BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI Phân tích các kỹ năng của nhà quản trị Môn Quản trị học Giảng viên hướng dẫn Th S Phan Thị Thuỳ Sinh viên thực h.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐỀ TÀI: Phân tích các kỹ năng của nhà quản trị
Môn : Quản trị học
Giảng viên hướng dẫn : Th.S Phan Thị Thuỳ
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Linh
Khóa : K14
Mã sinh viên : 1454010144
Hà nội, ngày 16 tháng 06 năm 2021
Trang 2Mục lục:
PHẦN I: MỞ ĐẦU
Lời mở đầu:……… 1
PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ VÀ NHÀ QUẢN TRỊ 2
1.1. Quản trị là gì? 2
1.2. Nhà quản trị là gì? 3
1.2.1. Các cấp bậc của nhà quản trị……… 3
1.2.2. Vai trò của nhà quản trị……… 5
CHƯƠNG 2: CÁC KỸ NĂNG CẦN CÓ CỦA NHÀ QUẢN TRỊ……… 7
2.1. Kỹ năng kỹ thuật (chuyên môn – nghệp vụ)……… ….7
2.2. Kỹ năng nhân sự (giao tiếp nhân sự)……….…10
2.3. Kỹ năng tư duy (nhận thức)……… 12
2.4. Một số kỹ năng khác……….15
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA NHÀ QUẢN TRỊ TRONG DOANH NGHIỆP 17
PHẦN III: KẾT LUẬN Kết luận:……… 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO:………19
Trang 3Lời mở đầu:
Có thể nói trong mỗi một tổ chức, yếu tố con người luôn là yếu tố quantrọng nhất, quyết định sựu thành công hay thất bại của đối với các cơ quan,doanh nhiệp, đặc biệt trong nền kinh tế thế giới hiện nay Quản trị nhân sựđóng vai trò rất quan trọng trong mọi doanh nghiệp Bất cứ cấp quản trị nàocũng phải biết quản trị nhân viên của mình
Khoa học và công nghệ là sản phẩm của con người sáng tạo ra, và mụcđích là để phục vụ con người Một công ty hay tổ chức nào dù có nguồn tàichính dồi dào, máy móc kỹ thuật hiện đại đến đâu cũng sẽ trở nên vô nghĩanếu không biết quản trị nhân sự Quản trị nhân sự là một lĩnh vực phức tạp vàkhó khăn Nó bao gồm nhiều vấn đề như tâm sinh lý, xã hội, đạo đức,… Nó là
sự trộn lẫn giữa khoa học và nghệ thuật – nghệ thuật quản trị con người Côngviệc quản trị không hề dễ dàng khiến cho vai trò của nhà quản trị trở nên quantrọng hơn bao giờ hết Một nhà quản trị giỏi cần biết phân tích và nắm vữngcác yếu tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến công tác quảntrị nhân sự Muốn lãnh đạo nhân viên thành công, muốn nhân viên an tâmnhiệt tình công tác, nhà quản trị cần có những bí quyết riêng
Và một trong những yếu tố mang lại hiệu quả quản lý tốt nhất hiện naykhông thể không kể đến vai trò của các kỹ năng của các nhà quản trị Vậy kỹnăng của nhà quản trị là gì? Nó dùng để làm gì và áp dụng vào thực tiễn rasao? Làm thế nào để đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả của hoạt động quảntrị, hướng đến sự phát triển ổn định và bền vững của tổ chức? Để giải đápnhững câu hỏi trên em đã chọn đề tài: “Phân tích các kỹ năng của nhà quảntrị.” làm đề tài tiểu luận môn Quản trị học của mình
Bài tiểu luận này không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định, em kínhmong các thầy cô xem xét và góp ý để bài tiểu luận này được hoàn chỉnhhơn Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ VÀ NHÀ QUẢN TRỊ
1.1 Quản trị là gì?
- Quản: là đưa đối tượng vào khuôn mẫu quy định sẵn
- Trị: là dùng quyền lực để buộc đối tượng phải làm theo khuôn mẫu đãđịnh
Nếu đối tượng không thực hiện đúng thì sẽ áp dụng một hình thức phạtnào đó đủ sức mạnh, đủ sức thuyết phục để buộc đối tượng phải thi hànhnhằm đạt được mục tiêu
Có nhiều định nghĩa khác nhau về quản trị như:
“Quản trị là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạtđộng củ các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các ngồn lực khác của
tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đề ra.”
“Quản trị là những hoạt động cần thiết phải được thực hiện khi con người kếthợp với nhau trong tổ chức nhằm thực hiện những mục tiêu chung.”
“Quản trị là quá trình làm việc với con người và thông qua con người nhằmđạt được mục tiêu của tổ chức trong môi trường luôn thay đổi Trọng tâm củaquá trình này là sử dụng nguồn lực có giới hạn.”
Tóm lại qua các định nghĩa trên có thể nhận thấy:
- Quản trị là hoạt động cần thiết khách quan khi con người cùng làm việcvới nhau
- Quản trị là hoạt động hướng về mục tiêu (có chủ đích)
- Quản trị là sử dụng có hiệu quả nguồn lực để đạt được mục tiêu
- Con người đóng vai trò rất quan trọng trong quản trị
Trang 5- Hoạt động quản trị chịu sự tác động của môi trường biến động khôngngừng.
Quản trị học là một khoa học, nhưng sự thực hành quản trị là một nghệthuật Nhà quản trị phải hiểu biết lý thuyết quản trị, linh hoạt vận dụng các lýthuyết vào những tình huống cụ thể để có thể quản trị hữu hiệu
1.2 Nhà quản trị là gì?
Các nhà quản trị làm việc trong tổ chức, nhưng không phải ai trong tổchức cũng đều là nhà quản trị Hoạt động quản trị liên quan đến sự phối hợp,định hướng, lựa chọn, quyết định… để đạt được mục tiêu chung của tổ chức.Chính vì vậy,các thành viên trong tổ chức thường được chia làm hai loại theođặc thù công việc đó là: người thừa hành và nhà quản trị
Người thừa hành những người trực tiếp thực hiện một công việc cụ thể,
họ không có trách nhiệm hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và giám sát hoạt độngcủa những người khác Còn nhà quản trị có trách nhiệm chỉ huy, điều khiển,giám sát…hoạt động của những người khác Nhà quản trị là người lập kếhoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát con người, tài chính, vật chất và thôngtin một cách có hiệu quả để đạt được mục tiêu
Một cách cụ thể hơn, nhà quản trị là người đảm nhận trách nhiệm dẫndắt, lãnh đạo, hướng dẫn hoạt động quản trị cho một tổ chức hay một nhómđối tượng quản trị nhất định thông qua việc sử dụng các nguồn tài nguyênkhác nhau về nhân lực, tài chính, vật tư, tri thức và giá trị vô hình làm cho tổchức ấy hoàn thành được những mục tiêu nhất định Nhà quản trị được giaonhiệm vụ điều khiển công việc của người khác và chịu trách nhiệm trước kếtquả hoạt động của những người đó
1.2.1 Các cấp bậc của nhà quản trị
Chức danh nhà quản trị có thể khác nhau tuỳ thuộc vào phạm vi tráchnhiệm, lĩnh vực phụ trách và tính chuyên môn hóa; họ có thể là tổng giám đốc
Trang 6điều hành, chủ tịch, trưởng phòng, quản đốc phân xưởng…Vì vậy người tathường chia các nhà quản trị ra làm ba cấp:
Nhà quản trị cấp cao: là nhóm nhỏ các nhà quản trị ở cấp bậc cao nhất
trong tổ chức, chịu trách nhiệm toàn diện về thành quả cuối cùng của tổ chức
Họ thường là chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc,viện trưởng, hiệu trưởng,…Chức năng chính của các nhà quản trị cấp cao lànghiên cứu môi trường, xây dựng chiến lược, mục tiêu và lên kế hoạch đểthực hiện được mục tiêu đó Họ chịu trách nhiệm về các hoạt động của tổchức và cá hậu quả mà nó gây ra cho xã hội Công việc của họ rất phức tạp vàcăng thẳng, đòi hỏi thời gian, sự sáng tạo, trách nhiệm và sự gắn bó
Nhà quản trị cấp trung: họ ở giữa hệ thống, dưới các nhà quản trị cấp
cao và chịu trách nhiệm về các nhân viên cấp dưới Họ có thể là trưởngphòng, trưởng bộ phận, quản đốc,…họ có nhiệm vụ triển khai các mục tiêuchiến lược do cấp trên đề ra và điều khiển hoạt động trong bộ phận mà mìnhlãnh đạo
Nhà quản trị cấp cơ sở: là những nhà quản trị ở cấp bậc cuối cùng
trong một tổ chức, họ chiếm số lượng lớn trong số các nhà quản trị Thôngthường họ là những tổ trưởng, nhóm trưởng,…Nhiệm vụ của họ là hướng dẫn,đốc thúc, điều khiển nhân viên trong các công việc hàng ngày để tạo ra nhữngsản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đáp ứng nhu cầu xã hội Tuy nhiên do vị trí củamình mà các nhà quản trị cấp cơ sở cũng thường trực tiếp tham gia vào nhữnghoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể như các nhân viên dưới quyền của họ
Tuy nhiên các tổ chức trong xã hội đều không nhất thiết có hệ thốngcác nhà quản trị sắp xếp theo hình kim tự tháp Tuỳ theo đặc điểm của từng tổchức, có trường hợp có số lượng các quản trị viên cấp cao nhiều hơn quả trịviên cấp trung và cấp cơ sở, ví dụ như trong cá tổ chức đoàn thể, chính trị…
Trang 7Hình 1.1: Các cấp bậc quản trị trong tổ chức
Trong một tổ chức các cấp quản trị có những hoạt động với vai trò khácnhau, cấp quản trị càng lên cao thì chức năng hoạch định càng quan trọng vàcàng xuống thấp thì chức năng điều khiển và kiểm tra càng quan trọng
1.2.2 Vai trò của nhà quản trị
Để thực hiện các nhiệm vụ của mình, trong thực tiễn hoạt động, các nhàquản trị phải thực hiện nhiều loại vai trò khác nhau ứng với những công việckhác nhau, phải ứng xử theo thững cách khác nhau: với cấp trên, cấp dưới,khách hàng, nhà cung ứng, cổ đông, chính quyền xã hội,… Các vai trò đó cóthể tập trung chia thành 3 nhóm lớn là:
Nhóm vai trò quan hệ với con người: Nhóm vai trò quan hệ với conngười bao gồm khả năng phát triển và duy trì mối quan hệ với người khácmột cách có hiệu quả
Nhóm vai trò thông tin: Vai trò thông tin gắn liền với việc tiếp nhậnthông tin và truyền đạt thông tin sao cho nhà quản trị thể hiện một trung tâmđầu não của tổ chức
Nhóm vai trò quyết định: Nhóm vai trò quyết định bao gồm việc ranhững quyết định quan trọng có ảnh hưởng đến tổ chức
Trang 8Hình 1.2: Vai trò của nhà quản trị
Cấp bậc của nhà quản trị trong tổ chức có ảnh hưởng đến tầm quantrọng của các vai trò quản trị Hiển nhiên những nhà quản trị cấp cao so vớicác nhà quản trị cấp cơ sở phải dành nhiêu thời gian hơn cho vai trò thủtrưởng danh dự Các vai trò mối liên lại của những nhà quản trị cấp cao vàtrung gian liên quan đến các cá nhân và những nhóm người bên ngoài tổ chức,trong khi vai trò mối liên lạc của cấp cơ sở thì chỉ là ở ngoài bộ phận nhưngvẫn bên trong tổ chức Tuy quỹ thời gian của các vai trò khác nhau nhưnghoạt động được triển khai trong mỗi vai trò đều có thể khác nhau,nhưng tất cảcác nhà quản trị đều đóng các vai trò liên kết giữa các cá nhân, thông tin và raquyết định
Trang 9CHƯƠNG 2:
CÁC KỸ NĂNG CẦN CÓ CỦA NHÀ QUẢN TRỊ
Các nhà quản trị sản xuất trong doanh nghiệp có thể khiến một doanhnghiệp thành công hay thất bại thông qua những quyết định đúng sai của họ
Vì vậy để thực hiện quản trị có hiệu quả cần phải có những kỹ năng chungnhất định, bất kể là nhà quản trị đó ở cấp nào trong hệ thống cấp bậc của tổchức Để hoàn thành nhiệm vụ phức tạp khó khăn của mình, nhà quản trị cầnphải trang bị cho bản thân một số kỹ năng quản trị cần thiết
Kỹ năng quản trị là năng lực hay khả năng chuyên biệt của nhà quản trị
về nhiều khía cạnh lĩnh vực được sử dụng để giải quyết mọi tình huống, mọivấn đề phát sinh trong hoạt động quản trị theo chức trách, nhiệm vụ và quyềnhạn của họ Theo Robet Katz thì các nhà quản trị cần có ba loại kỹ năng quảntrị cơ bản: Chuyên môn, nhân sự và tư duy
2.1. Kỹ năng kỹ thuật (chuyên môn – nghiệp vụ)
Kỹ năng kỹ thuật (technical skills) là những khả năng cần thiết để thựchiện một công việc chuyên môn cụ thể, nói cách khác là trình độ chuyên mônnghiệp vụ của nhà quản trị Kỹ năng kỹ thuật bao hàm sự hiểu biết và sựthành thạo về một loại hình hoạt động đặc biệt, nhất là loại hình hoạt động cóliên quan đến các phương pháp, các chu trình, các kỹ thuật hay các thủ tục.Nhà lãnh đạo có được những chuyên môn đó qua đào tạo ở các trường hoặcqua bồi dưỡng ở đơn vị
Kỹ năng kỹ thuật là yếu tố tạo ra nhiều ưu điểm của công nghiệp hiệnđại Nó là yếu tố không thể thiếu của một hoạt động có hiệu quả Tuy nhiên
kỹ năng kỹ thuật có tầm quan trọng lớn nhất cho những quản trị viên cấp cơ
sở so với cấp quản trị viên trung gian hoặc cao cấp
Trang 10Hình 2.1: Kỹ năng kỹ thuật – Technical Skills (Nguồn: glamour)
Cấp quản trị càng cao, kỹ năng này càng giảm dần và ngược lại cấpquản trị càng thấp kỹ năng này càng cần thiết, bởi vì ở cấp càng thấp thì nhàquản trị thường tiếp xúc trực tiếp với công việc cụ thể, với tiến trình sản xuất,với đội ngũ những người lao động trực tiếp, đây chính là môi trường mà tàinăng kỹ thuật được sử dụng nhiều hơn
Ví dụ: Một người làm việc trong lĩnh vực bán hàng với những kinhnghiệm sales dày dặn được hình thành qua quá trình học tập cũng như trảinghiệm của cá nhân trong công việc, cùng một vị trí nhưng ở nhiều công tykhác nhau Trong tương lai, bạn có thể trở thành ứng viên sáng giá cho vị trígiám sát bán hàng hoặc cao hơn như vị trí giám đốc bán hàng Tại sao vậy?bởi vì bạn trải qua quá trình rèn luyện về chuyên môn, nắm vững các nghiệp
vụ bán hàng, có nhiều kinh nghiệm quý giá được chắt lọc qua từng công việcbạn đảm nhiệm
Bên cạnh đó, người mà sẽ trở thành giám đốc bán hàng trong tươnglai sẽ phải tiếp tục xây dựng những biểu hiện mới, cách thể hiện mới củanhững kỹ năng cần thiết cho vị trí này Đó là bởi vì nếu công việc của bạn
Trang 11từ trước đến giờ chỉ làm việc với khách hàng trên tư cách là đại diện bánhàng thì bây giờ, khi đứng trên cương vị là một giám đốc bán hàng, bạn sẽcần phải làm việc với nhân viên trong bộ phận bán hàng.
Merck Co,Inc là một minh hoạ về tầm quan trọng của kỹ năng kỹ thuật.Được nhiều chuyên gia quản trị xem là một công ty quản trị tốt nhất của Mỹ,March chuyên sản xuất các dược phẩm phục vụ y học Nguồn tài nguyênthen chốt của công ty là đội ngũ các nhà khoa học siêu hạng Các kỹ năng kỹthuật của họ đã tạo ra một dòng liên tục những dược phẩm quan trọng làmtăng doanh số bán hàng của công ty mỗi năm 20% trong suốt nửa cuối củanhững năm 80 Merck thu hút tài năng siêu hạng bằng cách trả lương cao vàduy trì những cơ sở vật chất của phòng thí nghiệm hạng nhất và môi trườnglàm việc khép kín
Có nhiều người sẽ lầm tưởng “kỹ năng kỹ thuật” đơn thuần chỉ là kỹnăng sử dụng những công cụ hỗ trợ về mặt kỹ thuật (máy móc, công cụ sảnxuất,…) khác nhau để đạt được một mục đích cụ thể nào đó Tuy nhiên,không đơn giản như vậy, “kỹ năng kỹ thuật” còn là kỹ năng đòi hỏi trong cảcông việc tăng hiệu quả bán hàng, tạo ra những sản phẩm mới, khả năng bánhàng bán dịch vụ, sản phẩm, Kỹ năng kỹ thuật có vai trò rất quan trọng chonhà quản lý trong điều hành công việc
Chức vụ cao hơn đồng nghĩa với việc kiến thức chuyên môn của nhàquản trị cũng cần nâng cao Bạn vẫn phải tiếp tục thể hiện năng lực của mình
và không ngừng phát triển kỹ năng nghiệp vụ, để chứng tỏ sự bổ nhiệm củacấp trên dành cho bạn là hoàn toàn xứng đáng
Tóm lại, kỹ năng kỹ thuật là một trong những kỹ năng cần thiết củamột nhà quản trị Tuy nhiên, Technical Skills không phải là kỹ năng quá khókhăn bởi vì thông thường các nhà quản trị sẽ có thời gian làm việc từ vị tríthấp đến vị trí cao hơn nên có thể nắm vững được các nghiệp vụ từ nhỏ đếnlớn
Trang 122.2 Kỹ năng nhân sự (giao tiếp nhân sự)
Là những kỹ năng liên quan đến khả năng cùng làm việc, động viên vàđiều khiển nhân sự Kỹ năng nhân sự (Human or Interpersonal ManagerialSkills) là tài năng đặc biệt của nhà quản trị trong việc quan hệ với nhữngngười khác nhằm tạo sự thuận lợi và thúc đẩy sự hoàn thành công việc chung
Kỹ năng nhân sự cần thiết đối với nhà quản trị thể hiện qua: thông tin hiệuquả, có thái độ quan tâm tích cực đối với mọi người và xây dựng không khílàm việc hợp tác thân ái, biết cách động viên những nhân viên dưới quyền,biết cách tác động và hướng dẫn nhân sự trong tổ chức để hoàn thành cáccông việc
Hình 2.2: Kỹ năng nhân sự – Human or Interpersonal Managerial Skills
(Nguồn: edu2review.com)
Tầm quan trọng của kỹ năng nhân sự với con người thể hiện rõ nhấttrong những công việc quản trị đòi hỏi phải có sựu tác động qua lại nhiều vớinhững công nhân viên khác Một công trình nghiên cứu hơn 1400 nhà quản trịcủa các cấp bậc khác nhau trong một hệ thống thứ bậc tổ chức đã xác nhậnrằng những hoạt động cốt yếu của các cá nhân trong những công việc củagiám sát viên các cơ sở là những kỹ năng nhân sự với con người Những nhà