Dàn ý cảm nhận tác phẩm hai đứa trẻ

7 9 0
Dàn ý cảm nhận tác phẩm hai đứa trẻ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

DÀN Ý: CẢM NHẬN TÂM TRẠNG KHI CHỜ TÀU ĐẾN CỦA HAI CHỊ EM LIÊN VÀ AN TRONG TÁC PHẨM “ HAI ĐỨA TRẺ” I. Mở bài: • Dẫn dắt: Thạch Lam quan niệm: “Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, lòng người trong sạch và phong phú hơn.” • Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Và với “Hai đứa trẻ”, Thạch Lam đã khiến người đọc không thể quên hay thoát li về hiện thực nơi phố huyện nghèo của những ngày tàn, kiếp người tàn. • Luận đề: Đặc biệt, nhân vật Liên đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng độc giả, với tâm hồn nhạy cảm của một cô bé mới lớn Liên đã vô cùng háo hức, hồi hộp, chờ đợi chuyến tàu đi qua nơi phố huyện nghèo nàn ấy. II. Thân bài: 1. Luận điểm 1: Khái quát tác giả, tác phẩm: • Tác giả: Thạch Lam tên thật là Nguyễn Tường Vinh, sinh tại Hà Nội, trong một gia đình công chức gốc quan lại. Ông là người đôn hậu, rất đỗi tinh tế, có quan niệm văn chương lành mạnh, tiến bộ và có biệt tài truyện ngắn. Ông thường viết những truyện không có truyện, chủ yếu khai thác thế giới nội tâm của nhân vật với những xúc cảm mong manh, mơ hồ trong cuộc sống thường ngày. Văn của ông trong sáng giản dị mà thâm trầm, sâu sắc, các bài thơ trữ tình, giọng điềm đạm nhưng chứa đựng tình cảm yêu mến chân thành và sự nhạy cảm của tác giả trước cảnh vật và lòng người. • Tác phẩm: Ban đầu được đăng trong báo “Ngày nay” sau đó được in trong tập “Nắng trong vườn” 1938. Bằng truyện ngắn trữ tình có cốt truyện đơn giản, Thạch Lam đã thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía niềm xót thương đối với những kiếp người sống cơ cực, quẩn quanh, tăm tối ở phố huyện nghèo trước Cách mạng. Qua tác phẩm này Thạch Lam rung lên tiếng chuông cảnh tỉnh: Những con người bất hạnh ấy rất dễ bị vùi lấp, lãng quên trong đói nghèo, tăm tối. Họ có thể vô danh nhưng không thể để sự tồn tại của họ trong cuộc đời này trở nên vô nghĩa. 2. Luận điểm 2: Lý do đợi tàu của hai chị em Liên và An Dẫn: Sống giữa phố huyện nghèo đầy bóng tối nhưng chị em Liên vẫn luôn “mong đợi một cái gì tươi sáng hơn cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ”. Đó chính là lí do khiến chị em Liên đêm đêm vẫn cố thức để được nhìn chuyến tàu đi qua bởi chuyến tàu chỉ vụt qua nhưng đã mang đến cho họ một thế giới khác. Hai chị em được mẹ giao cho nhiệm vụ trông nom cửa hàng tạp hóa. Liên và An thường thức tới đêm nhưng không phải mong bán được chút hàng mà thức để nhìn thấy chuyến tàu – hoạt động cuối cùng của dêm khuya => Thực chất là mong muốn được thay đổi cảm giác, thay đổi cái không khí ứ đọng hàng ngày. => Sự thức tỉnh cái tôi, khao khát, khắc khoải muốn nhìn thấy những gì khác với cuộc sống của chính mình. 3. Luận điểm 3: Tâm trạng của Liên trước khi tàu đến Dẫn: Đoàn tàu không chỉ là hoạt động cuối cùng phá vỡ sự tĩnh mịch và buồn chán nơi phố huyện trong khoảnh khắc mà nó còn mang đến cho những người dân nơi đây một chút sắc màu Hà Nội huyên náo, sôi động và tràn ngập ánh sáng. Hai đứa trẻ mang tâm trạng tha thiết chờ đợi: mi mắt An sắp sửa rơi xuống, vẫn cố dặn chị gọi dậy khi tàu đến Chăm chú để ý từ ngọn lửa xanh biếc, tiếng còi vang lại, kéo dài ra theo ngọn gió xa xôi => Niềm mong ngóng, chờ đợi, háo hức. Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu. Tiếng gọi em của Liên: cuống quýt, giục giã => lo sợ nếu chậm một chút thôi sẽ không kịp, sẽ bỏ lỡ. An “nhỏm dậy”, “lấy tay giụi mắt” cho tỉnh hẳn => hành động nhanh, ngây thơ, đáng yêu nhưng cũng đáng thương. => Niềm háo hức, mong ngóng chuyến tàu đêm của hai chị em như mong ngóng một điều gì đó tươi sáng hơn cho cuộc sống vốn tẻ nhạt thường ngày. 4. Luận điểm 4: Cảnh đoàn tàu đến. Dẫn: Trước màn đêm nhuốm một màu đen tối, người con gái mới lớn với niềm háo hức, mong ngóng chuyến tàu đêm như muốn được nhìn thấy hoạt động cuối cùng sau một ngày dài cơ cực. Khi tàu đến, Liên đánh thức em “ Dậy đi, An. Tàu đến rồi. “ => vui mừng, hạnh phúc. Cảnh đoàn tàu trước sự say mê của hai chị em: + Tiếng rít vào ghi với âm thanh rầm rập của đoàn tàu. ( âm thanh mạnh mẽ, sôi động. => Đối lập với âm thanh yếu ớt, le lói mà nhỏ bé nơi phố huyện ( ếch nhái, muỗi, trống thu…) + Một thế giới đầy ánh sáng trên các toa tàu “ Những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng “ánh sáng rực rỡ”. => Đối lập với cuộc sống vất vả, khó khăn, nghèo nàn ở phố huyện An nhận ra sự thay đổi rất nhỏ “ Tàu hôm nay không đông chị nhỉ. “ => ( Câu cảm thán ) Phải rất chăm chú cũng như thói quen ngắm đoàn tàu hằng ngày mới nhận ra sự thay đổi này. Chuyến tàu đưa hai chị em trở về kí ức xưa: + “ Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực, vui vẻ và huyên náo. ” + Gia đình còn khá giả, hai chị em được vui chơi vô tư, hồn nhiên. => Vừa là kỉ niệm đẹp vừa là hi vọng ngày mai tươi sáng. Đoàn tàu: biểu tượng cho thế giới ước mơ đầy âm thanh, hạnh phúc, no đủ. Con tàu: + Mang sứ mệnh bù đắp thiếu thốn của cuộc sống nơi phố huyện. + Mang ước mơ về một tương lai tươi sáng, muốn vượt ra khỏi cái tăm tối của cuộc đời. + Xuất hiện chi trong giây lát nhưng có thể đưa cả phố huyện thoát khỏi cuộc sống tù đọng, ám ảnh, bế tắc. Thức tỉnh những người đang buồn chán, sống quẩn quanh, lam lũ và hướng họ đến một tương lai tốt đẹp hơn. 5. Luận điểm 5: Khi tàu đi qua. Dẫn: Trong phút chốc, chuyến tàu mang ước mơ, khát vọng và thật nhiều kỉ niệm xưa cũ vụt đi chỉ còn lại trong hai con người bé nhỏ ấy là sự tiếc nuối, khát khao. Phố huyện với từng ấy người “ trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống ”, trong đó có cả Liên và An. Hai chị em nhìn theo chấm nhỏ của chiếc đèn treo trên toa cuối cùng xa mãi. Khi tàu đi, Liên và An trở về tâm trạng buồn tẻ, chán ngán với cuộc sống thường ngày, niềm vui của hai chị em chỉ lóe sáng rồi vụt tắt. Tất cả chìm trong màn đêm đen với ngọn đèn tù mù chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ đi vào giấc ngủ chập chờn đầy mệt nhoài của Liên. Tâm trạng nuối tiếc, niềm suy tư thao thức về cuộc sống hằng ngày nơi phố huyện nghèo. Thạch Lam thương cảm với cảnh sống nghèo khó, vô danh, vô nghĩa: Ước mơ rất đỗi bình thường và nhỏ bé, chỉ là một đoàn tàu vụt qua trong đêm tối. Cái nhìn lạc quan về con người: + Họ muốn thay đổi trong cuộc sống. + Họ còn sự gắn bó, gần gũi, đều biết ước mơ, mong mỏi thay đổi cuộc sống tăm tối dù rất mơ hồ, rời rạc.  Chứng tỏ, dù ngày tàn, cảnh cũng tàn nhưng lòng người và cuộc đời của họ không tàn, nhất là với đứa trẻ như chị em Liên. 6. Luận điểm 5: Đánh giá ND+NT. Dẫn: Đọc văn của Thạch Lam, Thế Lữ nhận xét “ Bao nhiêu băn khoăn về nghệ thuật, bao nhiêu tư tưởng cũng như tình cảm rung động, lúc nào cũng chứa chất dồi dào trong tâm trí, cái kho tàng cuộc sống bên trong ấy rất sẵn châu báu mà chỉ cầm đến bút, Thạch Lam thấy dàn xếp theo hình thể của lời.” Nghệ thuật: + Là một truyện ngắn trữ tình, đặc trưng cho phong cách nghệ thuật của Thạch Lam, với những câu chuyện không có cốt truyện, với những cảm xúc mong manh, mơ hồ. + Ngôn ngữ đơn giản, súc tính, giàu tính tạo hình. + Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trong khoảng thời gian từ khi hoàng hôn buông xuống đến khi đêm về kết hợp với không gian nghệ thuật hẹp nhưng cụ thể tác giả đã để cho các nhân vật của mình xuất hiện và bộc lộ mình. Nội dung: + Là một truyện ngắn trữ tình, đặc trưng cho phong cách nghệ thuật của Thạch Lam, với những câu chuyện không có cốt truyện, với những cảm xúc mong manh, mơ hồ. + Trân trọng niềm hy vọng dẫu rất mong manh của họ về một cuộc sống tốt đẹp hơn, tươi sáng hơn thông qua cảnh đợi tàu của chị em Liên và nhắn nhủ những thông điệp về tinh thần sống lạc quan của con người. + Khắc họa rõ nét khung cảnh làng quê Việt Nam trước cách mạng, chất chứa những nỗi u buồn, khó nhọc, thông qua đó nhà văn bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc đối với cuộc sống của những con người quẩn quanh bế tắc. III. KẾT BÀI. Dẫn dắt: Có người từng nói rằng: “Thạch Lam là nhà văn ngắt câu bằng màu, chấm câu bằng nốt nhạc, chuyển đoạn bằng hình”. Khẳng định giá trị nội dung, nghệ thuật: Bởi lẽ vậy “Hai đứa trẻ” hiện lên như một bức tranh dệt bằng cảm giác” giản dị mà sâu lắng, man mác mà thấm thía. Với văn phong lãng mạn, bút pháp trữ tình trong truyện ngắn và sự thành công của nghệ thuật miêu tả thế giới nội tâm nhân vật, Thạch Lamnhà văn tài ba đã khắc họa cảnh chờ tàu của chị em Liên thật tỉ mỉ, sinh động để lại cho người đọc những bí ẩn thi vị mà cao đẹp trong tâm hồn cô bé Liên. Hai đứa trẻ chính là bài ca về niềm tin yêu cuộc sống niềm tin yêu đó được kết tinh từ ánh sáng tư tưởng tiến bộ, từ ánh sáng lòng nhân ái của nhà văn. Cảm nghĩ người đọc: Đóng lại cuốn sách người đọc vẫn không khỏi thổn thức trước những số phận kiếp người mòn mỏi nơi phố huyện. Nhưng đồng thời cũng trân trọng, nâng niu những mơ ước tha thiết, mãnh liệt của họ về một cuộc sống khác, về sự đổi đời.

DÀN Ý: CẢM NHẬN TÂM TRẠNG KHI CHỜ TÀU ĐẾN CỦA HAI CHỊ EM LIÊN VÀ AN TRONG TÁC PHẨM “ HAI ĐỨA TRẺ “ ( Thu Hà, Hiền Mai, Mai Anh, Phương Uyên 46 ) I Mở bài:  Dẫn dắt: Thạch Lam quan niệm: “Đối với văn chương cách đem đến cho người đọc thoát li hay quên, trái lại văn chương thứ khí giới cao đắc lực mà có để tố cáo thay đổi giới giả dối tàn ác, lòng người phong phú hơn.”  Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Và với “Hai đứa trẻ”, Thạch Lam khiến người đọc khơng thể qn hay li thực nơi phố huyện nghèo ngày tàn, kiếp người tàn  Luận đề: Đặc biệt, nhân vật Liên để lại nhiều ấn tượng lòng độc giả, với tâm hồn nhạy cảm cô bé lớn Liên vô háo hức, hồi hộp, chờ đợi chuyến tàu qua nơi phố huyện nghèo nàn II Thân bài: Luận điểm 1: Khái quát tác giả, tác phẩm:  Tác giả: - Thạch Lam tên thật Nguyễn Tường Vinh, sinh Hà Nội, gia đình cơng chức gốc quan lại - Ơng người đơn hậu, đỗi tinh tế, có quan niệm văn chương lành mạnh, tiến có biệt tài truyện ngắn - Ơng thường viết truyện khơng có truyện, chủ yếu khai thác giới nội tâm nhân vật với xúc cảm mong manh, mơ hồ sống thường ngày - Văn ông sáng giản dị mà thâm trầm, sâu sắc, thơ trữ tình, giọng điềm đạm chứa đựng tình cảm yêu mến chân thành nhạy cảm tác giả trước cảnh vật lòng người  Tác phẩm: - Ban đầu đăng báo “Ngày nay” sau in tập “Nắng vườn” 1938 - Bằng truyện ngắn trữ tình có cốt truyện đơn giản, Thạch Lam thể cách nhẹ nhàng mà thấm thía niềm xót thương kiếp người sống cực, quẩn quanh, tăm tối phố huyện nghèo trước Cách mạng - Qua tác phẩm Thạch Lam rung lên tiếng chuông cảnh tỉnh: Những người bất hạnh dễ bị vùi lấp, lãng quên đói nghèo, tăm tối Họ vơ danh khơng thể để tồn họ đời trở nên vô nghĩa Luận điểm 2: Lý đợi tàu hai chị em Liên An Dẫn: Sống phố huyện nghèo đầy bóng tối chị em Liên ln “mong đợi tươi sáng cho sống nghèo khổ hàng ngày họ” Đó lí khiến chị em Liên cố thức để nhìn chuyến tàu qua chuyến tàu qua mang đến cho họ giới khác - Hai chị em mẹ giao cho nhiệm vụ trông nom cửa hàng tạp hóa - Liên An thường thức tới đêm mong bán chút hàng mà thức để nhìn thấy chuyến tàu – hoạt động cuối dêm khuya => Thực chất mong muốn thay đổi cảm giác, thay đổi khơng khí ứ đọng hàng ngày => Sự thức tỉnh tôi, khao khát, khắc khoải muốn nhìn thấy khác với sống Luận điểm 3: Tâm trạng Liên trước tàu đến Dẫn: Đoàn tàu không hoạt động cuối phá vỡ tĩnh mịch buồn chán nơi phố huyện khoảnh khắc mà cịn mang đến cho người dân nơi chút sắc màu Hà Nội huyên náo, sôi động tràn ngập ánh sáng - Hai đứa trẻ mang tâm trạng tha thiết chờ đợi: mi mắt An sửa rơi xuống, cố dặn chị gọi dậy tàu đến - Chăm để ý từ lửa xanh biếc, tiếng còi vang lại, kéo dài theo gió xa xơi => Niềm mong ngóng, chờ đợi, háo hức - Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có cảm giác mơ hồ khơng hiểu - Tiếng gọi em Liên: cuống quýt, giục giã => lo sợ chậm chút không kịp, bỏ lỡ - An “nhỏm dậy”, “lấy tay giụi mắt” cho tỉnh hẳn => hành động nhanh, ngây thơ, đáng yêu đáng thương => Niềm háo hức, mong ngóng chuyến tàu đêm hai chị em mong ngóng điều tươi sáng cho sống vốn tẻ nhạt thường ngày Luận điểm 4: Cảnh đoàn tàu đến Dẫn: Trước đêm nhuốm màu đen tối, người gái lớn với niềm háo hức, mong ngóng chuyến tàu đêm muốn nhìn thấy hoạt động cuối sau ngày dài cực - Khi tàu đến, Liên đánh thức em “ Dậy đi, An Tàu đến “ => vui mừng, hạnh phúc - Cảnh đoàn tàu trước say mê hai chị em: + Tiếng rít vào ghi với âm rầm rập đoàn tàu ( âm mạnh mẽ, sôi động => Đối lập với âm yếu ớt, le lói mà nhỏ bé nơi phố huyện ( ếch nhái, muỗi, trống thu…) + Một giới đầy ánh sáng toa tàu “ Những toa hạng sang trọng lố nhố người, đồng kền lấp lánh, cửa kính sáng “ánh sáng rực rỡ” => Đối lập với sống vất vả, khó khăn, nghèo nàn phố huyện - An nhận thay đổi nhỏ “ Tàu hôm không đông chị “ => ( Câu cảm thán ) Phải chăm thói quen ngắm đồn tàu ngày nhận thay đổi - Chuyến tàu đưa hai chị em trở kí ức xưa: + “ Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực, vui vẻ huyên náo ” + Gia đình cịn giả, hai chị em vui chơi vô tư, hồn nhiên => Vừa kỉ niệm đẹp vừa hi vọng ngày mai tươi sáng - Đoàn tàu: biểu tượng cho giới ước mơ đầy âm thanh, hạnh phúc, no đủ - Con tàu: + Mang sứ mệnh bù đắp thiếu thốn sống nơi phố huyện + Mang ước mơ tương lai tươi sáng, muốn vượt khỏi tăm tối đời + Xuất chi giây lát đưa phố huyện thoát khỏi sống tù đọng, ám ảnh, bế tắc - Thức tỉnh người buồn chán, sống quẩn quanh, lam lũ hướng họ đến tương lai tốt đẹp 5 Luận điểm 5: Khi tàu qua Dẫn: Trong phút chốc, chuyến tàu mang ước mơ, khát vọng thật nhiều kỉ niệm xưa cũ lại hai người bé nhỏ tiếc nuối, khát khao - Phố huyện với từng người “ bóng tối mong đợi tươi sáng cho sống ”, có Liên An - Hai chị em nhìn theo chấm nhỏ đèn treo toa cuối xa - Khi tàu đi, Liên An trở tâm trạng buồn tẻ, chán ngán với sống thường ngày, niềm vui hai chị em lóe sáng tắt - Tất chìm đêm đen với đèn tù mù chiếu sáng vùng đất nhỏ vào giấc ngủ chập chờn đầy mệt nhoài Liên - Tâm trạng nuối tiếc, niềm suy tư thao thức sống ngày nơi phố huyện nghèo - Thạch Lam thương cảm với cảnh sống nghèo khó, vơ danh, vơ nghĩa: Ước mơ đỗi bình thường nhỏ bé, đoàn tàu qua đêm tối - Cái nhìn lạc quan người: + Họ muốn thay đổi sống + Họ gắn bó, gần gũi, biết ước mơ, mong mỏi thay đổi sống tăm tối dù mơ hồ, rời rạc  Chứng tỏ, dù ngày tàn, cảnh tàn lịng người đời họ khơng tàn, với đứa trẻ chị em Liên Luận điểm 5: Đánh giá ND+NT Dẫn: Đọc văn Thạch Lam, Thế Lữ nhận xét “ Bao nhiêu băn khoăn nghệ thuật, tư tưởng tình cảm rung động, lúc chứa chất dồi tâm trí, kho tàng sống bên sẵn châu báu mà cầm đến bút, Thạch Lam thấy dàn xếp theo hình thể lời.” - Nghệ thuật: + Là truyện ngắn trữ tình, đặc trưng cho phong cách nghệ thuật Thạch Lam, với câu chuyện khơng có cốt truyện, với cảm xúc mong manh, mơ hồ + Ngôn ngữ đơn giản, súc tính, giàu tính tạo hình + Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật khoảng thời gian từ hồng bng xuống đến đêm kết hợp với không gian nghệ thuật hẹp cụ thể tác giả nhân vật xuất bộc lộ - Nội dung: + Là truyện ngắn trữ tình, đặc trưng cho phong cách nghệ thuật Thạch Lam, với câu chuyện khơng có cốt truyện, với cảm xúc mong manh, mơ hồ + Trân trọng niềm hy vọng mong manh họ sống tốt đẹp hơn, tươi sáng thông qua cảnh đợi tàu chị em Liên nhắn nhủ thông điệp tinh thần sống lạc quan người + Khắc họa rõ nét khung cảnh làng quê Việt Nam trước cách mạng, chất chứa nỗi u buồn, khó nhọc, thơng qua nhà văn bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc sống người quẩn quanh bế tắc III KẾT BÀI - Dẫn dắt: Có người từng nói rằng: “Thạch Lam nhà văn ngắt câu màu, chấm câu nốt nhạc, chuyển đoạn hình” - Khẳng định giá trị nội dung, nghệ thuật: Bởi lẽ “Hai đứa trẻ” lên tranh dệt cảm giác” - giản dị mà sâu lắng, man mác mà thấm thía Với văn phong lãng mạn, bút pháp trữ tình truyện ngắn thành công nghệ thuật miêu tả giới nội tâm nhân vật, Thạch Lam-nhà văn tài ba khắc họa cảnh chờ tàu chị em Liên thật tỉ mỉ, sinh động để lại cho người đọc bí ẩn thi vị mà cao đẹp tâm hồn cô bé Liên Hai đứa trẻ ca niềm tin yêu sống niềm tin yêu kết tinh từ ánh sáng tư tưởng tiến bộ, từ ánh sáng lòng nhân nhà văn - Cảm nghĩ người đọc: Đóng lại sách người đọc không khỏi thổn thức trước số phận kiếp người mòn mỏi nơi phố huyện Nhưng đồng thời trân trọng, nâng niu mơ ước tha thiết, mãnh liệt họ sống khác, đổi đời

Ngày đăng: 01/12/2022, 20:41

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan