1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Bé Giao th«ng VËn ti

7 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Bé Giao th«ng VËn ti BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI Số /TTr BGTVT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hà Nội, ngày tháng năm 2019 TỜ TRÌNH Dự thảo Nghị định quy định Danh mục hàng ho[.]

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI Số: Dự thảo 11.11.2019 /TTr-BGTVT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hà Nội, ngày tháng năm 2019 TỜ TRÌNH Dự thảo Nghị định quy định Danh mục hàng hoá nguy hiểm, vận chuyển hàng hoá nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thuỷ nội địa Kính trình: Chính phủ Theo Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2019 của Bộ GTVT (ban hành kèm theo Quyết định số 2789/QĐ-BGTVT ngày 24/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GTVT), Bộ Giao thông vận tải xây dựng Dự thảo Nghị định quy định Danh mục hàng hoá nguy hiểm, vận chuyển hàng hoá nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thuỷ nội địa (sau đây gọi là Dự thảo Nghị định) Bộ Giao thông vận tải kính trình Chính phủ Dự thảo Nghị định với nội dung chính như sau: I Sự cần thiết và căn cứ pháp lý ban hành văn bản Năm 2018 là năm bản lề thực hiện các Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 20162020 Bên cạnh những thuận lợi, chúng ta cũng gặp không ít khó khăn, thách thức, chúng ta được kế thừa những thành tựu quan trọng của 30 năm đổi mới và xu hướng phát triển tốt trên các mặt của năm 2017, nhưng những tồn tại, bất cập nội tại của nền kinh tế tiếp tục bộc lộ rõ nét Cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng còn chậm; năng suất lao động, năng lực cạnh tranh chưa cao Để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ Kế hoạch phát triển Kinh tế Xã hội năm 2018 theo Nghị quyết số 48/2017/QH14 ngày 10/11/2017 của Quốc hội, ngày 01/01/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 Trong Nghị quyết số 01/NQ-CP, Chính phủ đề ra phương châm hành động “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả” và xác định rõ trọng tâm chỉ đạo điều hành cùng với 09 nhiệm vụ, giải pháp triển khai thực hiện chủ yếu; theo đó, đối với “Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh”, Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương phải “Cải thiện căn bản, tạo chuyển biến mạnh mẽ các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về 1 điều kiện đầu tư kinh doanh, trong đó tập trung cải cách toàn diện hoạt động kiểm tra chuyên ngành, bảo đảm cắt giảm, đơn giản hóa 50% danh mục hàng hóa, sản phẩm và thủ tục kiểm tra chuyên ngành; cắt giảm, đơn giản hóa 50% điều kiện đầu tư kinh doanh” Triển khai thực hiện Nghị quyết của Chính phủ, Bộ GTVT đã ban hành Quyết định số 767/QĐ-BGTVT ngày 17/4/2018 công bố phương án cắt giảm, đơn giản các quy định về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực giao thông vận tải Trong số 384 điều kiện cắt giảm, đơn giản trên tổng số 570 điều kiện kinh doanh, trong đó có các điều kiện về phương tiện vận tải hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa và trên đường bộ Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 7607/VPCPCN ngày 10/8/2018 về việc hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định về danh mục hàng hóa nguy hiểm và quản lý hoạt động vận chuyển hàng nguy hiểm Vì vậy, việc xây dựng Nghị định quy định Danh mục hàng nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông đường bộ và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa thay thế Nghị định 104/2009/NĐ-CP và Nghị định 29/2005/NĐ-CP của Chính phủ là cần thiết, đủ căn cứ pháp lý và phù hợp với tình hình thực tế hiện nay II Quan điểm xây dựng Dự thảo Nghị định Tuân thủ các quy định của: - Luật Giao thông đường bộ năm 2008 số 23/2008/QH12; - Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014; - Luật Đầu tư năm 2014 số 67/2014/QH13; - Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 số 80/2015/QH13 2 Kế thừa các nội dung đang được áp dụng, thực hiện ổn định, không có vướng mắc trong thực tiễn quy định tại Nghị định số 29/2005/NĐ-CP và Nghị định số 104/2009/NĐ-CP 3 Rà soát cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp trong đó nghiên cứu để cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện về phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm trên đường bộ và đường thủy nội địa được Bộ trưởng Bộ GTVT công bố tại Quyết định số 767/QĐ-BGTVT ngày 17/4/2018 4 Tham khảo và bổ sung vào dự thảo Nghị định một số quy định cụ thể và cập nhật danh mục hàng nguy hiểm theo Hiệp định Châu Âu về vận chuyển hàng nguy hiểm quốc tế bằng đường bộ (ADR) năm 2017 III Quá trình xây dựng Dự thảo Nghị định 2 Thực hiện Quyết định số 2789/QĐ-BGTVT ngày 24 tháng 12 năm 2018 của Bộ Giao thông vận tải về việc Ban hành Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2019 của Bộ Giao thông vận tải Bộ Giao thông vận tải có văn bản số 4081/BGTVT-VT ngày 04/5/2019 về việc phê duyệt dự thảo đề cương Nghị định.Trên cơ sở đề cương được duyệt Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Cục Đường thủy nội địa xây dựng Dự thảo Nghị định quy định Danh mục hàng hoá nguy hiểm, vận chuyển hàng hoá nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thuỷ nội địa Bộ Giao thông vận tải đã chủ trì 02 cuộc họp với Thành viên Tổ Biên tập về dự thảo Nghị định và đã có văn bản số 7392/BGTVT-VT để lấy ý kiến Dự thảo Nghị định gửi các Thành viên Ban soạn thảo Bộ Giao thông vận tải có văn bản số 8842/BGTVT-VT ngày 18/9/2019 về việc lấy ý kiến dự thảo Nghị định quy định Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa gửi các Bộ, ngành và UBND các tỉnh thành phố, Ủy ban MTTQ Việt Nam, Ủy ban ATGT Quốc gia, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam và các Hiệp hội vận tải hàng hóa và Sở GTVT các tỉnh, thành phố để tham gia ý kiến đối với dự thảo Trên cơ sở các cuộc họp của Tổ biên tập và Ban soạn thảo, Bộ Giao thông vận tải đã xây dựng Dự thảo Nghị định IV Bố cục và nội dung chủ yếu của dự thảo Nghị định 1 Về kết cấu dự thảo Nghị định Kết cấu dự thảo Nghị định tuân thủ theo đúng đề cương đã được Bộ GTVT phê duyệt tại văn bản số 4081/BGTVT-VT ngày 04/5/2019, bao gồm 6 Chương, 32 Điều Cụ thể như sau: - Chương I Quy định chung: từ Điều 1 đến Điều 3 - Chương II Phân loại, danh mục, đóng gói và dãn nhãn hàng hóa nguy hiểm: từ Điều 4 đến Điều 7 - Chương III Vận chuyển hàng hoá nguy hiểm: từ Điều 8 đến Điều 14 - Chương IV Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm: từ Điều 15 đến Điều 19 - Chương V Tổ chức thực hiện: từ Điều 20 đến Điều 30 - Chương VI Điều khoản thi hành: từ Điều 31 đến Điều 32 2 Một số nội dung chủ yếu của dự thảo Nghị định a) Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Nghị định 3 - Phạm vi điều chỉnh của Nghị định này theo phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 29/2005/NĐ-CP và Nghị định số 104/2009/NĐ-CP - Đối tượng áp dụng của Nghị định này theo đối tượng áp dụng của Nghị định số 29/2005/NĐ-CP và Nghị định số 104/2009/NĐ-CP và có tham khảo quy định tại Hiệp định Châu Âu về vận chuyển hàng nguy hiểm quốc tế bằng đường bộ (ADR) b) Về yêu cầu của người tham gia vận chuyển hàng hóa nguy hiểm - Quy định trách nhiệm của từng cơ quan trong việc triển khai thực hiện - Dự thảo Nghị định quy định yêu cầu đối với người tham gia vận tải hàng hóa nguy hiểm, phù hợp với quy định tại Điều 7 của Luật Đầu tư Đồng thời, kế thừa quy định tại Nghị định số 29/2005/NĐ-CP ngày 10/3/2005 của Chính phủ quy định danh mục hàng hóa nguy hiểm và việc vận tải hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa và tại Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09/11/2009 của Chính phủ quy định về danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ - Các nội dung quy định tại Điều này được cập nhật theo các nội dung đã trình Chính phủ tại Tờ trình số 8292/TTr-BGTVT ngày 30/7/2018 của Bộ Giao thông vận tải về Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2005/NĐ-CP ngày 10/3/2005 quy định danh mục hàng hóa nguy hiểm và việc vận tải hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa và Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09/11/2009 quy định danh mục hàng hóa nguy hiểm và việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông đường bộ c) Về yêu cầu đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm - Việc cắt giảm các điều kiện nhằm tháo gỡ các rào cản không hợp lý, gây khó khăn cho doanh nghiệp gia nhập thị trường - Dự thảo Nghị định quy định yêu cầu đối với phương tiện vận tải hàng hóa nguy hiểm nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển, phù hợp với quy định tại Điều 7 của Luật Đầu tư Đồng thời, kế thừa quy định tại Nghị định số 29/2005/NĐ-CP ngày 10/3/2005 của Chính phủ quy định về danh mục hàng hóa nguy hiểm và việc vận tải hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa và Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ quy định Danh mục hàng hoá nguy hiểm và việc vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông đường bộ - Các nội dung quy định tại Điều này được cập nhật theo các nội dung đã trình Chính phủ tại Tờ trình số 8292/TTr-BGTVT ngày 30/7/2018 của Bộ Giao thông vận tải về Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2005/NĐ-CP ngày 10/3/2005 quy định danh mục hàng hóa nguy hiểm và việc vận tải hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa và Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09/11/2009 quy định danh mục hàng hóa nguy hiểm và việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông đường bộ 4 d) Về danh mục hàng nguy hiểm Danh mục hàng nguy hiểm được ban hành kèm theo Nghị định số 29/2005/NĐ-CP ngày 10/3/2005 của Chính phủ quy định danh mục hàng hóa nguy hiểm và việc vận tải hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa và Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09/11/2009 của Chính phủ quy định về danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chưa được cập nhật, bổ sung phù hợp với thông lệ quốc tế và tình hình thực hiện nay gây khó khăn cho các doanh nghiệp vận tải và cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động vận chuyển hàng nguy hiểm Việc cập nhật danh mục hàng nguy hiểm theo Hiệp định Châu Âu về vận chuyển hàng nguy hiểm quốc tế bằng đường bộ (ADR) năm 2017 đảm bảo tính thống nhất và phù hợp với thông lệ quốc tế, giúp các doanh nghiệp có đầy đủ thông tin về loại, nhóm hàng nguy hiểm để đảm bảo việc vận chuyển được an toàn và đúng quy định đ) Về nhãn, biểu trưng, số hiệu nguy hiểm Nhãn, biểu trưng, số hiệu nguy hiểm được cập nhật theo Hiệp định Châu Âu về vận chuyển hàng nguy hiểm quốc tế bằng đường bộ (ADR) năm 2017 đảm bảo tính thống nhất và phù hợp với thông lệ quốc tế, giúp các doanh nghiệp có đầy đủ thông tin về loại, nhóm hàng nguy hiểm để đảm bảo việc vận chuyển được an toàn và đúng quy định e) Về cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm Dự thảo Nghị định cơ bản vẫn giữ nguyên về thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm theo quy định tại Nghị định 104/2009/NĐ-CP ngày 09/11/2009 của Chính phủ và Nghị định số 29/2005/NĐ-CP ngày 10/3/2005 của Chính phủ do các nội dung này liên quan đến việc thực hiện giải quyết thủ tục hành chính đang được quy định tại các Thông tư của các Bộ và đến nay, Bộ Giao thông vận tải chưa nhận được góp ý đối với nội dung triển khai thực hiện của Bộ Y Tế đối với nội dung liên quan tới việc triển khai thực hiện Nghị định số 29/2005/NĐ-CP ngày 10/3/2005 và Nghị định số 104/2009/NĐ-CP của Chính phủ và các nội dung lấy ý kiến của Bộ Giao thông vận tải tại văn bản số 8842/BGTVT-VT ngày 18/9/2019 về việc lấy ý kiến đối với dự thảo Nghị định quy định Danh mục hàng hoá nguy hiểm, vận chuyển hàng hoá nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thuỷ nội địa Tuy nhiên, đối với nội dung cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm thuộc thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bộ đề nghị “Bãi bỏ điều kiện cấp Giấy phép vận chuyển đối với hàng hóa là thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm, trường hợp hóa chất là thuốc kỹ thuật, nguyên liệu dùng để sản xuất thuốc BVTV quản lý vận chuyển theo quy định pháp luật về hóa chất để phù hợp với điều kiện quản lý thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp” 4 Những vấn đề còn có ý kiến khác nhau 4.1 Về nội dung, mẫu Giấy phép, thời hạn vận chuyển và trình tự, thủ tục đối với các nhóm hàng nguy hiểm thuộc thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển 5 hàng nguy hiểm của Bộ Công an - Ý kiến của Bộ Công an: đề nghị không quy định về nội dung, mẫu Giấy phép, thời hạn vận chuyển và trình tự, thủ tục đối với các nhóm hàng nguy hiểm thuộc thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm của Bộ Công an Do tại các văn bản hướng dẫn Luật PC & CC; Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ công nghiệp và công cụ hỗ trợ (đối với hàng nguy hiểm là vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ) đã quy định chi tiết về trình tự, thủ tục, mẫu Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm theo thẩm quyền - Ý kiến của Bộ Giao thông vận tải: đề nghị giữ nguyên như Dự thảo Nghị định do đây là Nghị định quy định chung về vận chuyển hàng nguy hiểm và cấp giấy phép vận chuyển cho tất cả các loại hàng nguy hiểm, trường hợp cần thống nhất mẫu Giấy phép đề nghị Bộ Công an có ý kiến sửa đổi, bổ sung mẫu Giấy phép tại Nghị định này để đảm bảo thống nhất với các văn bản khác có liên quan 4.2 Về thẩm quyền cấp phép vận chuyển các loại hóa chất độc dùng trong lĩnh vực y tế và hóa chất diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng - Ý kiến của Bộ Công an: khoản 1 Điều 16 quy định Bộ Công an có thẩm quyền cấp phép vận chuyển các loại hóa chất độc dùng trong lĩnh vực y tế và hóa chất diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng Tuy nhiên, các hóa chất này thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế Vì vậy, đề nghị chuyển thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển các hóa chất này cho Bộ Y tế để phù hợp với chức năng quản lý nhà nước của Bộ Y tế (giữ nguyên thẩm quyền của các Bộ như quy định tại 02 Nghị định số 29/2005/NĐ-CP và Nghị định số 104/2009/NĐ-CP) - Ý kiến của Bộ Giao thông vận tải: nhất trí tiếp thu và sửa đổi tại dự thảo, tuy nhiên nội dung này thuộc trách nhiệm của Bộ Y tế, vì vậy đề nghị Bộ Y tế có ý kiến chính thức về nội dung này 4.3 Về tập huấn nghiệp vụ - Ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: đề nghị bổ sung quy định chung về vấn đề tập huấn (nội dung, số ngày, ) và giao doanh nghiệp thực hiện tại dự thảo Nghị định, các Bộ căn cứ quy định chung để xây dựng chương trình, biên soạn bộ tài liệu Việc quy định như trên sẽ đảm bảo tính thống nhất trong việc hướng dẫn về tập huấn (dự thảo Nghị định đang quy định rải rác ở các Điều 21, 22, 23, 24, 25, 26), đồng thời tránh trường hợp người vận chuyển nhiều loại hàng nguy hiểm phải tham gia tất cả các lớp tập huấn theo đúng quy định của từng Bộ - Ý kiến của Bộ Giao thông vận tải: đề nghị giữ nguyên như dự thảo do việc vận chuyển các loại, nhóm hàng nguy hiểm khác theo sẽ có tính chất và yêu cầu khác nhau; người điều khiển phương tiện vận chuyển loại, nhóm hàng nguy hiểm nào thì thực hiện tập huấn liên quan đến loại, nhóm hàng nguy hiểm đó, 6 không nên quy định và yêu cầu người điều khiển phương tiện phải biết về tất cả các quy định đối với toàn bộ các loại, nhóm hàng nguy hiểm để tránh lãng phí thời gian, tiền bạc của người điều khiển và doanh nghiệp 5 Bộ Giao thông vận tải xin gửi kèm theo Tờ trình: - Dự thảo Nghị định quy định Danh mục hàng hoá nguy hiểm, vận chuyển hàng hoá nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thuỷ nội địa; - Báo cáo đánh giá tác động của Nghị định kèm theo Biểu đánh giá tác động của thủ tục hành chính; - Bảng so sánh, đối chiếu giữa Dự thảo Nghị định và Nghị định 104/2009/NĐ-CP, Nghị định số 29/2005/NĐ-CP; - Bản tổng hợp, tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý; - Văn bản thẩm định số /BC-BTP ngày tháng 11 năm 2019 của Bộ Tư pháp và ý kiến tiếp thu, giải trình văn bản thẩm định Bộ Giao thông vận tải kính trình Chính phủ xem xét, quyết định./ Nơi nhận: BỘ TRƯỞNG - Như trên; - Thủ tướng (để b/cáo); - Các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Chính phủ; - Các Thứ trưởng (để biết); - Bộ Tư pháp (để p/hợp); - Tổng cục Đường bộ Việt Nam; - Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam; - Vụ VT, Vụ PC; - Lưu: VT, VT(Trung 5b) Nguyễn Văn Thể 7 ... Tuân thủ quy định của: - Luật Giao thông đường năm 2008 số 23/2008/QH12; - Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng năm 2004 Luật sửa đổi bổ sung số điều Luật Giao thông đường thủy nội địa... 2789/QĐ-BGTVT ngày 24 tháng 12 năm 2018 Bộ Giao thơng vận tải việc Ban hành Chương trình xây dựng văn quy phạm pháp luật năm 2019 Bộ Giao thông vận tải Bộ Giao thông vận tải có văn số 4081/BGTVT-VT... hàng hoá nguy hiểm, vận chuyển hàng hố nguy hiểm phương ti? ??n giao thơng giới đường vận chuyển hàng hóa nguy hiểm đường thuỷ nội địa Bộ Giao thông vận tải chủ trì 02 họp với Thành viên Tổ Biên

Ngày đăng: 30/11/2022, 00:45

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w