Tác dụngphụcủaĐôngdược và cáchxửlý khi dùng
Đông dượcbịdịứng
Đã dùng thuốc Đôngdược hay Tân dược cũng đều phải thận trọng. Khi sử dụng
Đông dược phải hiểu biết về tính vị, quy kinh, tốt hơn là nên theo hướng dẫn của
thầy thuốc và đọc kỹ hướng dẫn khi sử dụng. Để giúp các bạn tham khảo, xin nêu
một số vấn đề như:
Những vị thuốc phản nhau khidùng thuốc không nên dùng chung
- Cam thảo phản Đại kích, Nguyên hoa, Cam toại, Hải tảo.
- Lê lư phản các loại Sâm, Tế tân, Thược dược.
- Ô đầu phản Bán hạ, Bối mẫu, Bạch cập, Bạch vi, Qua lâu.
- Hà đồn phản Kinh giới, Phòng phong, Cúc hoa, Cát cánh, Cam thảo, Ô đầu, Phụ
tử.
- Mật ong phản Hành sống, Tỏi
- Thịt chó phản Thương lục
- Kinh giới phản Hà đồn, thịt gà…
Các vị thuốc sợ nhau nếu dùng chung sẽ mất tácdụng
Lưu hoàng sợ Phác tiêu; Đinh hương sợ Uất kim; Lang độc sợ Mật đà tăng; Nha
tiêu sợ Tam lăng; Thảo ô đầu sợ Tê giác; Thuỷ ngân sợ Thạch tín; Ba đậu sợ Khiên
ngưu; Nhân sâm sợ Ngũ linh chi; Quế quan sợ Xích thạch chi.
Những thức ăn nên kiêng khi uống thuốc vì nếu ăn phải sẽ làm cho thuốc vô
hiệu, có khi lại hại:
- Thuốc có vị Cam thảo nên kiêng ăn thịt heo (lợn).
- Thuốc có vị Hoàng liên nên kiêng thịt lợn.
- Thuốc có Thương nhĩ tử cần kiêng thịt lợn, thịt ngựa và nước cơm.
- Thuốc có Cát cánh, Ô mai kiêng thịt lợn.
- Thuốc có Bán hạ, Xương bồ nên kiêng thịt dê, đường phèn.
- Thuốc có Ngưu tất nên kiêng thịt trâu.
- Thuốc có Thục địa, Hà thủ ô nên kiêng các thứ huyết, hành, tỏi, củ cải.
- Thuốc có Bồ cốt chi nên kiêng mỡ lợn, Vân đài, các thứ huyết, rau cải.
- Thuốc có Kinh giới cần kiêng thịt lừa, rùa.
- Thuốc có Tử tô, Thiên môn, Đơn sa, Long cốt nên kiêng cá chép.
- Thuốc có Bạch truật, Xương truật nên kiêng cá quả, đào, mận.
- Thuốc có Mạch môn nên kiêng cá diếc.
- Thuốc có Mẫu đơn nên kiêng tỏi và rau mùi.
- Thuốc có Đan sâm, Bạch linh, Phục thần nên kiêng giấm thanh và các thứ chua…
Các vị thuốc cấm kỵ khi có thai
- Loại cấm dùng: là các vị thuốc có tácdụng mạnh hoặc độc như: Ba đậu, Ban
miêu, Khiên ngưu, Đại kích, Manh trùng, Thương lục, Xạ hương, Thuỷ điệt,
Thiềm tô, Ngô công, Qua đế, Cam toại, Nguyên hoa, Tam lăng, Nga truật, Thạch
tín, Hùng hoàng, Thuỷ ngân, Khinh phấn, Ô đầu, Thiên hùng,
Mang tiêu…
- Loại dùng thận trọng: là các vị thuốc hành huyết, phá huyết, thông kinh khứ ứ,
hành khí, phá kết, cay nóng như: Bán hạ, Can khương, Nam tinh, Chỉ thực, Đại
hoàng, Đan bì, Chỉ xác, Hương phụ, Hồng hoa, Ích mẫu, Nhục quế, Lô hội, Quy vĩ,
Mộc thông, Nhũ hương, Một dược, Đào nhân, Phụ tử chế, Lý nhân, Can tất, Đông
quỳ tử, Ngưu tất, Bạch mao căn, Hoè giác, Cù mạch, Thường sơn, Ngưu hoàng, Ý
dĩ, Thông thảo, Đại toán, Huyền hồ…
Tóm lại nếu biết dùng thuốc đúng bệnh thì chắc chắn không gây ra các phản ứng gì
có hại, trừ trường hợp bản tạng người do cơ địa không thích ứng, cứ dùng thuốc
Đông dược là bịdịứng thì cần phải nghiên cứu kỹ.
.
Tác dụng phụ của Đông dược và cách xử lý khi dùng
Đông dược bị dị ứng
Đã dùng thuốc Đông dược hay Tân dược cũng đều phải thận trọng. Khi sử dụng. trọng. Khi sử dụng
Đông dược phải hiểu biết về tính vị, quy kinh, tốt hơn là nên theo hướng dẫn của
thầy thuốc và đọc kỹ hướng dẫn khi sử dụng. Để giúp các