PHẦN 1 TỔNG QUAN DU LỊCH VIỆT NAM NĂM 2019
3.2. Doanh nghiệp Kinh doanh lữ hành
Doanh nghiệp lữ hành tăng nhanh số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển của du lịch nước nhà.
3.2.1. Doanh nghiệp lữ hành quốc tế
Nhiều doanh nghiệp lữ hành đã chủ động thiết lập các văn phịng đại diện ở nước ngồi, là cơ sở để xúc tiến quảng bá tại chỗ, thu hút khách từ các thị trường trọng điểm. Đến hết năm 2019, cả nước đã có 2.656 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế, trong đó số lượng doanh nghiệp thuộc loại hình TNHH chiếm 62,4%, cổ phần chiếm 36,3%, cịn lại 1,4% là loại hình doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi.
Hình 3.11: Số lượng doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế, giai đoạn 2015-2019 (Nguồn Tổng cục du lịch)
Hình 3.12 : Biểu đồ so sánh số lượng doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế 2018-2019 (Nguồn: Tổng cục du lịch)
3.2.2. Doanh nghiệp lữ hành nội địa
Năm 2018, hoạt động lữ hành nội địa diễn ra rất sôi động, đặc biệt là tại các trung tâm du lịch lớn của cả nước. các doanh nghiệp bắt đầu chủ động hợp tác, liên kết, tìm kiếm đối tác nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu cho lượng khách du lịch nội địa ngày càng tăng. Tiếp nối đà phát triển đó, hệ
nhà nước về lữ hành tiếp tục được tăng cường nhằm bảo đảm chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, góp phần hồn thành mục tiêu tăng trưởng của du lịch Việt Nam. Theo quy định của Luật Du lịch 2017, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa phải có giấy phép kinh doanh lữ hành như doanh nghiệp lữ hành quốc tế. Tính đến năm 2019, cả nước có trên 500 doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa.
Một số doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đạt danh hiệu:
5 công ty đạt danh hiệu “Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tốt nhất đón khách du lịch vào Việt Nam (inbound) năm 2019”, gồm:
1. Công ty TNHH MTV Dịch vụ Lữ hành Saigontourist, thành phố Hồ Chí Minh. 2. Cơng ty TNHH Thương mại và Du lịch Anex Việt Nam, tỉnh Khánh Hòa 3. Công ty TNHH Lữ hành Pegas Misr Việt Nam, tỉnh Khánh Hịa.
4. Cơng ty TNHH Du lịch H.I.S Sơng Hàn Việt Nam, thành phố Đà Nẵng. 5. Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Bến Thành, thành phố Hồ Chí Minh.
5 công ty đạt danh hiệu “Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế đưa khách du lịch ra nước ngoài tốt nhất Việt Nam (outbound) năm 2019”, gồm:
1. Công ty TNHH MTV Dịch vụ Lữ hành Saigontourist, thành phố Hồ Chí Minh. 2. Cơng ty Cổ phần Truyền thơng Du lịch Việt, thành phố Hồ Chí Minh.
3. Cơng ty TNHH Du lịch Trần Việt, thành phố Hồ Chí Minh. 4. Công ty TNHH Vietrantour, thành phố Hà Nội.
5. Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Bến Thành, thành phố Hồ Chí Minh.
5 cơng ty đạt danh hiệu “Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tốt nhất Việt Nam năm 2019”, gồm:
1. Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam (Vietravel), thành phố Hồ Chí Minh.
2. Cơng ty TNHH MTV Dịch vụ Lữ hành Saigontourist, thành phố Hồ Chí Minh. 3. Cơng ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Bến Thành, thành phố Hồ Chí Minh.
4. Cơng ty Cổ phần Du lịch Việt Nam VITOURS, thành phố Đà Nẵng.
5. Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Dịch vụ Du lịch Đất Việt, thành phố Hồ Chí Minh.
3.2.3. Đội ngũ Hướng dẫn viên Du lịch
Đội ngũ hướng dẫn viên du lịch được bồi đắp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách Năm 2019, đội ngũ hướng dẫn viên có trình độ từ đại học trở lên chiếm 71,3%, tốt nghiệp cao đẳng chiếm 18%, trình độ khác chiếm 10,7%.
Hình 3.13: Số lượng và cơ cấu hướng dẫn viên du lịch tính đến hết năm 2019 (Nguồn: Vietnamtourism.gov.vn)
Hàng năm, Tổng cục Du lịch đều tổ chức các khóa tập huấn, nâng cao trình độ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch cho các địa phương; hỗ trợ các tỉnh, thành phố tổ chức thi nghiệp vụ điều hành, hướng dẫn viên du lịch; kiểm tra, giám sát các cơ sở đào tạo tổ chức thi và cấp chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch... góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch trên toàn quốc.