Hệ số phát thải khí thải xây dựng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp việt nam nghiên cứu các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TP HCM (Trang 55 - 82)

Hệ số phát thải TSP PM10 SO2 NO2 CO

Giá trị (kg/m2/năm) 0,162 0,0812 0 0 0

Nguồn: Quyết định số 88/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Dương, 2014

Lƣợng bụi phát sinh từ các hoạt động xây dựng của thành phố giai đoạn 2011 – 2015 đƣợc trình bày trong bảng 2.3.

Bảng 2.3: Lƣợng bụi phát sinh từ các hoạt động xây dựng của thành phố trong giai đoạn 2011 – 2015

Năm 2011 2012 2013 2014 2015

Diện tích sàn tăng thêm

(ngàn m2)(*) 7.834,7 7.622,3 6.569,3 7.192,2 9.413,8

Thải lƣợng (tấn/năm)

TSP 1,27 1,23 1,06 1,17 1,53

PM10 0,64 0,62 0,53 0,58 0,76

Nguồn: Trung tâm công nghệ môi trường (ENTEC) tính tốn, 2016 (*): Số liệu do Sở Xây dựng cung cấp

Trong đó:

- TSP: Tổng bụi lơ lửng, là tổng các hạt bụi có đường kính khí động học nhỏ hơn hoặc bằng 100 μm.

- PM10 : Bụi, là tổng các hạt bụi lơ lửng có đường kính khí động học nhỏ hơn hoặc bằng 10 μm.

Trong giai đoạn 2011 - 2015, diện tích sàn tăng thêm mỗi năm trên địa bàn TP.HCM có xu hƣớng giảm xuống vào các năm 2011, 2012 tƣơng ứng với thời kỳ tình hình kinh doanh bất động sản đi xuống, bắt đầu hồi phục vào năm 2013, tăng trƣởng mạnh vào năm 2014, 2015. Tƣơng ứng với diện tích sàn tăng thêm theo từng năm, thải lƣợng TSP và PM10 vào môi trƣờng cũng tăng tƣơng ứng. So với năm 2011, thải lƣợng TSP năm 2015 tăng thêm 0,26 tấn đạt tỉ lệ 20%, trung bình tồn giai đoạn thải lƣợng TSP từng năm là 1,25 tấn/năm. Trong khi đó, thải lƣợng PM10 đều chiếm tỉ lệ xấp xỉ 50% so với thải lƣợng TSP. Hiện tại, ngành xây dựng đang hồi phục và sẽ tăng trƣởng mạnh mẽ trong những năm tới. Do đó, thải lƣợng TSP và PM10 sẽ không ngừng tăng.

Năng lƣợng tiêu thụ tại TP.HCM chủ yếu ở 5 dạng: điện, xăng, gas, than, khí sinh học. Khí nhà kính phát thải từ ngành năng lƣợng chủ yếu từ các nguồn nhƣ sản xuất nhiệt điện, sử dụng năng lƣợng trong hoạt động công nghiệp, sử dụng năng lƣợng trong hoạt động giao thông, tiêu thụ năng lƣợng trong hoạt động xây dựng, trong nơng nghiệp và các hoạt động có sử dụng năng lƣợng khác.

Tình hình phát thải khí nhà kính ngành năng lƣợng đƣợc tính tốn tại bảng 2.4.

Bảng 2.4: Tình hình phát thải khí nhà kính ngành năng lƣợng TP.HCM giai đoạn 2011 – 2015 Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Tải lƣợng phát thải khí nhà kính (tấn CO2 tƣơng đƣơng/ năm) 8.663.01 5 9.461.270 9.984.60 5 10.526.54 6 11.416.85 6

Nguồn: Trung tâm Cơng nghệ mơi trường (ENTEC) tính tốn và tổng hợp

2.5.2 Các qui định pháp lý có liên quan đến EMA ở Việt Nam

Cho đến nay, tại Việt Nam đã ban hành một số văn bản quản lý môi trƣờng nhƣ:

- Luật Bảo vệ môi trƣờng số 52/2005/QH11 của Quốc hội ngày 29 tháng 11 năm 2005;

- Nghị định 65/2006/NĐ-CP ngày 23/06/2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Tài nguyên và Môi trƣờng;

- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trƣờng;

- Nghị định 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trƣờng;

- Luật số 57/2010/QH12 ngày 15/11/2010 của Quốc Hội về Thuế bảo vệ môi trƣờng;

- Thông tƣ 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/07/2011 quy định chi tiết thực hiện Nghị định về đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc, đánh giá tác động môi trƣờng, cam kết bảo vệ môi trƣờng và quy hoạch bảo vệ môi trƣờng;

- Nghị định số 67/2010/NĐ-CP ngày 8/8/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trƣờng;

- Thông tƣ 152/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn về thuế bảo vệ môi trƣờng;

- Thông tƣ 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/05/2015 đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc, đánh giá tác động môi trƣờng và kế hoạch bảo vệ môi trƣờng do Bộ trƣởng Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng ban hành;

- Thông tƣ 19/2016/TT-BTNMT ngày 24/08/2016 về báo cáo công tác Bảo vệ môi trƣờng;

- Thông tƣ 02/2018/TT-BXD ngày 06/02/2018 Quy định về bảo vệ môi trƣờng trong thi cơng xây dựng cơng trình và chế độ báo cáo công tác bảo vệ môi trƣờng ngành Xây dựng;

Sau đây xin giới thiệu một số nội dung chính của luật bảo vệ mơi trường và luật thuế bảo vệ môi trường:

2.5.2.1 Nội dung của Luật bảo vệ môi trƣờng

Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội nƣớc Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam khố XI, ngày 29 tháng 11 năm 2005 đã thơng qua Luật bảo vệ mơi trƣờng gồm có 15 chƣơng, 136 điều. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 và thay thế Luật bảo vệ môi trƣờng năm 1993. Một số nội dung chính của Luật nhƣ sau:

Luật đƣa ra nguyên tắc bảo vệ mơi trƣờng là phải gắn kết hài hịa phát triển kinh tế và bảo đảm tiến bộ xã hội để phát triển bền vững đất nƣớc, bảo vệ môi trƣờng khu vực, tồn cầu, phải lấy phịng ngừa là chính kết hợp với khắc phục ơ nhiễm môi trƣờng. Các đối tƣợng gây ơ nhiễm, suy thối mơi trƣờng có trách nhiệm khắc phục, bồi thƣờng thiệt hại và chịu các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Trong luật này Nhà nƣớc cũng nêu lên chính sách bảo vệ mơi trƣờng của mình đó là khuyến khích, tạo điều kiện, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, kết hợp áp dụng các biện pháp hành chính, kinh tế thuận lợi để các đối tƣợng chung tay bảo vệ môi trƣờng. Sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên, phát triển năng lƣợng sạch, năng lƣợng tái tạo, giảm thiểu chất thải. Tăng cƣờng đào tạo, nghiên cứu, áp dụng các thành tựu khoa học và công nghệ về bảo vệ môi trƣờng, mở rộng, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trƣờng.

Bên cạnh những hoạt động đƣợc khuyến khích thì luật cũng đƣa ra những hành vi bị nghiêm cấm nhƣ phá hoại, khai thác trái phép rừng, các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác, sử dụng các phƣơng pháp công cụ huỷ diệt để khai thác các nguồn tài nguyên sinh vật, kinh doanh, tiêu thụ, sử dụng các loài thực vật, động vật hoang dã quý hiếm thuộc danh mục cấm do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quy định, thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại, chơn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải nguy hại khác chƣa đƣợc xử lý đạt tiêu chuẩn vào khơng khí, ở nơi không đúng nơi quy định, gây tiếng ồn, độ rung vƣợt quá tiêu chuẩn cho phép, nhập khẩu máy móc, thiết bị, phƣơng tiện không đạt tiêu chuẩn môi trƣờng, nhập khẩu, quá cảnh chất thải hay động vật, thực vật chƣa qua kiểm dịch, vi sinh vật ngoài danh mục cho

phép, sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại, sản xuất, sử dụng nguyên vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vƣợt quá tiêu chuẩn cho phép, xâm hại di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên, cơng trình, thiết bị, phƣơng tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trƣờng, các hành vi bị nghiêm cấm khác về bảo vệ môi trƣờng theo quy định của pháp luật.

Yêu cầu phải xây dựng hệ thống tiêu chuẩn môi trƣờng về chất lƣợng môi trƣờng xung quanh ( đất, nƣớc, không khí, âm thanh, ánh sáng, bức xạ…) và tiêu chuẩn về chất thải (nƣớc thải, khí thải, chất thải nguy hại….).

Yêu cầu các đối tƣợng có hoạt động liên quan đến vấn đề môi trƣờng phải lập báo các đánh giá môi trƣờng, đánh giá tác động môi trƣờng và cam kết bảo vệ môi trƣờng nhằm nêu lên hiện trạng của mơi trƣờng và những tác động có thể xảy ra khi thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng nhƣ mức độ ảnh hƣởng và hƣớng giải quyết các vấn đề về ô nhiễm môi trƣờng và xử lý chất thải. Thể hiện trách nhiệm của các đối tƣợng, cam kết hoạt động sản xuất kinh doanh theo hƣớng bền vững, bảo vệ môi trƣờng.

Về việc khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trƣờng luật qui định: Các tổ chức, cá nhân gây ơ nhiễm mơi trƣờng có trách nhiệm thực hiện các u cầu của cơ quan quản lý nhà nƣớc về mơi trƣờng trong q trình điều tra, xác định phạm vi, giới hạn, mức độ, nguyên nhân, biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trƣờng, bồi thƣờng thiệt hại.

Về việc xử ý lý vi phạm về bảo vệ mơi trƣờng thì: Ngƣời vi phạm pháp luật về bảo vệ mơi trƣờng tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cịn phải khắc phục ơ nhiễm, phục hồi môi trƣờng, bồi thƣờng thiệt hại theo quy định. Ngƣời đứng đầu tổ chức, cán bộ, công chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây phiền hà, nhũng nhiễu cho tổ chức, công dân, bao che cho ngƣời vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng hoặc thiếu trách nhiệm để xảy ra ô nhiễm, sự cố môi trƣờng nghiêm trọng thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bồi thƣờng thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Nhà nƣớc khuyến khích bảo hiểm trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại về môi trƣờng.

2.5.2.2 Thuế bảo vệ môi trƣờng

Luật thuế bảo vệ mơi trƣờng đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 thơng qua ngày 15 tháng 11 năm 2010, luật này có 4 chƣơng, 11 điều và có hiệu lực từ ngày 01/01/2012, luật này thay thế Các quy định về thu phí xăng, dầu tại Pháp lệnh về phí và lệ phí số 38/2001/PL- UBTVQH10.

Luật quy định các đối tượng chịu thuế gồm: Xăng, dầu, mỡ nhờn (xăng, trừ

etanol; nhiên liệu bay; dầu diezel; dầu hỏa; dầu mazut; dầu nhờn; mỡ nhờn.), than đá (than nâu; than an-tra-xít (antraxit); than mỡ; than đá khác.), dung dịch hydro- chloro-fluoro-carbon (HCFC), túi ni lông thuộc diện chịu thuế, thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng, thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng, thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng, thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng. Trƣờng hợp xét thấy cần thiết phải bổ sung đối tƣợng chịu thuế khác cho phù hợp với từng thời kỳ thì Ủy ban thƣờng vụ Quốc Hội xem xét, quy định.

Người nộp thuế bảo vệ môi trường là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất,

nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tƣợng chịu thuế

Số thuế BVMT phải nộp = Số lƣợng hàng hóa tính thuế X Mức thuế tuyệt đối.

Thời điểm tính thuế là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng

hàng hóa, đƣa hàng hóa vào sử dụngđối với hàng tiêu dùng nội bộ, đăng ký tờ khai hải quan hàng nhập khẩu. Đối với xăng, dầu sản xuất hoặc nhập khẩu để bán, thời điểm tính thuế là thời điểm đầu mối kinh doanh xăng, dầu bán ra.

Khai thuế, tính thuế, nộp thuế thực hiện theo tháng và theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, hàng hóa nhập khẩu đƣợc thực hiện cùng thời điểm với khai và nộp thuế nhập khẩu. Thuế bảo vệ môi trƣờng chỉ nộp một lần đối với hàng hóa sản xuất hoặc nhập khẩu.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Chƣơng 2 này giới thiệu tổng quan lý thuyết về EMA và các nhân tố ảnh hƣởng đến áp dụng EMA. Trên cơ sở lý thuyết nền và tổng kết các nghiên cứu đề cập đến các nhân tố ảnh hƣởng đến áp dụng EMA, tác giả đƣa ra mơ hình nghiên cứu gợi ý. Mơ hình nghiên cứu này giả thuyết là áp dụng EMA chịu ảnh hƣởng bởi: (1) nhận thức nhà quản trị, (2) thực trạng chất lƣợng quản lý môi trƣờng của công ty, (3) sự phức tạp khi thực hiện EMA, (4) những quy định của pháp luật về môi trƣờng và thông tin môi trƣờng, (5) áp lực từ các bên liên quan, (6) áp lực mô phỏng. Đồng thời, tác giả làm rõ đặc điểm cơ bản DNXD trên địa bàn Tp. HCM và môi trƣờng pháp lý liên quan đến nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến EMA. Chƣơng tiếp theo sẽ giới thiệu phƣơng pháp nghiên cứu để kiểm định thang đo và mơ hình nghiên cứu.

CHƢƠNG 3

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Quy trình nghiên cứu

Hình 3.1: Quy trình thực hiện nghiên cứu

Nguồn: Tác giả tự đề xuất (2018)

Nghiên cứu đƣợc tiến hành tại Tp. Hồ Chí Minh trong thời gian từ tháng 06- 09/2018 nhằm khảo sát các DNXD để đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến áp dụng EMA. Để giải quyết các mục tiêu đề ra, sau khi tổng kết lý thuyết, tác giả đƣa ra các thang đo, sau đó tác giả sẽ thực hiện nghiên cứu qua 2 giai đoạn: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lƣợng.

Đầu tiên, nghiên cứu định tính sẽ đƣợc tiến hành bằng cách nghiên cứu chuyên gia để xác định thang đo nháp và mơ hình chính thức.

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

TỔNG KẾT LÝ THUYẾT

Cơ sở lý thuyết, các khái niệm nghiên cứu, mơ hình và giả thuyết

Xác định vấn đề, mục tiêu phƣơng pháp, phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu

Thang đo nháp đầu

NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

Nghiên cứu chuyên gia

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Thang đo nháp cuối

NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƢỢNG SƠ BỘ

Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Anpha

NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƢỢNG CHÍNH THỨC

Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Anpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân

tích hồi quy đa biến

Sau đó thực hiện nghiên cứu định lƣợng sơ bộ bằng cách kiểm tra hệ số Cronbach’s Alpha để kiểm nghiệm lại độ tin cậy của thang đo, từ đó xác định thang đo chính thức cho mơ hình.

Sau đó thực hiện nghiên cứu định lƣợng chính thức bằng cách kiểm tra hệ số Cronbach’s Alpha về độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy đa biến nhằm xác định các nhân tố, mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến việc áp dụng EMA tại các DNVN – nghiên cứu các DNXD trên địa bàn Tp. HCM.

3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu định tính 3.2.1 Thiết kế nghiên cứu định tính 3.2.1 Thiết kế nghiên cứu định tính

Mục tiêu của nghiên cứu định tính có 2 nội dung chính: xây dựng mơ hình và xây dựng thang đo để xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến áp dụng EMA tại các DNVN – nghiên cứu các DNXD trên địa bàn Tp. HCM. Phƣơng pháp định tính tác giả sử dụng trong bài nghiên cứu này là khảo sát chuyên gia.

Đối tƣợng chuyên gia

Đối tƣợng chuyên gia trong trƣờng hợp này tác giả đề xuất: Đầu tiên là những tác giả hiện đang là giảng viên của trƣờng đại học trong nƣớc, chuyên ngành kế tốn quản trị và có nhiều bài nghiên cứu thành công trong lĩnh vực này; thứ hai là những ngƣời thuộc cấp quản lý trong một tập đoàn xây dựng lớn tại Tp. HCM.

Tác giả gửi email xin ý kiến của 7 chuyên gia nhƣng chỉ nhận đƣợc kết quả từ 3 chuyên gia. Hai chuyên gia thực hiện phỏng vấn hiện là giảng viên đang giảng dạy và nghiên cứu tại Viện Kế toán – kiểm toán, học vị là Tiến sĩ và Thạc sĩ, đều đang nghiên cứu trong lĩnh lực kế toán quản trị và KTMT. Chuyên gia còn lại là một trƣởng ban cố vấn hội đồng quản trị cho Tập đoàn xây dựng tại Tp. HCM.

Nội dung và phương pháp đánh giá

Tác giả thiết kế câu hỏi thiết lập từ biến quan sát, và hỏi ý kiến chuyên gia dựa trên định nghĩa của khái niệm bằng nhận định: Đồng ý/không đồng ý và câu hỏi mở “ý kiến khác bổ sung” sau mỗi biến và thang đo (Zaichkowsky, 1985), bảng đánh giá thang đo đƣợc trình bày tại phụ lục 1 kèm theo.

Do điều kiện về khoảng cách địa lý và giới hạn về năng lực nên tác khả khơng có khả năng phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia. Tác giả gửi bảng câu hỏi xin ý kiến

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp việt nam nghiên cứu các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TP HCM (Trang 55 - 82)