Nguy cơtửvong khi chobénằmngửasaubú
Vì đặt con nằmngửasaukhi ti mà mẹ được phen hú vía, suýt nữa ân hận cả
đời.
Chuyện xảy ra đã gần 1 năm rồi mà mẹ Mít chưa vẫn thấy lạnh xương sống khi
nghĩ lại. Chuyện là, lúc bé nhà mình được hơn tháng tuổi mình thì nhiều sữa mà bé
lại háu ăn nên ăn rất “sốc”, bú lúc nào cũng phải căng rốn mới chịu nhả ti mẹ. Đêm
đấy, cũng như mọi ngày, mình cho con ti xong, đặt con nằmngửa ngủ như bình
thường. Một lúc sau, quay sang nhìn con thấy bé sữa đã ọc ra ướt hết áo, mặt mũi
thì tái mét. Mình sợ quá luống cuống không biết xử trí thế nào. May lúc đấy mẹ
mình ở phòng bên nghe thấy tiếng động, vội vàng sang vỗ lưng cho bé.
Mình bị mẹ mắng te tua vì tội vụng, bà bảo: “Phúc nhà cô còn lớn nên hôm nay
con bé không làm sao, sữa mà tràn vào phổi làm tắc đường thở của bé thì giờ
không biết chuyện gì xảy ra nữa, cô cẩn thận đấy”. Sau vụ này mình hú vía, mỗi tối
cho con ăn xong, đặt con ngủ mình lo ngay ngáy chờ con say giấc mới dám ngủ.
Bé vừa ti xong, không nên chonằmngửa ngay, bé dễ bị trớ (Hình minh họa)
Nhưng vài hôm sau, bé lại lặp lại hiện tượng trên, lần này mình hoảng thực sự,
không biết vì sao lại thế. Bởi rõ ràng đây là tư thế ngủ tự nhiên, đa phần con người
nằm ngửakhi ngủ. Mình tức tốc cho con đi khám tổng thể. Trộm vía bé không sao
cả nhưng được cô y tá dặn dò, các bé sơ sinh còn yếu, dạ dày nhỏ lại nằm ngang
nên rất dễ nôn trớ, ọc sữa saukhibú no, do vậy nằm nghiêng để tránh sữa vào
đường hô hấp gây viêm phổi, có những trường hợp không cấp cứu kịp dẫn đến tử
vong.
Về nhà, mình làm theo lời cô y tá dặn, mỗi lần chobé ti no mình bế con cao đầu từ
15 – 30 phút sau đó chobénằm nghiêng, chèn gối ôm phía sau lưng bé. Khoảng 1
– 2 giờ mình đổi bên cho bé, rồi bỏ gối chèn sau lưng để bénằm ngủ tư thế thoải
mái nhất, mình đặt bénằm nghiêng mà bé lại nằmngửa hoặc ngược lại mình
không “ép”, cứ để bé tùy chọn tư thế ngủ bé thích. Từ lần áp dụng cách này, trộm
vía, bé con nhà mình không bị trớ, ọc sữa khi ngủ nữa.
Sau gần 1 năm nuôi con, mình đã đúc kết ra kinh nghiệm xử lý khibé bị sặc sữa,
lần này “nhất quyết” phải chia sẻ với các mẹ, để nhỡ các mẹ trẻ gặp vào tình huống
này còn biết đường xử lý nhanh. Bé bị sặc không xử lý nhanh rất nguy hiểm, bởi
đường khí quản của bé sơ sinh rất nhỏ nên chỉ cần không thông một tí người bé tím
tái ngay.
Khi bé bị sặc sữa lên miệng, mũi các mẹ phải nghĩ ngay đến 2 tình huống có
thể xảy ra:
Thứ nhất: Lau sạch sữa, nếu bé vẫn hồng hào thì vẫn giữ bé ở tư thế nâng đầu và
vuốt ngực để bé thở đều lại. Lúc này, nếu các mẹ đang chobé ăn thì phải chờ đến
khi bé hết mệt, vui vẻ, thở đều đặn trở lại mới cho ăn tiếp, nếu bé không muốn ăn
nữa, bạn cũng không nên ép.
Thứ 2: Lau sạch sữa cho bé, nếu thấy bé tái hoặc tím thì phải dùng phương pháp
cấp cứu sặc sữa ngay lập tức. Các mẹ nhanh tay làm 2 động tác, để thông đường
thở cho bé:
Bước 1: Đặt bénằm sấp trên tay và đùi, đặt đầu bé ở vị trí thấp, tay trái đỡ phần cổ
bé. Dựng bàn tay phải, vỗ 5 cái ở khoảng giưa xương bả vai.
Bước 2: Nếu bé vẫn tím tái, các mẹ thực hiện ngay bước này. Lật bénằmngửa
bằng cách đỡ đầu trẻ và kẹp giữa 2 đầu gối, đầu thấp hơn thân. Dùng 2 ngón tay trỏ
và giữa của bàn tay phải ấn mạnh vùng dưới xương ức 5 lần. Quan sát vùng họng
và mũi bé, nếu có sữa, thì hút sạch.
Sau khi sơ cứu bẳng phương pháp trên, bé vẫn trong tình trạng nguy kịch, các mẹ
không cần suy nghĩ gì, nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất. Các mẹ coi
đây là “bí quyết” bỏ túi cho những ngày đầu chăm bé sơ sinh, tốt nhất các mẹ nên
học thuộc và thực hành với búp bê để nhuần nhuyễn nhé!
.
Nguy cơ tử vong khi cho bé nằm ngửa sau bú
Vì đặt con nằm ngửa sau khi ti mà mẹ được phen hú vía, suýt nữa. lần cho bé ti no mình bế con cao đầu từ
15 – 30 phút sau đó cho bé nằm nghiêng, chèn gối ôm phía sau lưng bé. Khoảng 1
– 2 giờ mình đổi bên cho bé, rồi