1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp việt nam nghiên cứu các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TP HCM

161 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp Việt Nam – Nghiên cứu các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh
Tác giả Nguyễn Thị Minh Cẩm
Người hướng dẫn PGS. TS Huỳnh Đức Lộng
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh Tế
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2018
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 161
Dung lượng 6,37 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (14)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu (17)
  • 3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu (17)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (17)
  • 5. Đóng góp của luận văn (18)
  • 6. Bố cục đề bài (18)
  • CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN (20)
    • 1.1 Công trình nghiên cứu ngoài nước (20)
      • 1.1.1 Các công trình nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển của (20)
      • 1.1.2 Các công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng EMA (21)
    • 1.2 Công trình nghiên cứu trong nước (23)
    • 1.3 Nhận xét các công trình nghiên cứu (25)
    • 1.4 Khe hổng nghiên cứu (26)
    • 1.5 Định hướng nghiên cứu (26)
  • CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ EMA VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ÁP DỤNG EMA TẠI CÁC DOANH NGHIỆP (29)
    • 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của EMA (29)
    • 2.1.2 Khái niệm EMA (31)
    • 2.1.3 Vai trò của EMA (33)
    • 2.1.4 Nội dung của EMA (34)
    • 2.1.5 Quản trị môi trường trong báo cáo trách nhiệm xã hội (41)
    • 2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng EMA (43)
      • 2.2.1 Sự nhận thức của nhà quản trị về EMA (43)
      • 2.2.2 Thực trạng chất lượng quản lý môi trường của công ty (44)
      • 2.2.3 Sự phức tạp khi thực hiện EMA (44)
      • 2.2.4 Những quy định của pháp luật về môi trường và thông tin môi trường (45)
      • 2.2.5 Áp lực từ các bên liên quan (45)
      • 2.2.6 Áp lực mô phỏng (46)
    • 2.3 Cơ sở lý thuyết nền (47)
      • 2.3.1 Lý thuyết các thành phần có liên quan (Stakeholder theory) (47)
      • 2.3.2 Lý thuyết tính hợp pháp (Legitimacy theory) (48)
      • 2.3.3 Lý thuyết sự phụ thuộc nguồn lực (Resource dependence Theory) (49)
      • 2.3.4 Lý thuyết thể chế (Institutional theory) (49)
      • 2.3.5 Lý thuyết bất định (Contingency theory) (51)
    • 2.4 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu (51)
      • 2.4.1 Mô hình nghiên cứu (51)
      • 2.4.2 Giả thuyết nghiên cứu (52)
    • 2.5 Những đặc điểm cơ bản DNXD trên địa bàn Tp. HCM và môi trường pháp lý liên quan đến nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến EMA (53)
      • 2.5.1 Tổng quan về DNXD trên địa bàn Tp. HCM (53)
      • 2.5.2 Các qui định pháp lý có liên quan đến EMA ở Việt Nam (57)
  • CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (63)
    • 3.1 Quy trình nghiên cứu (63)
    • 3.2 Phương pháp nghiên cứu định tính (64)
      • 3.2.1 Thiết kế nghiên cứu định tính (64)
      • 3.2.2 Kết quả nghiên cứu định tính (65)
    • 3.3 Phương pháp nghiên cứu định lượng sơ bộ (76)
      • 3.3.1 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu (76)
      • 3.3.2 Đối tƣợng khảo sát, và thu thập dữ liệu (76)
      • 3.3.3 Đánh giá chất lƣợng thang đo (76)
    • 3.4 Phương pháp nghiên cứu định lượng chính thức (77)
      • 3.4.1 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu (77)
      • 3.4.2 Đối tƣợng khảo sát, và thu thập dữ liệu (77)
    • 3.5 Phương pháp phân tích dữ liệu (78)
      • 3.5.1 Đánh giá chất lƣợng thang đo (78)
      • 3.5.2 Phân tích nhân tố khám phá (78)
      • 3.5.3 Phân tích hồi quy đa biến (80)
  • CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN… (82)
    • 4.1 Kết quả của nghiên cứu (82)
      • 4.1.1 Kết quả thống kê mẫu nghiên cứu (82)
      • 4.1.2 Kết quả kiểm định giá trị thang đo (83)
      • 4.1.3 Kết quả phân tích nhân tố khám phá (88)
      • 4.1.4 Kết quả phân tích hồi quy đa biến (98)
      • 4.1.5 Kiểm định phương sai phần dư không đổi (100)
    • 4.2 Bàn luận (100)
      • 4.2.1 Bàn luận (100)
      • 4.2.2 So sánh với các công trình nghiên cứu khác (102)
  • CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ (105)
    • 5.1 Kết luận (105)
    • 5.2 Khuyến nghị (106)

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài

Trong điều kiện gay gắt của nền kinh tế thị trường hiện nay, bảo vệ môi trường là yếu tố thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Bảo vệ môi trường và thông tin về KTMT cần đƣợc thể hiện qua hệ thống thông tin kế toán doanh nghiệp Do vậy, kế toán quản trị hiện nay không chỉ thực hiện chức năng ghi chép truyền thống và hoạt động kinh tế đơn thuần, mà còn thông qua vai trò của mình để quản lý môi trường Kế toán quản trị môi trường (EMA – Enviroment management accounting) được xem là một phần mở rộng của kế toán quản trị thông thường, là một công cụ quản trị chiến lƣợc quan trọng, hỗ trợ việc cải thiện hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp và môi trường thông qua việc nâng cao trách nhiệm với môi trường (Gray et al., 1993; Schaltegger và Burritt, 2000)

Theo Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC), EMA “là quá trình quản lý hiệu quả kinh tế và hiệu quả môi trường thông qua sự phát triển và ứng dụng hệ thống kế toán phù hợp với các vấn đề môi trường…” EMA là một bộ phận của kế toán quản trị doanh nghiệp, nhằm thu thập, xử lý, phân tích và sử dụng các thông tin tiền tệ và hiện vật liên quan tới các tác động của doanh nghiệp đến môi trường, từ đó cải thiện hoạt động của doanh nghiệp ở cả khía cạnh tài chính và môi trường Nội dung của EMA bao gồm: hạch toán dòng vật liệu; phân tích chu kỳ sống sản phẩm; hạch toán chi phí, thu nhập liên quan đến môi trường; đánh giá trách nhiệm, hiệu quả quản lý và bảo vệ môi trường; và báo cáo môi trường nhằm cung cấp thông tin chủ yếu cho các nhà quản trị nội bộ doanh nghiệp

Theo kinh nghiệm của các quốc gia phát triển, các quốc gia thành công trong quá trình công nghiệp hóa tại Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Á: Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc vai trò của việc áp dụng EMA: hỗ trợ các nhà quản trị trong quá trình ra quyết định có thể là thông tin ngắn hạn hoặc dài hạn thông qua các kỹ thuật phân bổ chi phí khác nhau: xác định chi phí bên trong và bên ngoài, sử dụng để phân bổ các chi phí này trong khuôn khổ kế toán môi trường

Việc sử dụng EMA nhƣ một tài sản vô hình đã mang lại lợi ích cho các công ty bằng cách cung cấp thông tin về hoạt động của họ, đặc biệt là liên quan đến môi trường và kết quả hoạt động môi trường một cách tốt nhất nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý môi trường chính xác hơn (Gale, 2006b; Schaltegger and Burritt,

2000) EMA ngoài vai trò hỗ trợ ra quyết định, đánh giá hiệu quả môi trường, còn có vai trò giúp doanh nghiệp nâng cao trách nhiệm với môi trường Thực chất, môi trường là một vấn đề đáng lo ngại xung quanh chúng ta, một trong những tác động lớn nhất đến môi trường là hoạt động của doanh nghiệp, việc áp dụng EMA vào trong doanh nghiệp giúp đánh giá tác động và mức độ ảnh hưởng của tình hình hoạt động kinh doanh đến mọi trường, từ đó, nhà quản trị sẽ có cái nhìn đúng đắn về trách nhiệm của doanh nghiệp đối với môi trường Thông tin từ EMA mang lại lợi ích cho xã hội (Gibson và Martin, 2004)

Xuất phát từ vai trò của ngành xây dựng trong thực tiễn, hoạt động xây dựng đang trên đà duy trì tăng trưởng khá cao, với tốc độ 8,7% so với năm 2016, đóng góp 0,54 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng GDP, đứng thứ ba trong số các ngành đóng góp điểm phần trăm vào mức tăng GDP cả nước Ngành xây dựng là một trong những ngành chủ chốt, tạo công ăn việc làm cho một lượng lớn người lao động, giải quyết các vấn đề xã hội và cần được đẩy mạnh phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Cùng với sự phát triển của ngành xây dựng, áp lực lên môi trường do lượng bụi phát sinh trong quá trình thi công, tháo dỡ các công trình ngày càng tăng Hoạt động xây dựng cũng tiêu thụ một lƣợng lớn năng lƣợng, gây nên hiện tƣợng phát thải nhà kính năng lƣợng ngày càng tăng, Theo thống kê số liệu mới nhất (5 năm thống kê 1 lần) từ trung tâm Công nghệ môi trường tính toán và tổng hợp, tải lƣợng phát thải khí nhà kính năm 2015 tại Tp HCM là 11.416.856 tấn CO2 tương đương/năm, luôn tăng hàng năm từ 2012 – 2015 Quá trình phá dỡ, đào, san lấp, vận chuyển vật tƣ và tập trung nhiều thiết bị thi công có sử dụng động cơ diezen công suất cao đã phát thải khí độc hại nhƣ SO2, NOx, CO… làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân trên một diện rộng quanh khu vực thi công Theo kết quả thống kê gần nhất diễn biến tính hình thải lƣợng TSP, PM 10 phát sinh từ hoạt động xây dựng trên địa bàn Tp HCM giai đoạn 2011-2015 (5 năm thống kê 1 lần) Tương ứng với sự phát triển ngành xây dựng, thải lượng TSP và PM10 vào môi trường cũng tăng tương ứng So với năm 2011, thải lượng TSP năm 2015 tăng thêm 0,26 tấn đạt tỉ lệ 20%, trung bình toàn giai đoạn thải lƣợng TSP từng năm là 1,25 tấn/năm Trong khi đó, thải lƣợng PM10 đều chiếm tỉ lệ xấp xỉ 50% so với thải lượng TSP Hiện tại, ngành xây dựng đang hồi phục và sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm tới Do đó, thải lƣợng TSP và PM 10 sẽ không ngừng tăng (Trung Tâm Công Nghệ Môi trường, 2016)

Các nhà quản lý luôn mong muốn đƣợc cung cấp đầy đủ thông tin chính xác, đầy đủ để ra những quyết định đúng đắn, tránh thiệt hại cho doanh nghiệp EMA là một trong những nhân tố quyết định cho sự sống còn của doanh nghiệp trong điều kiện áp lực về bảo vệ môi trường ngày càng tăng của cơ quan quản lý và cộng đồng xã hội Kết quả của việc thực hiện EMA là công bố thông tin môi tgrường Tuy nhiên theo nghiên cứu của La Soa Nguyen và cộng sự (2017), nghiên cứu này đƣợc tiến hành để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tiết lộ thông tin kế toán môi trường của các công ty xây dựng ở Việt Nam Theo kết quả thống kê của tác giả từ 2013-2016, với số điểm trung bình cho chỉ số tiết lộ thông tin kế toán môi trường là

4, thì con số tác giả thu đƣợc ở chỉ số tiết lộ thông tin dao động từ 1,364 đến cao nhất 2,947 Tình hình cho thấy công việc kế toán và công bố thông tin liên quan đến môi trường chưa được các công ty xây dựng niêm yết tại Việt Nam chú ý đúng mức Điều đó chứng tỏ, việc áp dụng EMA tại các DNXD chƣa đƣợc thực hiện phổ biến

Thông tƣ số 155/2015 / TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2016, yêu cầu các công ty đại chúng công bố một số thông tin môi trường cho mục tiêu phát triển bền vững Ngày nay, ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc tiết lộ và minh bạch thông tin kế toán môi trường Tuy nhiên, mức độ tiết lộ thông tin của các công ty niêm yết trên

Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam vẫn còn tương đối khác nhau Do vậy, việc cập nhật và áp dụng EMA trong các doanh nghiệp, đặc biệt là các DNXD tại Việt Nam là vô cùng quan trọng và cần thiết Vì thế, tác giả đã cho rằng, nghiên cứu theo hướng tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng EMA và một vấn đề cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao, cuối cùng tác giả đã nghiên cứu lấy thí điểm tại Tp HCM, nơi có ngành xây dựng đang trong giai đoạn phát triển mạnh nhất ở nước ta Đề tài của tác giả: “ Các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng EMA tại các doanh nghiệp

Việt Nam – nghiên cứu các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn Tp HCM”.

Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng EMA tại các DNVN – nghiên cứu các DNXD trên địa bàn Tp HCM

Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng EMA tại các DNVN – nghiên cứu các DNXD trên địa bàn Tp HCM

Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng EMA tại các DNVN - nghiên cứu các DNXD trên địa bàn Tp HCM Đề ra những khuyến nghị để áp dụng EMA tại các DNVN – nghiên cứu các DNXD trên địa bàn Tp HCM

Các nhân tố nào ảnh hưởng đến áp dụng EMA tại các DNVN - nghiên cứu các DNXD trên địa bàn Tp HCM?

Mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến việc áp dụng EMA tại các DNVN - nghiên cứu các DNXD trên địa bàn Tp HCM nhƣ thế nào?

Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

các DNVN – nghiên cứu các DNXD trên địa bàn Tp HCM

Không gian: Trong các DNXD và trên địa bàn TP HCM

Phương pháp nghiên cứu

Dựa trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu từ những nghiên cứu trước đây, trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết nền Đề xuất mô hình nghiên cứu, xây dựng thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng EMA dự kiến Từ mô hình và thang đo dự kiến, tác giả sẽ đi khảo sát chuyên gia để khẳng định lại và điều chỉnh thang đo cho phù hợp vời điều kiện ở Việt Nam

Tác giả sử dụng mô hình phân tích nhân tố khám phá, trên cơ sở sử dụng công cụ SPSS 20 để kiểm định thang đo, phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi quy nhằm xác định các nhân tố, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc áp dụng EMA tại các DNVN - nghiên cứu các DNXD trên địa bàn Tp HCM.

Đóng góp của luận văn

Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng EMA tại các DNVN - nghiên cứu các DNXD trên địa bàn Tp HCM

Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng EMA tại các DNVN – nghiên cứu các DNXD trên địa bàn Tp HCM

Xác định sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc áp dụng EMA tại các DNVN - nghiên cứu các DNXD trên địa bàn Tp HCM Đƣa ra những khuyến nghị + Đƣa ra những chính sách tổ chức thực hiện nhằm áp dụng EMA tại các DNVN – nghiên cứu các DNXD trên địa bàn Tp HCM

+ Đƣa ra giải pháp để doanh nghiệp áp dụng EMA tại các DNVN – nghiên cứu các DNXD trên địa bàn Tp HCM.

Bố cục đề bài

Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan

Chương 2: Cơ sở lý thuyết về EMA và các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng EMA tại các doanh nghiệp

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận

Chương 5: Kết luận và khuyến nghị.

TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

Công trình nghiên cứu ngoài nước

Bartolomeo, M và cộng sự (2000), tác giả nghiên cứu đề tài về thực trạng và tiềm năng tương lai của EMA ở Châu Âu Nghiên cứu tiến hành cuộc khảo sát với kế toán và nhà quản lý tại 84 doanh nghiệp tại Đức, Ý, Hà Lan và Vương Quốc Anh và đặc biệt tiến hành nghiên cứu chi tiết 15 doanh nghiệp tại 4 quốc gia trên

Kết quả tác giả đạt đƣợc là: nêu cách tiếp cận KTMT: kế toán năng lƣợng và vật liệu, kế toán quản lý môi trường; báo cáo trách nhiệm xã hội và báo cáo tài chính bên ngoài; sử dụng thông tin phi tài chính và tài chính để hỗ trợ quản lý trong một doanh nghiệp, hoạch định các chính sách kinh tế để xây dựng doanh nghiệp bền vững

Jalaludin et al (2001) đã nghiên cứu mức độ áp dụng kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất của Malaysia dựa trên lý thuyết thể chế Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng kế toán quản trị môi trường hiện đang được thực hành ở mức độ thấp tại các doanh nghiệp này Kết quả từ phân tích hồi qui đa biến của nghiên cứu chỉ ra rằng rằng áp lực tiêu chuẩn từ các tổ chức nghề nghiệp và đào tạo kế toán là nhân tố quan trọng thúc đẩy việc thực hành kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất của Malaysia

Chang, H.C (2007), tác giả nghiên cứu đề tài về thực trạng và tiềm năng tương lai của EMA ở các trường Đại Học Tác giả đã sử dụng phương pháp định tính để khám phá các yếu tố tiềm năng ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận, hoặc không chấp nhận bằng cách phỏng vấn kinh nghiệm của các nhà quản lý chính từ năm trường đại học Kết quả có 5 rào cản chính: rào cản về mặt tài chính, tài chính, thông tin, thể chế và quản lý, là những rào cản ảnh hưởng đến áp dụng EMA Lý thuyết đƣợc tác giả sử dụng trong bài nghiên cứu này: Lý thuyết bất định, thể chế, lý thuyết các bên liên quan và lý thuyết hợp pháp

Ferreira, A và cộng sự (2010), tác giả nghiên cứu đề tài về kế toán và đổi mới quản lý môi trường Tác giả sử dụng một cuộc khảo sát các kế toán, nhà quản lý và bộ kiểm soát tài chính tại các doanh nghiệp lớn ở Úc Kết quả tác giả đã đạt đƣợc qua phân tích cho thấy việc sử dụng EMA có mối liên hệ tích cực với sự đổi mới quy trình, nhƣng không có sự đổi mới sản phẩm giúp các tổ chức có thêm thông tin mới, từ đó khuyến khích các tổ chức phát triển sản phẩm mới, thay đổi quy trình công nghệ tiên tiến, và cải thiện cơ cấu chi phí Đối tƣợng chính của việc sử dụng EMA là ngành công nghiệp

1.1.2 Các công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng EMA

Setthasakko, W (2010), tác giả nghiên cứu đề tài về những rào cản đối với sự phát triển của EMA tại các công ty giấy và bột giấy ở Thái Lan Nghiên cứu sử dụng các cuộc phỏng vấn bán cấu trúc với những người cung cấp thông tin quan trọng kèm theo Các thông tin chính bao gồm giám đốc điều hành, quản lý môi trường và giám đốc kế toán của ba công ty giấy và bột giấy ở Thái Lan Kết quả:

Nghiên cứu xác định nguyên nhân cụ thể của các rào cản: Hạn chế về kiến thức, kỹ năng liên quan đến EMA và không có hướng dẫn về kế toán quản lý môi trường

Setthasakko, W (2010), tác giả nghiên cứu đề tài về những rào cản đối với sự phát triển của EMA tại các công ty giấy và bột giấy ở Thái Lan Nghiên cứu sử dụng các cuộc phỏng vấn bán cấu trúc với những người cung cấp thông tin quan trọng kèm theo Các thông tin chính bao gồm giám đốc điều hành, quản lý môi trường và giám đốc kế toán của ba công ty giấy và bột giấy ở Thái Lan Kết quả:

Nghiên cứu xác định nguyên nhân cụ thể của các rào cản: Hạn chế về kiến thức, kỹ năng liên quan đến EMA và không có hướng dẫn về kế toán quản lý môi trường

Jalaludin, D và cộng sự (2011), tác giả nghiên cứu đề tài về việc áp dụng EMA theo quan điểm thể chế Tác giả đã dựa trên lý thuyết thể chế, xác định mức độ ảnh hưởng từ áp lực thể chế đến việc vận dụng EMA Tác giả đã tiến hành khảo sát 74 kế toán viên từ các doanh nghiệp sản xuất ở Malaysia và sử dụng số liệu khảo sát đƣợc tiến hành phân tích hồi quy Ngoài ra tác giả có thực hiện các cuộc phỏng vấn bán cấu trúc với 4 người tham gia khảo sát để có thêm thông tin chi tiết về kết quả khảo sát Kết quả đạt đƣợc của nhà nghiên cứu là xác định đƣợc mức độ ảnh hưởng của áp lực thể chế đối với việc áp dụng EMA, trong đó áp lực tiêu chuẩn ( đào tạo và nhân viên kế toán) tác động mạnh nhất

Christ, K., L and Burritt, R., L (2013), tác giả nghiên cứu đề tài về các nhân tố tác động đến việc áp dụng EMA Lý thuyết bất định đƣợc sử dụng trong bài nghiên cứu của các tác giả Chiến lược môi trường, ngành công nghiệp và quy mô tổ chức là 3 nhân tố tác động đến áp dụng EMA mà các tác giả đã nghiên cứu trong bài nghiên cứu này

Alkisher, A (2013), tác giả nghiên cứu đề tài về các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng EMA trong công ty dầu và sản xuất ở Libya Dựa trên các lý thuyết đƣợc sử dụng: thể chế, hợp pháp, bất định, đổi mới, các bên liên quan Tác giả tiến hành thu thập được 202 mẫu, dữ liệu được phân tích và kiểm tra các phương sai, phân tích nhân tố, tương quan và hồi quy nhiều lần Kết quả cho thấy rằng, chiến lược môi trường và tổ chức, nhóm tuổi và trình độ là nhân tố ảnh hưởng; chiến lược phòng thủ và văn hóa thứ bậc là những nhân tố cản trở việc áp dụng EMA

Pondeville, S và cộng sự (2013), tác giả nghiên cứu đề tài về các nhân tố tác động đến hệ thống kiểm soát quản lý môi trường Nghiên cứu được khảo sát tại

256 doanh nghiệp sản xuất và kết quả đạt đƣợc: nhân tố sự không chắc chắn về môi trường tác động làm giảm sự nhận thức về phát triển hệ thống kiểm soát quản lý môi trường

Wachira, M M (2014), tác giả nghiên cứu đề tài về các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng EMA tại các công ty ở Nairobi, Kenya Tác giả đã sử dụng các cuộc điều tra để thiết lập mức độ chấp nhận thực hành EMA, do đó đã đƣợc thử nghiệm dựa trên các yếu tố đƣợc xác định trong nghiên cứu sử dụng cả phân tích hồi quy đa biến Sau đó, các cuộc phỏng vấn bán cấu trúc đƣợc thực hiện để bổ sung cho các phát hiện từ các bảng câu hỏi Kết quả cho thấy rằng: chi phí tuân thủ, chiến lƣợc môi trường và hiệu quả tài chính là yếu tố ảnh hưởng quan trọng; quy mô công ty và số năm hoạt động không ảnh hưởng; và chiến lược phòng thủ và sự phân cấp văn hóa là những yếu tố cản trở việc áp dụng EMA Lý thuyết tác giả đã sử dụng trong bải nghiên cứu của mình: lý thuyết hợp pháp, lý thuyết thể chế

Công trình nghiên cứu trong nước

Nguyễn Chí Quang (2003), tác giả đã nghiên cứu về cơ sở hạch toán môi trường doanh nghiệp, tức là nghiên cứu về mặt lý thuyết kỹ thuật phân tích, xác định và hạch toán chi phí môi trường bằng phương pháp chi phí toàn bộ Tuy nhiên, tác giả vẫn chƣa đƣa vào thực tiễn áp dụng cung cấp thông tin cho nhà quản trị

Trọng Dương (2008), tác giả căn cứ vào khung lý thuyết của UNDSD và IFAC về chi phí môi trường để đề xuất phân loại chi phí môi trường Bài nghiên cứu này cũng chỉ dừng lại ở khung lý thuyết thực nghiệm của tác giả, vẫn chƣa đi sâu vào thực tiễn áp dụng để cung cấp thông tin cho nhà quản trị

Trần Thị Hồng Mai (2009), nội dung mà tác giả đã đạt đƣợc là: từ những lợi ích của vận dụng ECMA, đưa ra cách nhận diện và tính toán chi phí môi trường, đề xuất cách hạch toán chi phí môi trường và các phương pháp xác định chi phí theo chu kỳ sống và trên cơ sở hoạt động

Trọng Dương (2009), tác giả lại căn cứ vào cuốn sách “Các nguyên tắc và trình tự kế toán quản lý môi trường” của UNSND để đưa ra đề xuất áp dụng tại Việt Nam Bài báo đưa ra có bốn loại chi phí liên quan đến môi trường: Chi phí xử lý chất thải, chi phí phòng ngừa và chi phí quản lý môi trường, giá trị thu mua các phế thải (giá trị phế thải đƣợc xác định theo giá trị thu mua) và chi phí xử lý phế thải

Bên cạnh việc nhận diện các loại chi phí môi trường phát sinh, bài báo cũng chỉ ra các khoản thu nhập liên quan đến môi trường bao gồm tiền trợ cấp và tiền thưởng, các khoản thu nhập khác từ việc bán phế liệu,

Phạm Đức Hiếu (2010), tác giả đã chỉ ra nhân tố quản lý: không sẵn sàng áp dụng KTMT, phản ứng lại sự thay đổi tập quán trong các rào cản, thiếu trách nhiệm với môi trường, các kế hoạch chiến lược không lồng ghép yếu tố môi trường, thiếu sự ủng hộ từ nhà lãnh đạo ; nhân tố truyền thông nội bộ; nhân tố áp lực từ bên ngoài: pháp luật, người sử dụng thông tin là những nhân tố căn bản cản trở việc áp dụng EMA

Lê Kim Ngọc (2013), tác giả đã nghiên cứu đề tài về hướng dẫn KTMT của Nhật Bản và đƣa ra những giải pháp để vận dụng vào Việt Nam Theo đó, chi phí môi trường được nhận diện thành bốn loại: chi phí môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí môi trường trước và sau quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí quản lý môi trường, chi phí cho các hoạt động xã hội về môi trường Từ đó, tác giả cũng đề xuất hai mẫu báo cáo KTMT trong các doanh nghiệp Việt Nam là báo cáo về chi phí môi trường của doanh nghiệp và báo cáo lợi ích môi trường

Huỳnh Đức Lộng (2015), tác giả nghiên cứu đề tài về KTMT của các quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Trong bài nghiên cứu của mình, tác giả đã đƣa ra nhận xét về các yếu tố thúc đẩy đến vận dụng KTMT: tƣ liệu, chính sách, các bên liên quan: pháp luật, cơ quan chức năng, tổ chức môi trường ), hiệp hội nghề nghiệp và nguồn hỗ trợ tài chính; và phân tích những lợi ích mà KTMT mang lại khi nghiên cứu học tập các nước nhằm vận dụng và phát triển KTMT, tạo lập bước đi vững chắc cho các DN Việt Nam trong quá trình hội nhập

Phạm Thị Bích Chi và Lê Thị Tâm (2016), nghiên cứu đề tài về ECMA trong DNSX gạch ở Việt Nam Các tác giả sử dụng phương pháp phân tích định lượng để thu thập, xử lý thông tin về mức độ ứng dụng ECMA tại các doanh nghiệp sản xuất gạch ở Việt Nam Bài nghiên cứu đạt đƣợc kết quả: Mức độ vận dụng là không cao nhƣng mức độ thực hiện ECMA với hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có mối quan hệ mật thiết với nhau Từ đó, các tác giả đã đƣa ra một số đề xuất để thúc đẩy việc thực hiện ECMA tại các doanh nghiệp này Tuy nhiên, nghiên cứu đƣợc giới hạn trong các kết quả đánh giá mức độ ứng dụng nhƣng không phân tích các yếu tố nhân quả

Hoàng Thị Bích Ngọc (2017) đã khảo sát và đánh giá về thực trạng và hệ thống ECMA tại các doanh nghiệp chế biến dầu khí thuộc tập đoàn PVN Tác giả đã làm rõ những lý luận cơ bản, những nhận thức mới về ECMA để hình thành khung lý thuyết về ECMA trong doanh nghiệp sản xuất Sử dụng các lý thuyết kế toán có liên quan để giải thích cơ sở vận dụng ECMA tại các doanh nghiệp sản xuất đồng thời đề xuất mô hình lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng ECMA trong các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam Từ khảo sát phân tích và đánh giá một cách doàn diện về thực ECMA trong DN chế biến dầu khí, tác giả khám phá và đo lường cá nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng ECMA tại DN chế biến dầu khí thuộc Tập đoàn PVN

Nguyễn Thị Nga (2018), tác giả nghiên cứu đề tài về các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng ECMA, tác giả sử dụng phương pháp định tính bằng cách phỏng vấn bán cấu trúc, nghiên cứu tài liệu sơ cấp để đánh giá thực trạng ECMA trong các doanh nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam; phương pháp định lượng thông qua phân tích nhân tố khám phá để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng ECMA trong các doanh nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam.

Nhận xét các công trình nghiên cứu

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng EMA, và đƣợc thực nghiệm tại nhiều ngành nghề tại nhiều quốc gia khác nhau:

Châu Âu, Châu Mỹ, Úc, Nhật Bản… Tổng quan về các công trình nghiên cứu cho thấy các nghiên cứu về EMA chủ yếu đƣợc thực hiện trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhạy cảm với môi trường như sản xuất Ở Việt Nam, nghiên cứu về EMA còn khá mới mẻ và đƣợc một số nhà nghiên cứu Nguyễn Chí Quang, Trọng Dương, Trần Thị Hồng Mai, Phạm Đức Hiếu, Lê Kim Ngọc, Huỳnh Đức Lộng, Phạm Thị Bích Chi, Lê Thị Tâm, Hoàng Thị Bích Ngọc, Nguyễn Thị Nga và một số nhà nghiên cứu nữa, các nhà nghiên cứu chứ yếu xét về khía cạnh lý thuyết và xem xém một khía cạnh của kế toán quản trị, đó là ECMA, và nghiên cứu trong một lĩnh vực cụ thể: DNSX Nhƣ tác giả đã đề cập đến tính cấp thiết của đề tài về tình trạng môi trường trong DNXD, và EMA là một trong những nhân tố quyết định cho sự sống còn của doanh nghiệp trong điều kiện áp lực về bảo vệ môi trường ngày càng tăng của cơ quan quản lý và cộng đồng xã hội Do đó, trong chiều hướng của nghiên cứu này, tác giả xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng EMA tại các DNVN, điển hình nghiên cứu DNXD tại Tp HCM.

Khe hổng nghiên cứu

Các tài liệu hướng dẫn và các công trình nghiên cứu về EMA trên thế giới mang lại nhiều kiến thức mới, thiết lập một công cụ quản lý doanh nghiệp hiệu quả, phù hợp với xu thế hướng đến tính bền vững của doanh nghiệp Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc thực hiện tại các DNSX nói chung, chƣa có một nghiên cứu nào nói về EMA tại doanh nghiệp xây dựng, mỗi ngành có một quy trình kinh doanh khác khau, sử dụng nguồn nguyên nhiên liệu khác nhau và hoạt động môi trường cũng khác nhau

Và cùng là nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng nhưng được thực hiện trong bối cảnh khác nhau, môi trường hoạt động khác nhau sẽ có thể cho ra kết quả có thể khác nhau

Từ những khe hổng nêu trên, tác giả xác định hướng nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng EMA tại các DNVN – lấy DNXD trên địa bàn Tp HCM làm bối cảnh nghiên cứu.

Định hướng nghiên cứu

Nghiên cứu việc áp dụng EMA tại các DNVN - nghiên cứu các DNXD trên địa bàn Tp HCM

Tác giả sử dụng lý thuyết nghiên cứu là: lý thuyết thể chế, các thành phần có liên quan, phụ thuộc nguồn lực, lý thuyết hợp pháp và lý thuyết bất định để giải thích cơ sở áp dụng EMA tại các DNVN - nghiên cứu các DNXD trên địa bàn Tp

HCM, sau đó đề xuất mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng EMA tại các DNVN - nghiên cứu các DNXD trên địa bàn Tp HCM, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp (định tính và định lượng) để khám phá, kiểm định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng EMA tại các DNVN - nghiên cứu các DNXD trên địa bàn Tp HCM, từ đó đề xuất các khuyến nghị để thực hiện giải pháp

Chương 1 đã khái quát được tổng quan các công trình nghiên cứu về EMA trong nước và ngoài nước Quá trình phát triển có thể chia thành 3 nhóm nghiên cứu: (1) nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển EMA, (2) nghiên cứu về các nhân tố tác động đến việc áp dụng EMA và (3) nghiên cứu về tác động của EMA đến hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp Căn cứ vào kết quả tổng quan, tác giả định hướng nghiên cứu cho bài luận của mình là các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng EMA tại các DNVN - nghiên cứu các DNXD trên địa bàn Tp HCM bằng kết kết hợp phương pháp nghiêp cứu định tính và định lượng Sang chương tiếp theo, tác giả sẽ giới thiệu về lý thuyết liên quan đến để tài và các nhân tố tác động đến áp dụng EMA.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ EMA VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ÁP DỤNG EMA TẠI CÁC DOANH NGHIỆP

Lịch sử hình thành và phát triển của EMA

Loài người đang đứng trước thử thách lớn: các nguồn tài nguyên trên Trái Đất là có hạn Nhiều tài nguyên đang bị cạn kiệt, trong khi đó yêu cầu của sự phát triển lại không ngừng tăng lên, nên sản xuất xã hội không ngừng đƣợc mở rộng Sự phát triển thực sự phải đảm bảo cho con người có đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao, trong môi trường sống lành mạnh Đó chính là mục tiêu của sự phát triển bền vững mà loài người đang hướng tới Muốn phát triển bền vững thì trong phát triển phải tính đến yếu tố môi trường Môi trường vẫn từng ngày, từng giờ bị chính các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của chúng ta làm cho ô nhiễm nghiêm trọng hơn, sự phát triển bền vững vẫn đứng trước những thách thức lớn lao

KTMT ra đời sau hội nghị Liên hợp Quốc về Môi trường con người tại Stockkhom 1972, và chỉ dừng lại ở nghiên cứu cấp độ quốc gia Vấn đề này đƣợc các nhà khoa học và đại diện chính phủ của nhiều nước chính thức họp bàn trong Hội nghị Liên hợp Quốc về Môi trường con người tại Stockkhom, Thụy Điển (5/6/1972), hội nghị khẩu hiệu: “Con người hãy cứu lấy cái nôi của chúng ta” và thế giới lấy ngày 5/6 hàng năm làm ngày “Ngày môi trường thế giới” được ra đời Hội nghị đã thừa nhận sự xuống cấp của môi trường toàn cầu và nhận thấy cần phải có ngay biện pháp bảo vệ và cải thiện vì đó là “một vấn đề lớn có ảnh hưởng tới phúc lợi của mọi dân tộc và phát triển kinh tế toàn thế giới…” Đến năm 1992, KTMT ở cấp độ doanh nghiệp bắt đầu nghiên cứu rộng và được xem là sự thống trị của kế toán quản trị môi trường, từng bước thay thế kế toán xã hội, sau Hội nghị có tên là “Tuyên bố Rio và nghị sự 21” ra đời vào 14/6/1992 Điều này thể hiện trong tài liệu “ Enviromental Costs and Liabilities:

Accounting and Finacial Reporting Issues” của Hiệp hội kế toán viên công chứng Canada (1993), Rusbinstein (1994), Tuppen (1996)

Vào những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ 20, các cơ quan chính phủ về môi trường và bảo vệ môi trường của các nước như : Hoa Kỳ, Nhật Bản, Cộng Hòa Liên Bang Đức, Cộng Đồng Châu Âu (EC) đưa ra các quy định và hướng dẫn một số nội dung xử lý về chi phí liên quan đến vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường trong kế toán và trình bày thông tin về môi trường trong báo cáo kế toán

Sau năm 1998, Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC), nghiên cứu và đƣa ra công cụ gọi là kế toán quản trị môi trường, công cụ này giúp giúp đỡ doanh nghiệp ghi nhận, tổng hợp và phân tích những thông tin về môi trường và bảo vệ môi trường dưới dạng vật chất và tài sản nhằm cung cấp cho nhà quản trị doanh nghiệp, cho cơ quan tổ chức… bên ngoài doanh nghiệp có liên quan đến môi trường

Năm 2002, tài liệu “Các nguyên tắc và quy trình kê toán quản trị môi trường” được Ủy Ban Phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc (UNDSD) xuất bản

Tài liệu này giải thích và trình bày khái niệm về quản trị môi trường, đưa ra các nguyên tắc và quy trình hướng dẫn áp dụng kế toán môi trường

Sau thời gian nghiên cứu dự án về kế toán quản trị môi trường (bắt đầu

1998), tháng 8/2005 Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) công bố và xuất bản tài liệu

“Hướng dẫn thực hành quốc tế: Kế toán quản trị môi trường”

Lần đầu kế toán môi trường được giới thiệu ở Việt Nam là dự án "Kế toán quản lý môi trường cho các DN vừa và nhỏ khu vực Đông Nam Á” (EMA-SEA), dự án này được thực hiện ở 4 nước Thái Lan, Philippin, Inđônexia, Việt Nam Dự án này đƣợc tài trợ bởi Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế CHLB Đức, đƣợc quản lý và điều hành bởi Tổ chức Xây dựng Năng lực quốc tế (InWent) Dự án đƣợc thực hiện từ 11/2003 đến 08/2007 Tại Việt Nam, Trung tâm sản xuất sạch là đối tác của dự án này Mục đích của dự án này là giúp cho các doanh nghiệp, tổ chức thúc đẩy hoạt đông sản xuất kinh doanh một cách bền vững, hội nhập thương mại tốt hơn thông qua chuyển giao kiến thức và kỹ năng về kế toán môi trường

Trong hai ngày 8 và 9/04/2004 Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại TP.HCM đã tổ chức buổi hội thảo về “Hạch toán quản lý môi trường cho các DN vừa và nhỏ khu vực Đông Nam Á” nhằm giới thiệu về vai trò, lợi ích và những ứng dụng của kế toán quản lý môi trường

Ngày 9/11/2004 Bộ Tài Nguyên Môi trường và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) đã tổ chức buổi thảo luận về khả năng hạch toán môi trường ở Việt Nam Bộ Tài Nguyên Môi Trường muốn xây dựng một kiểu hạch toán mới để bắt các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có sử dụng nước, khí, khoáng sản, rừng để sản xuất, đồng thời thải ra chất ô nhiễm phải xem môi trường là một yếu tố đầu vàobên cạnh các yếu tố đầu vào khác nhƣ là vốn, lao động, công nghệ, … Theo cách hạch toán cũ thì những phí tổn phải bỏ ra để khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường không được hạch toán riêng vì vậy không thấy được mức độ phí tổn mà doanh nghiệp phải bỏ ra để khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường Hạch toán môi trường thực chất là việc tính đúng, tính đủ các chi phí liên quan tới hoạt động bảo vệ môi trường và sẽ làm cho các doanh nghiệp có ý thức bảo vệ môi trường Đến nay, nhiều công trình nghiên cứu cả về nghiên cứu lý thuyết và ứng dụng được thực hiện ở nhiêu quốc gia về KTMT, kế toán quản trị môi trường được công bố: Châu Mỹ (Canada, Hoa Kỳ ), Châu Âu (Italia, Đan Mạch ), Châu Á (Nhật, Indonesia, Malaisia, Thái Lan, Việt Nam )… Một số tác giả tiêu biểu đóng góp: C Deegan, ODonovan, Freedman và Stagliano, Cormier, Mobus, Gray, Chatterger, Aerts và Cornier, M Bartolomeo, K L Christ, D Jalaludin, A

Tuy nhiên, theo tìm hiểu thì cho đến thời điểm này ở Việt Nam, Bộ Tài chính cũng nhƣ các cơ quan chức năng chƣa ban hành các văn bản liên quan đến việc hạch toán môi trường.

Khái niệm EMA

Kèm theo sự phát triển EMA, các nhà nghiên cứu đã có những định nghĩa khác nhau về EMA:

Theo Bennett và James (1998), EMA là việc phát hiện, phân tích và sử dụng thông tin tài chính và phi tài chính để tối ưu hóa vấn đề môi trường của doanh nghiệp và hiệu quả tài chính EMA giúp doanh nghiệp đạt đƣợc phát triển bền vững trong kinh doanh

Theo Bartolomeo et al (2000), EMA là nhận dạng, phân tích và sử dụng thông tin liên quan đến môi trường và vật lý (hoặc tài chính và phi tài chính) để tăng cường hiệu quả tài chính cũng như môi trường

Theo UNDSD (2001), EMA là một công cụ để xác định và đo lường đầy đủ các chi phí môi trường phí sinh trong quy trình sản xuất cũng như lợi ích kinh tế của quá trình phòng ngừa ô nhiễm, tích hợp các thông tin chi phí và lợi ích liên quan đến hoạt động môi trường vào quá trình ra quyết định hàng ngày của doanh nghiệp

Theo nhóm chuyên gia liên hợp quốc (United Nations Expert Working Group) (2001), EMA là quá trình nhận dạng, thu thập, phân tích và sử dụng thông tin môi trường vật chất và tiền tệ để ra quyết định hàng ngày của doanh nghiệp

Theo Frost và Wilmshurst, (2000); Bennett et al., (2002), EMA có thể đƣợc mô tả như việc xác định, phân bổ, chi phối và sử dụng thông tin môi trường vật chất và tiền tệ để hỗ trợ việc ra quyết định kinh doanh để đạt đƣợc một doanh nghiệp bền vững

Theo IFAC (2005), EMA là quá trình quản lý hiệu quả kinh tế và hiệu quả môi trường thông qua sự phát triển và ứng dụng hệ thống kế toán phù hợp với các vấn đề môi trường

Theo Jasch, 2003; Herzig et al ( 2012), EMA là một tập hợp các công cụ kế toán kết hợp dữ liệu từ kế toán tài chính, kế toán chi phí và cân bằng lưu lượng vật liệu để tăng hiệu quả vật chất, giảm thiểu tác động / rủi ro môi trường và chi phí bảo vệ môi trường

Theo Nguyễn Thị Nga (2018), EMA là một nội dung của kế toán quản trị

EMA là việc nhận diện, thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin về hoạt động môi trường doanh nghiệp bằng cả thước đo tiền tệ và thước đo hiện vật theo yêu cầu quản trị, làm cơ sở cho quá trình ra quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ doanh nghiệp

Tóm lại, Có nhiều quan điểm về EMA đƣợc hình thành bởi mỗi tác giả, các định nghĩa này không những không trái ngƣợc mà còn bổ sung cho nhau để tạo nên một khái niệm EMA toàn diện Theo định nghĩa của tác giả, EMA tập trung vào việc hạch toán những vấn đề có liên quan đến môi trường mà cụ thể là hạch toán dòng vật liệu; phân tích chu kỳ sống sản phẩm; hạch toán chi phí, thu nhập liên quan đến môi trường; đánh giá trách nhiệm, hiệu quả quản lý và bảo vệ môi trường; và báo cáo môi trường nhằm cung cấp thông tin chủ yếu cho các nhà quản trị nội bộ doanh nghiệp EMA là công cụ vô cùng quan trọng phục vụ cho việc quản lý và bảo vệ môi trường Như vậy, EMA luôn được nhận diện từ hai góc độ: công tác kế toán và công tác quản lý môi trường.

Vai trò của EMA

EMA đƣợc sử dụng để cung cấp thông tin tiền tệ và thông tin hiện vật cho quá trình ra quyết định, đánh giá hiệu quả môi trường so với mục tiêu đề ra, giúp các nhà quản trị có trách nhiệm và chịu trách nhiệm về hoạt động quản lý của mình trong việc nâng cao trách nhiệm với môi trường (Nguyễn Thị Nga, 2018)

Hình 2.1: Vai trò của EMA trong quá trình ra quyết định

Nguồn: Staniskis và cộng sự, 2006

Hỗ trợ nhà quản trị trong quá trình ra quyết định

EMA có vai trò hỗ trợ các nhà quản trị trong quá trình ra quyết định có thể là thông tin ngắn hạn hoặc dài hạn thông qua các kỹ thuật phân bổ chi phí khác nhau: xác định chi phí bên trong và bên ngoài, sử dụng để phân bổ các chi phí này trong khuôn khổ KTMT Đánh giá hiệu quả môi trường

Việc sử dụng EMA nhƣ một tài sản vô hình đã mang lại lợi ích cho các công ty bằng cách cung cấp thông tin về hoạt động của họ, đặc biệt là liên quan đến môi trường và kết quả hoạt động môi trường một cách tốt nhất Thông tin từ EMA đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý môi trường chính xác hơn (Gale, 2006b; Schaltegger và Burritt, 2000)

Nâng cao trách nhiệm với môi trường

EMA ngoài vai trò hỗ trợ ra quyết định, đánh giá hiệu quả môi trường, còn có vai trò giúp doanh nghiệp nâng cao trách nhiệm với môi trường Thực chất, môi trường là một vấn đề đáng lo ngại xung quanh chúng ta, một trong những tác động lớn nhất đến môi trường là hoạt động của doanh nghiệp, việc áp dụng EMA vào trong doanh nghiệp giúp đánh giá tác động và mức độ ảnh hưởng của tình hình hoạt động kinh doanh đến môi trường, từ đó, nhà quản trị sẽ có cái nhìn đúng đắn về trách nhiệm của doanh nghiệp đối với môi trường Thông tin từ EMA mang lại lợi ích cho xã hội (Gibson và Martin, 2004).

Nội dung của EMA

EMA theo dõi các thước đo hiện vật các yếu tố nguyên liệu đầu vào và đầu ra của một quá trình sản xuất kinh doanh Mục đích của hạch toán dòng nguyên vật liệu là việc định lƣợng cần các yếu tố đầu vào và đầu ra cho phù hợp, và xác định các loại chất thải tác động đến môi trường, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp để giảm sự tác động đó vào môi trường của quá trình luân chuyển dòng nguyên vật liệu

Thước đo hiện vật các yếu tố nguyên liệu đầu vào: nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, năng lượng, nguyên vật liệu hoạt động, nước, bao bì Thước đo hiện vật các yếu tố nguyên liệu đầu vào sẽ chuyển hóa thành sản phẩm và các yếu tố đầu ra: sản phẩm chính, sản phẩm phụ, phế phẩm, phế liệu, nước thải, khí thải, chất rắn thải, các loại ô nhiễm khác

2.1.4.2 Phân tích chu kỳ sống ( Life Cycle Analysis – LCA) Đánh giá vòng đời (LCA) đã bắt đầu vào những năm 1690 khi những lo ngại về nguồn cung cấp nguyên liệu thô và năng lƣợng giảm đã khiến Công ty Coca – Cola bắt đầu có những phân tích về vòng đời của hàng tồn kho Tuy nhiên, mối quan tâm này giảm đi khi các mối quan tâm về năng lƣợng giảm, nhƣng lại bị thu hút bởi các mối quan tâm về xử lý chất thải, chất rắn trên toàn thế giới vào những năm 80 của thế kỷ 19 (Russell và cộng sự, 1994)

LCA đƣợc định nghĩa là một cách tiếp cận toàn diện để xác định các tác động của một sản phẩm đối với môi trường thông qua toàn bộ vòng đời của nó, tức là bắt đầu từ nghiên cứu và phát triển, khai thác và chế biến nguyên liệu hoặc thu mua nguyên liệu, sản xuất, quản lý chất thải, vận chuyển và phân phối, sử dụng / tái sử dụng, bảo trì sản phẩm, tái chế và phân hủy cuối cùng (EPA, 1995; Smith và Lambell, 1997)

Nhƣ thế, LCA xem xét chi phí và doanh thu của sản phẩm trong toàn bộ chu trình sống của nó chứ không phải một kỳ kế toán Do đó, chi phí môi trường của việc sản xuất sản phẩm sẽ đƣợc hạch toán với mục đích giảm lƣợng chất thải, đánh giá và kiểm soát rủi ro, phát triển sản phẩm thân thiện môi trường, vai trò trong việc cấp nhãn sinh thái cho sản phẩm, nhận dạng các vấn đề môi trường, xác định thuế môi trường

LCA được coi là phương pháp dự toán tương lai Đó là vì nhiều phương pháp dự toán chi phí khác nhau được sử dụng Việc áp dụng phương pháp nào phụ thuộc vào từng giai đoạn khác nhau

Thông tin thu được từ phương pháp này có thể giúp nhà quản trị phân tích các giai đoạn khác nhau trong vòng đời của tài sản: Lập kế hoạch và phân tích các giải pháp thay thế đảm bảo chi phí thấp nhất, lựa chọn các dự án thích hợp từ việc xem xét NPV của các dự án, phân tích dòng tiền , bảo đảm kinh phí nhờ việc quản lý, đánh giá dòng tiền, đánh giá giữa dự toán và kết quả thực tế, hỗ trợ thiết kế sản phẩm thân thiện với môi trường, chi tiết:

Lập kế hoạch và phân tích: giúp nhà quản trị có một cái nhìn tổng thể để phân bổ thời gian và tài nguyên sử dụng cho một dự án mang lại hiệu quả nhất

Thu thập dữ liệu: là quá trình tổng hợp các nguồn nguyên vật liệu đầu vào và chất thải đầu ra liên quan đến chu kỳ sống của sản phẩm Đánh giá tác động: là đánh giá chu kỳ sống của sản phẩm bằng chi phí môi trường nội sinh và chi phí môi trường ngoại sinh

Xây dựng và lựa chọn các giải pháp: là việc lựa chọn các sản phẩm sản xuất, thiết kế lại quy trình công nghệ sản xuất, phân phối, lựa chọn tài nguyên sử dụng, dạng năng lượng sử dụng để giảm tác động đến môi trường và giảm chi phí về môi trường

2.1.4.3 Kế toán chi phí và thu nhập về môi trường

Có rất nhiều tiêu thức khác nhau để phân loại chi phí môi trường doanh nghiệp như căn cứ vào chức năng, căn cứ vào hoạt động môi trường, căn cứ vào khả năng hiển thị dữ liệu tren sổ sách kế toán Mỗi một tiêu thức phân loại chi phí môi trường trên đều cung cấp các thông tin về chi phí môi trường ở nhiều góc độ khác nhau cho nhà quản lý

Chi phí môi trường của một doanh nghiệp được chia thành 2 nhóm: bên trong và bên ngoài

CPMT bên ngoài DN: phát sinh trong quá trình hoạt động SXKD của các doanh nghiệp và ảnh hưởng đến xã hội nhưng không thuộc trách nhiệm trực tiếp của doanh nghiệp và không nằm trong giá thành sản xuất sản phẩm, vì vậy nhà quản lý ít quan tâm đến CPMT bên ngoài CPMT bên ngoài khó xác định đƣợc giá trị, việc xác định CPMT bên ngoài thường dựa vào phương pháp quy đổi giá trị tương đương Các chi phí môi trường bên ngoài hay còn gọi là chi phí xã hội thuộc về vai trò của chính phủ ví dụ nhƣ thiệt hai mất nguồn lao động do ô nhiễm, thiệt hại do phá hủy hệ thống sinh thái, sự tàn phá tài nguyên thiên nhiên,… tuy nhiên, chính phủ lại sử dụng các công cụ pháp lý nhƣ phạt, quy định kiểm soát chất thải, khí thải để thực thi nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” và như vậy lại tích hợp chi phí bên ngoài vào kết quả của doanh nghiệp

CPMT bên trong DN: Là những chi phí phát sinh trong việc ngăn ngừa, lập kế hoạch, thực hiện, kiểm soát và khắc phục những thiệt hại về môi trường mà DN gây ra trong quá trình sản xuất kinh doanh, những chi phí phát sinh nhằm bảo vệ môi trường mà DN phải có trách nhiệm theo luật định Theo tài liệu hướng dẫn của IFAC và của UNDSD, CPMT bên trong bao gồm 6 loại:

Chi phí nguyên vật liệu cấu tạo nên sản : là những chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm, nó kết tinh, cấu thành nên thực thể của sản phẩm đầu ra, những NVL này có liên quan và tác động đến môi trường trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm từ lúc khai thác nguyên liệu, sản xuất, tiêu thụ, không còn sử dụng (chất thải) và xử lý khi không còn sử dụng Chi phí NVL cấu tạo nên sản phẩm bao gồm những NVL đầu vào nhƣ: Vật liệu chính, thô, phụ, bao bì, nước, những chi phí này sẽ chuyển đổi thành sản phẩm và trở thành chất thải

Chi phí NVL không cấu tạo nên sản phẩm: là những chi phí NVL đầu vào như: vật liệu chính, vật liệu thô, vật liệu phụ, bao bì, nước, năng lƣợng nhƣng những chi phí này sẽ không kết tinh, cấu thành nên thực thể của sản phẩm đầu ra mà chuyển đổi thành chất thải: Nước thải, khí thải, chất thải rắn và tác động tiêu cực đến môi trường

Quản trị môi trường trong báo cáo trách nhiệm xã hội

Báo cáo trách nhiệm xã hội bao gồm những phần chính nhƣ sau:

- Cam kết chính sách đối với người lao động

- Cam kết chính sách quản lý môi trường

- Tiếp thị và phát triển sản phẩm

- Những đóng góp đối với xã hội Như vậy Kế toán quản trị môi trường là một phần cấu thành trong báo cáo trách nhiệm xã hội, cụ thể, Kế toán quản trị môi trường gắn liền với những vấn đề sau:

Các chính sách căn bản trong quản trị môi trường, bao gồm:

- Tuân thủ pháp luật – thực thi và đáp ứng các yêu cầu pháp lý về môi trường của quốc gia và khu vực sở tại

- Thiết lập Hệ thống quản lý môi trường – tuân thủ luật pháp và quy định về môi trường trong quá trình hoạt động

- Liên tục đổi mới công nghệ – nghiên cứu và phát triển công nghệ mới làm giảm tối đa lƣợng khí thải, chất thải phát sinh và kiểm soát tiếng ồn

- Bảo vệ sức khỏe cộng đồng và đa dạng sinh học – giảm đi những mối lo ngại ngày càng gia tăng của chính quyền địa phương và các bên liên quan về môi trường, bảo vệ môi trường sống nói chung cũng như các loài động vật hoang dã nói riêng Không ngừng nỗ lực, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại giải quyết các vấn đề môi trường có thể phát sinh trong tương lai và cung ứng các sản phẩm không những thân thiện với môi trường mà còn bảo tồn được các nguồn tài nguyên và năng lượng quốc gia

- Phổ biến chính sách môi trường – khuyến khích toàn thể nhân viên, nhà thầu, người lao động, công chúng và các bên liên quan nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm, duy trì các hoạt động bảo vệ môi trường Thường xuyên mở các lớp đào, cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin về môi trường doanh nghiệp để giữ vững niềm tin và sự tín nhiệm của xã hội đối với Công ty

Kế hoạch quản trị môi trường trung hạn

- Tăng cường công tác quản trị môi trường

- Đưa ra những giải pháp thích hợp ngăn chặn các sự cố môi trường

- Thúc đẩy giảm thiểu chất thải nguy hại

- Nâng cao ý thức người lao động về bảo vệ môi trường

Tổ chức hệ thống quản lý môi trường

Nâng cao hệ thống quản lý rủi ro về môi trường

Nâng cấp hệ thống quản lý rủi ro môi trường nhằm kiểm soát các khía cạnh môi trường có nguy cơ gây ra các rủi ro tiềm ần Bao gồm: quản lý chất thải, nước, đất, hoạt động xả thải…

Nâng cao hiệu quả quản lý môi tường

Hệ thống quản lý môi trường thiết lập theo chu trình PDCA: lập kế hoạch – thực hiện kiểm tra- điều chỉnh thông qua hệ thống quản lý môi trường, đánh giá môi trường và kiểm soát chất thải, hóa chất nguy hại.

Các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng EMA

Theo nhà nghiên cứu về tính hợp pháp, Dowling và Pfeffer (1975), mọi hoạt động của tổ chức tuân theo giá trị hay các chuẩn mực mà tổ chức đó hoạt động, mà sự tiếp nhận thay đổi và phản ứng với sự thay đổi phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu nhận thức của nhà quản trị Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Nga (2018) đã khám phá nhân tố nhận thức của nhà quản trị có ảnh hưởng đến áp dụng ECMA Sự nhận thức của nhà quản trị về vai trò lợi ích của việc áp dụng EMA là một trong những nhân tố quan trọng khi xét đến các nhân tố ảnh hưởng Nhà quản trị ở đây được hiểu là ban giám đốc, cấp quản lý, trưởng phòng kế toán, kế toán trưởng, phụ trách kế toán của doanh nghiệp Nhận thức của nhà quản trị đề cập đến mức độ hiểu biết về những lợi ích mà EMA mang lại, và điều đó có vai trò quan trọng đến quyết định của nhà quản trị có áp dụng EMA hay không Từ khi bắt đầu đƣợc nghiên cứu, có rất nhiều bài nghiên cứu nói về những lợi ích mà EMA mang lại cho doanh nghiệp

Chẳng hạn nhƣ: Tạo ra nhiều cơ hội tăng lợi nhuận (Burritt et al., 2002; Deegan, 2003; Ferreira et al., 2010), tính giá thành chính xác hơn (Burritt et al., 2002;

Deegan, 2003; Ferreira et al., 2010) Việc áp dụng EMA sẽ thay đổi một số các bước quan trọng mà các nhà quản trị đưa ra nhằm sử dụng cho việc ra quyết định và đánh giá hiệu quả kinh doanh, vì thế nhà quản trị sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp Ở nhân tố này phát triển gắn liền với lý thuyết hợp pháp đƣợc sử dụng vì việc tiếp nhận sự thay đổi và phản ứng với sự thay đổi với việc áp dụng EMA đáp ứng cho tính hợp pháp phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu nhận thức của nhà quản trị doanh nghiệp

2.2.2 Thực trạng chất lượng quản lý môi trường của công ty

Theo Danneil và Reitsperger (1991), vai trò của MA là cung cấp thông tin để lập kế hoạch, kiểm soát và ra quyết định, nhằm hỗ trợ các nhà quản trị đƣa ra chiến lƣợc phù hợp

Các hoạt động kế toán quản trị liên quan đến môi trường của công ty: nguồn thu nhập và chi phí tạo ra từ môi trường, chu kỳ sống của sản phẩm, chi phí mục tiêu môi trường, các dự án đầu tư vào môi trường, hoạch định ngân sách vốn Việc tập trung theo dõi, thu thập và xử lý các chi phí, thu nhập và tiết kiệm chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động liên quan đến môi trường của công ty Thực trạng chất lượng môi trường của công ty có ảnh hưởng đáng kể đến áp dụng EMA

Nhân tố này gắn liền với lý thuyết phụ thuộc nguồn lực đƣợc áp dụng, tức là tập trung vào cách mà tổ chức tiếp cận, ở đây chính là môi trường, các yếu tố phát sinh xung quanh vấn đề môi trường của hệ thống hoạt động cho sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp

2.2.3 Sự phức tạp khi thực hiện EMA

Các tác giả Van de Ven và Delbecq (1974) đã nghiên cứu về các đặc tính về nhiệm vụ của một tổ chức bao gồm: độ phức tạp, khó khăn, sự đa dạng và sự biến đổi của nhiệm vụ Perrow (1967) phân tích nhiệm vụ của tổ chức thành các thành phần: mức độ phức tạp trong khi tiến hành nhiệm vụ, thời gian cần thiết để xử lý vấn đề và kiến thức là một nhân tố cần có để thực hiện nhiệm vụ Sự khó khăn trong công việc thì phụ thuộc vào bản thân công việc và quy trình của quá trình thực hiện nhiệm vụ (Van de Ven và Delbecq ,1974)

Sự phức tạp nghĩa là mức độ khó khăn trong quá trình thực hiện EMA (khó khăn về tài chính, khó khăn trong việc tìm kiếm thu thập, xử lý, khó khăn trong việc xử lý vấn đề ) và khó khăn trong kinh nghiệm xử lý

Lý thuyết bất định đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này để giải thích cho hành vi ngẫu nhiên thích ứng của đối tƣợng thực hiện đến việc áp dụng EMA

2.2.4 Những quy định của pháp luật về môi trường và thông tin môi trường

Một số nhà nghiên cứu Ambe, 2007; Burritt và Saka, 2006; Chang và Deegan, 2010; Kokubu và Nashioka, 2006b đã nghiên cứu về những quy định của pháp luật về môi trường ( từ chỉnh phủ, cơ quan chức năng) và thông tin môi trường là những nhân tố quan trọng trong việc chấp nhận và thực hiện EMA

Theo định nghĩa, EMA đƣợc xem xét từ hai góc độ: công tác kế toán và công tác quản lý môi trường Những quy định của pháp luật về môi trường: các quy định quy chuẩn, các luật lệ môi trường; thông tin môi trường: các thông tin môi trường từ dư luận xã hội, từ báo chí được xem là một phần của công tác quản lý môi trường và chúng tác động đến việc áp dụng EMA (Jaladulin và cộng sự, 2011; Jamil và cộng sự, 2014)

Lý thuyết thể chế đƣợc sử dụng để phân tích nhân tố những quy định của pháp luật về môi trường và thông tin môi trường, áp lực được sử dụng là tính quy phạm, tức là áp lực tiêu chuẩn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tự nguyện áp dụng các cam kết về về môi trường để giảm bớt áp lực cưỡng chế từ các qui định pháp luật về môi trường của doanh nghiệp

2.2.5 Áp lực từ các bên liên quan

Theo Mosgaad (2009) đã nhận định, các bên liên quan là bất kỳ cá nhân nào có thể ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi việc đạt được mục tiêu của tổ chức Các quan điểm của các bên liên quan đã thay đổi quan điểm truyền thống của tổ chức tập trung vào chủ sở hữu của tổ chức và lợi ích kinh tế của họ Trong trường hợp của đề tài, các bên liên quan như: Cổ đông, cộng đồng địa phương, nhóm môi trường địa phương, các khoản phạt về môi trường, khách hàng Các cổ đông có thể yêu cầu các vấn đề môi trường được giải quyết để giảm thiểu các tổn thất phát sinh từ việc công khai kém gây ra bởi các hành động phi đạo đức Khách hàng có thể yêu cầu một công ty tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường nhất định, Chính phủ ảnh hưởng đến một chiến lược vững chắc bằng cách cung cấp các văn bản pháp luật Do đó các doanh nghiệp phải tuân thủ các chính sách và quy định về môi trường để tránh hành động pháp lý, cộng đồng xã hội đóng một vai trò quan trọng trong việc khuyến khích các công ty phi đạo đức có trách nhiệm xã hội hơn - họ có thể huy động ý kiến từ công chúng chống lại hoặc cho các hoạt động của một công ty

Những bên liên quan này sẽ góp phần tạo áp lực cho doanh nhiệp để doanh nghiệp thực hiện EMA, và cũng đƣợc các nhà nghiên cứu trên thế giới thử nghiệm tại nhiều quốc gia, nhiều lĩnh vực khác nhau

Lý thuyết đƣợc sử dụng cho việc phân tích nhân tố này chính là lý thuyết các bên liên quan Vì lợi ích của mình, các bên liên quan luôn mong đợi doanh nghiệp có những ứng xử phù hợp với trách nhiệm môi trường để đạt được sự hoạt động hợp pháp trong xã hội qua đó giúp họ đạt đƣợc các lợi ích kinh tế khác

2.2.6 Áp lực mô phỏng Áp lực mô phỏng là sự phản ứng bắt chước của các tổ chức khác trong xã hội của doanh nghiệp đối với các kỹ thuật, phương pháp đã được chấp nhận, áp dụng hoặc đƣợc xem là chuẩn mực trong ngành (DiMaggio và Powell, 1983) Trong các hành động, khi phải đối mặt với sự không chắn chắn, các nhà quản lý sẽ quyết định bắt chước các hành động của những doanh nghiệp khác trong cùng một lĩnh vực ngành nghề tương đương Nếu hành động đó thực chất không được áp dụng phổ biến, nhưng người ra quyết định vẫn cố gắng áp dụng theo những gì người khác đã làm vào công việc của họ Trong đề tài mà tác giả đang nghiên cứu cũng vậy, nhà quản trị sẽ luôn thừa hưởng những đặc tính đó để bắt chước những nhà lãnh đạo trong ngành, các tổ chức khác cùng ngành, và có thể là đối thủ cạnh tranh đã thực hiện để áp dụng EMA vào doanh nghiệp

Cơ sở lý thuyết nền

Lý thuyết các thành phần có liên quan có nguồn gốc từ quan điểm về lợi ích kinh tế trong hoạt động của nhà kinh tế Freeman (1984), lý thuyết bàn về quản trị của tổ chức và đạo đức trong kinh doanh Theo Freeman (1984), các thành phần có liên quan không chỉ có cổ đông mà còn có cơ quan chính phủ, người xây dựng chiến lược và hoạch định chính sách phát triển, các tổ chức thương mại, công đoàn, các công ty trong ngành, khách hàng, cộng đồng xã hội… Từ quan điểm quản trị, để đạt đƣợc mục tiêu chiến lƣợc của doanh nghiệp, vai trò quan trọng của nhà quản lý là vô cùng quan trọng, tức là đánh giá tầm quan trọng của việc đáp ứng nhu cầu của các thành phần có liên quan Mà các thành phần có liên quan luôn thay đổi theo thời gian các kỳ vọng và mối quan hệ quyền lực nên doanh nghiệp phải liên tục điều chỉnh các chiến lƣợc điều hành và công bố thông tin để đáp ứng nhu cầu của các thành phần có liên quan

Dựa vào lý thuyết các thành phần có liên quan, Ullmann (1985) đã giải thích rằng, nếu một bên liên quan kiểm soát một hoạt động kinh doanh quan trọng, doanh nghiệp sẽ tìm cách đáo ứng nhu cầu của họ

Xây dựng là một trong những ngành quan trọng đối với xã hội và có tác động nhạy cảm mạnh đến môi trường, nên các quy định về môi trường trong xây dựng ngày càng trở nên khắc khe đối với các DNXD Do đó, vì nhu cầu lợi ích của mình, các thành phần có liên quan luôn mong đợi doanh nghiệp có những ứng xử phù hợp với trách nhiệm môi trường để đạt được sự hợp pháp trong xã hội, qua đó giúp họ đạt đƣợc những lợi ích kinh tế khác

Vì vậy, lý thuyết các thành phần bên có liên quan đƣợc sử dụng để giải thích áp lực từ các bên liên quan: cổ đông, cơ quan chính phủ, người xây dựng chiến lược và hoạch định chính sách phát triển, các tổ chức thương mại, công đoàn, các công ty trong ngành, khách hàng, cộng đồng xã hội… là tác động ảnh hưởng đến áp dụng EMA Lý thuyết này đƣợc một số nhà nghiên cứu sử dụng để đánh giá sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng EMA: Chang (2007), Alkisher (2013)

2.3.2 Lý thuyết tính hợp pháp (Legitimacy theory)

Khái niệm lý thuyết tính hợp pháp đƣợc phát triển bởi Dowling và Pfeffer (1975): Một thực thể có thể tồn tại khi hệ thống giá trị của nó phụ hợp với hệ thống giá trị của hệ thống giá trị xã hội Tức là, doanh nghiệp hoạt động dựa trên các giá trị hay các chuẩn mực xã hội mà doanh nghiệp đó hoạt động, việc không tuân thủ các các giá trị hay chuẩn mực xã hội có thể dẫn đến khó khăn khi đối mặt với sự ủng hộ của xã hội đối với hoạt động của tổ chức

Sự phát triển bền vững của doanh nghiệp phải đƣợc xem xét trên ba góc độ: kinh tế, môi trường và xã hội (Elkington, 1997) Theo đó, một doanh nghiệp vừa hoạt động để tạo ra các giá trị về kinh tế, và đồng thời bảo vệ và phát triển các giá trị môi trường và xã hội Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động của doanh nghiệp luôn tác động ngày càng nghiêm trọng đến tình trạng môi trường, và cộng đồng xã hội làm trung gian điều phối hành động ứng xử phù hợp của doanh nghiệp đối với môi trường và là trung gian đánh giá các hoạt động của DN đối với môi trường, vì thế một hợp đồng xã hội đƣợc xác lập nhằm qui định quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ với môi trường

Nội dung của hợp đồng: Doanh nghiệp cần nguồn tài nguyên, cơ sở hạ tầng, an ninh từ xã hội để hoạt động tạo ra sản phẩm dịch vụ và cung cấp ngƣợc lại cho xã hội Điều đó đồng nghĩa rằng để có các yếu tố cần thiết cung cấp cho hoạt động của mình, doanh nghiệp phải thực hiện đúng các điều khoản đề ra: thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường và công bố thông tin về trách nhiệm thực hiện hợp đồng thì sẽ tạo lợi thế cho doanh nghiệp về xây dựng hình ảnh, nâng cao vị thế, tăng khả năng cạnh tranh ngành Áp lực từ xã hội là buộc các doanh nghiệp phải thực hiện trách nhiệm của mình đối với môi trường thông qua tiêu chuẩn và thay đổi hệ thống kế toán để công bố thông tin môi trường phù hợp

Lý thuyết hợp pháp đƣợc sử dụng để giải thích cho nhóm nhân tố nhận thức của nhà quản trị ảnh hưởng đến áp dụng EMA tức là người quyết định về sự tiếp nhận sự thay đổi và phản ứng với sự thay đổi để đáp ứng cho tính hợp pháp Lý thuyết này đƣợc một số nhà nghiên cứu sử dụng để đánh giá sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng EMA: Chang (2007), Alkisher (2013)

2.3.3 Lý thuyết sự phụ thuộc nguồn lực (Resource dependence Theory)

Lý thuyết sự phụ thuộc nguồn lực (Pfeffer và Salancik, 1978; Pfeffer, 2003) cũng tập trung vào các tác động của môi trường đối với các tổ chức Tuy nhiên, thay vì liên quan đến chính nó với kỳ vọng xã hội, lý thuyết phụ thuộc nguồn lực cố gắng giải thích ảnh hưởng của hạn chế môi trường đối với các tổ chức Các nhà nghiên cứu lý thuyết phụ thuộc nguồn lực cho rằng các tổ chức phải tham gia vào trao đổi và giao dịch với các thực thể khác nhau cho các nguồn lực khác nhau Vì các tổ chức không độc lập hoặc tự cung tự cấp, họ dựa vào môi trường của họ để tồn tại, và cốt lõi của lý thuyết là tập trung vào cách mà các tổ chức tiếp cận với các nguồn lực quan trọng cho sự hình thành và phát triển

Hay nói cách khác, lý thuyết sự phụ thuộc vào nguồn lực để phục vụ cho sự phát triển của DN Tuy nhiên, trong tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực có giới hạn

Trong quá trình phát triển, DN phải đảm bảo giữ sự phát triển bền vững, đảm bảo tài nguyên

Chính vì vậy, nguồn thu nhập và chi phí tạo ra từ môi trường, chu kỳ sống của sản phẩm, chi phí mục tiêu môi trường, các dự án đầu tư vào môi trường, hoạch định ngân sách vốn, lập kế hoạch tài chính dài hạn về môi trường, thẩm định đầu tư dự án môi trường… là những hành động mà doanh nghiệp đáp lại đối với nguồn lực mà họ đang tiếp cận cho sự hình thành và phát triển Lý thuyết sự phụ thuộc nguồn lực giải thích cho nhân tố thực trạng chất lượng quản lý môi trường tại doanh nghiệp tác động đến việc áp dụng EMA

2.3.4 Lý thuyết thể chế (Institutional theory)

Theo Meyer và Rowan (1977), DiMaggio và Powell (1983), lý thuyết thể chế tương tự như lý thuyết hợp pháp nhưng tập trung vào mối quan hệ giữa môi trường và tổ chức, đặc biệt là sự ổn định và tồn tại của tổ chức Dimaggio và Powell đƣợc cho là những người đầu tiên phát triển lý thuyết này trên khía cạnh mới với sự cấu thành của 3 yếu tố: áp lực cƣỡng chế (coercive isomorphism), áp lực tiêu chuẩn (normative pressures) và áp lực mô phỏng (mimetic processes) Đầu tiên, áp lực cƣỡng chế đƣợc giải thích là tuân thủ quy định đối với các quy định hiện hành (DiMaggio và Powell, 1983) Dưới áp lực cưỡng chế, chính phủ và các cơ quan quản lý có khả năng can thiệp và ảnh hưởng đến việc tuân thủ các quy định hiện hành của các doanh nghiệp Nói một cách khác thì áp lực cƣỡng chế là nhân tố ảnh hưởng thúc đẩy các doanh nghiệp áp dụng EMA để đạt được sự hợp pháp trong hoạt động

Thứ hai, áp lực mô phỏng là phản ứng của một tổ chức với các kỹ thuật đã đƣợc chứng minh hoặc thực hành của các tổ chức cạnh tranh khi đối mặt với những tình huống không rõ ràng và không chắc chắn (DiMaggio và Powell, 1983) Điều đó có nghĩa là, một tổ chức tìm kiếm sự phù hợp từ việc phản ứng giống nhƣ các tổ chức tương tự

Thứ ba, áp lực tiêu chuẩn, bắt nguồn từ sự chuyên nghiệp trong việc thực hành của cá nhân hay một nhóm tổ chức, việc đồng nhất chuyên nghiệp này có đƣợc do thông qua đào tạo, tuyển dụng

Trong lĩnh vực về EMA, lý thuyết thể chế giải thích cho động cơ và trở ngại đối với việc áp dụng EMA tại các doanh nghiệp dựa trên 3 cơ chế trên Vì nếu không có những áp lực này, EMA không thể đƣợc vận dụng đặc biệt khi những lợi ích phát sinh từ việc áp dụng EMA không dễ dàng nhận ra và các tổ chức sẽ không có động thái thay đổi hệ thống kế toán quản trị nếu không có áp lực từ cơ quan ban ngành: các khoản vi phạm quy định môi trường, không có chuẩn mực ban hành yêu cầu thực hiện…

Mô hình và giả thuyết nghiên cứu

Từ các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng EMA được nghiên cứu từ trước đã phát hiện và kiểm định từ nhiều lĩnh vực kinh doanh có tác động nhiều đến môi trường của các tác giả trong và ngoài nước, bao gồm: Chiến lược môi trường, quy mô tổ chức, áp lực cƣỡng chế, áp lực mô phỏng, áp lực tiêu chuẩn, thiếu nguồn tài chính, thiếu kiến thức liên quan đến EMA, nhận thức từ lợi ích EMA, sự hỗ trợ từ nhà quản lý cấp cao, áp lực các bên liên quan….Thông qua quá trình nghiên cứu một số lý thuyết, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng EMA tại DNVN – nghiên cứu các DNXD trên địa bàn Tp HCM theo hình 2.2:

Hình 2.2: Các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng EMA tại các DNVN – nghiên cứu các DNXD trên địa bàn Tp HCM

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp (2018)

Biến phụ thuộc: Việc áp dụng EMA tại các DNVN - nghiên cứu các DNXD trên địa bàn Tp HCM

Biến độc lập: Sự nhận thức của nhà quản trị về EMA, thực trạng chất lƣợng quản lý môi trường của công ty, những quy định của pháp luật về môi trường và thông tin môi trường, sự phức tạp khi thực hiện EMA, áp lực từ các bên liên quan, áp lực mô phỏng

2.4.2 Giả thuyết nghiên cứu Để đánh giá tác động của các nhân tố đến việc áp dụng EMA, tác giả sử dụng các giả thuyết sau:

H1: Sự nhận thức của nhà quản trị về EMA tác động tương quan dương đến việc áp dụng EMA

H2: Thực trạng chất lượng quản lý môi trường của công ty tác động tương quan dương đến việc áp dụng EMA

Sự nhận thức của nhà quản trị về EMA

Thực trạng chất lượng quản lý môi trường của công ty

Sự phức tạp khi thực hiện EMA

Những quy định của pháp luật về môi trường và thông tin môi trường Áp lực từ các bên liên quan Áp dụng EMA Áp lực mô phỏng

H3: Những quy định của pháp luật về môi trường và thông tin môi trường tác động tương quan dương đến việc áp dụng EMA

H4: Sự phức tạp khi thực hiện EMA tác động tác động tương quan âm đến việc áp dụng EMA

H5: Áp lực từ các bên liên quan tác động tương quan dương đến việc áp dụng EMA

H6: Áp lực mô phỏng tác động tương quan dương đến việc áp dụng EMA.

Những đặc điểm cơ bản DNXD trên địa bàn Tp HCM và môi trường pháp lý liên quan đến nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến EMA

lý liên quan đến nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến EMA 2.5.1 Tổng quan về DNXD trên địa bàn Tp HCM

2.5.1.1 Số liệu báo cáo về hoạt động kinh doanh ngành xây dựng

Theo số liệu thống kế Tình hình kinh tế xã hội của Cục Thống kê TP.HCM qua các năm 2011 – 2015, giá trị sản xuất ngành xây dựng theo giá hiện hành năm

2011 là 137.605,5 tỷ đồng, và tăng lên 190.840 tỷ đồng vào năm 2015

Nếu phân theo loại công trình, công trình nhà để ở đƣợc cấp phép xây dựng và sửa chữa lớn luôn tăng qua các năm 2012 – 2015 (do năm 2011 không có thống kê), tăng cả về số lƣợng giấy phép đƣợc cấp và diện tích đƣợc cấp phép.(chi tiết xem bảng 2.1 )

Bảng 2.1: Một số chỉ số phát triển về ngành xây dựng giai đoạn 2011 – 2015 tại

Giá trị sản xuất theo giá thực tế (tỷ đồng) 137.605,5 152.334 152.556,2 167.515 190.840

Tỷ lệ tăng trưởng giá trị sản xuất (%) 21,5 10,7 5,8 9,8 13,9

Số giấy phép xây dựng và sữa chữa

Diện tích cấp phép xây dựng và sữa chữa lớn nhà ở (ngàn m 2 )

Nguồn: Cục thống kê Tp HCM, Tình hình kinh tế xã hội các năm 2011 – 2015

Giai đoạn 2011 - 2015 thành phố phát triển thêm khoảng 39,16 triệu m 2 sàn xây dựng nhà ở, nâng diện tích nhà ở bình quân đầu người đạt 17,32 m 2 /người, vượt chỉ tiêu giai đoạn 2011 - 2015 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ

Theo một trang báo xây dựng chính phủ, năm 2017, hoạt động xây dựng duy trì tăng trưởng khá cao với tốc độ 8,7% so với năm 2016, đóng góp 0,54 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung, đứng thứ ba trong số các ngành đóng góp điểm phần trăm vào mức tăng GDP cả nước

Tổ chức BMI cũng đã dự đoán mức độ tăng trưởng của ngành xây dựng sẽ đạt trung bình 6,3%/năm trong giai đoạn 2015-2018 (Hình 2.3)

Hình 2.3: Sự biến động mức độ tăng trưởng của ngành xây dựng cả nước trong thời kỳ 1985 – 2015 và dự đoán đến năm 2018

Nguồn: IMF, BMI và FPTS tổng hợp

Trong giai đoạn 2016-2020, nhu cầu về đầu tư giao thông đường bộ Việt Nam khoảng 202.000 tỷ đồng/năm và cho ngành điện khoảng 125.000 tỷ/năm

2.5.1.2 Tác động của ngành đến tình trạng môi trường

Trong giai đoạn 2011 – 2015, diện tích sàn nhà ở tăng thêm toàn thành phố đạt 39,16 triệu m 2 , tính đến cuối năm 2015 diện nhà ở bình quân đầu người đạt 17,32 m 2 /người Ngành xây dựng gây áp lực lên môi trường chủ yếu do lượng bụi phát sinh trong quá trình thi công, tháo dỡ các công trình Để ƣớc tính đƣợc lƣợng bụi phát sinh, có thể sử dụng hệ số phát thải xây dựng ƣớc tính dựa trên diện tích công trình nhà ở đƣợc xây dựng mới Hệ số phát thải khí thải xây dựng đƣợc trình bày trong bảng 2.2

Bảng 2.2: Hệ số phát thải khí thải xây dựng

Hệ số phát thải TSP PM 10 SO 2 NO 2 CO

Nguồn: Quyết định số 88/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Dương, 2014

Lƣợng bụi phát sinh từ các hoạt động xây dựng của thành phố giai đoạn 2011 –

2015 đƣợc trình bày trong bảng 2.3

Bảng 2.3: Lƣợng bụi phát sinh từ các hoạt động xây dựng của thành phố trong giai đoạn 2011 – 2015

Diện tích sàn tăng thêm (ngàn m 2 ) (*) 7.834,7 7.622,3 6.569,3 7.192,2 9.413,8

Nguồn: Trung tâm công nghệ môi trường (ENTEC) tính toán, 2016 (*): Số liệu do Sở Xây dựng cung cấp

- TSP: Tổng bụi lơ lửng, là tổng các hạt bụi có đường kính khí động học nhỏ hơn hoặc bằng 100 μm

- PM10 : Bụi, là tổng các hạt bụi lơ lửng có đường kính khí động học nhỏ hơn hoặc bằng 10 μm

Hình 2.4: Diễn biến thải lƣợng TSP, PM10 phát sinh từ hoạt động xây dựng

Trong giai đoạn 2011 - 2015, diện tích sàn tăng thêm mỗi năm trên địa bàn TP.HCM có xu hướng giảm xuống vào các năm 2011, 2012 tương ứng với thời kỳ tình hình kinh doanh bất động sản đi xuống, bắt đầu hồi phục vào năm 2013, tăng trưởng mạnh vào năm 2014, 2015 Tương ứng với diện tích sàn tăng thêm theo từng năm, thải lượng TSP và PM10 vào môi trường cũng tăng tương ứng So với năm

2011, thải lƣợng TSP năm 2015 tăng thêm 0,26 tấn đạt tỉ lệ 20%, trung bình toàn giai đoạn thải lƣợng TSP từng năm là 1,25 tấn/năm Trong khi đó, thải lƣợng PM10 đều chiếm tỉ lệ xấp xỉ 50% so với thải lƣợng TSP Hiện tại, ngành xây dựng đang hồi phục và sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm tới Do đó, thải lượng TSP và

PM 10 sẽ không ngừng tăng

Năng lƣợng tiêu thụ tại TP.HCM chủ yếu ở 5 dạng: điện, xăng, gas, than, khí sinh học Khí nhà kính phát thải từ ngành năng lƣợng chủ yếu từ các nguồn nhƣ sản xuất nhiệt điện, sử dụng năng lƣợng trong hoạt động công nghiệp, sử dụng năng lƣợng trong hoạt động giao thông, tiêu thụ năng lƣợng trong hoạt động xây dựng, trong nông nghiệp và các hoạt động có sử dụng năng lƣợng khác

Tình hình phát thải khí nhà kính ngành năng lƣợng đƣợc tính toán tại bảng 2.4

Bảng 2.4: Tình hình phát thải khí nhà kính ngành năng lƣợng TP.HCM giai đoạn 2011 – 2015

Tải lƣợng phát thải khí nhà kính (tấn

Nguồn: Trung tâm Công nghệ môi trường (ENTEC) tính toán và tổng hợp

2.5.2 Các qui định pháp lý có liên quan đến EMA ở Việt Nam

Cho đến nay, tại Việt Nam đã ban hành một số văn bản quản lý môi trường nhƣ:

- Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 của Quốc hội ngày 29 tháng 11 năm 2005;

- Nghị định 65/2006/NĐ-CP ngày 23/06/2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Tài nguyên và Môi trường;

- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Nghị định 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Luật số 57/2010/QH12 ngày 15/11/2010 của Quốc Hội về Thuế bảo vệ môi trường;

- Thông tƣ 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/07/2011 quy định chi tiết thực hiện Nghị định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường và quy hoạch bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 67/2010/NĐ-CP ngày 8/8/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường;

- Thông tư 152/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế bảo vệ môi trường;

- Thông tư 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/05/2015 đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành;

- Thông tƣ 19/2016/TT-BTNMT ngày 24/08/2016 về báo cáo công tác Bảo vệ môi trường;

- Thông tƣ 02/2018/TT-BXD ngày 06/02/2018 Quy định về bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình và chế độ báo cáo công tác bảo vệ môi trường ngành Xây dựng;

Sau đây xin giới thiệu một số nội dung chính của luật bảo vệ môi trường và luật thuế bảo vệ môi trường:

2.5.2.1 Nội dung của Luật bảo vệ môi trường

Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá

XI, ngày 29 tháng 11 năm 2005 đã thông qua Luật bảo vệ môi trường gồm có 15 chương, 136 điều Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 và thay thế Luật bảo vệ môi trường năm 1993 Một số nội dung chính của Luật như sau:

Luật đưa ra nguyên tắc bảo vệ môi trường là phải gắn kết hài hòa phát triển kinh tế và bảo đảm tiến bộ xã hội để phát triển bền vững đất nước, bảo vệ môi trường khu vực, toàn cầu, phải lấy phòng ngừa là chính kết hợp với khắc phục ô nhiễm môi trường Các đối tượng gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại và chịu các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật

Trong luật này Nhà nước cũng nêu lên chính sách bảo vệ môi trường của mình đó là khuyến khích, tạo điều kiện, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, kết hợp áp dụng các biện pháp hành chính, kinh tế thuận lợi để các đối tƣợng chung tay bảo vệ môi trường Sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, giảm thiểu chất thải Tăng cường đào tạo, nghiên cứu, áp dụng các thành tựu khoa học và công nghệ về bảo vệ môi trường, mở rộng, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Quy trình nghiên cứu

Hình 3.1: Quy trình thực hiện nghiên cứu

Nguồn: Tác giả tự đề xuất (2018)

Nghiên cứu đƣợc tiến hành tại Tp Hồ Chí Minh trong thời gian từ tháng 06- 09/2018 nhằm khảo sát các DNXD để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng EMA Để giải quyết các mục tiêu đề ra, sau khi tổng kết lý thuyết, tác giả đƣa ra các thang đo, sau đó tác giả sẽ thực hiện nghiên cứu qua 2 giai đoạn: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lƣợng Đầu tiên, nghiên cứu định tính sẽ đƣợc tiến hành bằng cách nghiên cứu chuyên gia để xác định thang đo nháp và mô hình chính thức

Cơ sở lý thuyết, các khái niệm nghiên cứu, mô hình và giả thuyết

Xác định vấn đề, mục tiêu phương pháp, phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƢỢNG SƠ BỘ

Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Anpha

NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƢỢNG CHÍNH THỨC

Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Anpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy đa biến

Sau đó thực hiện nghiên cứu định lƣợng sơ bộ bằng cách kiểm tra hệ số Cronbach’s Alpha để kiểm nghiệm lại độ tin cậy của thang đo, từ đó xác định thang đo chính thức cho mô hình

Sau đó thực hiện nghiên cứu định lƣợng chính thức bằng cách kiểm tra hệ số Cronbach’s Alpha về độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy đa biến nhằm xác định các nhân tố, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc áp dụng EMA tại các DNVN – nghiên cứu các DNXD trên địa bàn

Phương pháp nghiên cứu định tính

Mục tiêu của nghiên cứu định tính có 2 nội dung chính: xây dựng mô hình và xây dựng thang đo để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng EMA tại các DNVN – nghiên cứu các DNXD trên địa bàn Tp HCM Phương pháp định tính tác giả sử dụng trong bài nghiên cứu này là khảo sát chuyên gia Đối tƣợng chuyên gia Đối tượng chuyên gia trong trường hợp này tác giả đề xuất: Đầu tiên là những tác giả hiện đang là giảng viên của trường đại học trong nước, chuyên ngành kế toán quản trị và có nhiều bài nghiên cứu thành công trong lĩnh vực này; thứ hai là những người thuộc cấp quản lý trong một tập đoàn xây dựng lớn tại Tp HCM

Tác giả gửi email xin ý kiến của 7 chuyên gia nhƣng chỉ nhận đƣợc kết quả từ 3 chuyên gia Hai chuyên gia thực hiện phỏng vấn hiện là giảng viên đang giảng dạy và nghiên cứu tại Viện Kế toán – kiểm toán, học vị là Tiến sĩ và Thạc sĩ, đều đang nghiên cứu trong lĩnh lực kế toán quản trị và KTMT Chuyên gia còn lại là một trưởng ban cố vấn hội đồng quản trị cho Tập đoàn xây dựng tại Tp HCM

Nội dung và phương pháp đánh giá

Tác giả thiết kế câu hỏi thiết lập từ biến quan sát, và hỏi ý kiến chuyên gia dựa trên định nghĩa của khái niệm bằng nhận định: Đồng ý/không đồng ý và câu hỏi mở

“ý kiến khác bổ sung” sau mỗi biến và thang đo (Zaichkowsky, 1985), bảng đánh giá thang đo đƣợc trình bày tại phụ lục 1 kèm theo

Do điều kiện về khoảng cách địa lý và giới hạn về năng lực nên tác khả không có khả năng phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia Tác giả gửi bảng câu hỏi xin ý kiến chuyên gia qua hộp thƣ email và nhờ chuyên gia đánh giá Quá trình phỏng vấn chuyên gia gồm 2 phần, đầu tiên là giới thiệu sơ lƣợc về vấn đề mục đích của cuộc phỏng vấn đồng thời cam kết về tính bảo mật thông tin người được phỏng vấn để chuyên gia yên tâm trong việc trình bày vấn đề; thứ hai là nội dung phỏng vấn là câu hỏi vừa đóng vửa mở để tác giả có thể lấy đƣợc ý kiến khác từ chuyên gia

Sau đó, tác giả đã gửi bảng phỏng vấn đánh giá thang đo nhờ chuyên gia quyết định về việc loại bớt biến trùng lắp, mơ hồ, không liên quan đến khái niệm theo quan điểm của chuyên gia hoặc nhà nghiên cứu nhờ chuyên gia giữ lại những biến cho phân tích tiếp theo (Hardesty & Bearden, 2004)

3.2.2 Kết quả nghiên cứu định tính

Sau khi thu thập dữ liệu bằng phương pháp nghiên cứu chuyên gia, số liệu thu được đƣợc tổng hợp lại

3.2.2.1 Thang đo nháp cho nhân tố “Sự nhận thức của nhà quản trị về EMA”

Như đã phân tích chương 2 về nhận thức của nhà quản trị về vai trò lợi ích và các quyết định của nhà quản trị là những nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng EMA

Nhiều nghiên cứu đã đƣợc thực hiện nhằm xác định những lợi ích mà EMA mang lại cho doanh nghiệp Tiêu biểu là nghiên cứa của Burritt et al (2002), Schaltegger và Burritt (2000), Deegan (2003), Gibson và Martin (2004), Mayanja and Poll

(2011) , Burritt and Schaltegger (2012), Schaltegger et al (2013) đã đƣa ra các lợi ích nhƣ: tạo ra nhiều cơ hội tăng lợi nhuận, tính giá thành chính xác, lập cáo cho đối tƣợng liên quan, xây dựng lợi thế cạnh tranh, mang lại lợi ích cho nhân viên, nâng cao giá trị thương hiệu, hỗ trợ ban giám đốc trong xây dựng và tổ chức chiến lược, đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý môi trường; Và nghiên cứu của Marelli (2015) nói về chi phí bỏ vốn đầu tư được tạo ra từ yếu tố môi trường ảnh hưởng đến áp dụng EMA; nghiên cứu của Burritt et al (2002), Deegan (2003), Ferreira et al

(2010), Marelli (2015) nói về cải thiện hệ thống đo lường hiệu suất thông qua chi phí môi trường ảnh hưởng đến áp dụng EMA Qua tổng hợp từ nghiên cứu trước, tác giả đề xuất biến quan sát cho nhân tố trên và kết quả đạt đƣợc sự đồng ý qua nghiên cứu chuyên gia theo bảng 3.1 Số lƣợng biểu quyết lớn hơn 60% sẽ đƣợc chấp nhận

Bảng 3.1: Kết quả định tính của nhân tố “Sự nhận thức của nhà quản trị về EMA”

Ký hiệu Biến quan sát Tác giả

Thông tin từ EMA giúp Doanh nghiệp tạo ra nhiều cơ hội tăng lợi nhuận

Thông tin từ EMA giúp tính giá thành chính xác hơn

Thông tin từ EMA sẽ hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp trong việc lập báo cáo cho các đối tƣợng liên quan

Thông tin từ EMA giúp DNXD lợi thế cạnh tranh ngành

AOM5 Thông tin từ EMA mang lại lợi ích cho nhân viên Deegan (2003) 66,67% Chấp nhận

AOM6 Thông tin từ EMA mang lại lợi ích cho xã hội

Thông tin từ EMA nâng cao giá trị thương hiệu của doanh nghiệp

Thông tin từ EMA đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý môi trường chính xác hơn

Thông tin từ EMA hỗ trợ ban giám đốc trong việc xây dựng và kiểm soát chiến lƣợc của tổ chức

Chi phí bỏ vốn đầu tƣ đƣợc tạo ra từ yếu tố môi trường ảnh hưởng đến áp dụng EMA

Cải thiện hệ thống đo lường hiệu suất thông qua chi phí môi trường ảnh hưởng đến áp dụng EMA

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp (2018)

3.2.2.2 Thang đo nháp cho nhân tố “thực trạng chất lượng quản lý môi trường của công ty”

Mức độ chấp nhận của EMA liên quan đến các hoạt động liên quan đến môi trường của công ty Việc tập trung theo dõi, thu thập và xử lý các chi phí, thu nhập và tiết kiệm chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động liên quan đến môi trường của công ty Theo Burritt et al (2002) đã nghiên cứu về lý thuyết nội dung EMA;

Jalaludin và cộng sự (2011) nghiên cứu lý thuyết này trong bối cảnh xã hội thể chế mới, có 13 biến quan sát: quản lý chi phí môi trường, nguồn thu nhập và chi phí tạo ra từ môi trường, chức năng đánh giá các quyết định có liên quan đến chi phí môi trường, chu kỳ sống của sản phẩm, chi phí mục tiêu môi trường, các dự án đầu tư vào môi trường độc lập, hoạch định ngân sách vốn của môi trường tiền tệ, lập kế hoạch tài chính dài hạn về môi trường, chi phí môi trường có liên quan, thẩm định đầu tư dự án môi trường tiền tệ, hoạch định ngân sách vòng đời môi trường, định giá theo mục tiêu vòng đời của môi trường, hoạch định ngân sách hoạt động của môi trường tiền tệ Qua tổng hợp, tác giả đề xuất biến quan sát cho nhân tố thực trạng chất lượng quản lý môi trường của công ty và kết quả đạt được sự đồng ý qua nghiên cứu chuyên gia thể hiện qua bảng 3.2 Số lƣợng biểu quyết lớn hơn 60% sẽ đƣợc chấp nhận

Bảng 3.2: Kết quả định tính của nhân tố “Thực trạng chất lƣợng quản lý môi trường của công ty”

Ký hiệu Biến quan sát Tác giả

Quản lý chi phí môi trường ảnh hưởng đến áp dụng EMA

Nguồn thu nhập và chi phí tạo ra từ môi trường ảnh hưởng đến áp dụng EMA

Chức năng đánh giá các quyết định có liên quan đến chi phí môi trường ảnh hưởng đến áp dụng

Phân tích chu kỳ sống của sản phẩm ảnh hưởng đến áp dụng EMA

Chi phí mục tiêu môi trường ảnh hưởng đến áp dụng EMA

Các dự án đầu tƣ vào môi trường độc lập ảnh hưởng đến áp dụng EMA

Hoạch định ngân sách vốn của môi trường tiền tệ ảnh hưởng đến áp dụng EMA

Lập kế hoạch tài chính dài hạn về môi trường ảnh hưởng đến áp dụng EMA

Chi phí môi trường có liên quan ảnh hưởng đến áp dụng EMA

Thẩm định đầu tƣ dự án môi trường tiền tệ ảnh hưởng đến áp dụng EMA

Hoạch định ngân sách vòng đời môi trường ảnh hưởng đến áp dụng EMA

EQ12 Định giá theo mục tiêu vòng đời của môi trường ảnh hưởng đến áp dụng EMA

Hoạch định ngân sách hoạt động của môi trường tiền tệ ảnh hưởng đến áp dụng EMA

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp (2018)

3.2.2.3 Thang đo nháp cho nhân tố “Sự phức tạp khi thực hiện EMA”

Sự phức tạp đƣợc nói ở đây chính là rào cản mà doanh nghiệp gặp phải khi thực hiện EMA Theo nhƣ Jamil và cộng sự (2014) đã nghiên cứu, có 5 rào cản hạn chế việc doanh nghiệp áp dụng EMA: rào cản nhận thức, rào cản tài chính, rào cản thông tin, rào cản thể chế và rào cản quản lý

Theo kết quả bài nghiên cứu Jamil và cộng sự (2014) đạt đƣợc, rào cản nhận thức là nhân tố ảnh hưởng nhất đến quá trình thực hiện EMA, bao gồm: thiếu nguồn lực, cân nhắc về hiệu quả tài chính và thiếu tập trung vào chi phí môi trường Liên quan đến rào cản thông tin, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy những khó khăn trong thu thập và phân bổ chi phí môi trường cũng dẫn đến quyết định không thực hiện EMA Johnson (1993) cũng cho rằng, việc thiếu tài liệu hướng dẫn về EMA cũng như kinh nghiệm thực hành dẫn đến khó khăn khi đo lường và ghi nhận các khoản nợ tương lai Setthasakka (2010) cho rằng việc thiếu các mẫu thông tin gây ra nhiều khó khăn để thu thập, xác định và đánh giá các dữ liệu liên quan đến hiệu quả môi trường Cần có sự hợp tác và trao đổi thông tin giữa các cá nhân tham gia các chức năng khác nhau đặc biệt là giữa bộ phận quản lý môi trường và bộ phận kế toán quản trị (Chang, 2007; Trịnh Hiệp Thiện, 2010)

Tác giả đề xuất thang đo “Sự phức tạp khi thực hiện EMA” trên cơ sở thực tiễn tại Việt Nam và kết quả đạt đƣợc sự đồng ý qua nghiên cứu chuyên gia theo bảng 3.3

Số lƣợng biểu quyết lớn hơn 60% sẽ đƣợc chấp nhận

Bảng 3.3: Kết quả định tính của nhân tố “Sự phức tạp khi thực hiện EMA”

Ký hiệu Biến quan sát Tác giả

Quá trình thực hiện gặp khó khăn vì phải cân nhắc đến lợi ích tài chính mang lại do chi phí thực hiện EMA cao

Jamil và cộng sự (2014); Setthasakko

Quá trình thực hiện gặp khó khăn trong việc thu thập và phân bổ những chi phí liên quan đến môi trường

Quá trình thực hiện gặp khó khăn vì thiếu sự hợp tác, truyền đạt thông tin giữa các phòng ban trong vấn đề tổ chức và vận dụng

Quá trình thực hiện gặp khó khăn vì thiếu kinh nghiệm thực hành, tài liệu hướng dẫn thực hiện EMA

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp (2018)

3.2.2.4 Thang đo nháp cho nhân tố “Những quy định của pháp luật về môi trường và thông tin môi trường” Áp lực cƣỡng chế đƣợc mô tả là việc tuân thủ các quy định hiện hành, theo Jamil và cộng sự (2015) đã đƣa ra thang đo áp lực cƣỡng chế là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng EMA: quy định luật lệ chuẩn mực từ chính phủ về ô nhiễm môi trường, các bên liên quan, dư luận xã hội, nội bộ doanh nghiệp Tác giả đã tổng hợp và sử dụng thang đo cho quy định pháp luật và thông tin môi trường ảnh hưởng đến áp dụng EMA: các quy định/ tiêu chuẩn mà chính phủ thiết lập, luật lệ môi trường và dư luận xã hội để phù hợp với bối cảnh tại Việt Nam và kết quả đạt đƣợc sự đồng ý qua nghiên cứu chuyên gia đƣợc trình bày bảng 3.4 Số lƣợng biểu quyết lớn hơn 60% sẽ đƣợc chấp nhận:

Bảng 3.4: Kết quả định tính của nhân tố “Những quy định của pháp luật về môi trường và thông tin môi trường”

Ký hiệu Biến quan sát Tác giả

Các quy định/ tiêu chuẩn mà chính phủ thiết lập tác động đến việc áp dụng EMA

EL2 Các luật lệ môi trường tác động đến việc áp dụng EMA

Các dƣ luận xã hội về tình trạng môi trường tác động đến việc áp dụng EMA

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp (2018)

3.2.2.5 Thang đo nháp cho nhân tố “Áp lực từ các bên liên quan”

Phương pháp nghiên cứu định lượng sơ bộ

3.3.1 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu

Về kích thước mẫu, tác giả thu thập 100 mẫu khảo sát để đánh giá sơ bộ các thang đo của các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng EMA bằng Cronbach’s Anpha

3.3.2 Đối tƣợng khảo sát, và thu thập dữ liệu Đối tƣợng khảo sát: Đối tƣợng đƣợc đề cập khảo sát trong luận văn này là ban giám đốc, cấp quản lý, trưởng phòng kế toán, kế toán trưởng, phụ trách kế toán của DNXD tại Tp HCM

Thu thập dữ liệu: Tác giả thực hiện lấy mẫu khảo sát bằng 2 cách: Online và gửi trực tiếp

3.3.3 Đánh giá chất lƣợng thang đo

Sử dụng kiểm định Cronbach’s Alpha để đánh giá độ tin cậy của thang đo của các nhân tố AOM (11 biến quan sát), EQ (12 biến quan sát), EC (4 biến quan sát), EL (3 biến quan sát), PFS (5 biến quan sát), MF (3 biến quan sát) và biến phụ thuộc EMA

(4 biến quan sát) Hệ số của Cronbach là một phép kiểm định thống kê phản ánh mức độ tương quan chặt chẽ giữa các biến quan sát trong cùng 1 nhân tố, giúp loại đi những biến và thang đo không phù hợp Thang đo trên đƣợc đánh giá chấp nhận và tốt phải thõa mãn đồng thời 2 điều kiện: Hệ số Alpha của tổng thể >0,6 và hệ số tương quan biến tổng (correCông tyed item-total correlation) >0,3 Và thang đo đƣợc đánh giá chất lƣợng và tốt khi hệ số Alpha >0,8 (Nunnally, 1978; Peterson,

3.3.4 Kết quả đánh giá chất lƣợng thang đo sơ bộ

Hệ số Cronbach’s Anpha của các biến độc lập: sự nhận thức của nhà quản trị về EMA (AOM), Cronbach's Alpha = 0,907; thực trạng chất lƣợng quản lý môi trường của công ty (EQ), Cronbach's Alpha = 0,911; những quy định của pháp luật về môi trường và thông tin môi trường (EL), Cronbach's Alpha = 0,818; sự phức tạp khi thực hiện EMA (EC), Cronbach's Alpha = 0,840; áp lực từ các bên liên quan

(PFS), Cronbach's Alpha = 0,880; áp lực mô phỏng (MF), Cronbach's Alpha 0.846; Và biến phụ thuộc: áp dụng EMA (EMA) có Cronbach's Alpha = 0,871

Kết quả trên cho thấy cả 7 thang đo đều có hệ số Cronbach’s Anpha >0,6 và hệ số tương quan biến tổng (correCông tyed item-total correlation) >0,3

Nhƣ vậy, sau khi đánh giá sơ bộ thang đo với tổng cộng 42 biến quan sát, thang đo chính thức cho mô hình nghiên cứu của luận văn sẽ có tổng cộng 42 biến quan sát, đƣợc trình bày chi tiết trên bảng câu hỏi khảo sát chính thức.

Phương pháp nghiên cứu định lượng chính thức

Về kích thước mẫu, Theo Hair và Cộng sự (1990), để tiến hành phân tích hồi quy đa biến và kiểm định giá trị thang đo qua phân tích nhân tố khám phá EFA, kích thước mẫu phải đảm bảo theo công thức n ≥ 5m (trong đó n: cỡ mẫu, m: số biến độc lập trong mô hình nghiên cứu) Thống kê lại bài nghiên cứu tác giả sử dụng 42 biến quan sát, vậy kích thước mẫu tối thiểu sẽ là 42 x 5 = 210 mẫu Mẫu cụ thể tác giả khảo sát là 211 mẫu

3.4.2 Đối tƣợng khảo sát, và thu thập dữ liệu Đối tƣợng khảo sát: Đối tƣợng đƣợc đề cập khảo sát trong luận văn này là ban giám đốc, cấp quản lý, trưởng phòng kế toán, kế toán trưởng, phụ trách kế toán của DNXD tại Tp HCM

Thu thập dữ liệu: Tác giả thực hiện lấy mẫu khảo sát bằng 2 cách: Online và gửi trực tiếp

- Online: Tác giả thiếu kế bảng câu hỏi online qua google.doc theo link: https://docs.google.com/forms/d/12tdmvI4q4kK1wvuramgPmWxPCX60h1NYQhG xgO7ZvUQ/edit và gửi các đối tƣợng liên quan qua nhóm trên mạng xã hội,nhờ bạn bè trong ngành chia sẽ, qua data email các kế toán, chủ doanh nghiệp tại Tp HCM

- Khảo sát giấy: Phiếu điền khảo sát sẽ đến từng DNXD tại Tp HCM qua chuyển phát nhanh, và phát trực tiếp tại các Anh/Chị đang học lớp KT K27 tại trường Đại Học Kinh tế Tp HCM, các Anh Chị kế toán tham gia trong các tổ chức hội thảo có đang công tác trong các DNXD trên địa bàn Tp HCM.

Phương pháp phân tích dữ liệu

Sử dụng kiểm định Cronbach’s Alpha để đánh giá độ tin cậy của thang đo của các nhân tố AOM (11 biến quan sát), EQ (12 biến quan sát), EC (4 biến quan sát),

EL (3 biến quan sát), PFS (5 biến quan sát), MF (3 biến quan sát) và biến phụ thuộc EMA (4 biến quan sát) Hệ số của Cronbach là một phép kiểm định thống kê phản ánh mức độ tương quan chặt chẽ giữa các biến quan sát trong cùng 1 nhân tố, giúp loại đi những biến và thang đo không phù hợp Thang đo trên đƣợc đánh giá chấp nhận và tốt phải thõa mãn đồng thời 2 điều kiện: Hệ số Alpha của tổng thể >0,6 và hệ số tương quan biến tổng (correCông tyed item-total correlation) >0,3 Và thang đo đƣợc đánh giá chất lƣợng và tốt khi hệ số Alpha >0,8 (Nunnally, 1978; Peterson,

3.5.2 Phân tích nhân tố khám phá 3.5.2.1 Phân tích nhân tố khám phá cho biến độc lập Kiểm định tính thích hợp EFA

Kiểm định tính thích hợp để đánh giá tính thích hợp của các nhân tố độc lập AOM, EC, EQ, PFS, EL và MF các nhân tố này có thích hợp với dữ liệu thực tế nghiên cứu hay không, thước đo KMO sẽ được sử dụng trong bài nghiên cứu Trị số KMO đƣợc cho là thích hợp cho dữ liệu thực tế khi 0,5 ≤ KMO ≤ 1, nếu KMO 0,6 và tất cả các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng – hiệu chỉnh (item-total correlation) lớn hơn 0,3 nên thang đo đƣợc đánh giá đạt chất lƣợng và tốt, tác giả giữ tất cả các biến quan sát của nhân tố này và đƣợc đƣa vào chạy EFA (bảng 4.3)

Bảng 4.4: Kết quả kiểm định các thang đo bằng Cronbach’s Alpha cho nhân tố những quy định của pháp luật về môi trường và thông tin môi trường

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Hệ số tương quan giữa biến tổng - hiệu chỉnh

Cronbach's Alpha nếu loại biến Những quy định của pháp luật về môi trường và thông tin môi trường, Cronbach's Alpha = 0,831

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp và tính toán (2018)

Nhân tố 3: Những quy định của pháp luật về môi trường và thông tin môi trường, Cronbach's Alpha = 0,831 > 0,6 và tất cả các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng – hiệu chỉnh (item-total correlation) lớn hơn 0,3 nên thang đo đƣợc đánh giá đạt chất lƣợng và tốt, tác giả giữ tất cả các biến quan sát của nhân tố này và đƣợc đƣa vào chạy EFA (bảng 4.4)

Bảng 4.5: Kết quả kiểm định các thang đo bằng Cronbach’s Alpha cho nhân tố sự phức tạp khi thực hiện EMA Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Hệ số tương quan giữa biến tổng - hiệu chỉnh

Cronbach's Alpha nếu loại biến

Sự phức tạp khi thực hiện EMA, Cronbach's Alpha = 0,843

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp và tính toán (2018)

Nhân tố 4: Sự phức tạp khi thực hiện EMA, Cronbach's Alpha = 0,843 > 0,6 và tất cả các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng – hiệu chỉnh (item-total correlation) lớn hơn 0,3 nên thang đo đƣợc đánh giá đạt chất lƣợng và tốt, tác giả giữ tất cả các biến quan sát của nhân tố này và đƣợc đƣa vào chạy EFA (bảng 4.5)

Bảng 4.6: Kết quả kiểm định các thang đo bằng Cronbach’s Alpha cho nhân tố áp lực từ các bên liên quan Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Hệ số tương quan giữa biến tổng - hiệu chỉnh

Cronbach's Alpha nếu loại biến Áp lực từ các bên liên quan, Cronbach's Alpha =0,845

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp và tính toán (2018)

Nhân tố 5: Áp lực từ các bên liên quan, Cronbach's Alpha =0,845> 0,6 và tất correlation) lớn hơn 0,3 nên thang đo đƣợc đánh giá đạt chất lƣợng và tốt, tác giả giữ tất cả các biến quan sát của nhân tố này và đƣợc đƣa vào chạy EFA (bảng 4.6)

Bảng 4.7: Kết quả kiểm định các thang đo bằng Cronbach’s Alpha cho nhân tố áp lực mô phỏng Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Hệ số tương quan giữa biến tổng - hiệu chỉnh

Cronbach's Alpha nếu loại biến Áp lực mô phỏng, Cronbach's Alpha =0,840

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp và tính toán (2018)

Nhân tố 6: Áp lực mô phỏng, Cronbach's Alpha =0,840> 0,6 và tất cả các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng – hiệu chỉnh (item-total correlation) lớn hơn 0,3 nên thang đo đƣợc đánh giá đạt chất lƣợng và tốt, tác giả giữ tất cả các biến quan sát của nhân tố này và đƣợc đƣa vào chạy EFA (bảng 4.7)

Bảng 4.8: Kết quả kiểm định các thang đo bằng Cronbach’s Alpha cho biến phụ thuộc Áp dụng EMA

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Hệ số tương quan giữa biến tổng - hiệu chỉnh

Cronbach's Alpha nếu loại biến Áp dụng EMA, Cronbach's Alpha =0,859

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp và tính toán (2018)

Biến phụ thuộc: Áp dụng EMA, Cronbach's Alpha =0,859> 0,6 và tất cả các biến

0,3 nên thang đo đƣợc đánh giá đạt chất lƣợng và tốt, tác giả giữ tất cả các biến quan sát của nhân tố này và đƣợc đƣa vào chạy EFA (bảng 4.8)

Kết luận: Sau khi thực hiện kiểm định chất lượng nhân tố, tất các thang đo thõa mãn điều kiện và đảm bảo chất lượng tốt Mô hình nghiên cứu sau khi thực hiện đánh giá độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s Alpha có 7 nhân tố với 38 biến quan sát độc lập và 4 biến quan sát phụ thuộc

4.1.3 Kết quả phân tích nhân tố khám phá 4.1.3.1 Phân tích nhân tố khám phá cho biến độc lập

Từ 38 biến quan sát của nhân tố độc lập đạt yêu cầu từ phân tích Cronbach’s Alpha sẽ tiếp tục đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA với phương pháp rút trích Principal Axis FaCông tyoring và phép xoay Varimax a Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA lần 1 Kết quả kiểm định KMO có giá trị 0,908 thỏa mãn điều kiện 0,5 ≤ KMO ≤ 1 nên kết luận là phân tích nhân tố là thích hợp với dữ liệu thực tế Giá trị Sig 0,000 1, tổng phương sai trích 59,130 % (thõa mãn điều kiện ≥ 50%) Điều này có nghĩa là 59,130% thay đổi của các nhân tố đƣợc giải thích bởi các biến quan sát Tuy nhiên, kết qủa của bảng ma trận xoay không đƣợc đảm bảo, lý do có 6 biến quan sát cần đƣợc cân nhắc loại vì hệ số tải nhân tố < 0,55: AOM1, AOM2, AOM9, AOM10, PFS1, MF1 (Phụ lục 6.1) và tiến hành phân tích lần 2 b Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA lần 2 Kết quả kiểm định KMO có giá trị 0,900 thỏa mãn điều kiện 0,5 ≤ KMO ≤ 1 nên kết luận là phân tích nhân tố là thích hợp với dữ liệu thực tế Giá trị Sig 0,000 1, tổng phương sai trích 61,907 % (thõa mãn điều kiện ≥ 50%) Điều này có nghĩa là 61,907% thay đổi của các nhân tố đƣợc giải thích bởi các biến quan sát Tuy nhiên, kết qủa của bảng ma trận xoay không đƣợc đám bảo, lý do có 3 biến quan sát cần đƣợc cân nhắc loại vì biến EQ4 có hệ số tải nhân tố

Ngày đăng: 29/11/2022, 16:42

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1: Vai trị của EMA trong q trình ra quyết định - Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp việt nam   nghiên cứu các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TP HCM
Hình 2.1 Vai trị của EMA trong q trình ra quyết định (Trang 33)
dụng EMA tại DNVN – nghiên cứu các DNXD trên địa bàn Tp.HCM theo hình 2.2:  - Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp việt nam   nghiên cứu các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TP HCM
d ụng EMA tại DNVN – nghiên cứu các DNXD trên địa bàn Tp.HCM theo hình 2.2: (Trang 52)
Nguồn: Cục thống kê Tp. HCM, Tình hình kinh tế xã hội các năm 201 1– 2015 “-“: khơng có thống kê  - Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp việt nam   nghiên cứu các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TP HCM
gu ồn: Cục thống kê Tp. HCM, Tình hình kinh tế xã hội các năm 201 1– 2015 “-“: khơng có thống kê (Trang 54)
Hình 2.3: Sự biến động mức độ tăng trƣởng của ngành xây dựng cả nƣớc trong thời kỳ 1985 – 2015 và dự đoán đến năm 2018  - Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp việt nam   nghiên cứu các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TP HCM
Hình 2.3 Sự biến động mức độ tăng trƣởng của ngành xây dựng cả nƣớc trong thời kỳ 1985 – 2015 và dự đoán đến năm 2018 (Trang 55)
Hình 2.4: Diễn biến thải lƣợng TSP, PM10 phát sinh từ hoạt động xây dựng - Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp việt nam   nghiên cứu các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TP HCM
Hình 2.4 Diễn biến thải lƣợng TSP, PM10 phát sinh từ hoạt động xây dựng (Trang 56)
Bảng 2.3: Lƣợng bụi phát sinh từ các hoạt động xây dựng của thành phố trong giai đoạn 2011 – 2015  - Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp việt nam   nghiên cứu các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TP HCM
Bảng 2.3 Lƣợng bụi phát sinh từ các hoạt động xây dựng của thành phố trong giai đoạn 2011 – 2015 (Trang 56)
Tình hình phát thải khí nhà kính ngành năng lƣợng đƣợc tính tốn tại bảng 2.4. - Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp việt nam   nghiên cứu các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TP HCM
nh hình phát thải khí nhà kính ngành năng lƣợng đƣợc tính tốn tại bảng 2.4 (Trang 57)
Hình 3.1: Quy trình thực hiện nghiên cứu - Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp việt nam   nghiên cứu các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TP HCM
Hình 3.1 Quy trình thực hiện nghiên cứu (Trang 63)
Bảng 3.1: Kết quả định tính của nhân tố “Sự nhận thức của nhà quản trị về EMA”  - Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp việt nam   nghiên cứu các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TP HCM
Bảng 3.1 Kết quả định tính của nhân tố “Sự nhận thức của nhà quản trị về EMA” (Trang 66)
3.2.2.4 Thang đo nháp cho nhân tố “Những quy định của pháp luật về môi trƣờng và thông tin môi trƣờng”  - Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp việt nam   nghiên cứu các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TP HCM
3.2.2.4 Thang đo nháp cho nhân tố “Những quy định của pháp luật về môi trƣờng và thông tin môi trƣờng” (Trang 71)
Bảng 3.3: Kết quả định tính của nhân tố “Sự phức tạp khi thực hiện EMA” - Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp việt nam   nghiên cứu các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TP HCM
Bảng 3.3 Kết quả định tính của nhân tố “Sự phức tạp khi thực hiện EMA” (Trang 71)
Bảng 3.4: Kết quả định tính của nhân tố “Những quy định của pháp luật về môi trƣờng và thông tin môi trƣờng”  - Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp việt nam   nghiên cứu các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TP HCM
Bảng 3.4 Kết quả định tính của nhân tố “Những quy định của pháp luật về môi trƣờng và thông tin môi trƣờng” (Trang 72)
Bảng 3.5: Kết quả định tính của nhân tố “Áp lực từ các bên liên quan” - Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp việt nam   nghiên cứu các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TP HCM
Bảng 3.5 Kết quả định tính của nhân tố “Áp lực từ các bên liên quan” (Trang 73)
3.2.2.6 Thang đo nháp cho nhân tố “Áp lực mô phỏng” - Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp việt nam   nghiên cứu các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TP HCM
3.2.2.6 Thang đo nháp cho nhân tố “Áp lực mô phỏng” (Trang 74)
Bảng 3.6: Kết quả định tính của nhân tố “Áp lực mơ phỏng” - Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp việt nam   nghiên cứu các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TP HCM
Bảng 3.6 Kết quả định tính của nhân tố “Áp lực mơ phỏng” (Trang 74)
Bảng 4.1: Thông tin cá nhân đƣợc khảo sát - Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp việt nam   nghiên cứu các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TP HCM
Bảng 4.1 Thông tin cá nhân đƣợc khảo sát (Trang 82)
Bảng 4.2: Kết quả kiểm định các thang đo bằng Cronbach’s Alpha cho nhân tố sự nhận thức của nhà quản trị về EMA  - Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp việt nam   nghiên cứu các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TP HCM
Bảng 4.2 Kết quả kiểm định các thang đo bằng Cronbach’s Alpha cho nhân tố sự nhận thức của nhà quản trị về EMA (Trang 83)
4.1.2 Kết quả kiểm định giá trị thang đo - Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp việt nam   nghiên cứu các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TP HCM
4.1.2 Kết quả kiểm định giá trị thang đo (Trang 83)
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định các thang đo bằng Cronbach’s Alpha cho nhân tố sự phức tạp khi thực hiện EMA  - Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp việt nam   nghiên cứu các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TP HCM
Bảng 4.5 Kết quả kiểm định các thang đo bằng Cronbach’s Alpha cho nhân tố sự phức tạp khi thực hiện EMA (Trang 86)
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định các thang đo bằng Cronbach’s Alpha cho nhân tố áp lực từ các bên liên quan  - Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp việt nam   nghiên cứu các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TP HCM
Bảng 4.6 Kết quả kiểm định các thang đo bằng Cronbach’s Alpha cho nhân tố áp lực từ các bên liên quan (Trang 86)
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định các thang đo bằng Cronbach’s Alpha cho nhân tố áp lực mô phỏng  - Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp việt nam   nghiên cứu các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TP HCM
Bảng 4.7 Kết quả kiểm định các thang đo bằng Cronbach’s Alpha cho nhân tố áp lực mô phỏng (Trang 87)
Bảng 4.10: Kết quả phân tích tổng phƣơng sai đƣợc giải thích sau khi chạy EFA cho biến độc lập  - Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp việt nam   nghiên cứu các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TP HCM
Bảng 4.10 Kết quả phân tích tổng phƣơng sai đƣợc giải thích sau khi chạy EFA cho biến độc lập (Trang 90)
Bảng 4.11: Ma trận nhân tố đã đƣợc xoay cho biến độc lập Ma trận nhân tố đã đƣợc xoay  - Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp việt nam   nghiên cứu các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TP HCM
Bảng 4.11 Ma trận nhân tố đã đƣợc xoay cho biến độc lập Ma trận nhân tố đã đƣợc xoay (Trang 91)
Bảng ma trận nhân tố xoay (Rotated Compoment Matrax) trong bảng 4.11 cho các biến đặc trƣng đều có hệ số nhân tải &gt;0,55 - Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp việt nam   nghiên cứu các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TP HCM
Bảng ma trận nhân tố xoay (Rotated Compoment Matrax) trong bảng 4.11 cho các biến đặc trƣng đều có hệ số nhân tải &gt;0,55 (Trang 92)
Bảng 4.13: Kết quả KMO và kiểm định Bartlett sau khi chạy EFA cho biến phụ thuộc  - Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp việt nam   nghiên cứu các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TP HCM
Bảng 4.13 Kết quả KMO và kiểm định Bartlett sau khi chạy EFA cho biến phụ thuộc (Trang 95)
4 EC Sự phức tạp khi thực hiện EMA - Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp việt nam   nghiên cứu các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TP HCM
4 EC Sự phức tạp khi thực hiện EMA (Trang 95)
 Ta có mơ hình nghiên cứu điều chỉnh - Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp việt nam   nghiên cứu các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TP HCM
a có mơ hình nghiên cứu điều chỉnh (Trang 97)
Mô hình - Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp việt nam   nghiên cứu các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TP HCM
h ình (Trang 98)
Bảng 4.19: Kết quả kiểm định phƣơng sai phần dƣ không đổi Tƣơng quan  - Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp việt nam   nghiên cứu các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TP HCM
Bảng 4.19 Kết quả kiểm định phƣơng sai phần dƣ không đổi Tƣơng quan (Trang 100)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN