TIỂU LUẬN: “VITUAL WATER VÀ WATER FOOTPRINT”
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN MÔN HỌC: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC TIỂU LUẬN: “VITUAL WATER VÀ WATER FOOTPRINT” GVBM : TS. NGUYỄN HỒNG QUÂN HVTH: 1.Trần Lê Nhật Giang: 1280100037 2.Vũ Thị Thúy: 2012 10030 3. Nguyễn Hoàng Sơn: 2012 10026 Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2013 Tiểu luận nhóm 1: Vitual water và Waterfootprint Mục lục Danh mục hình Danh mục bảng Trang 2 Tiểu luận nhóm 1: Vitual water và Waterfootprint MỞ ĐẦU Hoạt động của con người tiêu thụ và gây ô nhiễm rất nhiều nước. Hàng ngày, con người sử dụng trực tiếp nước dùng cho các hoạt động cụ thể như thủy lợi, tắm rửa, giặt, làm sạch, làm mát và chế biến. Tổng lượng nước tiêu thụ thường được coi là lượng nước sử dụng cho các quá trình cụ thể đó. Tuy nhiên, vẫn còn một nguồn sử dụng nước gián tiếp khác thông qua việc sử dụng hàng hóa dịch vụ, trong khi mỗi loại hàng hóa dịch vụ đều cần phải tiêu tốn một lượng nước nhất định cho quá trình sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ đó, hoặc gây ô nhiễm tài nguyên nước và làm mất đi lượng nước sạch khả dụng. Hoekstra và Chapagain (2008) đã chỉ ra việc sử dụng khái niệm về nước ẩn đằng sau sản phẩm có thể giúp hiểu rõ đặc điểm sử dụng nước ngọt,cũng nhưgiúp cho việc định lượng các tác động của tiêu thụ và thương mại về tài nguyên nước sử dụng trên toàn cầu. Sự cải tiến về hiểu biết này có thể hình thành một cơ sở để quản lý tốt hơn các nguồn tài nguyên nước ngọt của thế giới. Từ khóa: vitual water, water footprint, vitual trade Mục tiêu của tiểu luận Tìm hiểu về khái niệm, ứng dụng của nước ảovà dấu chân nước. I. KHÁI NIỆM VỀ NƯỚC ẢO Khái niệm “nước ảo” đã được nhà khoa học người Anh John Anthony Allan – Giáo sư Đại học Hoàng gia ở Luân Đôn nêu ra từ những năm 1988 và đưa ra phương pháp tính toán lượng nước cần thiết để làm ra thực phẩm và hàng tiêu dùng mang tên “nước ảo”. Với lý thuyết này, ông được giải thưởng Nước Stockholm năm 2008. Allan (2005) đã phát biểu rằng: “Nước được cho là ảo bởi vì một khi cây lúa mì được trồng thì lượng nước thật sự dùng để trổng cây đã không còn chứa trong cây lúa mì. Nước ảo không có mặt trong sản phẩm. Khái niệm nước ảo giúp chúng ta nhận biết lượng nước cần thiết đã được dùng để sản xuất những hàng hóa hay dịch vụ khác nhau. Trong những khu vực khô hạn và nửa khô hạn, biết được giá trị của nước ảo trong một món hàng hoặc một dịch vụ có thể hữu ích trong việc đưa ra cách tốt nhất để sử dụng lượng khan hiếm có được”. Qua đó, có thể nhận thấy nước ảo là nước sạch được dùng để sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ nhưng không tồn tại trong sản phẩm, dịch vụ đó.Tính từ “ảo” để chỉ lượng nước không tồn tại trong sản phẩm (hạt ngô, lúa…) mà được sử dụng trong quá trình sản xuất. Theo [1], nước ảo là tổng lượng nước được sử dụng cho quá trình sản xuất một sản phẩm hoặc dịch vụ. Ví dụ để sản xuất 01 kg lúa mì cần khoảng 1000 lít nước. Trang 3 Tiểu luận nhóm 1: Vitual water và Waterfootprint Bảng 1. Ví dụ đối với sản phẩm sữa Nguồn nước ảo sử dụng Lượng nước sử dụng (lít nước/lít sữa) Sử dụng trực tiếp Nước mưa tưới đồng cỏ Nước tưới cho đồng cỏ Nước uống cho gia súc 400 300 12 Sử dụng gián tiếp - Nước mưa hoặc nước tưới được để sản xuất lương thực. 200 Tổng cộng 915 Nguồn: [1] Bảng 2. Các giá trị nước ảo của một số sản phẩm GIÁ TRỊ NƯỚC ẢO CỦA MỘT SỐ SẢN PHẨM -Táo (tây): 70 lít nước /1 quả; -Lúa mạch: 1.300 lít nước/1 kg -Thịt bò: 15.500 lít nước /1 kg -Bia: 75 lít nước /1 cốc bia loại 250 ml -Bánh mì trắng: 40 lít nước / 1 lát bánh mì -Pho mat: 5.000 lít nước / 1 kg -Thịt gà: 3.900 lít nước /1 kg -Dừa quả: 2.500 lít nước / 1 kg cơm dừa -Cà phê: 140 lít nước / 1 ly cà phê -Bông vải: 2.700 lít nước / 1 chiếc áo sơ mi vải bông kích cỡ trung bình -Quần bò: trung bình 5.400 lít nước / 1 chiếc. Loại quần bò dày (1.000 gr/chiếc) chiếm 10.850 lít. -Tấm drap trải giường loại 900gr/ 1 chiếc chứa 9.750 lít nước -Trứng gà: 200 lít nước/ 1 quả trứng -Thịt dê: 4.000 lít nước / 1 kg -Bánh hamburger: 2.400 lít nước / 1 chiếc bánh hamburger loại 150 gr -Hàng công nghiệp: trung bình toàn cầu 80 lít nước / 1 USD sản phẩm công nghiệp -Xe con 4 chỗ: 50.000 lít nước / 1 chiếc -Da: 16.600 lít nước / 1 kg da thuộc -Ngô hạt : 900 lít nước / 1 kg ngô hạt -Sữa bò: 1000 lít nước / 1 lít sữa tươi -Cam: 50 lít nước / 1 quả cam -Giấy: 10 lít nước / 1 tờ giấy trắng khổ A4 -Thịt heo: 4.800 lít nước / 1 kg thịt -Khoai tây: 900 lít nước / 1 kg khoai tây chiên -Gạo: 3.400 lít nước / 1 kg -Thịt cừu: 6.100 lít nước / 1 kg thịt -Cao lương: 2.800 lít nước / 1 kg hạt Trang 4 Tiểu luận nhóm 1: Vitual water và Waterfootprint GIÁ TRỊ NƯỚC ẢO CỦA MỘT SỐ SẢN PHẨM -Đậu tương: 1.800 lít nước / 1 kg hạt -Đường mía: 1.500 lít nước / 1 kg đường -Trà (chè): 30 lít nước/ 1 ly trà loại 250 ml -Lúa mì; 1.300 lít nước/ 1 kg lúa -Rượu: 120 lít nước / 1 ly rượu loại 125 ml Nguồn: Product Gallery [2] II. DẤU CHÂN NƯỚC Theo [2], dấu chân nước được định nghĩa là tổng lượng nước dùng trong sản xuất hàng hóa và dịch vụ được tiêu thụ bởi một cá nhân, cộng đồng hay được tạo ra bởi một doanh nghiệp. Dấu chân nước của một quôc gia là tổng lượng nước dùng trong sản xuất tất cả các hàng hóa và dịch vụ được cư dân của quốc gia đó tiêu thụ. Có thể nhận biết sự khác biệt giữa khái niệm nước ảo và dấu chân nước qua đơn vị tính của chúng. Trong khi đơn vị tính của nước ảo là m 3 nước/tấn sản phẩm thì đơn vị tính của dấu chân nước là m 3 nước/đầu người/năm hay m 3 nước/năm. Lấy ví dụ: Làng A có 1.000 ha lúa nước, năng suất lúa cả năm là 8 tấn/ha/năm, nhu cầu dùng nước của lúa nước là 10.000 m 3 /ha/năm. Như vậy, - Lượng nước ảo sản xuất lúa của làng A sẽ là 10.000 m 3 /ha/năm: 8 tấn/ha/năm = 1.250 m 3 /tấn. - Dấu chân nước của sản xuất lúa tại làng A là 10.000 m 3 /ha/năm × 1.000 ha = 10.000.000 m 3 /năm. Dấu chân nước được đánh giá dựa trên tổng lượng nước sạch được tiêu thụ qua các cách thức trực tiếp và gián tiếp nhằm cung cấp cho quá trình sản xuất sản phẩm, dịch vụ. Các loại nước được sử dụng bao gồm 03 thành tố “nước xanh lam”, “nước xanh lục” và “nước xám”. - Nước xanh lam: chỉ lượng nước mặt và nước ngầm được sử dụng - Nước xanh lục: chỉ lượng nước mưa được sử dụng - Nước xám: chỉ lượng nước sạch cần thiết tiếp nhận tải lượng ô nhiễm phát sinh mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nền cũng như tiêu chuẩn chất lượng nước, đã bao hàm quá trình pha loãng và tự làm sạch. Trang 5 Tiểu luận nhóm 1: Vitual water và Waterfootprint Hình 1. Sơ đồ biểu diễn các thành phần của dấu chân nước [3] Trên hình 1, có thể nhận thấy dấu chân nước không bao gồm lượng nước tuần hoàn trở về thành tố nước xanh lam. Hay nói cách khác, dấu chân nước được tính toán dựa trên tổng lượng nước sử dụng trực tiếp và gián tiếp sau khi đã loại trừ lượng nước tuần hoàn. Lĩnh vực nghiên cứu, đánh giá về nước ảo cũng như dấu chân nước có nhiều mục đích khác nhau và trong nhiều bối cảnh khác nhau, và mỗi mục đích sẽ cho các đặc trưng về đơn vị cần đánh giá. Do đó, trước khi thực hiện nghiên cứu, cần xác định loại dấu chân nước nào được quan tâm, ví dụ như: • Dấu chân nước cho một quá trình • Dấu chân nước của một sản phẩm • Dấu chân nước cho một người tiêu thụ • Dấu chân nước cho một nhóm người tiêu thụ: quốc gia, vùng đô thị, lưu vực sông • Dấu chân nước cho một khu vực địa lý • Dấu chân nước cho một lĩnh vực kinh doanh • Dấu chân nước cho một doanh nghiệp • Dấu chân nước cho toàn thể nhân loại Trang 6 Tiểu luận nhóm 1: Vitual water và Waterfootprint Đối với mỗi loại dấu chân nước, các phương pháp tính riêng biệt được thiết lập. Hiện nay, phương pháp tính chuẩn trên toàn thế giới được trình bày tại tài liệu The Water Footprint Assessment Manual [3]. Trang 7 Tiểu luận nhóm 1: Vitual water và Waterfootprint Hình 2. Dấu chân nước màu xanh lam, xanh lá và xám của các quốc gia, giai đoạn 1996- 2005 [4]Ghi chú: đơn vị dấu chân nước là mm 3 /năm đối với khoảng diện tích là 1000 m 2 . Trang 8 Tiểu luận nhóm 1: Vitual water và Waterfootprint III. ỨNG DỤNG CỦA NƯỚC ẢO – DẤU CHÂN NƯỚC Khái niệm nước ảo – dấu chân nước ra đời đã tạo nên cơ sở lý thuyết và những lập luận phản biện hiệu quả để thay đổi sâu sắc, toàn diện thói tiêu thụ nước, cũng như thị trường trao đổi hàng hóa và những chính sách công về quản lý tài nguyên nước của các quốc gia và trên toàn thế giới. a. Tác động đến thói quen tiêu thụ nước Định lượng nước ảo trong sản phẩm giúp cho người tiêu dùng có thêm thông tin để thay đổi thói quen tiêu dùng của họ theo hướng tiêu thụ ít nước hơn, thông qua các hành động: - Lãng phí ít thức ăn hơn; - So sánh và sử dụng sản phẩm tiêu thụ ít nước hơn; - Thay thế các loại thực phẩm sử dụng nhiều nước bằng loại sử dụng ít nước hơn ; - Ăn chay hoặc giảm khối lượng thịt trong khẩu phần ăn; b. Tác động đến quá trình sản xuất Khái niệm nước ảo được sử dụng làm căn cứ để chuyển dịch cơ cấu sản phẩm từ sản phẩm có hàm lượng nước ảo cao sang sản phẩm có hàm lượng nước ảo ít hơn. Điển hình như trường hợp đã có lời kêu gọi nước Úc ngừng sản xuất lúa gạo vì tiêu tốn nhiều nước ảo, hoặc chuyển dịch vùng chế biến nông sản từ phía Bắc sang phía Đông Nam nước Úc [1]. c. Thương mại nước ảo Khái niệm nước ảo và dấu chân nước là cơ sở lý thuyết cho quá trình thương mại hóa tài nguyên nước trên thị trường toàn thế giới và đã thu hút sự chú ý từ các quốc gia khan hiếm tài nguyên nước cũng như các nước có nguồn nước dồi dào. Khi hàng hóa được định giá trị dấu chân nước, việc nhập khẩu hàng hóa sẽ làm gia tăng áp lực đối với các quốc gia khan hiếm nước cần nhập nhiều sản phẩm nông nghiệp như Israel, Jordan… Nước ảo - dấu chân nước cũng cho thấy hiệu quả sử dụng nước của các vùng, các quốc gia khác nhau trong việc sản xuất ra hàng hóa, làm cơ sở cho việc thúc đẩy xuất – nhập khẩu hàng hóa giữa các quốc gia. Qua đó, khái niệm về nước ảo được sử dụng như lập luận phản biện lại các chính sách trợ giá và tự cung tự cấp. Sự giao dịch hay trao đổi “nước ảo” hướng đến một cách hiểu rằng, khi những hàng hóa hay dịch vụ được trao đổi cũng chính là đang trao đổi nước ảo.Nếu một nước nào đó xuất khẩu một lượng hàng hoá có nghĩa là nước này đã xuất khẩu nước dưới một hình thức ảo. Như vậy, cũng nghĩa là đối với nước nhập khẩu hàng hóa không cần phải dùng lượng nước đó để tự mình sản xuất. Điều này có nghĩa là, quốc gia nhập khẩu đó đã tiết kiệm được nước và làm giảm nhẹ sức ép đối với nguồn tài nguyên nước của mình, nếu như quốc gia này khan hiếm nước. Trang 9 Tiểu luận nhóm 1: Vitual water và Waterfootprint Ngược lại, nếu quốc gia xuất khẩu hàng hoá có nguồn nước dồi dào thì loại hình trao đổi này trớ thành một công cụ có hiệu quả đối với việc sử dụng tối ưu nguồn nước trên thế giới. Chính vì vậy, việc trao đổi nguồn nước ảo được coi là một phương tiện rất có ích để khắc phục tình trạng thiếu nước đối với một số quốc gia. Hình 3 thể hiện cân bằng nước ảo của mỗi quốc gia và hướng dịch chuyển nước ảo lớn nhất. Các quốc gia có màu xanh có cân bằng âm, đây là các quốc gia xuất khẩu nước ảo. Các quốc gia có màu từ vàng đến đỏ là các nước phải nhập khẩu nước ảo. Các quốc gia xuất khẩu nước ảo lớn nhất ở vùng Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Đông Á và nước Úc. Nhập khẩu nước ảo lớn nhất là các quốc gia vùng Bắc Phi, Nam Phi, Châu Âu, Trung Đông, các quốc gia Mehico, Nhật và Hàn Quốc. Hình 3. Cân bằng nước ảo và dòng dịch chuyển nước ảo trong sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp, giai đoạn 1996-2005[4] Trong cân bằng nước ảo toàn cầu, các sản phẩm dầu thực vật chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp theo là ngũ cốc, các sản phẩm nông nghiệp, chất kích thích, thịt và các chế phẩm từ thịt (hình 4). Trang 10 [...].. .Tiểu luận nhóm 1: Vitual water và Waterfootprint Hình 4 Tỷ trọng các sản phẩm trong cân bằng nước ảo toàn cầu[4] Mỹ, Argentina và Brazil “xuất khẩu” hàng tỉ lít nước mỗi năm, trong khi những nước như Nhật Bản, Ai Cập và Ý lại “nhập khẩu” hàng tỉ lít nước mỗi năm thông qua việc xuất nhập các hàng hóa.Tuy nhiên,... trình, biện pháp kinh tế nhằm bảo vệ và phát triển nguồn nước, việc buôn bán nước ảo là một trong những biện pháp mang tính kinh tế được bàn thảo trong các diễn đàn, hội thảo Hình 5 thể hiện dấu chân nước của các quốc gia (năm 2010) trên thế giới Trong đó, Việt Nam đứng thứ 18 với dấu chân nước là 103,3 Gm 3/năm Trong khi đó, tổng Trang 11 Tiểu luận nhóm 1: Vitual water và Waterfootprint lượng nước ảo do... trong các tháng mùa khô Đưa khái niệm nước ảo vào công tác quản lý tài nguyên nước tại nước ta sẽ giúp ích rất nhiều vào công tác quy hoạch vùng nông nghiệp, cũng như thời gian sản xuất và chiến lược sản phẩm trong tương lai TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 2 3 4 5 Melbourne Frontier Economics Pty Ltd., The concept of ‘virtual water — a critical review 2008 http://www.waterfootprint.org/ Ashok K Chapagain Arjen... 33,9 phần trăm Hình 5 Dấu chân nước của các quốc gia năm 2010 [5] Đối với Việt Nam, hằng năm đều xuất khẩu một lượng lớn nông sản và nhiều mặt hàng khác đồng nghĩa với việc đã xuất khẩu một lượng nước rất lớn Điều này giúp nước ta có được một nguồn lợi khá lớn về kinh tế và giúp ổn định an ninh lương thực thế giới Tuy nhiên, về lâu bền cần phải xem xét đến việc qui hoạch sản xuất phù hợp với nguồn tài... concept of ‘virtual water — a critical review 2008 http://www.waterfootprint.org/ Ashok K Chapagain Arjen Y Hoekstra and Maite M Aldaya and Mesfin M Mekonnen, The Water Footprint Assessment Manual 2011 M.M M ekonnen & A.Y.Hoekstra, National water footprint accounts: The green, blue and grey wat er foot print of production and consumption 2011 1: p 50 United Nations Environment Programme, 2012 Trang 12... nguyên nước hợp lý hơn d Nước ảo trong quản lý nguồn nước Khái niệm “nước ảo” giúp các nhà nghiên cứu có cơ sở đánh giá hợp lý mức độ liên quan giữa nguồn nước trong lĩnh vực nông nghiệp, BĐKH, kinh tế và chính trị.Trong điều kiện tài nguyên nước của trái đất ngày càng cạn dần, lý thuyết “nước ảo” giúp mọi người ý thức được việc quản lý nguồn nước, đặc biệt có thể giúp giải quyết bài toán khan hiếm nước . THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN MÔN HỌC: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC TIỂU LUẬN: “VITUAL WATER VÀ WATER FOOTPRINT” GVBM : TS. NGUYỄN HỒNG QUÂN HVTH:. 05 năm 2013 Tiểu luận nhóm 1: Vitual water và Waterfootprint Mục lục Danh mục hình Danh mục bảng Trang 2 Tiểu luận nhóm 1: Vitual water và Waterfootprint MỞ