Sơntra
- Sơn tra, theo tiếng Mông là tu di (táo mèo). Ở Việt Nam, cây sơntra mọc tự
nhiên và được trồng ở các tỉnh Yên Bái, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La… trên các dãy
núi cao 1.500 – 2.000m.
Theo y học cổ truyền, sơntra có vị chua ngọt, tính hơi ấm, quy kinh can, tỳ, vị,
thuộc nhóm thuốc tiêu thực hoá tích, giúp tiêu hoá do tăng bài tiết axit mật và
pepsin dịch. Từ lâu đã được dân gian sử dụng như một vị thuốc quý để chữa các
bệnh gan nhiễm mỡ, tăng huyết áp, viêm khớp, đau đầu mạn tính, viêm xoang, mất
ngủ…
Nghiên cứu hiện đại cho thấy, sơntra có tác dụng kháng khuẩn, cường tim, làm
giãn động mạch vành, chống rối loạn nhịp tim, hạ áp, bảo vệ tế bào gan, tăng
cường công năng miễn dịch, trấn tĩnh an thần, chống co thắt, ức chế quá trình
ngưng tập tiểu cầu, điều chỉnh rối loạn lipit máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp,
phòng ngừa đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, béo phì, lị trực khuẩn cấp, viêm ruột
cấp, tiêu chảy do nhiễm giun sán, viêm cầu thận cấp và mạn tính, hậu sản, ứ trệ gây
đau bụng…
Một số bài thuốc có sử dụng sơntra
Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Sơntra 15g, hà diệp (lá sen) 20g. Hai thứ tán vụn,
hãm với nước sôi trong bình kín, chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong
ngày. Công dụng: Hoạt huyết hóa ứ, thanh dẫn thông trệ, làm giãn mạch máu, dùng
thích hợp cho người bị tăng huyết áp và béo phì có kèm theo đau đầu, hoa mắt,
chóng mặt.
Hoặc: Sơntra 10g, cúc hoa 10g, lá trà tươi 10g, ba thứ hãm với nước sôi trong bình
kín, sau 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: Thanh nhiệt
trừ đàm, bình can tiềm dương, dùng cho người bị tăng huyết áp, bệnh lý mạch vành
và rối loạn lipid máu.
Hoặc dùng bài thuốc: Sơntra 24g, cúc hoa 15g, kim ngân hoa 15g, tang diệp (lá
dâu) 12g. Tất cả sấy khô, tán nhỏ, hãm với nước sôi trong bình kín, chừng 15 phút
thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: Thanh can nhiệt, hóa ứ tích,
dùng thích hợp cho những người bị cao huyết áp thuộc thể can nhiệt ứ trở biểu hiện
bằng các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, mất ngủ, dễ cáu giận,
miệng khô họng khát, đại tiện táo, chất lưỡi đỏ…
Chữa ăn uống không tiêu, bụng đầy, tức, đau: Táo mèo 30g sắc nước uống thay trà
trong ngày.
Chữa toàn thân đau mỏi hiệu quả và có tác dụng tăng cường khả năng tiêu hóa:
200g táo mèo, rửa sạch, bỏ hạt ngâm với 300ml rượu trắng (chú ý ngày lắc bình 1
lần). Sau một tuần đem ra uống. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 – 15ml. Sau khi uống
hết rượu, trái táo mèo còn lại trộn với đường kính ăn dần.
. Sơn tra
- Sơn tra, theo tiếng Mông là tu di (táo mèo). Ở Việt Nam, cây sơn tra mọc tự
nhiên và được trồng ở các tỉnh Yên Bái, Lai Châu, Lào Cai, Sơn. sản, ứ trệ gây
đau bụng…
Một số bài thuốc có sử dụng sơn tra
Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Sơn tra 15g, hà diệp (lá sen) 20g. Hai thứ tán vụn,
hãm với