1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(SKKN HAY NHẤT) sử dụng trò chơi trong dạy học môn ngữ văn lớp 10 và lớp 11 ở trường THPT tĩnh gia 4 nhằm phát huy tính tích cực của học sinh

24 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

1 Mở đầu 1.1 Lí do chọn đề tài Những năm gần đây, vấn đề đổi mới giáo dục theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh không còn là vấn đề xa lạ Nó đã được khởi động từ nhiều năm trước đây, từ bậc học mầm non đến bậc đại học và cả sau đại học Nhưng việc thay đổi chương trình sách giáo khoa theo hướng hiện đại, tích hợp là chưa đủ mà điều quan trọng hơn là phải đổi mới người thầy, đổi mới phương pháp giảng dạy để mỗi bài học là một sự khám phá, mỗi tiết lên lớp là những niềm vui, cuốn người học vào các hoạt động giảng dạy tích cực và hữu ích Môn Ngữ văn là một trong những môn học chủ đạo ở các bậc học nhằm hướng học sinh đến đỉnh cao của giá trị chân, thiện, mĩ Tuy nhiên xu hướng học sinh quay lưng với môn văn đang diễn ra ngày càng nhiều Nếu không thay đổi phương pháp thì việc dạy học văn sẽ chẳng khác gì“ búa đập trên sắt nguội” Qua thực tế giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở trường Trung học phổ thông Tĩnh Gia 4 tôi luôn trăn trở làm sao để các em yêu thích, hứng thú học tập môn Văn, làm sao để việc dạy và học văn không trở thành một bài diễn thuyết nhàm chán giữa cô và trò nên tôi đã thử nghiệm nhiều cách dạy, trong đó, tôi nhận thấy những tiết dạy sử dụng một số phương pháp mới để tổ chức hoạt động học tập sẽ kích thích hứng thú học tập của học sinh, làm giảm đi không khí mệt mỏi, nhàm chán, căng thẳng trong giờ học Chính vì lý do đó, tôi đã mạnh dạn viết đề tài “Sử dụng trò chơi trong dạy học môn Ngữ Văn lớp 10 và lớp 11 ở trường THPT Tĩnh Gia 4 nhằm phát huy tính tích cực của học sinh” để chia sẻ với đồng nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả đổi mới trong dạy học văn theo hướng phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh 1.2 Mục đích nghiên cứu Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm những mục đích sau: - Tìm hiểu về các phương pháp dạy học tích cực nói chung và phương pháp dạy học bằng trò chơi nói riêng - Đưa ra được quy trình xây dựng một số trò chơi phục vụ dạy học chương trình Ngữ văn 10 và 11 tại trường Trung học phổ thông Tĩnh Gia 4 - Đánh giá được ưu, nhược điểm cũng như rút ra một số kinh nghiệm khi áp dụng phương pháp dạy học bằng trò chơi vào thực tế giảng dạy 1.3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: - Đề tài được tôi thực hiện tại trường THPT Tĩnh Gia 4 trong năm học 2020-2021 với đối tượng thực hiện là học sinh lớp 10 và 11 - Phạm vi thực hiện: Ứng dụng vào khởi động các tiết học văn bản, Tập làm văn, Tiếng Việt 1.4 Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài, tôi sử dụng chủ yếu các nhóm phương pháp sau: - Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận nhằm phân tích tổng hợp các quan điểm khoa học trong các tài liệu có liên quan Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn nhằm điều tra thực trạng dạy học Nhóm các phương pháp thống kê nhằm xử lí kết quả điều tra 1 UAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com 2 Nội dung 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Một số lí luận về dạy học tích cực a Quan niệm về phương pháp dạy học tích cực PPDH tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học “Tích cực trong PPDH được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động trái nghĩa với không hoạt động, thụ động chứ không dùng trái nghĩa với tiêu cực” Hình 1: Sơ đồ dạy học tích cực [ 6 ] INCLUDEPICTURE "https://timgiasuhanoi.com/wp-content/uploads/2017/05/phuong-phap-dayhoc-tich-cuc-la-gi-day-nhu-the-nao.jpg" \* MERGEFORMATINET INCLUDEPICTURE "https://timgiasuhanoi.com/wp-content/uploads/2017/05/phuong-phap-dayhoc-tich-cuc-la-gi-day-nhu-the-nao.jpg" \* MERGEFORMATINET INCLUDEPICTURE "https://timgiasuhanoi.com/wp-content/uploads/2017/05/phuong-phap-dayhoc-tich-cuc-la-gi-day-nhu-the-nao.jpg" \* MERGEFORMATINET INCLUDEPICTURE "https://timgiasuhanoi.com/wp-content/uploads/2017/05/phuong-phap-dayhoc-tich-cuc-la-gi-day-nhu-the-nao.jpg" \* MERGEFORMATINET b Những đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học tích cực * Dạy học thông qua các hoạt động của học sinh Mối quan hệ giữa học và làm đã được nhiều tác giả nói đến“ suy nghĩ tức là hành động” (J Piagiê), “ cách tốt nhất để hiểu là làm” (Kant), “Học để hành; học và hành phải đi đôi Học mà không hành thì vô ích; hành mà không học thì hành không trôi chảy” (Hồ Chí Minh) Trong PPDH tích cực, người học và hoạt động học được cuốn hút vào những hoạt động học tập do GV tổ chức và chỉ đạo Thông qua đó, HS được tự lực khám phá những cái mình chưa biết chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã sắp đặt sẵn.[ 1- trang 10] 2 UAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com * Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học PPDH tích cực xem việc rèn luyện phương pháp tự học cho HS không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học Nếu rèn luyện cho người học có được kĩ năng, phương pháp, thói quen tự học, biết linh hoạt ứng dụng những điều đã học vào những tình huống mới, biết tự lực phát hiện và giải quyết những vấn đề đặt ra thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy tiềm năng vốn có của mỗi người * Tăng cường học tập cá thể, phối hợp học tập hợp tác PPDH tích cực đòi hỏi sự cố gắng trí tuệ và nghị lực cao của mỗi HS trong quá trình tự lực giành lấy kiến thức mới Ý chí và năng lực của HS trong một lớp không thể đồng đều tuyệt đối Vì vậy, buộc phải chấp nhận sự phân hóa về cường độ và tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là bài học được thiết kế thành một chuỗi công tác độc lập Mặt khác, lớp học là môi trường giao tiếp thầy- trò, trò- trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường đi tới chân lí Qua đó, người học nâng mình lên một trình độ mới, bài học vận dụng được vốn hiểu biết và kinh nghiệm của mỗi cá nhân và của cả lớp [ 1- trang 11] * Kết hợp đánh giá của thầy với sự tự đánh giá của trò Trước đây, quan niệm về đánh giá còn phiến diện: GV giữ độc quyền về đánh giá, HS là đối tượng được đánh giá Trong dạy học theo hướng phát huy vai trò tích cực chủ động của người học Nếu xem việc rèn luyện phương pháp tự học để chuẩn bị cho HS khả năng học tập liên tục suốt đời như một mục tiêu giáo dục thì GV phải hướng dẫn HS phát triển kĩ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học * Vai trò chỉ đạo của giáo viên Từ dạy học thông báo, giải thích, minh họa sang dạy học theo phương pháp tích cực, GV không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức mà trở thành người thiết kế, tổ chức hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để HS tự chiếm lĩnh các kiến thức mới, hình thành các kĩ năng, thái độ mới theo yêu cầu của chương trình Dưới đây là những điểm khác biệt cơ bản giữa PPDH thụ động và PPDH tích cực: Hình 2 So sánh dạy học truyền thống và dạy học tích cực [ 6 ] Thực hiện dạy và học tích cực không có nghĩa là gạt bỏ các PPDH truyền thống Chính vì thế, trong đổi mới phương pháp cần kế thừa, phát triển những 3 UAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com mặt tích cực trong hệ thống PPDH đã quen thuộc Đồng thời phải học hỏi, vận dụng những phương pháp mới, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện dạy và học ở nước ta để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường, nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước 2.1.2 Một số lí luận dạy học bằng trò chơi a Trò chơi là gì? Một số nhà tâm lý- giáo dục học theo trường phái sinh học như K.Gross, S.Hall, V.Stern cho rằng, trò chơi là do bản năng quy định, chơi chính là sự giải tỏa năng lượng dư thừa Tác giả Đặng Thành Hưng cho rằng trò chơi là một thuật ngữ có hai nghĩa khác nhau tương đối xa [ 2- trang 209] Một là, kiểu loại phổ biến của chơi Nó chính là chơi có luật (tập hợp quy tắc định rõ mục đích, kết quả và yêu cầu hành động) và có tính cạnh tranh hoặc tính thách thức đối với người tham gia Hai là, những thứ công việc được tổ chức và tiến hành dưới hình thức chơi, chẳng hạn: Học bằng chơi, giao tiếp bằng chơi, rèn luyện thân thể dưới hình thức chơi Các trò chơi đều có luật lệ, quy tắc, nhiệm vụ, yêu cầu tức là có tổ chức và thiết kế, nếu không có những thứ đó thì không có trò chơi mà chỉ có sự chơi đơn giản Như vậy, trò chơi là tập hợp các yếu tố chơi, có hệ thống và có tổ chức, vì thế luật hay quy tắc chính là phương tiện tổ chức tập hợp đó b Trò chơi học tập * Quan niệm Có nhiều quan niệm khác nhau về trò chơi dạy học: Trong lí luận dạy học, tất cả những trò chơi gắn với việc dạy học như là phương pháp, hình thức tổ chức và luyện tập không tính đến nội dung và tính chất của trò chơi thì đều được gọi là trò chơi dạy học Còn theo tác giả Đặng Thành Hưng thì những trò chơi giáo dục được lựa chọn và sử dụng trực tiếp để dạy học, tuân theo mục đích, nội dung, các nguyên tắc và PPDH Chúng có chức năng tổ chức, hướng dẫn và động viên trẻ hay HS tìm kiếm và lĩnh hội tri thức, học tập và rèn luyện kỹ năng, tích lũy và phát triển các phương thức hoạt động và hành vi ứng xử xã hội, văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ, pháp luật, khoa học, ngôn ngữ, cải thiện và phát triển thể chất, tức là tổ chức và hướng dẫn quá trình học tập của học sinh khi họ tham gia trò chơi gọi là trò chơi dạy học.[ 2- trang 210] Tóm lại, trò chơi học tập được hiểu đơn giản nhất là các hoạt động gây hứng thú cho học sinh bằng các hình thức thi đua giữa các cá nhân hay các tập thể nhằm đạt được hiệu quả về kiến thức hay kĩ năng liên quan đến việc học tập bộ môn c Phân loại Trò chơi học tập nói chung hay trò chơi trong môn Ngữ văn nói riêng rất đa dạng Dựa vào cách thức tổ chức hoạt động trong giờ học, trò chơi có thể chia thành 3 nhóm: Nhóm 1: Nhóm trò chơi giới thiệu nội dung mới 4 UAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com Những trò chơi này có thể sử dụng khi bắt đầu vào 1 tiết học, nó có tác dụng khởi động tư duy của HS, dẫn dắt học sinh tìm hiểu nội dung, học tập một cách tự nhiên, thoải mái và vui vẻ Tuy nhiên, nội dung trò chơi cần thiết phải hướng đến nội dung bài học, dựa trên những hiểu biết sẵn có của HS Nhóm 2: Nhóm trò chơi lĩnh hội tri thức mới Trò chơi được tiến hành trong giờ học, được coi như là một nội dung bài học Trò chơi được tiến hành nhằm mục đích giúp HS hào hứng với việc khám phá kiến thức mới và chính bản thân nội dung trò chơi cũng là những kiến thức mới Để sử dụng loại trò chơi này, giáo viên phải linh hoạt trong quá trình tổ chức vì mỗi em có sự nhận thức khác nhau Nhóm 3: Nhóm trò chơi củng cố, ôn tập Những trò chơi trong nhóm này được sử dụng sau khi HS đã được học một nội dung hoặc kỹ năng nào đó, những kiến thức hoặc kỹ năng đã học là cơ sở để học sinh thực hiện những trò chơi này Dựa vào phương tiện và cách thức thực hiện, trò chơi được chia thành 3 nhóm lớn: [ 8 ] + Nhóm trò chơi dùng lời Với nhóm trò chơi dùng lời, GV lúc này chủ yếu có nhiệm vụ là đọc câu hỏi, HS trả lời và giáo viên sẽ là người công bố đáp án, hỏi đáp để giúp HS tái hiện hoặc củng cố kiến thức Ở trò chơi này, GV là người linh hoạt trong việc dùng ngôn ngữ, động tác cơ thể hoặc di chuyển liên tục nhằm thu hút sự chú ý của học sinh, giúp tiết học trở nên sinh động Các loại trò chơi dạng này rất phong phú, có thể kể tên một số trò chơi phổ biến như: trò chơi trả lời nhanh, trò chơi đoán từ, ai là chuyên gia + Nhóm trò chơi có sử dụng phương tiện trực quan Các phương tiện trực quan trong Ngữ văn phổ biến là tranh ảnh, phim Với các phương tiện này, giáo viên kết hợp dùng lời để mô tả, yêu cầu học sinh quan sát, ghi chép và trả lời nhằm tái hiện kiến thức vấn đề trong bài học + Nhóm trò chơi có sử dụng công nghệ Trong nhóm trò chơi này, GV và HS đều phải sử dụng máy tính, điện thoại thông minh có kết nối mạng để phục vụ cho việc tìm kiếm và tổng hợp kiến thức Các trò chơi phổ biến bao gồm: + Trò chơi kahoot + Trò chơi lật hình, ghép hình + Trò chơi ô chữ d Tác dụng của việc sử dụng phương pháp dạy học bằng trò chơi Trong quá trình dạy học môn Ngữ văn, các trò chơi nếu được sử dụng hợp lý sẽ thúc đẩy một cách tự nhiên tính năng động và tính tích cực tham gia học tập của học sinh Sử dụng trò chơi trong dạy học nói chung và trong dạy học môn Ngữ văn nói riêng sẽ tạo được môi trường, không khí học tập vui vẻ, giờ học văn sẽ không còn tẻ nhạt mà cũng khá lý thú Trò chơi có tác dụng hoà đồng sâu rộng và thu hút mức độ tập trung của học sinh Hơn thế nữa, mối quan tâm và hoạt động của học sinh thể hiện qua các tiết học có trò chơi làm nảy sinh tình cảm của các em đối với môn học 5 UAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com 2.2.Cơ sở thực tiễn 2.2.1 Chương trình môn Ngữ văn lớp 10 và lớp 11- THPT - Chương trình môn Ngữ văn lớp 10: Không tính các tiết trong phần giảm tải của Bộ giáo dục, tổng cả năm có 105 tiết Trừ các tiết kiểm tra và hướng dẫn học hè thì số tiết của các phân môn như sau: + Đọc văn: 65 tiết + Tiếng Việt: 9 tiết + Làm văn: 18 tiết - Chương trình môn Ngữ văn lớp 11: Không tính các tiết trong phần giảm tải của Bộ giáo dục, tổng cả năm có 123 tiết Trừ các tiết kiểm tra và hướng dẫn học hè thì số tiết của các phân môn như sau: + Đọc văn: 77 tiết + Tiếng Việt: 14 tiết + Làm văn: 18 tiết 2.2.2 Thực trạng thiết kế và sử dụng trò chơi trong dạy học môn Ngữ văn lớp 10 và lớp 11 ở trường THPT Tĩnh Gia 4 a Thực trạng về nhận thức của giáo viên đối với việc sử dụng trò chơi trong dạy học Ngữ văn lớp 10 và lớp 11 Hiện nay, tôi nhận thấy rằng hầu hết giáo viên nhận thức đúng đắn về sự cần thiết của việc tổ chức các trò chơi dạy học trong quá trình dạy học nói chung và môn Ngữ văn lớp 10 và lớp 11 nói riêng Theo thống kê, có 6/8 GV cho rằng sử dụng trò chơi để phát huy tính tích cực của HS là rất cần thiết (chiếm 75%), có 2 giáo viên cho rằng điều này là cần thiết (25%), không có giáo viên nào thấy việc này là không cần thiết [ Phụ lục 1] b Thực trạng về tình hình xây dựng và sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học Ngữ văn 10 và 11 Bảng 1 Tình hình xây dựng và sử dụng trò chơi trong dạy học môn Ngữ văn lớp 10 và lớp 11 ở trường THPT Tĩnh Gia 4 Mức độ Trường THPT TG 4 Như vậy, có 2 GV (25%) thường xuyên sử dụng phương pháp dạy học bằng trò chơi và có 6 GV (75%) thỉnh thoảng sử dụng Các thầy cô giáo đã có những cố gắng nhất định trong việc xây dựng và sử dụng trò chơi dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh và hoạt động này đã cho được một số kết quả Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng và sử dụng trò chơi cũng còn nhiều tồn tại cần phải giải quyết c Thực trạng về nguyên nhân khiến giáo viên ngại khi xây dựng và sử dụng trò chơi trong dạy học Ngữ văn lớp 10 và lớp 11 Sau khi tổng hợp phiếu điều tra cũng như phỏng vấn các giáo viên, tôi nhận thấy rằng những khó khăn mà các giáo viên tại các trường THPT Tĩnh Gia 4 gặp phải khi xây dựng và sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học Ngữ văn 10 và 6 UAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com 11 là vấn đề thiết kế trò chơi còn gặp khó khăn và công tác tổ chức trên lớp còn gây ra nhiều tiếng ồn cũng như thiếu thời gian cho HS hoạt động Bảng 2 Khó khăn khi tiến hành xây dựng và sử dụng trò chơi trong quá trình dạy học môn Ngữ văn lớp 10 và lớp 11 Nguyên nhân Trường THPT TG 4 Xây dựng mất thời gian Số lượng GV 0 Từ những thực trạng điều tra được, tôi rút ra một số kết luận chung như sau: - Việc xây dựng và sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học Ngữ văn lớp 10 và lớp 11 là việc làm cần thiết, nó tạo ra hứng thú học tập hơn và góp phần thực hiện đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng dạy học theo hướng lấy HS làm trung tâm - Đa số GV nhận thức được vai trò, ý nghĩa của việc xây dựng và sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học Ngữ văn lớp 10 và lớp 11 Nhưng vấn đề về thời gian, tiền bạc, trình độ cùng với hạn chế về công nghệ thông tin nên thực tế việc xây dựng và sử dụng trò chơi trong dạy học Ngữ văn lớp 10 và lớp 11 chưa mang lại hiệu quả cao 2.3.Các giải pháp sử dụng trò chơi trong dạy học môn Ngữ văn lớp 10 và lớp 11 ở trường THPT Tĩnh Gia 4 nhằm phát huy tính tích cực của học sinh 2.3.1 Cơ sở xây dựng trò chơi Căn cứ vào mục tiêu, nội dung, phương pháp của bài học Căn cứ vào logic của quá trình dạy học trên lớp Căn cứ vào đặc điểm của học sinh trong quá trình học tập ở trường THPT Căn cứ vào chương trình dạy học môn Ngữ văn lớp 10 và lớp 11 tại trường THPT Tĩnh gia 4 2.3.2 Nguyên tắc áp dụng trò chơi Môn Ngữ văn có ba phân môn: Đọc văn, Tiếng Việt và Làm văn Mỗi phân môn có đặc thù riêng Vì thế việc vận dụng lồng ghép trò chơi có những điểm khác nhau: + Đọc văn: Tuỳ thuộc dạng bài( bài khái quát; ôn tập; đọc- hiểu văn bản…) lượng kiến thức, mục tiêu bài học, thời lượng để áp dụng hình thức trò chơi: Trò chơi nhỏ dành cho một hoạt động dạy học hay trò chơi lớn cho cả tiết học Do đặc thù của phân môn với mục đích cảm thụ cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương, đòi hỏi những cảm xúc tinh tế, nên mức độ vận dụng trò chơi chỉ vừa phải + Tiếng Việt: Lồng ghép trò chơi đối với phân môn này là khá phù hợp, đặc biệt là đối với những tiết thực hành, luyện tập Trò chơi cần gắn với các bài tập, hoặc các hình thức thực hành, luyện tập khác mà giáo viên nghĩ ra Vận dụng tốt giải pháp này, giờ học Tiếng Việt sẽ không còn khô cứng, học sinh sẽ cảm thấy thoải mái, hứng thú, kích thích hoạt động tư duy của các em, quan trọng hơn là góp phần phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ ở học sinh Qua trò chơi, tư duy và khả 7 UAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com năng ngôn ngữ của các em sẽ được bộc lộ tự nhiên, giáo viên có thể phát hiện và uốn nắn kịp thời những mặt còn hạn chế + Làm văn: Chính là phần thực hành của Đọc văn và Tiếng Việt Có thể vận dụng trò chơi trong một số tiết học và không nên thực hiện hình thức này trong cả tiết, với phân môn này, việc lồng ghép hình thức trò chơi không thể thay thế được các phương pháp cũng như hình thức tổ chức lớp học đặc thù như thực hành, luyện tập, hoạt động theo nhóm hay cá nhân tự luyện tập các kĩ năng… Do đó không nên gượng ép để cố tình đưa trò chơi vào tất cả các giờ học làm văn 2.3.3 Lựa chọn nội dung tổ chức trò chơi Nội dung phải vừa sức học, phải đảm bảo đủ thông tin kiến thức mà học sinh đã nắm được, không dễ quá và cũng không khó quá Nội dung cần phù hợp với cuộc sống thực tế của học sinh, giúp các em dễ vận dụng vào thực tiễn Nội dung trò chơi phải có tính khả thi, trò chơi đưa ra phải phù hợp với thực tế trường, lớp 2.3.4 Sử dụng phương tiện khi tổ chức trò chơi Thực tế, qua các tiết dự giờ đồng nghiệp ở trường, tôi thấy thường khi cho học sinh chơi trò chơi, đa số GV chỉ tổ chức“ suông” mà thiếu sự chuẩn bị như: Không hóa trang nhân vật, không đủ phiếu cá nhân, không có thẻ xanh, thẻ đỏ để phục vụ đánh giá, không có phần thưởng… Chính vì điều đó, mà mỗi lần tổ chức trò chơi là một lần thiếu hấp dẫn học sinh, dẫn đến sự đơn điệu và nhàm chán Vì vậy để tổ chức trò chơi trong giờ học văn đòi hỏi giáo viên và học sinh phải chuẩn bị đầy đủ các phương tiện cần thiết 2.3.5 Các bước tổ chức trò chơi Trò chơi có thể tổ chức theo các bước sau: Bước 1: Phổ biến trò chơi: + Giáo viên giúp học sinh nắm vững trò chơi như: Tên trò chơi, nội dung, cách chơi, cách phân thắng bại… + GV chọn một số HS tham gia trò chơi, bảo đảm qua các giờ học, lần lượt HS được tham gia tất cả, đặc biệt chú ý những HS nhút nhát, ít phát biểu Bước 2: Học sinh thực hiện trò chơi: + Các em thảo luận với nhau về việc thực hiện trò chơi + Một nhóm học sinh thực hiện trò chơi trước lớp, cả lớp theo dõi + Những em khác, nhóm khác có thể tiếp tục thực hiện trò chơi Bước 3: Tổng kết, đánh giá: Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh giá việc thực hiện trò chơi: Trò chơi có được thực hiện đúng quy tắc không, có phù hợp với nội dung bài học không, có thể rút ra bài học gì qua trò chơi này? Giáo viên nhận xét, đánh giá chung và tuyên bố nhóm( hay cá nhân) thắng cuộc( nếu có) - Giáo viên khen thưởng nhóm có kết quả tốt Như vậy, với những biện pháp đã vận dụng vào từng thời điểm, mục đích, nội dung khác nhau thật sự phát huy tác dụng, giờ dạy học thực sự là giờ “vừa học, vừa chơi”, kết hợp được giữa “học và hành”, hấp dẫn học sinh và gây sự chú ý học hơn nhiều 2.3.6 Sử dụng một số trò chơi trong dạy học môn Ngữ văn lớp 10 và lớp 11 ở trường THPT Tĩnh Gia 4 nhằm phát huy tính tích cực của học sinh 8 UAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com Trong quá trình dạy học môn Ngữ văn lớp 10 và lớp 11 tại trường THPT Tĩnh Gia 4, tôi đã vận dụng một cách linh hoạt phương pháp sử dụng trò chơi và đạt được những kết quả nhất định qua một số trò chơi sau: a Trò chơi đóng vai Vào vai một nhân vật kể lại câu chuyện đã học: Vào vai nhân vật Mị Châu kể lại Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, vào vai nhân vật Tấm kể lại truyện cổ tích Tấm Cám… Chuyển thể một văn bản thành một kịch bản sân khấu: Chuyển thể văn bản Chí Phèo( Nam Cao), Số đỏ( Vũ Trọng Phụng), Chữ người tử tù( Nguyễn Tuân)… thành kịch bản sân khấu và cho học sinh thảo luận về một số vấn đề trọng tâm được đặt ra Từ đó học sinh hình thành được các kiến thức, kĩ năng và năng lực quan trọng qua bài học Quy trình vận dụng trò chơi đóng vai trong dạy học môn Ngữ văn Bước 1: Giao nhiệm vụ chuẩn bị bài mới - Giáo viên chia nhóm, gợi ý một số nội dung/ chủ đề cần đóng vai Trong đó quy định rõ thời gian chuẩn bị và thời gian đóng vai cho các nhóm - Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai: Phân vai, dàn cảnh, học lời thoại, cách thể hiện nhân vật, diễn thử… Bước 2 : Học sinh trình bày sản phẩm – thảo luận - HS trình bày sản phẩm nhóm GV định hướng HS thảo luận về những nội dung trọng tâm của bài học được đặt ra từ các sản phẩm - Học sinh thảo luận, nhận xét, đánh giá Bước 3: Chốt kiến thức: GV chốt kiến thức, hướng dẫn học sinh tổng hợp và khái quát những vấn đề trọng tâm của bài học b Trò chơi tiếp sức Mục đích: Áp dụng trò chơi này nhằm huy động tính tích cực của tất cả HS trong lớp, em nào cũng phải động não và hoạt động kể cả học sinh yếu kém Trò chơi này áp dụng khi GV yêu cầu HS tìm những biểu hiện của một nội dung, khái niệm của một bài học nào đó các em có thể thảo luận, phát hiện và nêu ra những biểu hiện đó Cách tiến hành trò chơi: + Chuẩn bị bảng phụ và phiếu học tập cá nhân + Trên lớp giáo viên treo bảng phụ, chia nhóm và công bố luật chơi + Tổng kết cuộc chơi, rút kinh nghiệm và khen thưởng Ví dụ: Khi dạy bài Chí Phèo – Nam Cao Hình 3 Vài nét về cuộc đời nhân vật Chí Phèo 9 UAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com GV chuẩn bị 3 sơ đồ trống, mỗi nhóm 5 hs luân phiên tiếp sức hoàn thành sơ lược cuộc đời Chí Phèo c Trò chơi“ Gặp gỡ chuyên gia” (hoặc người nổi tiếng) Mục đích: Trò chơi này tập cho các em luôn tự tin, mạnh dạn khi trình bày một vấn đề trước đám đông Qua trò chơi, các em tự rút bài học kinh nghiệm cho bản thân như: Kĩ năng giao tiếp, ứng xử khi gặp những tình huống cụ thể trong cuộc sống và nắm bắt bài học một cách cụ thể, dễ dàng Cách tiến hành trò chơi: + Chọn 1 học sinh dẫn chương trình + Chọn 2- 3 học sinh là khách mời để thực hiện trò chơi Cả lớp và giáo viên là khán giả + Khi kết thúc giáo viên tuyên dương các nhân vật thực hiện trò chơi và rút ra bài học kinh nghiệm Ví dụ: Khi dạy bài“ Phong cách ngôn ngữ báo chí”- Ngữ văn 11- tập 1 Giáo viên chọn 1 học sinh làm người dẫn chương trình, học sinh còn lại là khách mời Khách mời sẽ trình bày nội dung về đề tài đã cho, các học sinh còn lại vào vai khán giả có thể đặt những câu hỏi để hỏi những vị khách mời bất cứ câu hỏi nào có nội dung xoay quanh bài học Như vậy, đòi hỏi các vị khách mời phải biết sáng tạo, linh hoạt, nhanh nhạy trong xử lý tình huống khi người dẫn chương trình và khán giả hỏi d Trò chơi nhìn hình đoán chữ - đuổi hình bắt chữ Mục đích: Giúp học sinh phát huy khả năng tư duy nhanh nhạy của mình, tạo không khí sôi nổi trong giờ học, tạo sự hứng thú và bớt căng thẳng ở học sinh Cách tiến hành trò chơi: Giáo viên chuẩn bị hình ảnh minh họa liên quan đến nội dung bài học có sử dụng trò chơi Giáo viên chiếu hình lên máy chiếu hoặc treo hình lên bảng phụ và cho cả lớp đoán những hình ảnh ấy thể hiện nội dung gì? Cả lớp cùng chơi và học sinh nào trả lời được đúng và nhiều hình nhất sẽ được thưởng tràng pháo tay hoặc cộng thêm điểm Giáo viên nhận xét rút ra nội dung bài học Ví dụ: Khi dạy bài “ Thực hành về thành ngữ, điển cố”, bài tập 6 SGK Ngữ văn 11- tập 1, ta có thể áp dụng trò chơi sau: 10 UAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com Hình 4: Trò chơi“ Đuổi hình- bắt chữ” e Trò chơi ô chữ bí mật Hình thức: Trò chơi ô chữ trong dạy học có nhiều dạng khác nhau, có thể là giải những ô chữ hàng ngang rồi tìm từ khóa trong ô chữ hàng dọc, có thể là ô chữ dưới dạng sơ đồ… Mỗi ô chữ có lời gợi ý và nội dung ô chữ có liên quan trực tiếp đến bài học Mục đích: Giới thiệu vào bài mới hoặc củng cố khắc sâu kiến thức của bài học, phát huy tư duy nhanh nhạy, sáng tạo của học sinh Cách chơi: Giáo viên giới thiệu qua ô chữ gồm có bao nhiêu hàng ngang, hàng dọc từ chìa khoá nằm ở hàng nào, sau đó giáo viên lần lượt đọc từng câu hỏi gợi ý để học sinh xung phong giải ô chữ Nếu bạn nào trả lời đúng thì ghi dòng chữ đó vào ô chữ và sẽ được cộng điểm hoặc tuyên dương còn nếu trả lời sai thì sẽ nhường cơ hội cho các bạn còn lại Ai tìm ra được ô từ khóa chính xác và nhanh nhất sẽ là người chiến thắng Với trò chơi này chúng ta có thể áp dụng cho tất cả các bài học đặc biệt là ở các bài giảng văn, áp dụng chơi vào đầu giờ để giới thiệu bài mới nhằm gây hứng thú với học sinh hoặc lúc củng cố để các em khắc sâu nội dung bài học Ví dụ khi bắt đầu bài“ Ôn tập tiếng việt”- Ngữ văn 10, giáo viên chia lớp thành các nhóm và tiến hành tổ chức trò chơi để dẫn dắt vào bài học Luật chơi Lần lượt chọn các từ hàng ngang để trả lời câu hỏi - Căn cứ vào kết quả từ hàng ngang để xác định từ khóa của trò chơi Từ khóa là 1 từ có 9 chữ cái liên quan đến nội dung bài học của chúng ta hôm nay 11 UAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com HÀNG NGANG SỐ 1: 8 CHỮ CÁI( Là hoạt động trao đổi thông tin giữa con người với con người nhằm đạt được một mục đích nào đó) HÀNG NGANG SỐ 2: 7 CHỮ CÁI(Đây là phương tiện giao tiếp phổ biến, quan trọng nhất của con người) HÀNG NGANG SỐ 3: 9 CHỮ CÁI( Là tên 1 truyện thơ Nôm nổi tiếng nhất Việt Nam) HÀNG NGANG SỐ 4: 6 CHỮ CÁI(" Tiếng nói là một thứ rất quý báu của " - Hồ Chí Minh) HÀNG NGANG SỐ 5: 7 CHỮ CÁI( Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: Như nước … ta từ trước Vốn xưng nền Văn hiến đã lâu từ khóa: TIẾNG VIỆT Hình 5: Ô chữ bí mật g Trò chơi ghép hình Trò chơi xếp hình đúng có thể là xếp các mảnh ghép khác nhau thành một hình hoàn chỉnh, có thể là xếp các hình với những mảnh ghép ghi nội dung có chung đặc điểm vào một nhóm, một thể loại Để tổ chức trò chơi này, giáo viên cần có sự chuẩn bị sẵn các mảnh ghép Những mảnh ghép đó có thể là hình ảnh, có thể là chữ viết thể hiện nội dung Mục đích: Rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo, giúp học sinh nhớ lại nội dung bài học một cách lôgic Cách chơi: Giáo viên treo một số hình ảnh và một số mảnh ghép ghi nội dung liên quan đến bài học lên bảng Tuỳ vào mục đích bài học mà giáo viên cho học sinh xung phong lên xếp những mảnh ghép thành một hình hoàn chỉnh hoặc xếp những mảnh ghép có ghi nội dung tương ứng với một hình ảnh nào đó theo yêu cầu của giáo viên, đội nào xếp các mảnh ghép đúng hoàn thành trong thời gian ngắn hơn sẽ là đội chiến thắng Ví dụ: Khi dạy bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử - Tiết 83-84- Ngữ Văn 11tập 2 Khi tìm hiểu phần Tiểu dẫn, mục 1- tác giả thì giáo viên có thể cho học sinh chơi trò chơi này bằng cách cho các mảnh ghép gồm hình của 3 tác giả Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử và các mảnh ghép có đánh dấu theo số thứ tự 1, 2, 3 ( làm bằng giấy tô ki) ghi các thông tin liên quan về ba tác giả trên Giáo viên chia 12 UAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com lớp làm các nhóm tự thảo luận, lắp ráp các hình và các mảnh ghép ghi thông tin lại với nhau Đội nào xung phong lên ráp đúng các thông tin tương ứng với mỗi tác giả thì đội đó chiến thắng Nếu không đúng sẽ nhường phần cho các đội khác Giáo viên nhận xét và kết thúc trò chơi Với việc áp dụng trò chơi này các em sẽ ôn tập được kiến thức cũ về tác giả Xuân Diệu, Huy Cận mà các em đã học ở các tiết học trước đồng thời cũng hình thành được kiến thức mới về tác giả Hàn Mặc Tử Như vậy, giáo viên vừa tiết kiệm được thời gian- chỉ mất 7 phút( vừa dò bài cũ vừa dạy được kiến thức mới), lại tạo được hứng thú cho các em khi học bài mới Vì thế tiết học sẽ trở nên sôi động hơn Trò chơi này chúng ta có thể áp dụng cho rất nhiều tiết giảng văn, đặc biệt là phần tìm hiểu về các tác giả Sau đây là hình ảnh minh họa cho trò chơi: Giáo viên treo lên bảng những mảnh ghép như sau: a/ Hình ảnh của 3 tác giả: Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử b/ Các mảnh ghép ghi thông tin liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp của 3 tác giả trên và được đánh dấu theo thứ tự từ 1-13 1/ (1916 – 1985) bút danh Trảo Nha Quê quán: Hà Tĩnh 2/ Tác phẩm chính: Tập“Lửa thiêng”, “Vũ trụ ca”, “Đất nở hoa”, “Bài thơ cuộc đời”… 3/ Gia đình: Viên chức nghèo, cha mất sớm, sống với mẹ ở Quy Nhơn 4 / Năm 1936, mắc bệnh phong Mất tại trại phong Quy Hoà 5/ Tên khai sinh: Nguyễn Trọng Trí (1912 – 1940) Quê: Đồng Hới - Quảng Bình 6/ Là nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân và tuổi trẻ với giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết 7/Tác phẩm: Thơ thơ (1938), “Gửi hương cho gió” (1945), Riêng chung (1960) 8/ Thơ ông hàm súc, giàu chất suy tưởng, triết lí 9/ Ông là nhà thơ, nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình thơ, nhà dịch thơ, nhà bình thơ, nhà văn hoá lớn của Việt Nam thế kỷ XX 10/ (1919 - 2005) Xuất thân: Gia đình nhà nho nghèo ở tỉnh Hà Tĩnh 11/ Ông là nhà thơ lớn, một trong những đại biểu xuất sắc của phong trào Thơ mới với hồn thơ ảo não 12/ Ông là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất phong trào Thơ Mới 13/ Các tác phẩm chính: Gái quê, Thơ điên, Xuân như ý 3/ Đáp án chúng ta sẽ có 3 hình sau( Học sinh có thể ghép theo hàng dọc như ở dưới hoặc ghép theo hàng ngang) * Chân dung 1: Tác giả Xuân Diệu 13 UAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com 1/ (1916 – 1985) bút danh Trảo Nha Quê quán: Hà Tĩnh 6/ Là nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân và tuổi trẻ với giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết 7/ Tác phẩm: Thơ thơ (1938), “Gửi hương cho gió” (1945), Riêng chung (1960) 9/ Ông là nhà thơ, nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình thơ, nhà dịch thơ, nhà bình thơ, nhà văn hoá lớn của VN thế kỷ XX * Chân dung 2: Tác giả Huy Cận 10/ (1919 - 2005) Xuất thân: gia đình nhà nho nghèo ở tỉnh Hà Tĩnh 2/ Tác phẩm chính: Tập “Lửa thiêng”, “Vũ trụ ca, Đất nở hoa, Bài thơ cuộc đời… 11/ Ông là nhà thơ lớn, một trong những đại biểu xuất sắc của phong trào Thơ mới với hồn thơ ảo não 8 /Thơ ông hàm súc, * Chân dung 3: Tác 14 UAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com 5/ Tên khai sinh: Nguyễn Trọng Trí (1912 – 1940) Quê: Đồng Hới - Quảng Bình 3/ Gia đình: viên chức nghèo, cha mất sớm, sống với mẹ ở Quy Nhơn 4 / Năm 1936, mắc bệnh phong Mất tại trại phong Quy Hoà 13/ Các tác phẩm chính:Gái quê, Thơ điên, Xuân như ý 12/ Ông là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất phong trào thơ Mới h.Trò chơi trả lời nhanh Trò chơi này có thể tổ chức dưới dạng các gói câu hỏi Mỗi gói câu hỏi đều liên quan đến kiến thức của các bài học trước Mục đích: Giúp học sinh tích cực huy động trí nhớ, tư duy và khả năng phản ứng nhanh về các nội dung đã được học Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị các gói câu hỏi và đáp án cho các đội chơi, thẻ điểm… Hoặc chọn cá nhân đại diện 4 tổ sử dụng chuông lắc để bắt tín hiệu nhanh Ví dụ bài:“ Thực hành về Thành ngữ và điển cố”- Ngữ văn 11 15 UAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com Cách chơi: Chia nhóm Mỗi đội cử đại diện người để lên trả lời câu hỏi Cuối cùng giáo viên tổng kết đội nào có nhiều câu trả lời đúng và số điểm cao nhất thì đó là đội chiến thắng Bên cạnh các trò chơi đó, giáo viên có thể sáng tạo thêm nhiều trò chơi khác như: Tập làm phóng viên, trò chơi ghép đôi, trò chơi đố vui…chủ yếu phải phù hợp bài học, phù hợp với thực tế học sinh, thực tế ở địa phương 2.4 Hiệu quả của sáng kiến Qua việc tổ chức trò chơi học tập cho học sinh trong một số giờ học Văn tôi thấy đã đạt được một số kết quả sau: 2.4.1 Đối với giáo viên Không mất quá nhiều thời gian chuẩn bị, thời gian của tiết dạy mà giáo viên và học sinh vẫn đảm bảo được nội dung kiến thức của bài học Tạo được tình huống có vấn đề rất sinh động và hấp dẫn để giáo viên khắc sâu kiến thức Từ đó làm cho không khí lớp học sôi nổi, giảm sự đơn điệu, tăng hứng thú học tập cho học sinh nhờ đó nâng cao hiệu quả việc dạy và học, đặc biệt với những em sức học yếu, chậm, nhút nhát Thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục một cách sáng tạo và hiệu quả 2.4.2 Đối với học sinh a Kết quả định lượng Tôi đã tiến hành một bài kiểm tra thường xuyên với nội dung như nhau( hình thức là viết trong thời gian 15 phút) ở các lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng: Khối 11: Khối lớp Lớp TN 11 A1 A5 Kết quả thu được tôi đã mô hình hóa thành biểu đồ để dễ dàng so sánh hơn 16 UAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com Hình 6 : Biểu đồ cơ cấu điểm của lớp 11A1 (TN) và lớp 11A3(ĐC) Lớp 11A5 và 11A4 [ Phụ lục] Khối 10: Khối lớp Lớp TN 10 B4(TN1)- 42HSB5(ĐC1)- 42HSKT1 B2(TN2)- 43HSB6(ĐC2)- 43HSKT2 Hình 7: Biểu đồ so sánh điểm của lớp 10B4( TN) và lớp 10B5( ĐC) Lớp 10B2 và 10B6 [ Phụ lục] b Kết quả định tính Thông qua phiếu khảo sát HS sau khi áp dụng trò chơi trong dạy học Ngữ văn 10 và 11, tôi đã rút ra một số thay đổi sau: 17 UAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com Thứ nhất, thái độ của học sinh khi tham gia học tập bằng trò chơi: Bảng 3 Thái độ của HS lớp 10 và 11 khi tham gia học tập bằng trò chơi môn Ngữ văn ở trường THPT Tĩnh Gia 4 năm học 2020 - 2021 Thái độ Rất thích, hào hứng Thích Bình thường Không thích Không quan tâm Tổng Như vậy, hầu hết HS đều thích và rất thích trò chơi trong các tiết học khi có tới 94.2% HS được hỏi đều tỏ ra thích và rất thích và chỉ có 5.8% HS thấy bình thường khi có trò chơi Việc sử dụng trò chơi thường xuyên ở trên đã tạo được tác động tích cực đối với HS c Tác động của trò chơi đối với học sinh Kết quả được thể hiện trong bảng dưới đây: Bảng 4 Tác động của trò chơi trong việc học tập Ngữ văn 10 và 11 ở trường THPT Tĩnh Gia 4 năm học 2020 - 2021 18 UAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com Tác động Số lượng Tỉ lệ S l Yêu thích học 85 bộ môn hơn Hiểu bài hơn 67 Hào hứng học 85 tập Nhớ bài lâu hơn Tăng cường hợp tác Qua bảng trên, có thể nhận thấy, trò chơi đang có tác động rất tích cực đến các em học sinh Tất cả 100% đều yêu thích học tập bộ môn hơn vì có trò chơi Trong khi đó, có 15.79% học sinh đồng ý và có tới 78.95% học sinh hoàn toàn đồng ý với việc hiểu bài hơn nhờ có các trò chơi 19 UAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com Có 100% học sinh cho rằng, trò chơi giúp cho các em hào hứng tham gia việc học tập và tới 84.21% học sinh hoàn toàn đồng ý với việc sẽ nhớ bài lâu hơn sau khi chơi trò chơi liên quan đến phần kiến thức Trò chơi cũng góp phần giúp học sinh tăng cường tính hợp tác thông qua các hoạt động thảo luận, trao đổi và liên kết lẫn nhau nhằm thực hiện các yêu cầu của trò chơi 3 Kết luận và đề xuất 3.1 Kết luận Tóm lại, việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong môn Ngữ văn ở nhà trường là hết sức cần thiết và quan trọng Nó góp phần thay đổi phương pháp dạy học truyền thống bằng phương pháp mới nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, tính độc lập, sáng tạo của học sinh Đồng thời nó cũng góp phần làm thay đổi cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh- từ kiểm tra, đánh giá bằng lý thuyết suông chuyển sang kiểm tra, đánh giá cả kỹ năng và khả năng vận dụng kiến thức Việc sử dụng trò chơi trong dạy học môn Ngữ văn ở bậc THPT có rất nhiều tác dụng Tuy nhiên khi sử dụng nó không nên quá lạm dụng, chúng ta chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn như: Khởi động giờ học, giới thiệu một nội dung mới hoặc để củng cố một vấn đề giúp học sinh say mê với môn học đồng thời vẫn có những điểm tựa để ghi nhớ kiến thức của bài học thông qua nội dung chơi 3.2 Ý kiến đề xuất 3.2.1 Đối với học sinh - Học sinh phải có đủ tài liệu( sách giáo khoa, sách tham khảo…) để học tập, nghiên cứu môn học - Học sinh phải ý thức được tầm quan trọng của môn Ngữ văn đối với sự hoàn thiện, phát triển nhân cách cũng như nghề nghiệp của bản thân Phải tích cực học tập để trang bị các tri thức cần thiết cho cuộc sống và công việc tương lai 3.2.2 Đối với giáo viên - Giáo viên cần thường xuyên sinh hoạt chuyên môn hơn để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong việc xây dựng và sử dụng trò chơi trong dạy học môn Ngữ văn cũng như các biện pháp dạy học khác nhau nhằm tích cực hóa quá trình học tập của học sinh Với vai trò là người hướng dẫn học trò nên thầy phải nghiên cứu, soạn giáo án ki, có hệ thống câu hỏi dẫn dắt phù hợp khi khai thác kiến thức qua các hoạt động liên quan đến bài, rèn cho học sinh tính chủ động tiếp cận bài mới - Từ kết quả đạt được trong giảng dạy tôi nhận thức được rằng người giáo viên cần phải có sự say mê với nghề, nghiên cứu kỹ tài liệu, sưu tầm tư liệu, tìm tòi phương pháp đặc trưng đối với từng bài, từng nội dung và kiến thức cần thiết - Giáo viên phải tìm hiểu kỹ từng đối tượng HS, khơi dậy sự say mê yêu thích môn học, giúp các em có phương pháp học tập đúng đắn 3.2.3 Đối với nhà trường - Tăng cường bồi dưỡng các phương pháp dạy học mới cho giáo viên bộ môn để chất lượng dạy học ngày càng được nâng cao - Động viên khuyến khích kịp thời cả về vật chất lẫn tinh thần đối với giáo viên có thành tích, tích cực tìm tòi, sáng tạo trong đổi mới phương pháp 20 UAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com - Tăng cường cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp dạy học Trên đây là cách làm của bản thân tôi Những phương pháp tôi đưa ra chỉ là số ít trong số các phương pháp dạy học tích cực trong môn Ngữ văn cho học sinh THPT nói chung và các em học sinh khối 10 và 11 nói riêng Bên cạnh những ưu điểm thì phương pháp dạy học bằng trò chơi tôi đưa ra vẫn có những nhược điểm nhất định Nhưng những hạn chế đó có phần do yếu tố khách quan, trong quá trình dạy học tôi sẽ cố gắng khắc phục Do điều kiện thời gian nghiên cứu chưa được nhiều nên chắc chắn đề tài của tôi không tránh khỏi thiếu sót Tôi kính mong được các đồng nghiệp, các cấp quản lí giáo dục góp ý để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn nữa Tôi xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 15 tháng 5 năm 2021 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác Lê Thị Hương 21 UAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com ... dựng sử dụng trò chơi dạy học Ngữ văn lớp 10 lớp 11 chưa mang lại hiệu cao 2.3.Các giải pháp sử dụng trò chơi dạy học môn Ngữ văn lớp 10 lớp 11 trường THPT Tĩnh Gia nhằm phát huy tính tích cực học. .. thật phát huy tác dụng, dạy học thực “vừa học, vừa chơi? ??, kết hợp ? ?học hành”, hấp dẫn học sinh gây ý học nhiều 2.3.6 Sử dụng số trò chơi dạy học môn Ngữ văn lớp 10 lớp 11 trường THPT Tĩnh Gia nhằm. .. tình hình xây dựng sử dụng phương pháp trò chơi dạy học Ngữ văn 10 11 Bảng Tình hình xây dựng sử dụng trị chơi dạy học mơn Ngữ văn lớp 10 lớp 11 trường THPT Tĩnh Gia Mức độ Trường THPT TG Như vậy,

Ngày đăng: 28/11/2022, 15:50

Xem thêm:

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Sơ đồ dạy học tích cực ] - (SKKN HAY NHẤT) sử dụng trò chơi trong dạy học môn ngữ văn lớp 10 và lớp 11 ở trường THPT tĩnh gia 4 nhằm phát huy tính tích cực của học sinh
Hình 1 Sơ đồ dạy học tích cực ] (Trang 2)
Hình 2. So sánh dạy học truyền thống và dạy học tích cực ] - (SKKN HAY NHẤT) sử dụng trò chơi trong dạy học môn ngữ văn lớp 10 và lớp 11 ở trường THPT tĩnh gia 4 nhằm phát huy tính tích cực của học sinh
Hình 2. So sánh dạy học truyền thống và dạy học tích cực ] (Trang 3)
Bảng 2. Khó khăn khi tiến hành xây dựng và sử dụng trị chơi trong q trình dạy học môn Ngữ văn lớp 10 và lớp 11 - (SKKN HAY NHẤT) sử dụng trò chơi trong dạy học môn ngữ văn lớp 10 và lớp 11 ở trường THPT tĩnh gia 4 nhằm phát huy tính tích cực của học sinh
Bảng 2. Khó khăn khi tiến hành xây dựng và sử dụng trị chơi trong q trình dạy học môn Ngữ văn lớp 10 và lớp 11 (Trang 8)
d. Trị chơi nhìn hình đốn chữ - đuổi hình bắt chữ. - (SKKN HAY NHẤT) sử dụng trò chơi trong dạy học môn ngữ văn lớp 10 và lớp 11 ở trường THPT tĩnh gia 4 nhằm phát huy tính tích cực của học sinh
d. Trị chơi nhìn hình đốn chữ - đuổi hình bắt chữ (Trang 12)
Hình 4: Trị chơi“ Đuổi hình- bắt chữ” - (SKKN HAY NHẤT) sử dụng trò chơi trong dạy học môn ngữ văn lớp 10 và lớp 11 ở trường THPT tĩnh gia 4 nhằm phát huy tính tích cực của học sinh
Hình 4 Trị chơi“ Đuổi hình- bắt chữ” (Trang 13)
Hình 5: Ơ chữ bí mật g. Trị chơi ghép hình - (SKKN HAY NHẤT) sử dụng trò chơi trong dạy học môn ngữ văn lớp 10 và lớp 11 ở trường THPT tĩnh gia 4 nhằm phát huy tính tích cực của học sinh
Hình 5 Ơ chữ bí mật g. Trị chơi ghép hình (Trang 14)
lớp làm các nhóm tự thảo luận, lắp ráp các hình và các mảnh ghép ghi thông tin lại với nhau - (SKKN HAY NHẤT) sử dụng trò chơi trong dạy học môn ngữ văn lớp 10 và lớp 11 ở trường THPT tĩnh gia 4 nhằm phát huy tính tích cực của học sinh
l ớp làm các nhóm tự thảo luận, lắp ráp các hình và các mảnh ghép ghi thông tin lại với nhau (Trang 15)
Hình 6: Biểu đồ cơ cấu điểm của lớp 11A1 (TN) và lớp 11A3(ĐC) - (SKKN HAY NHẤT) sử dụng trò chơi trong dạy học môn ngữ văn lớp 10 và lớp 11 ở trường THPT tĩnh gia 4 nhằm phát huy tính tích cực của học sinh
Hình 6 Biểu đồ cơ cấu điểm của lớp 11A1 (TN) và lớp 11A3(ĐC) (Trang 19)
Hình 7: Biểu đồ so sánh điểm của lớp 10B4( TN) và lớp 10B5( ĐC) - (SKKN HAY NHẤT) sử dụng trò chơi trong dạy học môn ngữ văn lớp 10 và lớp 11 ở trường THPT tĩnh gia 4 nhằm phát huy tính tích cực của học sinh
Hình 7 Biểu đồ so sánh điểm của lớp 10B4( TN) và lớp 10B5( ĐC) (Trang 19)
Bảng 3. Thái độ của HS lớp 10 và 11 khi tham gia học tập bằng trò chơi môn Ngữ văn ở trường THPT Tĩnh Gia 4 năm học 2020 - 2021 - (SKKN HAY NHẤT) sử dụng trò chơi trong dạy học môn ngữ văn lớp 10 và lớp 11 ở trường THPT tĩnh gia 4 nhằm phát huy tính tích cực của học sinh
Bảng 3. Thái độ của HS lớp 10 và 11 khi tham gia học tập bằng trò chơi môn Ngữ văn ở trường THPT Tĩnh Gia 4 năm học 2020 - 2021 (Trang 20)
Qua bảng trên, có thể nhận thấy, trị chơi đang có tác động rất tích cực đến các em học sinh. - (SKKN HAY NHẤT) sử dụng trò chơi trong dạy học môn ngữ văn lớp 10 và lớp 11 ở trường THPT tĩnh gia 4 nhằm phát huy tính tích cực của học sinh
ua bảng trên, có thể nhận thấy, trị chơi đang có tác động rất tích cực đến các em học sinh (Trang 21)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w