, góp phần rút ngắn khoảng cách phát triển của nước ta với các cường quốc trên thế giới Xuất phát từ nhu cầu học tập lý thuyết với tìm hiểu thực tiễn, học đi đôi với hành, loại hình du lịch nghiên cứu và học tập đang ngày càng trở nên phổ biến Trên thực tế, có rất nhiều môn học cần có những hiểu biết và trải nghiệm thực tế địa chất, lịch sử khảo cổ, môi trường, kinh doanh, sinh học, vật lý Nhiều nhà cung cấp dịch vụ đã biết tận dụng ưu thế này để thiết kế các lớp học ngoài trời phù hợp với nội dung môn học Thông thường, các giáo viên phụ trách chuyên môn ở trường sẽ trở thành những nhà điều hành tour, hướng dẫn viên du lịch.

Du lịch sinh thái là một loại du lịch mới và đang có xu hướng phát triển nhanh chóng ở nhiều quốc gia trên thế giới Nó ngày càng thu hút sự quan tâm rộng rãi của nhiều tầng lớp trên thế giới và đặc biệt là các nhà nghiên cứu xã hội, các nhà khoa học Mục đích của loại hình này là thoả mãn sự khao khát hào mình vào thiên nhiên, thưởng thức vẻ đẹp của tạo hoá đồng thời thúc đẩy tinh thần chung sống hoà hợp cùng thiên nhiên, yêu tự nhiên của con người Đây cũng là 1 hình thức du lịch mang tính giáo dục, có ý nghĩa bảo vệ môi

Như tên gọi, mục đích của khách du lịch loại hình này là thăm viếng gia đình, người thân, bà con, bạn bè tuy nhiên trong quá trình đó họ kết hợp cả tham quan, thăm thú, tìm hiểu thêm về đặc trưng, văn hoá, tập tục, điều kiện tự nhiên nơi mà người thân, người quen họ ở hoặc xung quanh khu vực đó Đối với những nước có nhiều ngoại kiểu thì đây là loại hình rất phổ biến và quan trọng, vì nó đáp ứng nhu cầu giao tiếp thăm hỏi và trải nghiệm du lịch cùng 1 lúc Tuy nhiên thì hình thức này chưa thực sự phổ biến tại ViệtNam do số lượng người Việt định cư và sống ở nước ngoài không nhiều.

Phương tiện di chuyển

Năm 2019, khoảng 80% tổng số khách nước ngoài đến Việt Nam bằng đường hàng không, cao hơn đáng kể so với tỷ lệ trung bình của thế giới là 58% Nguyên nhân là do tính thuận tiện và tiết kiệm thời gian di chuyển cùng chất lượng dịch vụ tốt Chỉ số cơ sở hạ tầng vận tải hàng không của Việt Nam được cải thiện từ thứ 61/141 (2017) lên thứ 50/140 (2019) nhưng chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông hàng không giảm từ 85/141 xuống 99/140; mật độ sân bay được xếp hạng thấp ở vị trí thứ 96/140.

 Nhu cầu cấp thiết của việc tăng cường cơ sở hạ tầng giao thông hàng không để đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng tăng.

Việt Nam có 22 sân bay đang hoạt động, trong đó có 10 sân bay quốc tế và 12 sân bay nội địa, chào đón 115,5 triệu lượt khách trong năm 2019 (tăng 11,4% so với năm 2018). Đối với các đường bay:

+ Quốc tế: 71 hãng hàng không nước ngoài và 4 hãng hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific Airlines và Bamboo Airways) đang khai thác gần 140 đường bay quốc tế kết nối trực tiếp Việt Nam với 28 quốc gia và các vùng lãnh thổ.

+ Nội địa: Các hãng hàng không Việt Nam đang khai thác hơn 50 đường bay nội địa; vận chuyển hơn 55 triệu lượt hành khách vào năm 2019 (tăng 11,4% so với năm 2018), chiếm gần một nửa thị phần vận tải hàng không tại Việt Nam

IATA dự báo Việt Nam trong năm 2019-2035 sẽ là thị trường hàng không phát triển nhanh thứ 5 thế giới và tăng trưởng trung bình hàng năm nhanh nhất ở Đông Nam Á với tỷ lệ 14%, đạt lượng hành khách 150 triệu vào năm 2035.

Năm 2019, mật độ đường bộ của Việt Nam xếp thứ 41/140 nhưng chất lượng đường bộ xếp thứ 109/140 (giảm 21 bậc so với năm 2017) Các tour du lịch Caravan được các công ty du lịch quan tâm mạnh mẽ, tập trung vào các tuyến kết nối Việt Nam với Trung Quốc và một số nước trong khu vực Đông Nam Á nhằm đẩy mạnh khai thác, trao đổi, giao lưu văn hóa khu vực.

Vận tải đường sắt có tính an toàn, hiệu quả kinh tế cao và thuận lợi đối với hành khách Chất lượng cơ sở hạ tầng đường sắt giảm, tăng 15 bậc lên thứ 63/140 Tuyến đường sắt Bắc Nam dài 1.726km chạy qua 21 tỉnh, thành phố cùng nhiều địa danh nổi tiếng, khá lý tưởng để du khách gia tăng trải nghiệm cho chuyến đi của mình.

Năm 2018, tạp chí du lịch nổi tiếng thế giới Lonely Planet đã bình chọn đường sắt Bắc Nam của Việt Nam đứng đầu danh sách 8 hành trình du lịch tàu hỏa đáng trải nghiệm nhất thế giới

Ngành Đường sắt có nhiều nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường hợp tác với các công ty lữ hành để thu hút khách du lịch, tuy nhiên, số lượng hành khách du lịch sử dụng tàu hỏa vẫn còn thấp vì cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng cũng như độ phủ sóng của loại hình chưa cao

Năm 2019, có 264.115 lượt khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường biển, tăng 22,7% so với cùng kỳ năm ngoái Việt Nam có đường bờ biển dài với nhiều thành phố xinh đẹp bên bờ biển, trở thành điểm đến nổi tiếng trong hành trình quốc tế của các hãng du lịch uy tín Tuy nhiên, chỉ số cạnh tranh của Việt Nam về chất lượng cơ sở hạ tầng cảng chỉ xếp thứ 80/140 vào năm 2019, cần nhiều cảng du lịch hơn tại các trung tâm du lịch khác.

4.2.5 Du lịch đường thủy trong nước

Hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch đường thủy trong nước Du lịch đường thủy trong nước đã được cải thiện với các dịch vụ tổng hợp bao gồm tham quan, nghỉ đêm trên thuyền, thăm vườn và chợ nổi, thưởng thức đồ ăn thức uống, vui chơi, giải trí và các hoạt động thể thao dưới nước Tuy nhiên,Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam đang phải đối phó với biến đổi khí hậu nghiêm trọng, hạn hán và xâm nhập mặn, gây ra mối đe dọa cho việc bảo tồn du lịch tài nguyên trong khu vực.

TỔNG KẾT DU LỊCH VIỆT NAM NĂM 2019

Hì nh 5.1: Sơ đồ tổng kết thành tựu nổi bật ngành du lịch VN năm 2019

Có thể khẳng định, năm 2019 là năm rất thành công của du lịch Việt Nam, không chỉ thể hiện ở các con số thống kê về lượng khách du lịch quốc tế, nội địa, tổng thu mà còn là các danh hiệu mà du lịch Việt Nam đạt Trong đó phải kể đến các giải thưởng như “Điểm đến hàng đầu châu Á”, “Điểm đến văn hóa hàng đầu châu Á”, “Điểm đến Golf tốt nhất thế giới 2019”… Đặc biệt, lần đầu tiên Việt Nam được trao tặng danh hiệu “Điểm đến di sản hàng đầu thế giới năm 2019” Việt Nam có nền ẩm thực đa dạng, phong phú, hấp dẫn trải dài khắp các vùng miền Các món ăn Việt Nam dù đã được du khách quốc tế đánh giá cao nhưng năm 2019 là lần đầu tiên ẩm thực Việt được vinh danh “Điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á” Giải thưởng này mở cho Việt Nam hướng đi quảng bá, xúc tiến ẩm thực và di sản để thu hút bạn bè quốc tế.

Bên cạnh đó việc cải thiện về chất lượng dịch vụ và CSVC, CSHT cũng là những thành tựu quan trọng đáng chú ý.

Năm 2019 đánh dấu chỉ số năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam liên tục được cải thiện trong bảng xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Trong 3 lần xếp hạng (2 năm/ lần), du lịch Việt Nam tăng 12 bậc, từ vị trí 75/141 nền kinh tế (năm 2015) lên vị trí 63/140 vào năm 2019 Trải qua 1 chặng đường dài năm 2019, ngành du lịch Việt Nam đã

SLK: 103 tri u, đ c bi t 18 tri u khách QTệ ặ ệ ệ

Doanh thu: 755 nghìn t đốồngỷ Đ t nhiêồu ạ gi i thả ưởng quốốc têố danh giá

CSVC, DV: đ c c i thi n, nâng câốp m nh mẽẽượ ả ệ ạ đạt được những thành tựu nổi bật, đánh dấu bước nhảy vọt của của ngành Cho đến thời điểm hiện tại có thể nói 2019 là năm hoàng kim của ngành du lịch nước ta!

Theo trào lưu phát triển của du lịch quốc tế, nhiều nước đã đặt sự nghiệp phát triển du lịch lên một trong những vị trí hàng đầu Ngành du lịch đã trở thành một trong những ngành dịch vụ sáng giá, đóng góp tăng trưởng kinh tế cho đất nước và gặt hái được những thành công đáng nể trong những năm gần đây.

Trong 2 năm 2018 và 2019, Việt Nam được vinh danh là “Điểm đến du lịch hàng đầu Châu Á” Đặc biệt trong năm 2019, lần đầu tiên Việt Nam được trao tặng “Điểm đến di sản hàng đầu thế giới” bởi World Travel Awards Đây cũng chính là động lực để du lịch Việt Nam phấn đấu và phát huy mạnh mẽ hơn nữa những tiềm năng, lợi thế để duy trì và đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng, đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế. Đứng trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid hiện nay, Tổng cục du lịch đã và đang lên kế hoạch, đưa ra giải pháp tạm thời để khắc phục thiệt hại cũng như tiếp tục triển khai “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam tầm nhìn đến năm 2030”. Ngành du lịch cũng sẵn sàng tâm thế để đón khách trở lại ngay khi dịch bệnh được kiểm soát Theo chỉ đạo của chính phủ, nước ta có kế hoạch thí điểm trong 6 tháng đón khách du lịch quốc tế đến thành phố đảo “Phú Quốc” với “hộ chiếu vaccine” Đây được coi là bước tiến để phục hồi lại nền du lịch Việt Nam trong tương lai Đặc biệt, ngành du lịch đang tập trung nghiên cứu thị trường và xây dựng sản phẩm du lịch, đẩy mạnh công tác đào tạo nhân lực để đảm bảo số lượng, chất lượng, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng được các dịch vụ du lịch cao cấp Thời gian này có lẽ vừa là thách thức, vừa cơ hội cho chúng ta hoàn thiện những thiếu sót, dịch bệnh qua đi là thời cơ để bùng nổ trở lại Du lịch sẽ là ngành hứa hẹn có nhiều bước đột phá trong tương lai gần, khẳng định vị thế và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của nước ta.

Ngày đăng: 02/12/2022, 06:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ ĐÁNH GIÁ - (TIỂU LUẬN) báo cáo môn học PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP NGÀNH DU LỊCH và lữ HÀNH đề tài du lịch việt nam 2019 và so sánh với năm 2018
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ ĐÁNH GIÁ (Trang 2)
Bảng 1.1: Bảng so sánh lượt khách nội địa chia theo loại khách năm 2019 và 2018 - (TIỂU LUẬN) báo cáo môn học PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP NGÀNH DU LỊCH và lữ HÀNH đề tài du lịch việt nam 2019 và so sánh với năm 2018
Bảng 1.1 Bảng so sánh lượt khách nội địa chia theo loại khách năm 2019 và 2018 (Trang 7)
Hình 1.1: Biểu đồ thể hiện lượng khách quốc tế đến Việt Nam theo tháng 2018-2019 (Nguồn: Báo cáo thường niên du lịch 2019) - (TIỂU LUẬN) báo cáo môn học PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP NGÀNH DU LỊCH và lữ HÀNH đề tài du lịch việt nam 2019 và so sánh với năm 2018
Hình 1.1 Biểu đồ thể hiện lượng khách quốc tế đến Việt Nam theo tháng 2018-2019 (Nguồn: Báo cáo thường niên du lịch 2019) (Trang 8)
Hình 1.2: Biểu đồ phần trăm khách du lịch Quốc tế đến Việt Nam theo khu vực năm 2019(%)  (Nguồn: Theo số liệu tổng cục thống kê)                                          - (TIỂU LUẬN) báo cáo môn học PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP NGÀNH DU LỊCH và lữ HÀNH đề tài du lịch việt nam 2019 và so sánh với năm 2018
Hình 1.2 Biểu đồ phần trăm khách du lịch Quốc tế đến Việt Nam theo khu vực năm 2019(%) (Nguồn: Theo số liệu tổng cục thống kê) (Trang 9)
Hình 1.3: Biểu đồ so sánh top 10 thị trường hàng đầu khách quốc tế đến Việt Nam của năm 2019 với năm 2018 ( ĐVT:  lượt khách)   (Nguồn: Tổng cục du lịch) - (TIỂU LUẬN) báo cáo môn học PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP NGÀNH DU LỊCH và lữ HÀNH đề tài du lịch việt nam 2019 và so sánh với năm 2018
Hình 1.3 Biểu đồ so sánh top 10 thị trường hàng đầu khách quốc tế đến Việt Nam của năm 2019 với năm 2018 ( ĐVT: lượt khách) (Nguồn: Tổng cục du lịch) (Trang 10)
Hình 1.4: So sánh số lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2018 và 2019 (Nguồn: Tổng cục du lịch) - (TIỂU LUẬN) báo cáo môn học PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP NGÀNH DU LỊCH và lữ HÀNH đề tài du lịch việt nam 2019 và so sánh với năm 2018
Hình 1.4 So sánh số lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2018 và 2019 (Nguồn: Tổng cục du lịch) (Trang 12)
Hình 1.5: Cơ cấu khách quốc tế theo quy mô đến năm 2019 (Nguồn: Theo số liệu thống kê GSO) - (TIỂU LUẬN) báo cáo môn học PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP NGÀNH DU LỊCH và lữ HÀNH đề tài du lịch việt nam 2019 và so sánh với năm 2018
Hình 1.5 Cơ cấu khách quốc tế theo quy mô đến năm 2019 (Nguồn: Theo số liệu thống kê GSO) (Trang 13)
Hình 1.7 (Nguồn: Dựa vào số liệu của Tổng cục Du lịch, Báo cáo TSA 2013 – 2015) - (TIỂU LUẬN) báo cáo môn học PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP NGÀNH DU LỊCH và lữ HÀNH đề tài du lịch việt nam 2019 và so sánh với năm 2018
Hình 1.7 (Nguồn: Dựa vào số liệu của Tổng cục Du lịch, Báo cáo TSA 2013 – 2015) (Trang 15)
Bi u đồồ chi tếu và thi gian lu trú ca khách dul ch quồốc tếố đếốn VN 2019 ị - (TIỂU LUẬN) báo cáo môn học PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP NGÀNH DU LỊCH và lữ HÀNH đề tài du lịch việt nam 2019 và so sánh với năm 2018
i u đồồ chi tếu và thi gian lu trú ca khách dul ch quồốc tếố đếốn VN 2019 ị (Trang 16)
Hình 1.8: (Nguồn: dựa vào số liệu thống kê của Tổng cục du lịch) - (TIỂU LUẬN) báo cáo môn học PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP NGÀNH DU LỊCH và lữ HÀNH đề tài du lịch việt nam 2019 và so sánh với năm 2018
Hình 1.8 (Nguồn: dựa vào số liệu thống kê của Tổng cục du lịch) (Trang 16)
Hình 1.9: Cơ cấu chi tiêu bình quân một lượt khách quốc tế đến Việt Nam. (Nguồn: Tổng cục Du lịch) - (TIỂU LUẬN) báo cáo môn học PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP NGÀNH DU LỊCH và lữ HÀNH đề tài du lịch việt nam 2019 và so sánh với năm 2018
Hình 1.9 Cơ cấu chi tiêu bình quân một lượt khách quốc tế đến Việt Nam. (Nguồn: Tổng cục Du lịch) (Trang 17)
Hình 2.2 Hồ Hoàn KIếm - (TIỂU LUẬN) báo cáo môn học PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP NGÀNH DU LỊCH và lữ HÀNH đề tài du lịch việt nam 2019 và so sánh với năm 2018
Hình 2.2 Hồ Hoàn KIếm (Trang 18)
Hình 2.3 Vịnh Hạ Long - (TIỂU LUẬN) báo cáo môn học PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP NGÀNH DU LỊCH và lữ HÀNH đề tài du lịch việt nam 2019 và so sánh với năm 2018
Hình 2.3 Vịnh Hạ Long (Trang 19)
Hình 2.5 Bãi biển Nha Trang - (TIỂU LUẬN) báo cáo môn học PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP NGÀNH DU LỊCH và lữ HÀNH đề tài du lịch việt nam 2019 và so sánh với năm 2018
Hình 2.5 Bãi biển Nha Trang (Trang 20)
Là thủ đô của Việt Nam, Hà Nội hạ cán hở vị trí số 2 trên bảng xếp hạng. Tương tự như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội cũng có sự chệnh lệch đáng kể giữa lượng khách trong và ngoài nước - (TIỂU LUẬN) báo cáo môn học PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP NGÀNH DU LỊCH và lữ HÀNH đề tài du lịch việt nam 2019 và so sánh với năm 2018
th ủ đô của Việt Nam, Hà Nội hạ cán hở vị trí số 2 trên bảng xếp hạng. Tương tự như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội cũng có sự chệnh lệch đáng kể giữa lượng khách trong và ngoài nước (Trang 21)
Hình 3.1: Biểu đồ số lượng CSLTDL và số buồng trên toàn quốc năm 2015-2019 - (TIỂU LUẬN) báo cáo môn học PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP NGÀNH DU LỊCH và lữ HÀNH đề tài du lịch việt nam 2019 và so sánh với năm 2018
Hình 3.1 Biểu đồ số lượng CSLTDL và số buồng trên toàn quốc năm 2015-2019 (Trang 23)
Hình 3.3: Khung cảnh đám cưới tỷ phú Ấn Độ tại Phú Quốc tháng 3-2019 cho thấy du lịch Việt Nam đang phát triển tốt phân khúc du lịch cao cấp (Nguồn ảnh: Khoa Nam) - (TIỂU LUẬN) báo cáo môn học PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP NGÀNH DU LỊCH và lữ HÀNH đề tài du lịch việt nam 2019 và so sánh với năm 2018
Hình 3.3 Khung cảnh đám cưới tỷ phú Ấn Độ tại Phú Quốc tháng 3-2019 cho thấy du lịch Việt Nam đang phát triển tốt phân khúc du lịch cao cấp (Nguồn ảnh: Khoa Nam) (Trang 25)
Hình 3.2: JW Marriot Phu Quoc Emerald Bay – nơi từng là địa điểm tổ chức đám cưới cặp đôi tỷ phú Ấn Độ vào đầu năm 2019    (Nguồn ảnh: Khoa Nam) - (TIỂU LUẬN) báo cáo môn học PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP NGÀNH DU LỊCH và lữ HÀNH đề tài du lịch việt nam 2019 và so sánh với năm 2018
Hình 3.2 JW Marriot Phu Quoc Emerald Bay – nơi từng là địa điểm tổ chức đám cưới cặp đôi tỷ phú Ấn Độ vào đầu năm 2019 (Nguồn ảnh: Khoa Nam) (Trang 25)
Cơ sở lưu trú du lịch cũng ngày càng đa dạng hơn về loại hình và cách thức vận hành: - (TIỂU LUẬN) báo cáo môn học PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP NGÀNH DU LỊCH và lữ HÀNH đề tài du lịch việt nam 2019 và so sánh với năm 2018
s ở lưu trú du lịch cũng ngày càng đa dạng hơn về loại hình và cách thức vận hành: (Trang 26)
Hình 3.5: Biệt thự du lịch Đà Lạ t- Biệt thự Hoàng gia (Nguồn: Homestay.review ) - (TIỂU LUẬN) báo cáo môn học PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP NGÀNH DU LỊCH và lữ HÀNH đề tài du lịch việt nam 2019 và so sánh với năm 2018
Hình 3.5 Biệt thự du lịch Đà Lạ t- Biệt thự Hoàng gia (Nguồn: Homestay.review ) (Trang 27)
Hinh 3.6: Căn hộ du lịch (Nguồn: Google hình ảnh) - (TIỂU LUẬN) báo cáo môn học PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP NGÀNH DU LỊCH và lữ HÀNH đề tài du lịch việt nam 2019 và so sánh với năm 2018
inh 3.6: Căn hộ du lịch (Nguồn: Google hình ảnh) (Trang 28)
Hình 3.8: Nhà nghỉ du lịch Packo tại Đà Nẵng (Nguồn: vntrip.vn) - (TIỂU LUẬN) báo cáo môn học PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP NGÀNH DU LỊCH và lữ HÀNH đề tài du lịch việt nam 2019 và so sánh với năm 2018
Hình 3.8 Nhà nghỉ du lịch Packo tại Đà Nẵng (Nguồn: vntrip.vn) (Trang 29)
Hình 3.9: Homestay Andante Farm & Lodge tại Đà Lạt (Nguồn: thamhue24h.infor) - (TIỂU LUẬN) báo cáo môn học PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP NGÀNH DU LỊCH và lữ HÀNH đề tài du lịch việt nam 2019 và so sánh với năm 2018
Hình 3.9 Homestay Andante Farm & Lodge tại Đà Lạt (Nguồn: thamhue24h.infor) (Trang 30)
Hình 3.10: Bãi cắm trại du lịch khu cắm trại Ba Vì (Nguồn: travelgear.vn) - (TIỂU LUẬN) báo cáo môn học PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP NGÀNH DU LỊCH và lữ HÀNH đề tài du lịch việt nam 2019 và so sánh với năm 2018
Hình 3.10 Bãi cắm trại du lịch khu cắm trại Ba Vì (Nguồn: travelgear.vn) (Trang 31)
Bảng 3.1: Số lượng CSLT và buồng phịng của các loại hình lưu trú theo tiêu chuẩn chất lượng năm 2018-2019 - (TIỂU LUẬN) báo cáo môn học PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP NGÀNH DU LỊCH và lữ HÀNH đề tài du lịch việt nam 2019 và so sánh với năm 2018
Bảng 3.1 Số lượng CSLT và buồng phịng của các loại hình lưu trú theo tiêu chuẩn chất lượng năm 2018-2019 (Trang 31)
Hình 3.11: Số lượng doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế, giai đoạn 2015-2019 (Nguồn Tổng cục du lịch) - (TIỂU LUẬN) báo cáo môn học PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP NGÀNH DU LỊCH và lữ HÀNH đề tài du lịch việt nam 2019 và so sánh với năm 2018
Hình 3.11 Số lượng doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế, giai đoạn 2015-2019 (Nguồn Tổng cục du lịch) (Trang 33)
Hình 3.12: Biểu đồ so sánh số lượng doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế 2018-2019 (Nguồn: Tổng cục du lịch) - (TIỂU LUẬN) báo cáo môn học PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP NGÀNH DU LỊCH và lữ HÀNH đề tài du lịch việt nam 2019 và so sánh với năm 2018
Hình 3.12 Biểu đồ so sánh số lượng doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế 2018-2019 (Nguồn: Tổng cục du lịch) (Trang 33)
Hình 3.13: Số lượng và cơ cấu hướng dẫn viên du lịch tính đến hết năm 2019 (Nguồn: Vietnamtourism.gov.vn) - (TIỂU LUẬN) báo cáo môn học PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP NGÀNH DU LỊCH và lữ HÀNH đề tài du lịch việt nam 2019 và so sánh với năm 2018
Hình 3.13 Số lượng và cơ cấu hướng dẫn viên du lịch tính đến hết năm 2019 (Nguồn: Vietnamtourism.gov.vn) (Trang 35)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w