Xã hội học số 4(56), 1996 Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www ios org vn Xã hội học số 4(56), 1996 11 ĐẶC ĐIỂM TIẾP CẬN HỆ THỐNG TRONG XÃ HỘI HỌC TÔ DUY HỢP Trường xã hội học đại cương, tầm quan trọng[.]
Trang 1Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
ĐẶC ĐIỂM TIẾP CẬN HỆ THỐNG TRONG XÃ HỘI HỌC
TÔ DUY HỢP
Trường xã hội học đại cương, tầm quan trọng của quan điểm hệ thống đã được khẳng định và được quán triệt cả về mặt nội dung lẫn phương pháp nghiên cứu khoa học Chẳng hạn, xem sách xã hội học đại cương" của
các GS Phạm Tất Dong, PGS Nguyễn Sinh Huy, PGS Đỗ Nguyên Phương ta thấy có đoạn viết rất rõ : "Phạm trù thứ hai mà xã hội học cần nghiên cứu đó là hệ thống xã hôi Ở đây, điểm xuất phát quan trọng của việc
nghiên cứu xã hội học chính là nghiên cứu con người cá nhân trong tương tác nhóm cộng đồng xã hội với tất cả tính hệ thống và hồn chỉnh của nó Cấu trúc xã hội, vì vậy là vấn đề trọng tâm mà khoa học xã hội học quan tâm"1 "Tóm lại, đối tượng nghiên cứu của xã hội học chính là hành vi xã hội của con người Nhưng chỉ có thể hiểu được hành vi xã hội này khi làm rõ được tương tác giữa người và người trong những nhóm và cộng đồng xã hội phân theo những dấu hiệu xã hội đặc thù Đến lượt nó, những nhóm và cộng đồng xã hội khác nhau lại tương tác với nhau tạo thành một kết cấu chỉnh thể của một xã hội Xã hội học nghiên cứu những quy luật và tính quy luật chi phối mối quan hệ và liên hệ tạo thành hệ thống tổng thể xã hội này Có thể coi đây là những vấn đề cơ bản nhất, chính yếu nhất của đối tượng nghiên cứu của khoa học xã hội học"2 "Hiện nay, xã hội học có sáu trường phái lý thuyết : thuyết hành vi, thuyết hành động, thuyết lịch sử, thuyết hệ thống, thuyết tương tác thuyết chức năng"3 "phương pháp luận cho các nghiên cứu xã hội học của chúng ta là : xã hội là một sự vật,
một cấu trúc có hệ thống, các bộ phận của thành hệ thống này có mối quan hệ với nhau; xã hội luôn vận đông, phát triển và chúng ta có thể định lượng được các hiện tượng và q trình xã hội"4
Trong cuốn "Nhập mơn xã hội học", phần 13 "Các lý thuyết xã hội học", có mục 13.5 Hành động con người và hệ thống xã hội đã "nhấn mạnh, hành động xã hội có tính sáng tạo và đổi mới Cho nên, hành động không
phải chỉ sao chép cấu trúc, mà còn biến đổi chúng tới mức độ lớn hơn hay kém hơn Cùng lúc đó, hành động như vậy diễn ra bên trong hệ thống xã hội và chịu những kiềm chế mà hệ thống tác động mạnh mẽ tới cũng như
sử dụng những nguồn lực được phân bố thông qua cấu trúc xã hội"5 Người ta có thể giải thích các mơ hình của
những kiềm chế và các nguồn lực "những hệ thống của các quan hệ xã hội mà nó biểu thị đặc điểm những kiểu
khác nhau của xã hội Những cấu trúc này của các quan hệ xã hội chỉ có thể hiểu được với tư cách là những hệ thống và phải được coi như là có những phương thức vận hành riêng của chính chúng và những xu hướng của chính chúng
1 GS Phạm Tất Dong: PGS Nguyễn Sinh Huy, PGS Đỗ Nguyên Phương Xã hội học đại cương Bộ Giáo dục và Đào tạo Viện đại học mở Hà Nội Tủ sách Đại học - Đào tạo từ xa - Hà Nội - 1995, tr 8
2 Sđd, tr 10 3 Sđd, tr 71 4 Sđd, tr 93
Trang 212 Đặc điểm tiếp cận hệ thống trong xã hội học
đối với sự phát triển động lực"1 "Như thế chúng ta có thể thấy hệ thống của các quan hệ xã hội nằm dưới như là tạo ra những cấu trúc bất bình đẳng mà cả hai tạo điều kiện thuận lợi và hạn chế hoạt động thực tiễn của các
chủ thể"2 Tương quan giữa hệ thống xã hội, cấu trúc xã hội và hành động xã hội được tóm tắt dưới dạng sơ đồ như sau3
Ở đây, khung phệ thống" liên quan tới hệ thống của các quan hệ xã hội, trong khi "cấu trúc" biểu hiện sự
phân bố có mơ hình của những kiềm chế và những nguồn lực nhận được từ hệ thống xã hội4
Dựa vào sơ đồ tương quan phạm trù hệ thống - cấu trúc - hành động này người ta có thể thấy rõ sự khác
nhau căn bản giữa quan điểm của K Marx và của M Weber trong phân tích xã hội tư bản chủ nghĩa "Đối với Marx, các quan hệ xã hội tư bản chủ nghĩa đi đến hình thành một hệ thống mà nó phát sinh ra những bất bình
đẳng và có "những quy luật chuyển động" của chính nó Ngược lại, Weber khơng coi các xã hội như là các hệ thống xã hội, mà chỉ như là những cấu trúc của bất bình đẳng và quyền lực"5 Nói kháy đi, M Weber tập trung hồn thiện chủ nghĩa cấu trúc (Structuralism) trong xã hội học, trái lại, K Marx
1 Sđd tr 538 2 Sđd, tr 539 3 Sđd, tr 540 4 Sđd, tr 539 5 Sđd, tr 539
Trang 3ra sức vượt qua hạn chế của chủ nghĩa cấu trúc bằng cách phát triển lý thuyết hệ thống tổng quát (Generai Systems theory)
Trong một chuyên khảo về các lý thuyết xã hội học1 ta thấy tác giả đã xếp lý thuyết hệ thống (Systems theory) vào loại lý thuyết xã hội học phản cấu trúc chủ nghĩa (anti-structuralism)2 Liệu quan điểm này có hợp lý hay không?
Để giải đáp vấn đề này trước hết chúng ta có nhận xét : Lý thuyết hệ thống tổng quát của chủ nghĩa Mác không chỉ phản cấu trúc chủ nghĩa (anti - structu - ralism) mà còn phản chức năng chủ nghĩa (anti functionlism); hơn thế nữa còn phản hành vi chủ nghĩa (anti - behaviorism) và phản cả chủ nghĩa lịch sử (anti - historicism) nữa3 Nói khác đi, đối với K Marx và chủ nghĩa Mác chân chính, tuyệt đối hóa cấu trúc hoặc tuyệt đối hóa chức năng, hoặc tuyệt đối hóa hành động hoặc tuyệt đối hóa lịch sử đều là sai lầm ; bởi lẽ, cấu trúc, chức năng, hành động, lịch sử chẳng qua chỉ là những đặc trưng của hệ thống, chúng không tồn tại biệt lập với nhau và không phải là những thực thể tồn tại độc lập với hệ thống
Lịch sử xã hội học phương Tây đã từng tồn tại một chủ nghĩa chức năng cơ cấu (Structural functionalism) của T Parsons Đây là một chương trình tổng - tích hợp rộng lớn và khá sâu sắc bao hàm được những hạt nhân hợp lý của cấu trúc luận, chức năng luận và cả hành vi luận ; đồng thời phần nào khắc phục được khuynh hướng tuyệt đối hóa của các trường phái chủ nghĩa cấu trúc, chủ nghĩa chức năng, chủ nghĩa hành vi trong xã hội học Sơ đồ 4 thành phần AGIL (A = Adaptation, G = Goal attainment, I - integlation, L = Latency) do T Parsons xây
dựng là một cách tiếp cận hệ thống tương đối hoàn chỉnh, bao gồm : A = hệ thống hành vi thích nghi, G = hệ
thống hướng đích, I = hệ thống tích hợp xã hội và L = hệ thống bảo tồn khn mẫu văn hóa4 Trong thập kỷ trước và sau chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa chức năng cơ cấu của T Parsons thống trị xã hội học Mỹ và ảnh hưởng to lớn đối với xã hội học thế giới Thế nhưng chính T Parsons lại cũng đã thấy ra thiếu sót cơ bản
trong lý thuyết hệ thống tổng qt mà ơng đã xây dựng Đó chính là sự thiếu vắng quan điểm lịch sử trong chủ nghĩa chức năng cơ cấu của ông Và trong thập kỷ 60, 70 chính ơng ta đã đưa tiến hóa luận vào lý thuyết hệ
thống xã hội5 Khơng có hệ thống xã hội nhất thành bất biến Mọi hệ thống xã hội đều biến đổi, và thực chất của q trình biến đổi đó là sự thay đổi hình thái ổn định cân bằng xã hội này bằng hình thái ổn định cân bằng khác Nhờ đó, lý thuyết hệ thống xã hội của T Parsons không chỉ giải thích trật tự xã hội mà cịn giải thích cả biến đổi xã hội
Tuy quan điểm phát triển xã hội của T Parsons còn nhiều hạn chế, chẳng hạn ơng vẫn muốn duy trì hệ thống tư bản chủ nghĩa trong khi chủ nghĩa tư bản đã lỗi thời ; song bài học của hiện tượng T Parsons, xét theo quan điểm hệ thống là rất quan trọng Nó chứng tỏ vấn đề khơng phải là thay thế chủ nghĩa cấu trúc, chủ nghĩa chức năng, chủ nghĩa hành
1 George Ritzer Contenporary Sociological theory Thied Edition, McGraw - Hill, Ine ; New York ; 1992
2 Sđd, tr 378
3 Xem thêm, chẳng hạn như: V P Cuzơmin Nguyên lý tính hệ thống trong lý luận và phương pháp luận của C.Mác
Nxb Sự thật, Hà Nội, 1986
4 Xem thêm, chẳng hạn N Ghenov Quan điểm tổng hộp và những triển vọng xã hội học đại cương : Talcott Parsons Tạp chí Xã hội học số l/1989
5 Xem, chẳng hạn, Ian Rohertson Sociology Third Editlon Worth Publishcrs, Inc, New York, 1987 P 517 -518
Trang 4Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
14 Đặc điểm tiếp cận hệ thống trong xã hội học
vi chủ nghĩa lịch sử một cách tương ứng bằng phản chủ nghĩa cấu trúc, phản chủ nghĩa chức năng, phản chủ
nghĩa hành vi và phản chủ nghĩa lịch sử Mà chính là cần xây dựng một tiếp cận hệ thống hoàn chỉnh, trong cấu trúc luận, chức năng luận, hành vi luận và tiến hóa luận chỉ là những bộ phận hợp thành một lý thuyết hệ thống tổng quát Cái giá mà xã hội học phương Tây phải trả là hơn một thế kỷ ra sức chống tiếp cận hệ thống mácxít,
rút cuộc đã đi tới nhu cầu xây dựng lý thuyết hệ thống tổng quát đúng như K Marx đã đề ra và đã thực hiện vào nửa cuối thế kỷ trước
Thực ra đây không phải chỉ là nhu cầu riêng của xã hội học, mà là nhu cầu chung của sự phát triển khoa học hiện đại Vào khoảng thời gian mà T Parsons cơng bố cơng trình "The Social System" (thập kỷ 50) thì L.V Bertalanffy cũng đã tung ra "General Systems Theory”, một cơng trình tổng kết khái qt hóa thành tựu tiếp cận hệ thống trong khoa học tự nhiên, đặc biệt là sinh học hiện đại và có cả tham vọng từ đó xây dựng một nền triết học mới - triết học hệ thống
Như vậy, ở giai đoạn hiện nay của xã hội học, nếu xếp lý thuyết hệ thống vào chuyên mục phản cấu trúc chủ
nghĩa là không hợp lý Theo chúng tôi, chỗ đứng thích hợp của lý thuyết hệ thống trong xã hội học phải là chuyên mục tổng - tích hợp lý thuyết xã hội học Chúng tôi cho rằng những cơng trình cơng bố sau bài học T
Parsons, chẳng hạn như "Sociology and modern Systems theory" của Walter Buckley (xuất bản 1967), "Sociology and general Systems theory" của Richar A Ball (xuất bản 1978) v.v không đơn giản chỉ là phản cấu trúc chủ nghĩa hoặc phản chức năng chủ nghĩa mà là những thử nghiệm tổng - tích hợp lý thuyết xã hội học theo quan điểm hệ thống xã hội tổng quát
Khác với George Ritzer tác giả cuốn “contemporary sociological Theory" là người đã không coi các khuynh hướng tích hợp vi mơ - vĩ mơ (micro - macro integration), tích hợp tác nhân - cơ cấu (Agency - Structure Integration) và liên kết tích hợp vi mơ - vĩ mơ với tích hợp tác nhân - cơ cấu là thuộc lý thuyết hệ thống ; Chúng tơi cho rằng đó chính là những thử nghiệm tổng hợp lý thuyết hệ thống chuyên biệt để đi tới lý thuyết hệ thống tổng quát Bởi vì, vĩ mơ, vi mơ, tác nhân, cấu trúc thực chất chỉ là những đặc trưng của hệ thống
Vậy hệ thống là gì mà nó bao hàm nhiều loại đặc trưng như thế? Người ta có thể lựa chọn nhiều cách định nghĩa khác nhau đối với phạm trù "hệ thống" Chẳng hạn như "Hệ thống là các tập hợp có trật tự bên trong (hay bên ngồi) của các yếu tố có liên hệ với nhau (hay tác động lẫn nhau)"1 hoặc như “hệ thống, tức là một tổng thể gồm nhiều yếu tố (bộ phận) quan hệ và tương tác với nhau và với môi trường xung quanh một cách phức tạp"2
vv… Song đúng như V.P Cuzơmin nhận xét : "dù cho khái niệm hệ thống được xác định theo nhiều cách khác nhau, thì người ta vẫn thường hiểu rằng, hệ thống là một tập hợp những yếu tố liên hệ với nhau, tạo thành sự thống nhất ổn định và tính chỉnh thể, có những thuộc tính và những tính quy luật tích hợp"3
Nguyên lý tính chỉnh thể là nguyên lý xuất phát, đồng thời cũng là nguyên lý trung
1 Đào Thế Tuấn - Hệ thống nông nghiệp và vấn đền nghiên cứu xã hội học ở nơng thơn Tạp chí Xã hội học, Số l/1989
Trong định nghĩa, cũng như trong cách phân biệt đặc điểm tiếp cận hệ thống và tiếp cận phân tích có nhiều chỗ gây tranh luận, cần trao đổi để sáng tỏ hơn
2 Hoàng Tụy - Phân tích hệ thống và ứng dụng Nxb Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội - 1987, tr.4
3 V.P Cuzơmin Nguyên lý tính hệ thống trong nguyên lý luận và phương pháp luận của C Mác Nxb Sự Thật Hà Nội
Trang 5Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
tâm của lý thuyết hệ thống tổng quát Nó ghi nhận đặc trưng cơ bản nhất của hệ thống, đó là sự thống nhất chỉnh thể Hệ thống không phải là tập hợp giản đơn các yếu tố Hệ thống là cái gì đó lớn hơn số cộng giản đơn các yếu tố Sự liên kết và tương tác theo chiều sâu giữa các yếu tố tạo nên tính trái (emergence) và tính nhất thể hóa (Integration), nghĩa là tạo ra cái mới Mặt khác, hệ thống lại là cái gì đó nhỏ hơn số cộng giản đơn các yếu tố Bởi vì sự liên kết và tương tác theo chiều sâu giữa các yếu tố tạo ra sự kiềm chế (constraint), nghĩa là làm giảm bậc tự do của các yếu tố so với lúc chúng ở trạng thái chưa liên kết với nhau
Hệ thống chính là một Thể thống nhất Đó là bản chất riêng của nó, là cái cốt lõi mà người ta hay gọi là
nguyên lý tính hệ thống Song tính hệ thống khơng quy giản về tính thống nhất chỉnh thể, chỉnh hợp Tính hệ thống cịn là tính thống nhất đa dạng Lý thuyết hệ thống tổng quát gọi đây là nguyên lý tính phức thể Hệ thống là một thể phức tạp Trước hết là phức tạp về các loại quan hệ Do hệ thống là sự liên kết và tương tác giữa
nhiều yếu tố hợp thành, cho nên nó có nhiều quan hệ khác nhau : quan hệ bên trong (nội tại) khác với quan hệ
bên ngoài, quan hệ vĩ mô khác với quan hệ vi mô, quan hệ đồng đại khác với quan hệ lịch đại v.v Các quan hệ ổn định tạo nên cái mà người ta gọi là cấu trúc hay là cơ cấu (Structure) Hệ thống có bản tính đa cấu trúc Và
tùy thuộc cấu trúc ưu trội mà người ta có thể phân loại hệ thống thuần nhất khác với hệ thống khơng thuần nhất,
hệ thống đóng kín khác với hệ thống cởi mở, hệ thống điều khiển khác với hệ thống bị điều khiển v.v Mặt khác, hệ thống có bản tính đa chức năng Chức năng (Function) là phạm trù thể hiện hành vi, hành động, hoạt
động nhằm duy trì hệ thống Nếu rối loạn chức năng thì đó là dấu hiệu hệ thống bị trục trặc và là nguy cơ tan rã hệ thống
Chỉnh thể và phức thể thực ra chỉ là hai mặt của bản chất hệ thống Chúng thống nhất trong mâu thuẫn Và
tạo ra cái mà lý thuyết hệ thống tổng quát gọi là nguyên lý siêu hệ thống Tính hệ thống là một nghịch lý Mỗi hệ
thống vừa có thể coi là một siêu hệ thống, theo nghĩa bao gồm nhiều hệ thống khác Người ta gọi nó là hệ thống lớn (hệ thống mẹ), còn các hệ thống hợp thành thì gọi là hệ thống nhỏ (hệ thống con), song vừa có thể coi là một yếu tố hợp thành của hệ thống khác to lớn hơn nó
Sự thống nhất mâu thuẫn giữa hệ thống và yếu tố, chỉnh thể và phức thể, cơ cấu và hành vi, duy trì và biến
đổi đã tạo ra lịch sử hệ thống Hệ thống không nhất thành bất biến Nguyên lý thống nhất đồng đại với lịch đại chỉ là một nguyên lý thể hiện bản chất luôn biến đổi của một hệ thống Sinh thành - trưởng thành - biến chất -
giải thể (thành - trụ - dị - diệt) đó là lơgic tất yếu của lịch sử hệ thống Nhưng hệ thống một khi đã định hình,
bao giờ nó cũng hướng đích Đó là hướng tới sự cân bằng nội tại (homeostasis) Hướng đích (duy trì bản chất) và phát triển (thay đổi bản chất là 2 mặt mâu thuẫn song thống nhất của mọi sự vật nói chung, của hệ thống nói riêng Vì hệ thống có thể coi là một sự vật đặc biệt, sự vật mang tính hệ thống
Ngồi những ngun lý thể hiện bản chất riêng của hệ thống như đã trình bày tóm tắt ở trên, lý thuyết hệ
Trang 6Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
16 Đặc điểm tiếp cận hệ thống trong xã hội học
mức độ khác nhau như đồng điệu (consonnance) hoặc hòa nhập (integration Mặt khác là phản hồi (Feedback) với các loại khác nhau như phản hồi dương, phản hồi âm, phản hồi cứng, phản hồi mềm, v.v Quan hệ (tương
quan và tương tác) giữa hệ thống (như khách thể) với chủ thể cũng có 2 mặt mâu thuẫn thống nhất Một mặt đó
là sự phản ánh, nhận thức, nghiên cứu hệ thống Lý thuyết hệ thống tổng quát đã xây dựng, hoàn thiện 2 năng lực của chủ thể đó là mơ hình hóa và hình thức hóa (tốn học hóa nói riêng) Mặt khác, lý thuyết hệ thống tổng
quát cũng đã xây dựng và hoàn thiện năng lực khống chế, quản lý, biến đổi hệ thống Trên cơ sở nắm vững bản
chất và đặc điểm hệ thống, người ta có thể điều chỉnh, điều khiển, cải tạo, đổi mới, và đổi thay hệ thống Kế hoạch hóa và tối ưu hóa là 2 nguyên lý quan trọng của quản lý hệ thống theo phương pháp chương trình mục
tiêu
Phần giới thiệu tóm tắt hệ thống nguyên lý của lý thuyết hệ thống tổng quát ở trên cho phép làm sáng tỏ
quan điểm của chúng tơi cho rằng các khuynh hướng tổng - tích hợp lý thuyết xã hội học ngày nay (như tích hợp
vĩ mơ - vi mơ, tích hợp tác nhân - cấu trúc, tích hợp chức năng luận với tiến hóa luận, v.v .) thực chất là tổng -
tích hợp hệ thống xã hội tổng quát
Bài học lý luận như vậy là khá rõ Bài học phương pháp luận theo đó cũng rõ Tác giả cho rằng : Bản chất của tiếp cận hệ thống thì khơng chỉ là tổng hợp mà cịn là phân tích, hơn nữa là phân tích sâu Phân tích thuần
túy thì bị khuyết tật thấy cây mà không thấy rừng Tổng hợp thuần túy thì lại bị khuyết tật thấy rừng quên cây Chi có thể tiếp cận hệ thống mới vừa khắc phục được khuyết tật của phân tích thuần túy và của tổng hợp thuần túy vừa thống nhất được hạt nhân hợp lý của các cách tiếp cận chuyên biệt đó
Tiếp cận hệ thống trong xã hội học thật là lợi hại Chúng tôi muốn kết thúc bài viết này bằng một cách đặt vấn đề mới về bản chất đối tượng nghiên cứu của chuyên ngành xã hội học Chúng tôi cho rằng cách xác định
thực chất và đặc điểm đối tượng của xã hội học được trình bày trong sách "xã hội học đại cương như đã dẫn ra ở đầu bài viết này phải chăng là vẫn cần phải thảo luận thêm để đi đến một sự hiểu biết chuẩn xác hơn về thực chất và đối tượng của xã hội học Vì hành vi luận, tuy là khuynh hướng lý thuyết xã hội học hiện đại, thậm chí
là hiện đại nhất, song không thay thế được các khuynh hướng lý thuyết xã hội học hiện đại khác như hậu cấu trúc luận, hậu chức năng luận, hậu tiến hóa luận v.v… và cũng do vậy mà chưa chỉ rõ được hạn chế của xã hội