Nọc ongvàđộctínhcủanóđốivớiyhọcđôngy
Đối vớiy học, Ong là một con vật làm thuốc, cho những vị thuốc bổ, quý là Mật
ong và Sữa chúa. Nhưng còn một vị thuốc quý mà ít người biết đó là Nọc ong. Đó
là điều khá bỡ ngỡ với nhiều người vì từ trước tới nay họ chỉ quen dùng Mật ong.
Vậy Nọcong có tác dụng gì, dùng có nguy hiểm không?
THÀNH PHẦN HOÁ HỌCVÀTÍNH CHẤT KHÁNG KHUẨN CỦANỌC
ONG
Nọc ong trong suốt, mùi hăng nồng tựa mùi Mật ong, vị đắng, phản ứng axit, trọng
lượng riêng bằng 1,1313. Trong Nọcong có axit focmic, axit clohydric, axit
octophotphoric; 1% histamin, 0.4% magiephotphoric( tính theo trọng lượng Nọc
ong khô) và nhiều acetylcholin - những chất chữa bệnh rất tốt. Ngoài ra, trong Nọc
ong còn có 18 axit amin: alanin, valin, glycocol, leucin, isoleucin, serin, threonin,
arginin, axit asparaginovic, axit glutamic, tryptophan, prolin, lysin, tyrosin, cystin,
methionin, phenylalalin, histidin.
Nọc ong có tính chất kháng sinh mạnh. Theo nhiều tác giả, Nọcong có tác dụng
kháng sinh mạnh đốivới 215 chủng thuộc 17 loại vi khuẩn khác nhau bao gồm cả
gram (+) và gram ( - ), nhất là đốivới liên cầu, tụ cầu, trực khuẩn lỵ… Trong thực
tế, tiêm Nọcong chưa bao giờ bị áp xe, trái lại có nhiều trường hợp áp xe lại được
chữa khỏi bằng Nọc ong.
NỌC ONG VỊ THUỐC CHỮA BỆNH QUÝ
Từ lâu, nhân dân nhiều nước trên thế giới đã biết dùng Nọcong để chữa bệnh. Con
Ong thợ có cơ quan phức tạp mang nọc ở dưới đốt bụng cuối cùng. Sau khi đốt
người, ong mất hết nọcvà chết, vì khi nó cố gắng kéo ngượi lại chiếc nọc khỏi lớp
da đàn hồi thì nọc bị đứt do có những móc ngược mảnh dẻ mắc kẹt trong da.
Tác dụng chữa bệnh củaNọcong cũng được yhọc biết đến và áp dụng từ rất lâu.
Nhiều thầy thuốc nổi tiếng thời La Mã cho biết: Nọcong có khả năng làm giảm
đau và lành vết thương nhanh chóng. Đến thế kỷ 18,19, nhiều thầy thuốc Châu Âu
đã công bố những kết quả đáng phấn khởi trong việc dùng Nọcong chữa các bệnh
thấp tim, thấp khớp. Gần đây, người ta đã dùng Nọcong chữa khỏi nhiều bệnh như
thấp khớp, viêm dây thần kinh, huyết áp cao, viêm đa khớp, hen, suy nhược thần
kinh, đau cột sống, viêm mống mắt….Các nhà khoa học đặc biệt nhấn mạnh: Nọc
ong có giá trị như một nội tiết tố kiểu cortison với khả năng chống viêm, giảm tính
thẩm thấu thành mạch, tăng sức đề kháng, nhưng lại tốt hơn cortison vì với liều
lượng quy định hầu như không gây tai biến.
Qua thực tế, người ta đã theo dõi hàng chục vạn người nuôi ongvà thường bị ong
đốt, thấy hầu hết đều có sức khoẻ tốt, tuổi thọ cao, ít mắc các bệnh hen, thấp khớp,
và một số bệnh nhiễm khuẩn khác.
ĐỘC TÍNHCỦANỌCONG
Giọt Nọcong trong suốt vừa có tác dụng chữa bệnh, vừa có tính độc, tuỳ theo liều
lượng sử dụng và cảm thụ của cơ thể từng người.
Tính cảm thụ của cơ thể con người đốivớiNọcong rất khác nhau. Mẫn cảm nhất
đối vớiNọcong là phụ nữ, trẻ em và người già. Những người khoẻ mạnh dễ dàng
chịu đựng vài con, thậm chí hàng chục con ong đốt một lúc mà chỉ có phản ứng
nhẹ tại chỗ dưới hình thức da mẩn đỏ, hơi sưng, rát nóng. Nhưng nếu bị hàng trăm
con ong đốt một lần sẽ gây ra ngộ độcvới các triệu chứng chủ yếu là rối loạn hệ
tim mạch và hệ thần kinh ( khó thở, tái nhợt, mạch nhanh, tê giật , liệt nhẹ), còn
nếu bị 400 – 500 con ong đốt một lần thì người khoẻ mạnh cũng khó tránh khỏi tử
vong do liệt trung khu hô hấp.
Cũng có người có tính cảm thụ cao vớiNọc ong, chỉ bị một con ong đốt, hay tiêm
thử mũi tiêm Nọcong đầu tiên đã có những phản ứng rõ rệt, cơ thể mệt mỏi, nhức
đầu , phát ban, nôn mửa, tiêu chẩy…Ngược lại, những người nuôi ong nhiều năm
thường chịu được nhiều ong đốt mà không gây độc hại nào cho cơ thể. Như vậy
không phải người bệnh nào cũng dùng được Nọcongvà chịu đựng được liều lượng
Nọc ong như nhau. Do đó, việc chữa bệnh bằng Nọcong phải hết sức thận trọng và
nhất thiết phải được tiến hành dưới sự theo dõicủa bác sĩ.
.
Nọc ong và độc tính của nó đối với y học đông y
Đối với y học, Ong là một con vật làm thuốc, cho những vị thuốc bổ, quý là Mật
ong và Sữa. TÍNH CỦA NỌC ONG
Giọt Nọc ong trong suốt vừa có tác dụng chữa bệnh, vừa có tính độc, tuỳ theo liều
lượng sử dụng và cảm thụ của cơ thể từng người.
Tính