Tài liệu quy trình định hướng nghề nghiệp do TGM chia sẻ
Lưu ý: • Đây chỉ là quy trình định hướng để bạn tham khảo, không phải là một giải pháp thay thế hoàn toàn cho bạn bởi vì mỗi con người có những hoàn cảnh khác nhau nên phương pháp định hướng cũng có thể khác nhau. • Quy trình này có rất nhiều câu hỏi để bạn trả lời. Chỉ khi bạn thật sự dành thời gian nghiêm túc để trả lời những câu hỏi này thì việc định hướng nghề nghiệp của bạn mới có thể rõ ràng hơn được • Bạn nên thẳng thắn cùng gia đình tham gia vào quá trình này để nghe thêm những lời khuyên của người đi trước. Và luôn bám vào mục đích cuối cùng là chọn cho mình một con đường phù hợp nhất với khả năng, sở thích của bản thân chứ không phải của người khác gợi ý cho bạn. Mọi thắc mắc, bạn có thể gửi về email: lienhe-hcm@tgm.vn Quy Trình Định Hướng Tham Khảo Để xác định và đ ịnh hướng đúng đắn về bản thân, trước tiên bạn cần phải hiểu rõ về bản thân mình trước khi ra được quyết định về con đường tương lai mà mình muốn chọn. Nếu bạn không hiểu rõ mình, bạn sẽ không biết mình mạnh gì, yếu gì, kỹ năng nào của mình là nổi trội nhất, những giá trị nào mà mình mong muốn theo đuổi trong cuộc sống. Hiểu mình rồi mới bắt đầu tìm hiểu công việc bởi vì mỗi loại công việc có tính chất khác nhau, đòi hỏi những tố chất, thái độ, kỹ năng khác nhau. Nếu bạn không hiểu rõ về mình trước mà vội vàng lựa chọn công việc tương lai, nhiều khả năng bạn sẽ gặp thất vọng khi tiếp xúc trực tiếp với công việc đó. Công thức định hướng nghề nghiệp tổng quát nhất sẽ như sau: Hiểu được các bạn học sinh cấ p II-III gặp nhiều khó khăn trong việc định hướng nghề nghiệp của mình, TGM Training đã biên soạn một quy trình bốn bước đơn giản để giúp các bạn có một cái nhìn rõ hơn về định hướng công việc của mình. Quy Trình Bốn Bước Định Hướng Nghề Nghiệp Tham Khảo Bước 1 – Nâng cao nhận thức về bản thân Sau đây là một số đ iều mà các bạn cần phải nhận thức về bản thân mình: 1. Tính cách của bản thân mình thông qua các công cụ phân loại tính cách như Tâm Lý Hình Học, MBTI hoặc Holland Code…. Bạn sẽ biết rằng có nhiều kiểu tính cách khác nhau và mỗi loại tính cách như vậy sẽ phù hợp hơn với một số loại ngành nghề và sẽ giúp cho bạn phát triển nhanh chóng. 2. Điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Thông qua việc biết tính cách mình là gì, bạn cũng sẽ biết thêm nhiều về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Kết hợp với việc quan sát chính mình, bạn sẽ có một danh sách những điểm mạnh, điểm yếu mà sẽ rất hữu ích cho việc xác định con đường tương lai của mình. 1. Hiểu mình 2. Hiểu việc 3. Công việc mong muốn 3. Xác định các kỹ năng của bản thân: giao tiếp, viết lách, công nghệ thông tin, làm việc nhóm, lên kế hoạch, trình bày ý tưởng, thuyết trình… 4. Giá trị cá nhân của bản thân mình. Ví dụ như bạn có giá trị là trân trong thiên nhiên, thì ngành nghề trong tương lai của bạn chọn không thể nào là những ngành công nghiệp gây tổn hại đến tự nhiên; hoặc bạn có giá trị muốn đươc xã hội công nhận thì những ngành nghề, công việc ổn định, an toàn sẽ khiến bạn cảm thấy không hài lòng với chính bản thân mình. Bước 2 – Tưởng tượng về công việc mà bạn mơ ước Có thể bạn đang là học cấp III nên việc này hơi khó khăn vớ i bạn, nhưng không có nghĩa là bạn không làm được. Hãy thử tư ởng tượng ra trong tương lai một ngày làm việc tuyệt vời của bạn là gì? Bạn cảm thấy thỏa mãn nhất khi được làm những hoạt động có tính chất gì? Cái gì mang lại cho bạn năng lượng nhất? • Bạn thích làm việc trong ngành, nghề, lĩnh vực nào? (Bạn không nhất thiết phải liệt kê chỉ 1 ngành. Bạn có thể liệt kê khoảng 2-3 ngành mà bạn cảm thấy mình có thể muốn làm cũng được) • Ai là người có ảnh hưởng với bạn trong cuộ c sống? Bạn mong muốn trở thành ai? (Đôi lúc chúng ta muốn làm những việc trong tương lai có liên quan đến người đã có tác động lớn với ta trong quá khứ?) • Có bức xúc, trăn trở gì mà bạn muốn giải quyết cho xã hội này hay không? (Có những người cảm thấy cần phải đóng góp cho kinh tế đất nước, có những người cảm thấy xã hội còn bất công, có những người thì cảm thấy giáo dục còn nhiều điều cần phải thay đổi, có những người muốn mang lại những sản phẩm sáng tạo cho xã hội, có những người muốn nâng cao nghệ thuật của đất nước…) • Bạn muốn được sử dụng những điểm mạnh, kỹ năng nào trong công việc của mình? • Bạn thích làm việc ở đâu? Thành phố hay nông thôn? Trong nước hay ngoài nước? • Các giá trị mà bạn luôn gìn giữ và tuyệt đố i tuân thủ là gì? • Một ngày làm việc lý tưởng của bạn sẽ là như thế nào? Bước 3 – Tìm hiểu về ngành nghề, công việc, thị trường lao động Một vài định nghĩa cần biết: • Ngành: ngành rộng hơn nghề, là một lĩnh vực chuyên môn mà bạn tham gia vào. Ví dụ: Ngành giáo dục- đào tạo; Ngành xây dựng; Ngành sản xuất… • Nghề: trong ngành lớn đó thì sẽ chia thành nhiều nghề nhỏ hơn. Và sẽ có một số nghề phù hợp với khả năng của bạn hơn các nghề khác trong cùng ngành đó Để tìm hiểu về ngành, nghề và các công việc làm trên thị trường hiện tại, bạn có thể tham khảo các trang web sau: www.vietnamworks.com/tim-viec-lam và www.careerbuilder.vn/vi/tim-viec-nhanh.html Kết hợp danh sách ở Bước 1 và Bước 2, bạn hãy lập một danh sách ít nhất là 3 ngành nghề và công việc mà bạn có thể sử dụng các điểm mạnh (sở trường) và các kỹ năng nổi trội của bạn ở Bước 1 cũng như đáp ứng các tiêu chí bạn đ ề ra ở Bước 2. Dựa trên danh sách kết hợp ở Bước 1 và 2, bạn sẽ biết được có một số ngành nghề mà sẽ không thể làm cho bạn thấy hứng thú, hãy bỏ qua những ngành nghề đó và bắt đầu tập trung thu hẹp vào những ngành nghề tạ o cho bạn sự hứng thú. Sau đó, hãy đào sâu hơn vào từng ngành nghề để xem sơ lược trong nhữ ng ngành nghề đó có những công việc nào, lương bổng ra sao, điều kiện làm việc thế nào, đòi hỏi yêu cầu và kỹ năng gì… Để có thể hiểu rõ hơn về các ngành nghề ấy, bạn có thể làm theo các gợi ý sau: • Gặp gỡ những người đang làm công việc đó để hỏi thêm thông tin cần thiết và nhờ họ góp ý xem bạn có phù hợp với công việc đó không (theo cảm nhận của họ) • Tận dụng các mối quan hệ của gia đình để xem có ai đang làm trong ngành nghề đó hay không và sắp xếp để được họ chia sẻ thêm về tính chất ngành nghề ấy • Tìm gặp các chuyên gia tư vấn về định hướng nghề nghiệp để họ tư vấn thêm cho bạn Đây là một trong những bướ c sẽ tiêu tốn nhiều thời gian củ a bạn nhất, nhưng nó rất đáng để làm vì tương lai của bạn sẽ rõ ràng hơn nếu bạn thực hiện nghiêm túc theo bước này. Bước 4 – Lập kế hoạch hành động Sau khi đã thực hiện xong bước 3, lúc này bạn đã bắ t đầu có một khái niệm rõ ràng hơn về con đường đi sắp tới, lúc này bạn cần phải tự hỏi bản thân mình để lập kế hoạch hành động đạt được mục tiêu bạn đề ra: • Làm thế nào để tôi đạt được mục tiêu đó? • Trường Đại Học/Cao Đẳng/Trung Cấp nào cho phép tôi một con đường tiến tớ i dự định của mình? Nếu so với điều kiện gia đình của tôi thì con đường nào sẽ là tốt nhất? • Kết quả gần nhất tôi cần phải đạt được để tiến tới dự định tương lai đó là gì? • Tôi có cần phải nhờ đến sự hỗ trợ, ủng hộ của gia đình trong việc theo đuổi dự định tương lai của mình không? Tôi cần họ hỗ trợ như thế nào? Sau khi đã có kế hoạch hành động, hãy KIÊN NHẪN theo đuổi MỤC TIÊU của bạn. Bạn nên nhớ rằng không có bất kỳ điều gì có thể giúp bạn đạt được điều bạn mong muốn ngoại trừ cách HÀNH ĐỘNG. Bạn có thể có một bảng mô tả công việc mơ ước rất truyền cảm hứng, rất vĩ đại, nhưng nếu bạn không bắt tay vào hành động để hiện thực hóa nó thì công việc mơ ước đó của bạn vẫn sẽ mãi chỉ là một mơ ước mà thôi. Chúng tôi chúc cho bạn sẽ đạt được mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai mà bạn đã định ra. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì mong muốn được giải đáp, bạn vui lòng gửi email về: lienhe@tgm.vn Thân mến, TGM Training Các Câu Hỏi Thường Gặp TGM Training biên soạn và tổng hợp phần các câu hỏi thường gặp nhất này từ nhiều nguồn để giúp các bạn có thêm thông tin về việc định hướng nghề nghiệp của bản thân. 1. Em có nên theo đuổi ngành hot hay không? Lời khuyên là tùy vào hoàn cảnh cá nhân của bạn, tuy nhiên chúng tôi khuyên bạn không nên chạy theo ngành hot, vì ngành hot rồi sẽ có lúc hết hot! Ví dụ như ngành ngân hàng đã từng một thời rất hot, nay thì nhu cầu đã xuống thấp và không còn như lúc trước nữa, tìm việc làm cũng rất khó khăn. Những bạn 4 năm trước theo đuổi ngành ngân hàng nay lại phải chật vật tìm việc. Dĩ nhiên ta không thể nào đoán được liệu sau 4-5 năm nữa ngành ngân hàng có hot trở lại hay không. Vậy nên thay vì cứ lo lắng xem 4-5 năm nữa ngành nào sẽ hot, thì bạn hãy tập trung vào những ngành nghề nào cho phép bạn được sử dụng hết điểm mạnh, kỹ năng nổi trội và giá trị cá nhân của bạn. Khi bạn tập trung nâng cao giá trị của bản thân, mọ i thứ sẽ dễ dàng đến với bạn. 2. Em không biết mình thích gì, không biết nên làm gì trong tương lai? Bước đầu tiên trong việc định hướng nghề nghiệp chính là hiểu về chính bản thân mình. Việc bạn không biết mình thích gì chứng tỏ bạn vẫn chưa thật sự hiểu rõ về những điểm mạnh, điểm yếu, kỹ năng và giá trị của bản thân. Bởi vì khi hiểu rõ những điều đó, bạn sẽ biết rằng có những việc gì bạn cảm thấy hưng phấn khi làm và những việc khiến bạn mất năng lượng khi làm nó. Bạn biết bạn dễ dàng làm tốt những việc gì và những việc gì gây khó khăn cho bạn. Đó chính là bước đầu tiên để xác định công việc bạn mong muốn. Để hiểu rõ về bản thân mình, bạn cần kết hợp cả việc làm các bài trắc nghiệ m về tính cách, điểm mạnh, yếu, giá trị cá nhân và việc tích cực tham gia các hoạt động trong trườ ng, cẩn thận quan sát xem trong những lúc ấy có những hoạt động gì mình làm rất tốt và những hoạt động gì gây khó khăn cho mình. Hãy ghi chú lại những điều này để bắt đầ u hiểu rõ hơn về chính bản thân mình. 3. Em có thể làm các bài test về tính cách ở đâu? • Với Tâm Lý Hình Học, ở Việt Nam hiện tại chỉ có duy nhất chị Nguyễn Thị Minh Tâm là được ủy quyền thực hiện đào tạo chương trình này. Bạn có thể tham khảo tại đây: http://www.unity.com.vn/tam-ly- hinh-hoc/ • Với MBTI, em có thể xem thông tin về khóa học online và offline lại: http://www.mbti.vn/ • Với bài test trắc nghiệm Holland, bạn có thể vào đây để làm miễn phí: http://huongnghiepviet.com/v3/trac-nghiem-huong-nghiep/lam-trac-nghiem-hn-jh 4. Có những nguồn nào về định hướng nghề nghiệp mà em có thể tham khảo? Một quyển sách nổi tiếng về định hướng nghề nghiệp mà bạn có thể tham khảo đó là “Chiếc dù và hướng đi thông minh” của tác giả Richard Bolles Đối với những bạn nào giỏi tiếng Anh, bạn có thể tham khảo trang web: www.careerkey.org. Trang web có bài test Holland miễn phí và nhiều thông tin giá trị về định hướng nghề nghiệp. Tuy nhiên bạn lưu ý bối cảnh trong đó là nước Mỹ, nên bạn cần suy xét và đối chiếu lại với hoàn cảnh ở Việt Nam để tránh lầm lẫn đáng tiếc. 5. Chúng em thường băn khoăn việc chọn nghề làm sao để không bị lầm. Vậy trước hết, nên hiểu thế nào là chọn lầm nghề? Đặt vấn đề như vậy là cần thiết và tỏ ra bình tĩnh trước khi lựa chọn. Bởi vì, phải suy xét kỹ, nhằm "biết trước để tránh", hoặc "hiểu đ ể không lầm". Khái niệm "chọn lầm nghề" tương ứng với thuật ngữ trong hướng nghiệp gọi là "không tương thích với nghề được chọn". Nói vắn tắt: Chọn lầm nghề là chọn phải nghề không tương thích, nghĩa là về căn bản, không hợp với tính cách và năng lực của ta. Nếu ta lỡ mua một đôi giày tuy đẹp mã nhưng bị chật, hay mua một chiếc áo rất model nhưng bị rộng, là ta đã chọn nhầm hàng. Chọn người yêu càng dễ bị nhầm nếu chỉ "hợp nhãn" mà không hợp tính. Chọn nghề còn phức tạp nhiều hơn thế và dễ bị lầm hơn thế, vì nhãn quan và cảm tính rất dễ đánh lừa nhiều người. Nghề thời thượng chẳng hạn, nó đang lôi cuốn số đông, có thể hợp với ai đó nhưng không hợp với chính ta. Lại có thể hợp với ta về mặt năng lực, nhưng rất không hợp về mặt tính cách. Nếu chưa cân nhắc kỹ mà đã vội chọn nó, vậy là ta đã lầm. 6. Với HS, nguyên nhân nào dẫn đến việc chọn lầm nghề? Việc chọn lầ m thường do cảm tính, do "nổi hứng" nhất thời, do chạy theo phong trào hoặc do bị mất phương hướng nên "nhắm mắ t đưa chân" Nếu tránh được tối đa những cảm xúc vội vàng, biết suy xét và phân tích từ nhiều khía cạnh theo lý tính, thì việc lựa chọn ngành nghề ít bị lầ m hơn. Cũng có trường hợp do sức ép từ phía gia đình. Một nghịch lý thường gặp qua thực tế tư vấn hướng nghiệp ở nhiều nơi đã cho thấy, rất nhiều HS không trả lời được câu hỏi "Tại sao em quyết định chọn nghề này?" nhưng vị phụ huynh đi theo đã trả lời được câu đó! Như vậy, với những HS ấy, chọn nghề là do mong muốn của cha mẹ, thay vì của chính mình! Để không chọn lầm nghề, hãy tham khả o ý kiến và ý muốn của cha mẹ (cần lắm, để tham khảo kinh nghiệm và hiểu biết của các bậc bề trên), nhưng nên xin phép cha mẹ cho mình được quyền quyết định cuối cùng. 7. Nên hiểu kỹ như thế nào là chọn đúng, nghĩa là chắc chắn "chọn không lầm nghề"? Chọn không lầm nghề là chọn được một nghề tương thích với mình. Ở đây có hai ý: nghề mình chọn phải là nghề mình thích, đương nhiên, nhưng còn phải xét đến yếu tố tương hợp. Yếu tố này quan trọng hơn cả. Nếu không tương hợp với yêu cầu của nghề, dù ta có thích đến đâu, sớm muộn cũng sẽ bị nghề đào thải. Hơn nữa, sở thích chưa phải là sở trư ờng. Sở thích thiên về cảm tính, không ổn định. Sở trường mới là tố chất của năng lực, ổn định hơn, bền vững hơn, thường không đổi trước mọi sức ép. Tương hợp chủ yếu về hai mặt: phẩm chất và năng lực. Ngoài ra, còn phải xét đến giới tính, sức khỏe, hoàn cảnh và chí hướng của ta. Nếu ta thích nghề đó, lại còn được nghề "yêu", nghĩa là "nghề chọn ta" (vì tương hợp với ta) thì chắc chắn ta đã chọn đúng nghề. Do đó, các nhà giáo dục hướ ng nghiệp đã khẳng định: chủ yếu là nghề chọn ta chứ không phải ta chọn nghề. Có "giao duyên" như vậy mới không lầm lẫn. Trên thực tế, vì không được nghề "yêu" nên đã có rất nhiều người dù đã tốt nghiệp nhưng khi vào nghề mới thấy rằng không thể theo được nghề đã chọn (do chọn lầm). 8. Trong trường hợp chúng em chưa tiếp xúc và chưa hành nghề, làm sao để biết nghề ấy có "yêu" mình hay không, có tương hợp với mình đế n mức nào? Sự giao duyên giữa nghề với người (có duyên nợ hay không) qua trải nghiệm thực tế sẽ càng thấy rõ, tất nhiên. Nhưng bước đầu, qua trắc nghiệm khách quan cũng có thể giúp ta biết được về cơ bản, ta có hợp (hay không hợp) với nghề định chọn. Hiện nay, trên mạng lưới tư vấn giáo dục, có nhiều trung tâm tư vấn hướng nghiệp mà tại đó có cả trắc nghiệm hướng nghiệp. Trắc nghiệm hướng nghiệp là một loại hình trắc nghiệm khách quan hướng về việc chẩn đoán và phát hiện những đặc điểm tư chất của cá nhân đối với nghề nghiệp. Kết quả trắc nghiệm này được coi là cơ sở khoa học để tư vấn hướng nghiệp, góp phần hỗ trợ cho HS tự hiểu mình một cách khách quan hơn. Từ đó biết chọn học ngành nghề nào cho phù hợp, đồng thời tránh được những nghề không phù hợp. 9. Em đọc trên báo thấy có lời nhận định thẳng thắn của một chuyên gia giáo dục nước ngoài, rằng "Thanh niên Việt Nam rất hiếu học, nhưng phần lớn chỉ lao vào học thi để lấy bằng, rồi lấy bằng để lo kiếm sống hoặc kiếm danh. Hết!" Nhận định như vậy có hơ i quá đáng không ạ? Nếu căn cứ vào thực tế hiện nay, nhận định như vậy có lẽ không quá đáng, ít nhất đối với một bộ phận người trẻ thực dụng và hiếu danh. Thực trạng luyện thi nhan nhản, nhồi nhét đầy ắp trong các lò dạy chữ đã nói lên điều đó. Thực tế cũng có rất nhiều người ngại dấn thân vào đời sau khi tốt nghiệp, chỉ muốn dựa vào ngân sách của cha mẹ để học lên nữa, tìm sự nổi tiếng với mảnh bằng cao hơn, chưa lo cống hiến! Cần thấy đó là điều quá xót xa, phải giật mình để cảnh tỉnh. Thử tưởng tượng một xã hội mà lớp trẻ chỉ "lo lấy bằng để kiếm sống hoặc kiếm danh" (dù rất chính đ áng và thiết thực) thì xã hội đó sẽ đi về đâu?! Cái đích của tuổi trẻ (cũng là mục tiêu của giáo dục) là "mưu sinh" hay "phát triển", là "kiếm tiền" hay "phụng sự", là "được danh nghĩa" hay "có thực chất" ? Nên quay về với những giá trị sống nhân bản. 10. Câu hỏi cuối: Nhiều người đã vô tình chọn lầm nghề, học nhầm trường, nhưng vẫ n học được và tốt nghiệp ra trường. Một số trong họ chưa (hoặc không) cảm thấy khó khăn gì khi vào đời và lập nghiệp. Điều đó được hiểu ra sao? Đó là vì họ chưa đối mặt vớ i những thử thách éo le trong nghề, chưa đụng chạm với những gai góc sắc cạnh của nghề. Chỉ khi bước sâu vào nghề và cọ xát với thực tế khắc nghiệt đó, họ mới thấy "dội" - dội từ cung cách làm việc đến thái độ hành nghề, nhất là khi va vấp những nghịch cảnh và đối diện với "nghiệp" cay đắng của nghề. Mặt khác, những người trong hoàn cảnh đó may lắm là chỉ "tồn tại" được trong nghề nhấ t thời thôi, làm được ở mức bình bình thôi, không thể khá hơn, sáng tạo hơn, phát đạt hơn, càng không thể "sống lâu" trong nghề, gắn bó máu thịt với nghề. Bởi vậy mới có trường hợp hành nghề nhưng vẫn dửng dưng với nghề, "bỏ thì thươ ng, vương thì nặng", không mặn mà "yêu" mà chỉ chực chờ "ly dị" hoặc "ly thân" với nghề khi thời cơ đến. Trong mọi trường hợp, thực tế trả i nghiệm trong nghề nghiệ p bao giờ cũng là người thầy phán xét khách quan nhất, cũng là sự giám định chính xác nhất về sự tương thích (hay không tương thích) của ta đối với nghề. Đấy là quy luật. *Phần này được tổng hợp từ kinh nghiệm của TGM Training và trả lời phỏng vấn của Quang Dương – nhà tâm lý và tư vấn hướng nghiệp TM Chương trình đào tạoTôi Tài Giỏi!Bạn Cũng Thế!dành cho học sinh THCS và THPT từ 12-18 tuổi, được thiết kế dựa trên Mô hình đào tạo và phát triển bản thân củaTGM Traininggiúp trang bị cho các em học sinh một hành trang cần thiết trong tương lai. Kể từ khi mới ra mắt tại Việt Nam cho tới nay, Tôi Tài Giỏi! Bạn Cũng Thế! đã đem lại nhiều giá trị cho hơn 20,000 học viên tại 63 tỉnh thành trên cả nước. (08) 7309 8889 www.tgmtraining.vn (08) 6264 7902 Vận dụng các nguyên tắc não bộ để có phương pháp học tập tối ưu: t Hiểu rõ tiềm năng của bản thân và có một niềm tin mạnh mẽ, hữu ích trong học tập và cuộc sống; t Vận dụng phương pháp trí nhớ siêu đẳng để hiểu và nhớ bài lâu hơn; t Ghi chú toàn não bộ để dễ dàng nắm bắt, tổng hợp thông tin, học tập hiệu quả hơn; t Quản lí thời gian để có được cuộc sống cân bằng mà vẫn học tập thật hiệu quả. 3 ngày đào tạo tập trung 3 buổi tiếp sức trong 1 tháng Môi trường tích cực Khẳng định bản thân: Cùng các em thực hiện các phương pháp để tiếp tục khẳng định niềm tin, mục tiêu của mình sau khóa học. Học tập thông minh: Tiếp tục chia sẻ với các em những bí quyết vượt qua khó khăn trong học tập mà các em phải đối mặt sau khóa học, qua đó tiếp tục động viên, khích lệ các em nỗ lực đạt kết quả cao hơn trong học tập. Các chương trình sau khóa học: Facebook group dành cho cử nhân giao lưu và chia sẻ những kiến thức hay; Các khóa học bổ trợ đi kèm phía sau giúp các em nâng cao kiến thức và phát triển bản thân; Các chương trình hoạt động cộng đồng ý nghĩa. Tôn trọng, tự tin hơn vào bản thân trong học tập và cuộc sống: t Nhận thức về giá trị bản thân, nâng cao lòng tự trọng; t Chịu trách nhiệm với bản thân và với những người xung quanh; t Có mục tiêu rõ ràng trong học tập và trong quan hệ gia đình, nhận thức về mục tiêu sự nghiệp tương lai; t Có động lực và quyết tâm mạnh mẽ thực hiện mục tiêu đã đặt ra. Vững tin sau Tôi Tài Giỏi! Bạn Cũng Thế!: Cùng các em tiếp tục duy trì các mối quan hệ vững bền sau khóa học, từ đó vững tin tiếp tục hành trình chinh phục mục tiêu của mình sau khóa học. Cảm nhận hạnh phúc: t Trân trọng và yêu thương những gì mình đang có, trân trọng tình cảm gia đình; t Tư duy và phản ứng tích cực để có các mối quan hệ tốt hơn; t Học và thực hành cách chia sẻ tình cảm và suy nghĩ của bản thân. Đồng hành cùng phụ huynh với đề tài “Phát huy khả năng tiềm ẩn trong con bạn”