GIỚI THIỆU
Lời mở đầu
Thị trường chứng khoán Việt Nam là kênh tạo vốn và huy động vốn rất quan trọng và cung cấp nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và kết quả kinh doanh của những công ty niêm yết trên HOSE nói riêng Do đó, chính sách cổ tức nói chung và chính sách cổ tức bằng tiền mặt nói riêng của những công ty cũng chịu ảnh hưởng bởi những biến động trong kết quả hoạt động kinh doanh của mình
Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, cổ tức là chỉ tiêu nhạy cảm và có thể nói là quan trọng nhất đối với nhà đầu tư Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán ảnh hưởng lớn đến giá cổ phiếu trên thị trường Nhưng chính sách cổ tức tiền mặt lại chịu ảnh hưởng các yếu tố bên trong: cơ hội đầu tư, lợi nhuận, và thanh khoản công ty và yếu tố bên ngoài, nó ảnh hưởng đến lợi ích của nhà đầu tư và của chính công ty Vì vậy, tác giả hệ thống hoá các lý thuyết liên quan đến chính sách cổ tức bằng tiền mặt và tóm tắt các kết quả nghiên cứu thực nghiệm về chính sách cổ tức bằng tiền mặt Tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt nhiều nhất của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán, tỷ lệ này khó đảm bảo cho việc mở rộng đầu tư sản xuất, cạnh tranh với các công ty tầm cỡ trong khu vực và thế giới
Chính sách cổ tức tiền mặt là một trong những chủ đề hấp dẫn và quan trọng trong nghiên cứu tài chính vì nó vừa ảnh hưởng trực tiếp đến cổ đông, vừa ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty Stephen Thomas và cộng sự (2004), tác giả nghiên cứu về quyết định chi trả cổ tức của các công ty ở Anh có kết quả kinh doanh thua lỗ sau một thời gian duy trì lợi nhuận Kết quả cho thấy những công ty làm ăn thua lỗ thường giảm chi trả cổ tức hơn là những công ty vẫn còn lợi nhuận Độ lớn khoản lỗ là nhân tố quan trọng quyết định đến chính sách cổ tức tiền mặt Fama và French (2001), cho rằng lợi nhuận, cơ hội đầu tư và qui mô công ty là những yếu tố quyết định đến chính sách chi trả cổ tức bằng tiền mặt Để biết chính sách cổ tức bằng tiền mặt của các công ty Việt Nam, cụ thể là các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thời gian qua bị tác động bởi những nhân tố nào? Tác động của các yếu tố này tác động đến chính sách cổ tức tiền mặt cụ thể ra sao? Tác giả đã chọn đề tài: “Các yếu tố tài chính tác động đến chính sách cổ tức tiền mặt của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định các yếu tố tài chính tác động đến chính sách cổ tức tiền mặt của các công ty niêm yết trên HOSE
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu là các công ty niêm yết trên HOSE có chi trả cổ tức tiền mặt, giai đoạn 2007 – 2011
TỔNG QUAN VỀ CÁC YẾU TỐ TÀI CHÍNH TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC TIỀN MẶT
Những nghiên cứu trước đây về các yếu tố tài chính tác động đến chính sách cổ tức tiền mặt
Để có một quyết định chính sách cổ tức tiền mặt thì phải ảnh hưởng đến bối cảnh và môi trường kinh doanh Bao gồm cả yếu tố bên trong và bên ngoài, yếu tố định lượng và định tính Những yếu tố tài chính này tác động ngược chiều hay cùng chiều, tác động mạnh hay yếu đến chính sách cổ tức tiền mặt trên thị trường chứng khoán Việt Nam Trong bài luận này tác giả kế thừa nghiên cứu của Ahmad H.Juma’h và Carlos J.Olivares Pacheco (2008) Hai ông này đã sử dụng các biến tài chính: lợi nhuận, tính thanh khoản, mở rộng đầu tư, cơ hội đầu tư, qui mô công ty để nghiên cứu sự tác động của những nhân tố này đến chính sách cổ tức tiền mặt Hai ông cũng đã sử dụng mô hình hồi quy đa biến để nghiên cứu Dit = i + ƩβjXijt + εit Trong đó i= 1, 2, … N; t = 1, 2, … T; T là số lượng của các biến Biến phụ thuộc D it được chi trả bởi công ty “i” trong năm
“t” i là hệ số cắt và X ijt là biến độc lập
Trong nghiên cứu của hai tác giả này thì các yếu tố tài chính tác động đến cổ tức tiền mặt là: lợi nhuận, tính thanh khoản, mở rộng đầu tư, cơ hội đầu tư, qui mô công ty thì chỉ có cơ hội đầu tư không tác động đến chính sách cổ tức tiền mặt
Cũng có nhiều kết quả nghiên cứu về chính sách cổ tức tiền mặt ở các quốc gia và đã có nhiều kết luận khác nhau, do tại mỗi quốc gia có sự khác nhau trong giai đoạn tăng trưởng, khác nhau trong chính sách thuế, khác nhau trong kiểm soát doanh nghiệp…
2.2.1 Yếu tố lợi nhuận (Profitability)
Một số kết quả nghiên cứu cho rằng doanh nghiệp có mức lợi nhuận (thu nhập) ổn định thường sẵn lòng chi trả cổ tức cao hơn một doanh nghiệp có thu nhập không ổn định Bởi lẽ, một khi doanh nghiệp đã có được dòng tiền tương đối ổn định qua nhiều năm thì thường sẽ tự tin hơn vào tương lai và sự tự tin này được phản ánh thông qua việc chi trả cổ tức cao hơn Một mức cổ tức cao dễ tạo ra tâm lý “đầu tư có lợi”, doanh nghiệp trả cổ tức cao cũng thường được coi là ăn nên làm ra và hội đồng quản trị được đánh giá là có năng lực
Ahmad H.Juma’h và Carlos J.Olivares Pacheco (2008) cho rằng lợi nhuận là nhân tố quan trọng quyết định chính sách cổ tức tiền mặt Họ đã sử dụng hai biến số để nghiên cứu: Tỷ số giữa thu nhập từ hoạt động kinh doanh trên tổng tài sản (OITA) và tỷ số giữa lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA) Họ đã đưa ra kết quả: trong suốt thời kỳ từ năm 1994 – 2003, thu nhập từ hoạt động kinh doanh trên tổng tài sản (OI/TA) trung bình 22.23% cho những công ty chi trả cổ tức tiền mặt và chỉ số lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA) là 20% đều có mối quan hệ cùng chiều với công ty chi trả cổ tức tiền mặt
Fama và French (2001) Cũng đồng ý với hai tác giả Ahmad H.Juma’h và Carlos J Olivares Pacheco (2008) Hai ông đã khảo sát các yếu tố tài chính của những công ty chi trả cổ tức và kết luận rằng hầu hết các yếu tố tài chính tác động đến chính sách cổ tức tiền mặt là qui mô công ty, lợi nhuận và cơ hội đầu tư Họ đã nghiên cứu chi trả cổ tức ở Hoa Kỳ và thấy tỷ lệ chi trả cổ tức giảm mạnh từ 66% năm 1978 xuống 20.8% năm 1999 Đối với lợi nhuận, Fama và French (2001) sử dụng E t /A t (tỷ lệ tổng thu nhập trước lãi so với tổng tài sản),
Yt/Bet (tổng thu nhập ròng của cổ phiếu thường so với vốn chủ sở hữu) Tác giả phát hiện ra lợi nhuận của công ty (đo lường bởi Et/At và Yt/Bet) thay đổi theo từng nhóm công ty Những công ty tăng trưởng như Microsoft, Cisco và Sun Microsytems thì không có chi trả cổ tức Họ giải thích rằng xác suất một công ty chi trả cổ tức có quan hệ cùng chiều với lợi nhuận, qui mô công ty và có quan hệ ngược chiều cơ hội đầu tư Nghiên cứu của họ kết luận rằng những công ty lớn có lợi nhuận nhiều thì có nhiều khả năng trả cổ tức, những công ty mà chưa bao giờ chi trả cổ tức thì có qui mô nhỏ, lợi nhuận thấp và có nhiều cơ hội đầu tư
Adaoglu (2000) đã tiến hành nghiên cứu về sự bất ổn định trong chính sách cổ tức của các công ty cổ phần niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Istanbul (ISE), một nền kinh tế điển hình cho thị trường mới nổi bằng cách sử dụng mô hình Lintner trên 916 mẫu quan sát thông báo cổ tức của các công ty thuộc khu vực phi tài chính được niêm yết trên ISE Kết quả phân tích cho thấy rằng yếu tố chính ảnh hưởng đến lượng cổ tức được chia chính là lợi nhuận của công ty
Kumar (2003) cũng đã nghiên cứu các yếu tố tài chính tác động đến chính sách cổ tức của các công ty ở Ấn Độ Kết quả cho rằng lợi nhuận có mối quan hệ cùng chiều với chi trả cổ tức
Anupam Metha (2012) đã tiến hành nghiên cứu các công ty UAE niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Abu Dhabi (ADX) thuộc lĩnh vực bất động sản, năng lượng, xây dựng viễn thông, y tế và các ngành công nghiệp trong thời gian 5 năm (2005 – 2009) Biến phụ thuộc là tỷ lệ chi trả cổ tức, biến độc lập: lợi nhuận, qui mô công ty, tính thanh khoản có tác động cùng chiều với tỷ lệ chi trả cổ tức, còn rủi ro, đòn bẩy tác động ngược chiều đến tỷ lệ chi trả cổ tức
Sau khi nghiên cứu thực nghiệm ông cho rằng: Đầu tiên qui mô công ty có tác động cùng chiều và đáng kể đến tỷ lệ chi trả cổ tức Thứ hai rủi ro của công ty là mốt yếu tố quyết định quan trọng đến tỷ lệ chi trả cổ tức Còn lợi nhuận (ROE) có quan hệ ngược chiều với tỷ lệ chi trả cổ tức trái với các lý thuyết trước đây; tính thanh khoản và đòn cân nợ ảnh hưởng không đáng kể đến tỷ lệ chi trả cổ tức Vì vậy, ông đã kết luận rằng chỉ có qui mô công ty và rủi ro ảnh hưởng nhiều đến tỷ lệ chi trả cổ tức, còn các yếu tố khác không ảnh hưởng
2.2.2 Yếu tố tính thanh khoản (Liquidity)
Yếu tố thanh khoản là một yếu tố quan trọng trong chính sách chi trả cổ tức của tất cả các công ty Nó liên quan trực tiếp đến sự thanh toán hoàn trả vốn đầu tư cho các cổ đông Sự sẵn có tiền mặt và vị thế tài chính vững chắc là một yếu tố quan trọng trong các quyết định chi trả cổ tức Cổ tức là một dòng tiền chi ra Vì vậy khả năng thanh khoản của các doanh nghiệp càng lớn, doanh nghiệp càng có nhiều khả năng chi trả cổ tức
Ahmad H.Juma’h và Carlos J.Olivares Pacheco (2008) thì cho rằng tính thanh khoản của công ty là nhân tố quan trọng quyết định đến chính sách cổ tức tiền mặt của công ty Họ cũng đã sử dụng hai chỉ số để nghiên cứu : Tỷ số giữa tài sản ngắn hạn trên nợ ngắn hạn (CR) và tỷ số giữa tổng nợ trên tổng tài sản (TLTA) Kết quả của tỷ số giữa tài sản ngắn hạn trên nợ ngắn hạn (CR) của những công ty chi trả cổ tức tiền mặt là 58% và có xu hướng tăng trong năm
2001 Còn tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản (TLTA) trung bình 28% cho những công ty chi trả cổ tức bằng tiền mặt Những công ty có tỷ lệ thanh khoản cao có nhiều khả năng chi trả cổ tức tiền mặt hơn so với những công ty khủng hoảng tính thanh khoản
Kania và Bacon (2005), hai tác giả này đã nghiên cứu và phân tích dữ liệu trên 10,000 công ty giao dịch công khai, sử dụng mô hình hồi qui bình phương bé nhất - Ordinary Least Squares (OLS) Nghiên cứu kết luận rằng tỷ lệ chi trả cổ tức ảnh hưởng quan trọng đến tính thanh khoản (tỷ số hiện hành) Tỷ lệ chi trả cổ tức có mối quan hệ cùng chiều với tính thanh khoản của công ty
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu khám phá lịch sử chi trả cổ tức tiền mặt (dữ liệu thứ cấp) của các công ty niêm yết trên HOSE và áp dụng phương pháp tổng hợp thống kê và hồi qui đa biến để kiểm tra độ tin cậy về các yếu tố tài chính tác động đến chính sách cổ tức tiền mặt trên HOSE
Tác giả dựa vào phương pháp của hai tác giả Ahmad H.Juma’h và Carlos J.Olivares Pacheco (2008) để xem các yếu tố tài chính tác động đến chính sách cổ tức tiền mặt của các công ty chứng khoán niêm yết trên sàn HOSE
Phương pháp thực hiện qua hai bước Trước hết, bước một sử dụng tổng hợp thống kê các yếu tố tài chính tác động đến chính sách cổ tức tiền mặt Kỹ thuật này được sử dụng ở các nước phát triển và được đề nghị bởi các nghiên cứu Ahmad H.Juma’h và Carlos J.Olivares Pacheco (2008), Fama và French
(2001), DeAngelo et al (2004) Bước hai là hồi quy đa biến để xác định tác động của các yếu tố tác động đến chính sách cổ tức tiền mặt có ý nghĩa thống kê không Và kỹ thuật này cũng được kế thừa từ Ahmad H.Juma’h và Carlos J.Olivares Pacheco (2008), Fama và French (2001), DeAngelo et al (2004)
Trong bài luận này nghiên cứu các yếu tố tài chính như: lợi nhuận, tính thanh khoản, cơ hội đầu tư, qui mô công ty tác động cùng chiều hay ngược chiều, tác động nhiều hay tác động ít đến chính sách cổ tức tiền mặt.
Mô hình nghiên cứu
Dựa vào các yếu tố tác động đến chính sách cổ tức tiền mặt và các giả thuyết đã trình bày ở trên, tác giả sử dụng mô hình hồi quy để kiểm tra các yếu tố tài chính tác động đến chính sách cổ tức tiền mặt của các công ty niêm yết trên HOSE có độ tin cậy không và tác động này có giống như các nghiên cứu trước đây không?
DP=f(ROA, OITA, CR, MB, LMV, LS) Trong đó:
Biến độc lập Ký hiệu Diễn giải Dự báo dấu
ROA Lợi nhuận trên tổng tài sản Cùng chiều
OITA Thu nhập từ HĐKD (EBIT) trên tổng tài sản
Thanh khoản CR Tài sản hiện hành trên nợ hiện hành
Cơ hội đầu tư MB Giá trị thị trường trên giá sổ sách Ngược chiều
LMV Logarit vốn thị trường Cùng chiều
LS Logarit doanh thu Cùng chiều
Biến phụ thuộc DP Tỷ lệ chi trả cổ tức Để xác định các yếu tố tài chính tác động đến chính sách cổ tức trong mô hình thực nghiệm, tác giả sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS để ước lượng các tham số của hàm hồi quy
Từ mô hình tổng quát:
Trong đó i= 1, 2, … N; t = 1, 2, … T; N = 106; T là số lượng của các biến
Biến phụ thuộc Dit được chi trả bởi công ty “i” trong năm “t” i là hệ số cắt và
Xijt là biến độc lập
Ta viết lại phương trình hồi quy cụ thể như sau:
DP = β 0 + β1CR + β2LMV + β3LS + β4OITA + β5ROA + β6MB + ε t
Mô tả dữ liệu
Mẫu dữ liệu khảo sát bao gồm 106 doanh nghiệp niêm yết trên HOSE trong 5 năm 2007 – 2011 Và bắt đầu từ năm 2007 vì các dữ liệu chi tiết từ năm
2006 về trước chỉ có rải rác trong các bản cáo bạch nên không thu thập đủ Trong
106 doanh nghiệp được chọn nghiên cứu có 34 doanh nghiệp thuộc nhóm ngành công nghiệp, 5 doanh nghiệp thuộc ngành công nghệ, 4 doanh nghiệp thuộc nhóm ngành dịch vụ công cộng, 8 doanh nghiệp thuộc nhóm ngành dịch vụ tiêu dùng, 1 doanh nghiệp thuộc nhóm ngành dầu khí, 25 doanh nghiệp thuộc nhóm ngành hàng tiêu dùng, 12 doanh nghiệp thuộc nhóm ngành tài chính, 13 doanh nghiệp thuộc nhóm ngành vật liệu cơ bản, 4 doanh nghiệp thuộc nhóm ngành y tế
Dữ liệu sử dụng trong bài này là dữ liệu thứ cấp, được lấy từ trang web của Sở giao dịch chứng khoán Tp HCM, báo cáo tài chính cuối năm được kiểm toán của các công ty niêm yết trên sàn Tp HCM từ năm 2007 – 2011
3.3.1 Thu thập dữ liệu và giai đoạn nghiên cứu
Dữ liệu sử dụng trong bài này là dữ liệu thứ cấp, được lấy từ trang web của Sở giao dịch chứng khoán Tp HCM, báo cáo cuối năm được kiểm toán của các công ty niêm yết trên HOSE từ năm 2007 – 2011
Những công ty được chọn phải có đầy đủ thông tin trong báo cáo tài chính và thông tin giao dịch Mẫu nghiên cứu chứa đựng dữ liệu tài chính (2007 –
Tổng tài sản, tổng nợ, tài sản ngắn hạn, nợ ngắn hạn, doanh thu hoạt động, lợi nhuận sau thuế, giá thị trường, giá sổ sách
Trong bài luận này nghiên cứu các yếu tố tài chính tác động đến chính sách cổ tức tiền mặt, xem các yếu tố tài chính: lợi nhuận, tính thanh khoản, cơ hội đầu tư, qui mô công ty tác động cùng chiều hay ngược chiều, tác động nhiều hay tác động ít đến chính sách cổ tức tiền mặt
3.3.2 Mô tả đặc điểm của các biến ứng dụng vào mô hình
Căn cứ vào các lý thuyết và các nghiên cứu trước đây về chính sách cổ tức tiền mặt, cho thấy tồn tại mối tương quan giữa chính sách cổ tức tiền mặt và một số các yếu tố tài chính Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả ứng dụng các biến số cho một số yếu tố tài chính có tác động đến chính sách cổ tức tiền mặt của công ty, đồng thời sử dụng mô hình nghiên cứu đánh giá, phân tích và kiểm chứng sự tác động của chúng đến chính sách cổ tức tiền mặt của công ty đang niêm yết trên HOSE Các biến số nghiên cứu được ứng dụng như sau:
3.3.2.1 Tỷ lệ chi trả cổ tức tiền mặt (Cash dividend payout ratio)
Tỷ lệ chi trả cổ tức tiền mặt cho thấy chính sách cổ tức của công ty; công ty nên trả tiền mặt ngay hay giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư và sẽ chi trả sau này hay công ty sẽ giữ lại bao nhiêu phần trăm lợi nhuận để tái đầu tư và bao nhiêu phần trăm chi trả cổ tức cho các cổ đông Tỷ lệ chi trả cổ tức tiền mặt là biến phụ thuộc và được xác định như sau:
Tỷ lệ chi trả cổ tức tiền mặt (DP):
DP = (Cổ tức tiền mặt mỗi cổ phần / thu nhập mỗi cổ phần)
3.3.2.2 Yếu tố lợi nhuận (Profitability)
Các nghiên cứu trước đây cho rằng lợi nhuận là một trong những yếu tố quan trọng nhất của chính sách chi trả cổ tức tiền mặt Tuy nhiên, kết quả cho thấy mối quan hệ giữa lợi nhuận và chi trả cổ tức rất phức tạp Trên thực tế cũng có những nghiên cứu cho rằng lợi nhuận và chi trả cổ tức có mối quan hệ ngược chiều, những công ty có lợi nhuận cao lại chi trả cổ tức thấp hơn những công ty có lợi nhuận thấp, điều này được lý giải rằng các công ty này đã giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư, và dành cho các hoạt động của cổ đông của công ty, dành cho những cơ hội tăng trưởng khác chứ không đem lợi nhuận cao để chi trả cổ tức
Amidu và Abor (2006) cho rằng lợi nhuận có quan hệ ngược chiều và đáng kể đến chi trả cổ tức tiền mặt, do đó các công ty này thích đầu tư vào tài sản của họ hơn là chi trả cổ tức cho các cổ đông Tương tự, Kania và Bacon (2005) cho rằng lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cao hơn, tốt hơn lấy lợi nhuận giữ lại cho đầu tư hay là chi trả cổ tức tiền mặt thấp Một số lý thuyết khác cho rằng, các công ty có mức lợi nhuận ổn định thường sẵn lòng chi trả cổ tức cao hơn doanh nghiệp có thu nhập không ổn định Tức lợi nhuận có quan hệ cùng chiều với tỷ lệ chi trả cổ tức tiền mặt Các công ty có thu nhập ổn định và dòng tiền tự do lớn sẽ trả cổ tức tiền mặt cao Aivazian, Booth and Cleary (2003) và Li and Lie (2006) cho rằng những công ty có thể tăng cổ tức nếu họ lớn và có lợi nhuận Ở đây tác giả sử dụng biến Lợi nhuận trên tài sản (ROA) và Lợi nhuận thuần từ HĐKD (OITA) là chỉ tiêu đo lường lợi nhuận của công ty
ROA = (Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản) OITA= (Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh / Tổng tài sản)
Kỳ vọng: Lợi nhuận có quan hệ cùng chiều đến tỷ lệ chi trả cổ tức
3.3.2.3 Yếu tố tính thanh khoản (Liquidity)
Tính thanh khoản hay việc dự trữ tiền mặt là yếu tố quan trọng trong thanh toán cổ tức tiền mặt Những công ty có tỷ lệ thanh khoản cao có nhiều khả năng chi trả cổ tức tiền mặt cao hơn so với những công ty khủng hoảng tính thanh khoản Để đo lường tính thanh khoản của doanh nghiệp tác giả sử dụng biến số:
CR = Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn
Kỳ vọng: Tính thanh khoản có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ chi trả cổ tức
3.3.2.4 Yếu tố cơ hội đầu tư - Tỷ số MB (Market to book ratio)
Theo lý thuyết ta cũng có một mối liên kết giữa tăng trưởng, lợi nhuận và tiền đầu tư Như Jensen, 1986; Lang and Litzenberger, 1989; Al-Makawi, 2007 cho thấy các công ty tăng trưởng nhanh sẽ sử dụng phần lớn lợi nhuận để tài trợ cho các dự án để tránh phụ thuộc vào tài chính bên ngoài với chi phí cao nên thường chi trả cổ tức tiền mặt thấp, còn các công ty cơ hội đầu tư thấp, lượng tiền mặt nhiều thường chi trả cổ tức cao để giảm chi phí đại diện Để đo lường cơ hội đầu tư doanh nghiệp tác giả sử dụng tỷ số MB (giá trên giá trị sổ sách)
MB = Giá thị trường / giá trị sổ sách
Kỳ vọng: Tỷ số MB có quan hệ ngược chiều với tỷ lệ chi trả cổ tức
3.3.2.5 Yếu tố qui mô công ty ( Companies size)
Những nghiên cứu trước đây cho rằng qui mô công ty và chính sách cổ tức tiền mặt có quan hệ với nhau Những công ty có qui mô lớn trả cổ tức tiền mặt cao, những công ty có qui mô nhỏ trả cổ tức tiền mặt ít vì họ khó khăn trong việc huy động vốn, đối với những công ty lớn dễ dàng tiếp cận vốn thị trường, không phụ thuộc vào vốn nội bộ, có khả năng chi trả cổ tức cao hơn Osobov (2008), Hosami (2007), Aivazian (2003), Al-Twaijry (2007), Eriotis (2005), Ahmed and Javid (2009) and Olantundun (2000) đều có quan điểm giống nhau Holder et al
(1998) cho rằng qui mô doanh nghiệp là biến số đại diện cho sự tiếp cận với thị trường tài chính, doanh nghiệp càng lớn thì càng tiếp cận vốn thị trường tốt hơn và càng có khả năng thanh toán cổ tức tiền mặt nhiều hơn Để đo lường chỉ tiêu qui mô công ty, tác giả sử dụng Log(vốn thị trường) và Log(doanh thu)
LMV = Log (vốn thị trường)
Kỳ vọng: Qui mô công ty có quan hệ cùng chiều với tỷ lệ chi trả cổ tức
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÀI CHÍNH TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC TIỀN MẶT CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SÀN GIAO DỊCH TP HCM
Nội dung nghiên cứu các yếu tố tài chính tác động đến chính sách cổ tức tiền mặt của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch Tp HCM
4.1.1 Tình hình chi trả cổ tức tiền mặt của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch Tp HCM giai đoạn năm 2007 - 2011
Hiện nay hầu hết các công ty cổ phần đang niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán đều công bố chi trả cổ tức hàng năm theo một con số tỷ lệ nhất định tính trên mệnh giá
Bảng 4.1 Xu hướng phát triển các mức chi trả cổ tức tiền mặt
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Nguồn: Tác giả tính toán dựa vào các số liệu thu thập từ các bản tin HOSE
Hình 4.1 Mức cổ tức tiền mặt của các công ty tại HOSE từ năm 2007 - 2011
S ố lư ợ ng c ôn g ty Năm 2007
Nguồn: Tác giả tính toán dựa vào các số liệu thu thập từ các bản tin HOSE
Qua hình 2.1 ta thấy mức chi trả cổ tức tiền mặt 0% - 5% tăng qua các năm nhưng mức cổ tức phổ biến và chiếm tỷ lệ nhiều từ mức 10% đến 20%
Chi tiết hơn ở hình 2.2 thể hiện cơ cấu mức cổ tức qua từng năm như sau:
Hình 4.2 Cơ cấu mức cổ tức tiền mặt của các công ty tại HOSE từ năm 2007 -
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Nguồn: Tác giả tính toán dựa vào các số liệu thu thập từ các bản tin HOSE
Ta thấy các công ty trả cổ tức tiền mặt với tỷ lệ 5% trở xuống chiếm tỷ trọng trung bình khoảng 20%, nhưng không ổn định qua các năm Năm 2007 là 8%, năm 2008 là 22%, năm 2009 là 23%, năm 2010 là 31%, năm 2011 là 15%
Nhóm các công ty chi trả cổ tức tiền mặt từ 5% đến 10% nhìn chung chiếm tỷ trọng ổn định khoảng 18% Nhóm các công ty chi trả cổ tức tiền mặt từ 10% đến 20% chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 22% và tương đối ổn định từ năm 2008 -
2011, chỉ trong năm 2007 tỷ lệ công ty chi trả cổ tức tiền mặt chiếm tới 36%
Nhóm các công ty có tỷ lệ chi trả cổ tức tiền mặt trên 20% chiếm tỷ trọng không nhiều, khoảng 6% nhưng tương đối ổn định
Tỷ lệ chi trả cổ tức tiền mặt tại HOSE qua các năm
Bảng 4.2: Xu hướng tỷ lệ chi trả cổ tức tiền mặt của các công ty qua các năm
Nguồn: Tác giả tính toán dựa vào các số liệu thu thập từ các bản tin HOSE
Hình 4.3 Tỷ lệ chi trả cổ tức tiền mặt của các công ty tại HOSE giai đoạn 2007 –
Tỷ lệ chi trả cổ tức (%)
S ố lư ợ ng c ôn g ty Năm 2007
Nguồn: Tác giả tính toán dựa vào các số liệu thu thập từ các bản tin HOSE
Hình 4.4 Cơ cấu tỷ lệ chi trả cổ tức tiền mặt của các công ty tại HOSE từ năm 2007 -
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Nguồn: Tác giả tính toán dựa vào các số liệu thu thập từ các bản tin HOSE
Qua hình 4.3 và 4.4 cho thấy các năm qua, tỷ lệ chi trả cổ tức tiền mặt phổ biến là từ 20% đến 80% lợi nhuận trong năm, trong đó tập trung nhiều nhất các công ty có tỷ lệ chi trả 40% - 60% Điều này có nghĩa là phân nữa lợi nhuận tạo ra đã được dùng để thanh toán cổ tức cho các cổ đông
Năm 2007 tỷ lệ chi trả cổ tức tiền mặt ở mức 20% - 60% là chủ yếu Năm
2008 phần lớn các công ty chi trả cổ tức tiền mặt ở mức 40% - 80% Năm 2009 –
2011 số lượng các công ty không chỉ trả cổ tức gia tăng, còn các công ty chi trả cổ tức tiền mặt cũng tập trung chi trả cổ tức 20% – 60% Nhìn chung, tỷ lệ chi trả cổ tức tiền mặt của các công ty trên sàn HOSE là hơi cao, khó đảm bảo cho quá trình đầu tư mở rộng sản xuất để xây dựng công ty lớn mạnh, cạnh tranh với các công ty có tầm cỡ trong khu vực và trên thế giới khi Việt Nam đã gia nhập WTO
Tỷ suất cổ tức tiền mặt tại HOSE qua các năm
Bảng 4.3 Xu hướng tỷ suất cổ tức tiền mặt của các công ty qua các năm trên sàn HOSE
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Nguồn: Tác giả tính toán dựa vào các số liệu thu thập từ các bản tin HOSE
Hình 4.5 Tỷ suất cổ tức tiền mặt tại HOSE giai đoạn 2007 – 2011
Nguồn: Tác giả tính toán dựa vào các số liệu thu thập từ các bản tin HOSE
Hình 4.6 Cơ cấu tỷ suất cổ tức tiền mặt của các công ty tại HOSE từ năm 2007 –
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Nguồn: Tác giả tính toán dựa vào các số liệu thu thập từ các bản tin HOSE
Qua hình 4.5 và 4.6 cho thấy tỷ suất cổ tức tiền mặt có sự khác biệt rõ rệt giữa các năm Trong năm 2007 thì tỷ suất cổ tức tiền mặt tập trung ở các mức thấp từ 2% - 4% Riêng 2008 thì tỷ suất cổ tức tiền mặt lại tập trung ở các mức cao hơn trên 10%
Trung bình tỷ suất cổ tức tiền mặt của các công ty niêm yết qua các năm là trên 4% Năm 2007 khi thị trường chứng khoán bùng nổ, giá chứng khoán tăng cao, thì tỷ suất cổ tức tiền mặt đạt ở các mức thấp dưới 4% chiếm 80% Các năm còn lại thì tỷ suất cổ tức tiền mặt đạt ở các mức cao hơn 4% thì chiếm tỷ trọng lớn hơn Năm 2008, thì tỷ trọng mức cao hơn 4% là 70%, trong đó mức trên 10% chiếm 33% vì năm 2008 thị trường chứng khoán giảm sâu Năm 2009, 2010,
4.1.2 Kiểm chứng các yếu tố tài chính tác động đến chính sách cổ tức tiền mặt của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch Tp HCM
Các chỉ tiêu thống kê mô tả của các biến tài chính
Bảng 4.4 Tóm tắt các chỉ tiêu thống kê mô tả của các biến tài chính
DP CR LMV LS MB OITA ROA
(Nguồn: Tác giả tính toán với phần mềm Eview)
Kết quả thống kê mô tả bảng 2.4 cho thấy:
Tỷ lệ chi trả cổ tức tiền mặt trung bình của các công ty là 45 %, trong đó cao nhất 393% (HTV - Công ty cổ phần vận tải Hà Tiên) và thấp nhất là -26%
(ANV - Công ty cổ phần Nam Việt)
Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) bình quân của các công ty là 9
%, trong đó cao nhất là 46% (BMC – Công ty cổ phần khoáng sản Bình Định), và thấp nhất là -51% (FPC – Công ty cổ phần Full Powre)
Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động kinh doanh trên tổng tài sản (OITA) bình quân của các công ty là 10%, trong đó cao nhất là 61% (NTL – Công ty cổ phần phát triển Từ Liêm), và thấp nhất là -45% (FPC – Công ty cổ phần Full Power)
Tỷ số thanh toán hiện hành (CR) bình quân của các công ty là 248.35%
Tỷ số giá thị trường trên giá trị sổ sách bình quân của các công ty là 175%
Việc công bố thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp chưa được minh bạch: nhiều DN công bố hoạt động có lãi nhưng sau khi kiểm toán vào cuộc thì con số đó giảm mạnh, thậm chí chuyển sang lỗ với mức chênh lệch rất lớn Điển hình là CTCP Hàng Hải Đông Đô (DDM), báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2010 của công ty này cho thấy kết quả kinh doanh của công ty năm 2010 lỗ 74.32 tỷ đồng, nhưng trước đó công ty này đã đưa ra báo cáo với kết quả hoạt động kinh doanh năm
2010 lãi 473 triệu đồng Hoặc công ty CP Thuỷ Hải Sản Việt Nhật (VNH) lợi nhuận ròng năm 2010 sau khi kiểm toán là 2,92 tỷ đồng ( thay vì trước đó công bố mức lợi nhuận là 6,85 tỷ đồng) Hoặc có thể kể đến Tập đoàn Masan (MSN), lợi nhuận sau thuế năm 2010 là 2.283 tỷ đồng, trước đó báo cáo 2.634,8 tỷ đồng Sở dĩ có sự chênh lệch lợi nhuận trong báo cáo tài chính trước và sau kiểm toán của doanh nghiệp, trước hết do thị trường chưa có hình thức kỷ luật nào về sai sót này, nên DN không thấy có trách nhiệm phải làm thật chuẩn mực Họ chỉ cố nộp báo cáo cho đúng hạn để tránh bị phạt, còn thông tin trong báo cáo tài chính liệu đã chuẩn xác chưa thì tính sau Sau đó, có lẽ áp lực lợi nhuận từ phía cổ đông mới khiến DN cứ phải tìm cách nào làm sao nâng lợi nhuận lên Nếu cổ đông quan tâm đến dòng tiền để đánh giá DN có lẽ DN không đến mức phải thổi phồng lợi nhuận lên như vậy
Nhận định mối tương quan giữa các biến tài chính
Phân tích tương quan để thấy được các biến trong mô hình có quan hệ với nhau hay không, nếu có thì mối quan hệ đó là chặt chẽ hay ít chặt chẽ, cùng chiều hay ngược chiều?
Bảng 4.5 Hệ số tương quan giữa các biến tài chính
DP CR LMV LS MB OITA ROA
(Nguồn: Tác giả tính toán với phần mềm Eview)
Qua bảng 4.5 ta thấy các biến đưa vào mô hình đều có quan hệ với nhau (hệ số tương quan khác 0) nhưng ít chặt chẽ Tỷ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (MB) có tương quan âm với tỷ lệ chi trả cổ tức (hệ số tương quan