1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Trẻ ngoan hóa tự kỉ ppt

7 170 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 151,7 KB

Nội dung

Trẻ ngoan hóa tự kỉ Đừng vì thấy con không mè nheo, không quấy khóc hay phá phách bao giờ mà nghĩ rằng con ngoan, bởi rất có thể đó là biểu hiện con bị tự kỷ mà các bậc cha mẹ không hề biết. Ảnh minh họa Khi con quá ngoan Mỗi lần nhìn con ú ớ nói một mình với đồ chơi, chị L.A (Long Biên, Hà Nội) không khỏi rớt nước mắt. Chỉ vì cố một mụn con trai mà 40 tuổi chị vẫn sinh bé Sún. Lúc con mới chào đời, cả nhà chị mừng lắm vì dù sao chị cũng đã cao tuổi, sinh con khỏe mạnh cũng là may mắn rồi. Thế nhưng, càng lớn, chị L.A càng thấy con có những biểu hiện rất khác lạ. 20 tháng, Sún không nói, mọi người gọi cũng không thưa, không phản ứng trước bất điều gì. Sún chỉ thích ngồi một góc và chơi một vài thứ đồ chơi quen thuộc. Cứ mua đồ chơi mới cho Sún là Sún lại đập phá, đến khi thấy đồ chơi hỏng rồi Sún mới lấy ra để chơi. Vì là “cục cưng” của cả nhà nên Sún rất được chiều chuộng. Thấy Sún có những biểu hiện như vậy, cả nhà cũng hùa theo và cho rằng mỗi đứa một tính, Sún như vậy là quá ngoan nên cứ mặc kệ con, lớn lên Sún khắc thay đổi. Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, vấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế. Nhưng chờ đến 3 tuổi mà tính nết, phản ứng của Sún vẫn vậy, không có vẻ gì là đáp ứng những lời nói, cử chỉ của bố mẹ. Quá sốt ruột, vợ chồng chị L.A cho con đi khám thì mới biết con bị tự kỉ. Sau một thời gian can thiệp, bé cải thiện rất nhiều, phát âm được một số từ, biết hát theo các bài của giáo viên dạy, khả năng chơi với bạn tốt hơn. Trường hợp như bé Tuti, 5 tuổi thì ngược lại. Chị H.A (Từ Liêm, Hà Nội) cho biết: “Tuti có biểu hiện cô độc, thích chơi một mình, cả ngày không nói, không chơi với ai từ hồi lên 3 tuổi. Vợ chồng mình đưa con đi khám thì bác sĩ cho rằng bé cần đi học lớp mẫu giáo bình thường để hòa nhập là được, không cần can thiệp đặc biệt. Hậu quả đến 5 tuổi, Tuti vẫn chưa thể nói, chỉ nói được vài từ vô nghĩa và lặp lại, có biểu hiện rối loạn hành vi, khuyết tật trí tuệ và rất khó hòa nhập cộng đồng”. Cha mẹ cần tỉnh táo Yêu sức khoẻ! Trang tin tức sức khoẻ tổng hợp, đem lại kiến thức sức khoẻ, mẹo vặt phòng bệnh chữa bệnh cho gia đình, những bài thuốc chữa bệnh nhân gian. Chứng tự kỷ (còn gọi là tự bế, tự tỏa) được nhà tâm thần học nổi tiếng Kanner đề cập vào năm 1943. Bệnh tự kỷ thường gặp ở bé trai nhiều hơn, cao gấp 3 – 4 lần bé gái. Có thể chẩn đoán bệnh trong những tuần đầu sau sinh. Tuy nhiên, các dấu hiệu tự kỷ thường bộc lộ nhiều ở những tháng cuối của năm đầu tiên, rõ rệt hơn ở năm thứ 2 – 3. Theo các bác sĩ tâm lý thì, nếu chú ý thường xuyên đến con cái thì ngay ở tháng đầu sau sinh, cha mẹ có thể dễ dàng phát hiện con có biểu hiện tự kỷ. Những trẻ bình thường có thể nghe và ngửi được mùi của mẹ, khi được mẹ ôm vào lòng sẽ có biểu hiện khoan khoái dễ chịu nhưng trẻ tự kỷ thì không có khả năng tiếp nhận và thể hiện được những thứ đó bằng các giác quan. Ngay khi mới 3 tháng tuổi, trẻ có thể tự ngóc đầu được nhưng trẻ tự kỷ không thể làm như vậy, khi được bồng bế cơ thể như đờ ra. Lớn hơn một chút, trẻ tự kỷ sẽ có biểu hiện quá ngoan hoặc quá hung hăng, không cười, nhìn xa xôi, không bám lấy mẹ (ai bế cũng được), không biết cách ôm ấp lại mẹ, không biết phát âm những tiếng đơn giản như a, à, ba… Trẻ bình thường ở độ tuổi này rất thích đồ chơi nhưng trẻ mắc bệnh tự kỷ lại không chú ý đến hoặc chỉ chơi một vài đồ chơi quen thuộc, sợ tiếp xúc với những thứ mới lạ. Biểu hiện tự kỷ ở trẻ có thể khác nhau, nhưng hầu hết trẻ tự kỷ 1 tuổi đều không tiếp xúc bằng mắt, không biết bắt chước và thờ ơ với tiếng động xung quanh, cho dù đó là tiếng gọi của mọi người hay tiếng hát của mẹ. Lên 2 tuổi, một số trẻ tự kỷ có thể có những vận động bất thường như đi bằng đầu ngón chân, ngồi hay lắc người, vặn xoắn tay chân… Có nhiều trẻ không nói rõ ràng, ngôn từ lộn xộn, lặp đi lặp lại. Hoặc cũng có những trẻ không tiếp xúc với người khác, không tưự chủ trong vệ sinh, không biết bày tỏ cảm xúc hay tình cảm… Vai trò của cha mẹ Các chuyên gia tâm lý nhấn mạnh, việc phát hiện và điều trị sớm cho trẻ bị tự kỷ là rất quan trọng, vì nó liên quan đến việc uốn nắn và phát triển nhân cách của trẻ sau này. Nếu được điều trị sớm, trẻ có thể hòa nhập được với cộng đồng, tự lập trong cuộc sống, còn nếu không được điều trị trẻ sẽ không nói được, sống lệ thuộc vào sự chăm sóc của người khác, qua 10 tuổi dễ bị tâm thần. Để tránh cho trẻ nguy cơ mắc bệnh tự kỷ, các mẹ sớm tìm hiểu, học hỏi cách chơi và giao tiếp với con. Thai nhi 6 tháng đã có năng lực nghe, vì vậy bố mẹ nên đặt tên để gọi tên và nói chuyện với con trong thời gian này. Sau khi trẻ ra đời, cha mẹ nên tìm cách chơi, trò chuyện với trẻ để giúp trẻ phát triển năng lực. . Trẻ ngoan hóa tự kỉ Đừng vì thấy con không mè nheo, không quấy khóc hay phá phách bao giờ mà nghĩ rằng con ngoan, bởi rất có thể. tháng tuổi, trẻ có thể tự ngóc đầu được nhưng trẻ tự kỷ không thể làm như vậy, khi được bồng bế cơ thể như đờ ra. Lớn hơn một chút, trẻ tự kỷ sẽ có

Ngày đăng: 20/03/2014, 20:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w