1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu về tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội

9 1,6K 10
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 271,5 KB

Nội dung

Luận Văn: Tìm hiểu về tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA KINH TẾ & PTNT

4 Đoàn Thanh Tùng5 Hoàng Quốc Việt6 Cao Thị Thân7 Hà Thị Hải Lý8 Phạm Quốc Tuấn9 Phạm Văn Thục10 Nguyễn Văn Quyền11 Hoàng Thị Ga

Lớp : KTNNA- K55

HÀ NỘI- 2011

Trang 2

I ĐẶT VẤN ĐỀ

Hà Nội Xứng đáng là Thủ đô Anh hùng, Thành phố vì Hòa bình

Vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng vào điều kiện cụ thể của thành phố, sau hơn 20 năm đổi mới, từ 1986 đến nay, trải qua nhiều biến động chính trị thế giới, vượt qua nhữngâm mưu chống phá của các thế lực thù địch và những khó khăn trong quá trình phát triển, "Đảng bộ và chính quyền Thủ đô đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, toàn diện, đúng định hướng, tạo sự chuyển biến cơ bản trong đời sống xã hội, góp phần rất quan trọng vào thành tựu chung của cả nước" - Kết luận của Bộ Chính trị về sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị về Thủ đô Hà Nội Chính trị - xã hội Thủ đô luôn ổn định, niềm tin của nhân dân với Đảng, với sự nghiệp đổi mới được củng cố Từ một nền kinh tế tập trung, bao cấp, ở trong tình trạng khủng hoảng, chậm phát triển, kinh tế Thủ đô đã nhanh chóng phát triển, chuyển sang kinh tế thị trường định hướng XHCN năng động, tăng trưởng liên tục ở mức cao, phát triển nhanh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, chuyển dịch cơ cấu tích cực theo hướng hiện đại hóa; không chỉ đáp ứng nhu cầu cuộc sống người dân mà còn tích lũy để đầu tư phát triển.

Là Thủ đô, trái tim của cả nước, trong sự nghiệp đổi mới, Hà Nội luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, sự giúp đỡ hiệu quả của các bộ, ngành Trung ương; sự ủng hộ, hợp tác tích cực của các tỉnh, thành trong cả nước và bạn bè quốc tế Phát huy những thành tựu của hơn 20 năm đổi mới, trong nhiệm kỳ (2006-2010),Đảng bộ thành phố đã lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 15 của Quốc hội (Khóa XII) về mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Trong từng thời kỳ cụ thể, Đảng bộ Hà Nội đã biết lựa chọn đúng và chỉ đạo thực hiện đồng bộ, có chất lượng những vấn đề lớn, mang tính đột phá của thành phố, đặc biệt đã tập trung lãnh đạo thực hiện 9 chương trình công tác lớn của Thành ủy Lựa chọn đúng và kiên trì chỉ đạo thực hiện có hiệuquả 5 nhiệm vụ trọng tâm và 2 khâu đột phá lớn của thành phố là cải cách thủ tục hành chínhvà công tác cán bộ, góp phần quan trọng tạo nên những biến chuyển tiến bộ, toàn diện trong đời sống xã hội Thủ đô 5 năm qua Đặc biệt, năm 2010 vừa qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đã hưởng ứng và tổ chức thành công Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, để lại ấn tượng sâu sắc trong nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế; uy tín và vị thế của Thủ đô ngày càng được khẳng định và nâng cao, xứng đáng là Thủ đô Anh hùng, Thành phố vì Hòa bình.

II NỘI DUNG

Sau hơn 20 năm đổi mới, kinh tế xã hội cả nước nói chung và Thành phố Hà Nội nóiriêng đã đạt được những thành tựu to lớn, phát triển ổn định và đạt được kết quả tích cực;Tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng cao, cơ cấu ngànhcông nghiệp- nông nghiệp- dịch vụ ngày càng hoàn thiện, việc thu hút vốn đầu tư trực tiếpnước ngoài vào nước ta ngày càng được cải thiện cả về quy mô, cơ cấu vốn đăng ký và mứcgiải ngân thực tế, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ nghèo đói không ngừng giảm xuống, chính sáchkiềm chế lạm phát ổn định kinh tế vĩ mô bảo đảm an sinh xã hội đã đạt được Đảng, Nhànước, lãnh đạo Thành Phố quan tâm, chính vì vậy đời sống của nhân dân của Thủ đô khôngngừng được cải thiện và nâng lên.

Tìm hiểu tình hình kinh tế xã hội của TPHà Nôi trong giai đoạn từ ngày 01/01/2008 đến nay:

Tình hình Kinh tế xã hội của thủ đô năm 2008

Trang 3

Dự kiến cả năm 2008, tổng sản phẩm nội địa (GDP) tăng 10,58% so năm 2007, trong đóngành công nghiệp mở rộng tăng 11,7% (đóng góp 5,02% và mức tăng chung), các ngànhdịch vụ tăng 10,8% (đóng góp 5,36% vào mức tăng chung) và ngành nông, lâm, thuỷ sảntăng 2,7% (đóng góp 0,2% và mức tăng chung) Năm 2008, năm bản lề thực hiện kế hoạch 5năm 2006 – 2010 và thực hiện chương trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, Thành phố HàNội năm 2008 đã đạt được những kết quả đáng kể với tốc độ phát triển so với năm trước đạtở mức độ khá: Tổng sản phẩm nội địa (GDP) tăng 10,58%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng12,8%, tổng mức bán lẻ tăng 31,2%, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tăng 35,5%, tổng vốnđầu tư xã hội tăng 19,3%, các mặt văn hoá, xã hội, trật tự an toàn được duy trì ổn định Giátrị sản xuất công nghiệp trên địa bàn Thành phố tăng 12,8% so năm 2007, trong đó kinh tếnhà nước tăng 1,4% (kinh tế Nhà nước Trung ương tăng 2%, kinh tế Nhà nước địa phươnggiảm 0,5%), kinh tế ngoài Nhà nước tăng 18,2%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng16,5% Vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách Nhà nước địa phương đạt 6385,86 tỷ đồngbằng 63,9% kế hoạch cả năm Ước tính cả năm 2008, Hà Nội thu hút được khoảng 300 dự án(giảm 17,8% so năm 2007), với vốn đầu tư đăng ký khoảng trên 5 tỷ USD (tăng 53,3%);trong đó cấp mới 270 dự án (giảm 19,6%), với vốn đầu tư ước tính 4,4 tỷ USD (tăng 54,9%),bổ sung tăng vốn 30 dự án (tăng 3,4%) với khoảng 0,6 tỷ USD (tăng 42,2%) Dự kiến vốnđầu tư xã hội năm 2008 là 97.697 tỷ đồng, tăng 19,3% so năm 2007, trong đó vốn đầu tưNhà nước giảm 22,1%, vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước tăng 12,9%, vốn đầu tư củakinh tế ngoài Nhà nước tăng 29,2%, dân tự đầu tư tăng 37,9% và vốn đầu tư nước ngoài tăng13,1% Tổng mức và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội ước tăng 28,2% so với năm 2007,trong đó tổng mức bán lẻ tăng 31,2% Dự kiến cả năm 2008, kim ngạch xuất khẩu trên địabàn Hà Nội tăng 35,5% so với năm 2007, trong đó xuất khẩu địa phương tăng 25,2% Kimngạch nhập khẩu trên địa bàn Hà Nội dự kiến cả năm 2008 tăng 26,8% so với năm 2007,trong đó nhập khẩu địa phương tăng 23,1%, máy móc thiết bị phụ tùng tăng 20,6%, vật tưnguyên liệu tăng 29,3%.

Trong 12 tháng năm 2008, khách Quốc tế đến Hà Nội là 1255 ngàn lượt khách, giảm 2,8%so cùng kỳ; khách nội địa là 6595 ngàn lượt khách, tăng 14,1%; doanh thu du lịch đạt 10 135tỷ đồng tăng 28,5% so với năm 2007.

So với năm 2007, trên địa bàn Thành phố khối lượng hàng hoá vận chuyển tăng 25,8%, khốilượng hàng hoá luân chuyển tăng 10,3%, doanh thu vận chuyển hàng hoá tăng 36,4%, khốilượng hành khách vận chuyển tăng 16,5%, khối lượng hành khách luân chuyển tăng 17,7%,doanh thu vận chuyển hành khách tăng 28,6% Cả năm 2008, giá trị tem thư, tem máy là 38tỷ đồng, tăng 7,1% so với năm 2007, bưu phẩm chuyển phát nhanh là 22 tỷ đồng, giảm16,6%, doanh thu đạt 901 tỷ đồng, tăng 11,3% Số lượng thuê bao thu cước tăng thêm là 221ngàn thuê bao điện thoại (trong đó 68% thuê bao di động), 102 ngàn thuê bao internet.Doanh thu ước tính đạt 2560 tỷ đồng, tăng 12% so năm 2007 Dự kiến chỉ số giá tiêu dùng12 tháng năm 2008 so 12 tháng năm 2007 tăng 22,92%, chỉ số giá vàng tăng 32,72%, chỉ sốgiá Đôla Mỹ tăng 3,25%.

Trang 4

Tổng diện tích lúa mùa toàn thành phố là 100.512 ha bằng 99,6% so với cùng kỳ nămtrước Tính đến thời điểm 1 tháng 10 năm 2008, tổng đàn trâu có 28,9 ngàn con, giảm 1,35%

so với cùng kỳ năm trước; đàn bò có 207.367 con, giảm 11,51% so với cùng kỳ năm trước.

Sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 6.860 tấn tăng 22,28% so với năm trước Đàn bò sữa tăng1,88% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng sữa tươi đạt 11.301 lít tăng 29,02% Số đầu con1,67 triệu con, tăng 1,89%; số con xuất chuồng đạt 4,03 triệu con tăng 17,74%; sản lượngthịt hơi xuất chuồng đạt 276,3 ngàn tấn tăng 20,21% Chăn nuôi gia cầm phát triển tương đốiổn định, tổng đàn gia cầm là 15,7 triệu con, tăng 6,54% so với cùng kỳ năm trước, trong đóđàn gà nuôi đạt 11,18 triệu con chiếm 71,21% tổng đàn và tăng 7,39% Sản lượng thịt giacầm giết bán trong năm đạt 36,42 ngàn tấn, tăng 7,15%; sản lượng trứng các loại đạt 408,5triệu quả, tăng 2,86%.Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn thành phố là 18.045 ha, tổngsố lồng, bè nuôi thuỷ sản là 379 chiếc Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng trong năm là 34.746tấn bằng 88,7% so với năm 2007, trong đó sản lượng cá là 34.717 tấn Sản lượng khai thácthuỷ sản trong năm là 3.022 tấn tăng 22,35% so với năm 2007, trong đó cá 1.874 tấn Số hộ

đánh bắt thuỷ sản 2.757 hộ, số lao động đánh bắt thuỷ sản năm 2008 là 3.858 người So với

năm 2007, giá trị sản xuất nông lâm thuỷ sản tăng 6,68%, trong đó: trồng trọt tăng 3,48%,chăn nuôi tăng 13.85%, dịch vụ nông nghiệp giảm 2,84%, thuỷ sản giảm 14,01% và lâmnghiệp giảm 5,04% Sản lượng thóc đạt 1.177.440 tấn (tăng 6,21% so năm 2007), ngô đạt108.271 tấn (tăng 13,79%), rau các loại đạt 489.617 tấn (tăng 2.39%), đỗ tương đạt 43.799tấn (giảm 19,35%), lạc đạt 15.442 tấn (tăng 6,16%) trên diện tích: lúa 206.088 ha (giảm1,28%), ngô 25.493 ha (tăng 5,63%), rau các loại 28.433 ha (giảm 0,21%), đỗ tương 34.736ha (giảm 2,19%), lạc 8.331 ha (tăng 0,3%).

Dự kiến năm 2008, dân số trung bình toàn thành phố Hà nội là 6.293,7 ngàn người,tăng 2,24% so năm 2007

Trong giáo dục; ngành giáo dục mầm non Hà Nội có 767 trường (công lập 300trường), 11.174 lớp (2.943 lớp nhà trẻ và 8.231 lớp mẫu giáo), 282.813 cháu (62.460 cháunhà trẻ, 233.990 cháu mẫu giáo) Giáo dục tiểu học có 674 trường (công lập 653 trường),13.253 lớp và 411.548 học sinh với công tác phổ cập giáo dục đúng độ tuổi được duy trì vớihiệu quả cao, huy động 99% trẻ trong độ tuổi vào lớp 1 Giáo dục trung học cơ sở có 584trường (579 trường công lập), 9.362 lớp và 345.711 học sinh Số học sinh tuyển mới vào lớp6 năm học 2008-2009 là 82.086 học sinh Giáo dục trung học phổ thông có 182 trường (104trường công lập), 5.008 lớp và 226.502 học sinh, số học sinh tuyển mới vào lớp 10 năm học2008-2009 là 75.676 học sinh.

Về y tế; số đơn vị ngành y tế gồm 86 đơn vị với 45 đơn vị tuyến thành phố (26 bệnh viện, 17trung tâm chuyên khoa, 1 trường cao đẳng y tế, 1 chi cục dân số – kế hoạch hoá gia đ́nh), 41đơn vị tuyến quận huyện (29 trung tâm y tế dự pḥòng, 12 bệnh viện) và 577 đơn vị tuyến xã -phường - thị trấn (toàn thành phố có 2 xã chưa có trạm y tế là xã Phú La - Hà Đông và xãChi Đông – Mê Linh).

Tổng thu ngân sách trên địa bàn ước tính cả năm 2008 đạt 67.430 tỷ đồng vượt 12%dự toán năm, trong đó thu nội địa là 54.420 tỷ đồng vượt 12,2% dự toán Tổng chi ngân sáchđịa phương năm 2008 là 20.499 tỷ đồng, vượt 3,1% dự toán, trong đó chi thường xuyên là9.247 tỷ đồng, vượt 16,6% dự toán, chi xây dựng cơ bản là 9.065 tỷ đồng, chỉ đạt 89,8% dựtoán Tổng nguồn vốn huy động đến hết tháng 12 năm 2008 là 428.092 tỷ đồng, tăng 6,45%so tháng trước và tăng 10,6% so cùng kỳ năm trước, trong đó tiền gửi dân cư tăng 15,34% và

Trang 5

12 năm 2008 đạt 258.869 tỷ đồng, tăng 23,48% so tháng trước và tăng 27% so cùng kỳ nămtrước, trong đó dư nợ ngắn hạn tăng 19,81% và 25,03%, dư nợ trung và dài hạn tăng 29,22%

và 30,09%

Bước sang năm 2009

Dự kiến cả năm 2009, tổng sản phẩm nội địa tăng 6,67% so với năm 2008, trong đó ngành

công nghiệp tăng 6,85%, các ngành dịch vụ tăng 7,43%, ngành nông, lâm, thuỷ sản tăng 0,08%.

So năm 2008, dự kiến giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tăng 9,4% , giá trị sản xuất

công nghiệp Nhà nước Trung ương tăng 5,5%, giá trị sản xuất công nghiệp Nhà nước địa phương tăng 8,3%, giá trị sản xuất công nghiệp ngoài Nhà nước tăng 11,9%, giá trị sản xuất công nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 9,4%.

Vốn đầu tư phát triển 12 tháng năm 2009 đạt 23.635,7 tỷ đồng, tăng 7,2% so với cùng kỳ;

bằng 83,8% so với kế hoạch năm Trong đó: Vốn ngân sách Nhà nước đạt 10.546,9 tỷ đồng, tăng 22,4%; vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước bằng 83,9%; vốn tự có của doanh nghiệp Nhànước đạt 3.910,5 tỷ đồng, bằng 75,2%.

Huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2009, Hà Nội thuhút được 340 dự án, với vốn đầu tư đăng ký khoảng 500 triệu USD Vốn đầu tư thực hiện năm 2009 dự kiến đạt 650 triệu USD Vốn đầu tư xã hội năm 2009 là 147.814 tỷ đồng, tăng 18,2%.

Tổng thu ngân sách trên địa bàn dự kiến cả năm 2009 đạt 73.500 tỷ đồng, vượt 4,2% dự toán

năm, tăng 1,5% so năm 2008, trong đó thu nội địa là 61.300 tỷ đồng, vượt 7,3% dự toán,

tăng 0,6% Tổng chi ngân sách địa phương năm 2009 là 28.736 tỷ đồng, vượt 17,3% dự toán,

giảm 9%, trong đó chi thường xuyên là 12.597 tỷ đồng, vượt 20,7% dự toán, tăng 26,5%; chixây dựng cơ bản là 13.125,5 tỷ đồng, vượt 15% dự toán, tăng 38,2%.

Tổng mức và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội dự kiến tăng 13,6% so với năm

2008, trong đó tổng mức bán lẻ tăng 19,9% Năm 2009 kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn Hà

Nộidự kiến giảm 7,8% so với năm trước, Kim ngạch nhập khẩu giảm 17,4%.

Dự kiến, khách Quốc tế đến Hà Nộicả năm là 1029 ngàn lượt khách, giảm 11,7% so cùng kỳnăm 2008; khách nội địa là 6718 ngàn lượt khách, tăng 1,8%; doanh thu khách sạn lữ hành giảm 2,8%.

Tổng nguồn vốn huy động đến hết tháng Mười hai năm 2009 là 591.152 tỷ đồng, tăng

27,98% so cùng kỳ năm trước, trong đó tiền gửi tiết kiệm tăng 2,10% và 38,23%, tiền gửi

thanh toán tăng 1,5% và 19,28% Tổng dư nợ cho vay đến cuối tháng Mười hai năm 2009 đạt

368.710 tỷ đồng, tăng 38,9% so cùng kỳ năm trước, trong đó dư nợ ngắn hạn tăng 2,64% và 38,27%, dư nợ trung và dài hạn tăng 1,06% và 39,79%.

Trang 6

Năm 2009, có 232,1 nghìn thuê bao điện thoại thu cước tăng thêm, 69,1 nghìn thuê bao cố định, 97,9 nghìn thuê bao Internet phát triển mới Doanh thu bưu chính viễn thông tăng 13,9% so năm trước.

Dự kiến chỉ số giá tiêu dùng 12 tháng năm 2009 so 12 tháng năm 2008 tăng 8,22%, chỉ số

giá vàng tăng 21,05%, chỉ số giá Đôla Mỹ tăng 9,75%.

Giá trị sản xuất nông lâm thuỷ sản năm so với năm 2008 tăng 0,39%, trong đó: trồng trọt

giảm 10,4%, chăn nuôi tăng 11,06%, dịch vụ nông nghiệp tăng 19,2%, thuỷ sản tăng 16,08%và lâm nghiệp tăng 1,5%.

Tổng diện tích gieo trồng Vụ Mùa năm 2009 toàn Thành phố đạt 125.297 ha, bằng 99,0% so

cùng kỳ năm trước, trong đó, diện tích lúa mùa là 103.679 ha, bằng 98,3%.

Theo kết quả điều tra chăn nuôi thời điểm 1/10/2009: Tổng đàn trâu có 28,3 ngàn

con, giảm 2,15% so với cùng kỳ năm trước; đàn bò hiện có 198,7 ngàn con, tổng đàn lợn (không kể lợn sữa) 1,68 triệu con, tăng 0,73%, tổng đàn gia cầm 16,5 triệu con, tăng 5,18%

Dự kiến năm 2009, diện tích rừng trồng mới đạt 390 ha, số cây trồng phân tán đạt 621 ngàn

cây Diện tích rừng được chăm sóc đạt 644,9 ha, khoanh nuôi tái sinh 1.539 ha.Sản lượng gỗ khai thác đạt 8.844 m3, tăng 37% so với cùng kỳ.Diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn Thành

phố năm 2009 đạt 19.519 ha, tăng 8,2% so cùng kỳ, tổng sản lượng thuỷ sản khai thác đạt 2.875 tấn, giảm 4,9% so cùng kỳ.

Tại thời điểm điều tra Tổng điều tra dân số vàn nhà ở 01/4/2009, dân số Hà Nội có 6448,9

ngàn người chiếm 7,51% so cả nước, trong đó: thành thị 2632,1 ngàn người, chiếm 40,8% tổng số dân, nông thôn 3816,8 ngàn người, chiếm 59,2%; có 3272,7 ngàn nữ, tỷ số giới tính là 97 nam/100 nữ Mật độ dân số là 1.926 người/km2 Tỷ lệ tăng dân số bình quân/năm trong 10 năm là 2%.

Ước tính năm 2009 toàn Thành phố đã giải quyết được việc làm cho 128.000 lao

động, đạt 101,6% kế hoạch với tổng số vốn vay từ quỹ giải quyết việc làm Quốc gia khoảng 274 tỷ đồng cho 3.100 dự án, tạo việc làm cho khoảng 20.000 lao động Theo kết quả điều

tra Lao động việc làm 01/9/2009 tỷ lệ thất nghiệp của toàn Thành phố là 3,24%, tỷ lệ lao

động thiếu việc làm là 2,7%.

Tính đến thời điểm 30/9/2009, toàn Thành phố có: 677 trường tiểu học, 588 trường THCS, 186 trường THPT Tổng số phòng học của 3 cấp học là 28.089 phòng, tổng số học sinh toàn Thành là 994.350 em Về giáo dục mầm non có 804 trường, trong đó: 782 trường mầm non và 22 trường mẫu giáo với tổng số 309.487 em.

Đến năm 2010

Tình hình kinh tế - xã hội của Thành phố năm 2010 được phát triển toàn diện và đạt

được những kết quả khá Dự kiến cả năm 2010, tổng sản phẩm nội địa (GDP) tăng 11% so

với năm 2009, trong đó ngành công nghiệp tăng 11,6%, các ngành dịch vụ tăng 11,1%,Ngành nông, lâm, thuỷ sản tăng 7,2%.

Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn năm 2010 dự kiến tăng 14,4% so năm 2009

Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp Nhà nước Trung ương tăng 8,9%, giá trị sản xuất công nghiệp Nhà nước địa phương tăng 10,8%, giá trị sản xuất công nghiệp ngoài Nhà nước tăng 14,9%, giá trị sản xuất công nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 16,8%.

Trang 7

Năm 2010, Vốn đầu tư phát triển do địa phương quản lý dự kiến đạt 21.075 tỷ đồng, bằng

87,7% so với cùng kỳ Về huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Hà Nội thu hút được278 dự án với vốn đầu tư đăng ký khoảng 290 triệu USD.

Dự kiến cả năm 2010, tổng mức và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng 30,5% so với năm 2009, trong đó tổng mức bán lẻ tăng 31,2% Chỉ số giá tiêu dùng 12 tháng năm 2010

tăng 9,56% so với 12 tháng năm ngoái, chỉ số giá vàng tăng 37,02%, chỉ số giá Đôla Mỹ tăng 7,44% Tốc độ tăng giá bình quân 1 tháng trong năm 2010 là 0,95%.

Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội năm 2010 tăng 26,3% so với năm ngoái, trong đó xuất khẩu địa phương tăng 30,8% Kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn Hà Nội dự kiến

tăng 12%, trong đó nhập khẩu địa phương tăng 3,8%.

Năm 2010, khách Quốc tế đến Hà Nội là 1.227,5 ngàn lượt khách, tăng 20,5% so cùng kỳ; khách nội địa là 7.392,4 ngàn lượt khách, tăng 10%; doanh thu khách sạn lữ hành tăng 26,9%.Dự kiến có 354,2 nghìn thuê bao điện thoại thu cước tăng thêm trong năm 2010, 139,1 nghìn thuê bao Internet phát triển mới Doanh thu bưu chính viễn thông tăng 32,6% so năm trước.

So với năm ngoái, giá trị sản xuất nông lâm thuỷ sản năm 2010 tăng 8,78% Tổng diện

tích gieo trồng cây hàng năm toàn Thành phố là 317.576 ha, vụ đông xuân trồng được 193.752 ha Vụ mùa toàn Thành phố trồng được 123.823 ha.

Theo kết quả điều tra chăn nuôi thời điểm 1/10/2010, đàn trâu toàn Thành phố hiện có 26.900 con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 1.451 tấn Tổng đàn lợn hiện có 1.625.165con, số lợn xuất chuồng trong năm là 4.120.207 con, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 308.217 tấn.

Năm 2010 diện tích rừng trồng mới ước đạt 296 ha, tăng 6,9% cùng kỳ Diện tích rừng được chăm sóc 627,2 ha, diện tích rừng được giao khoán, bảo vệ 5.545,6 ha, số cây trồng phân tán ước đạt 753 ngàn cây Sản lượng gỗ khai thác ước đạt 10 037 m3 , tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2009 và đều được khai thác từ rừng trồng.

Theo kết quả điều tra thuỷ sản 1/11/2010 của các huyện, quận, thị xã: Diện tích nuôi trồngthuỷ sản toàn Thành phố đạt 20.554,5 ha, tăng 5,3% so cùng kỳ Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng đạt 56.734,8 tấn, tăng 36,76% so với cùng kỳ Tổng sản lượng thuỷ sản khai thác năm nay đạt 2.653,1 tấn, giảm 7,72% so cùng kỳ.

Ước tính dân số trung bình năm 2010 toàn thành phố có 6.611,7 ngàn người tăng 2,1% so với năm 2009, trong đó nam có 3.248,6 ngàn người chiếm 49,13%, nữ có 3.363,1 ngàn người chiếm 50,87% Nhìn chung dân số khu vực nội thành và khu vực thành thị đều tăngso với năm 2009 từ 2,5% đến 2,8%, trong khi dân số ngoại thành và khu vực nông thôn chỉ tăng từ 1,6% đến 1,9% Tỷ suất sinh thô ước tính năm 2010 là 16,75‰ giảm so với

năm 2009 (17,15‰) là 0,04‰.

Năm 2010 qua kết quả tổng hợp nhanh của hai kỳ điều tra lao động việc làm, tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên có việc làm chiếm 66,50% Theo kết quả của điều tra doanh nghiệp thời điểm 1/12/2009 có 48.481 doanh nghiệp được điều tra với 1.609.705 lao độngbình quân 1 doanh nghiệp sử dụng 33,2 lao động tăng 1 lao động so với đầu năm 2008.Tỷ lệ thất nghiệp được tổng hợp nhanh từ 2 kỳ điều tra lao động việc làm năm 2010 là 2,11% giảm so với 1/4/2009 hơn 1% Thành phố đã giải quyết cho 135.800 lượt người có việc làm, đạt 100,6% so với kế hoạch Theo kết quả sơ bộ của 2 kỳ khảo sát mức sống, thu nhập bình quân đầu người so với năm 2008 tăng trên 60%.

Hà Nội hiện có 2.363 trường, có với 39.442 lớp, 1.355.216 học sinh và 72.924 giáo viên các cấp học, ngành học Thành phố hiện có 50 trường Đại học, 27 trường Cao đẳng và 52 trường Trung học chuyên nghiệp.

Tổng thu ngân sách trên địa bàn dự kiến cả năm 2010 đạt 100.000 tỷ đồng, vượt 12,7% dựtoán năm, tăng 17% so năm 2009, trong đó thu nội địa là 87.560 tỷ đồng Tổng chi ngân

Trang 8

sách địa phương năm 2010 là 40.037 tỷ đồng, vượt 14,9% dự toán, giảm 13,2% so năm trước, trong đó chi thường xuyên là 17.905 tỷ đồng; chi xây dựng cơ bản là 16.922 tỷ đồng.Tổng nguồn vốn huy động đến hết tháng Mười hai năm 2010 là 750.704 tỷ đồng, tăng 1,48% so tháng trước và tăng 28,21% so cùng kỳ năm 2009 Tổng dư nợ cho vay đếncuối tháng Mười hai năm 2010 đạt 475.356 tỷ đồng, tăng 26,12% so cùng kỳ năm trước, trong đó dư nợ ngắn hạn tăng 1,8% và 28,45%, dư nợ trung và dài hạn tăng 1,5% và 23,05%

Quý I năm 2011, kinh tế Thủ đô có nhiều thuận lợi do tăng trưởng kinh tế năm 2010 phục hồi tạo điều kiện cho năm 2011, an sinh xã hội được bảo đảm, trật tự an toàn được giữ vững Bên cạnh đó, Hà Nội tiếp tục nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương; Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XV, Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội thành công đã tạo được sức mạnh, niềm tin trong các tầng lớp nhân dân và doanh nghiệp Tuy nhiên, khó khăn, thách thức cũng còn rất lớn như: Kinh tế thế giới biến động, thị trường tài chính toàn cầu có những lúc bất ổn, thảm họa về thiên tai và môi trường ở Nhật Bản… Ở trong nước, GDP quý I/2011 thấp hơn năm trước, giá cả, lạm phát, tỷ giá ngoại tệ…có nhiều biến động…

Đối với Hà Nội, mặc dù điều kiện thực hiện nhiệm vụ gặp rất nhiều khó khăn liên quan đến các mặt trên, nhưng Thành phố đã tập trung lãnh đạo thực hiện đồng bộ và có hiệu quả nhiệm vụ trọng tâm đề ra, nổi bật là: Kinh tế có mức tăng trưởng khá cao, ước đạt 9,2% so với cùng kỳ, cao hơn cùng kỳ của quý I/2009 và 2010.

Vốn đầu tư nước ngoài vào Hà Nội;Tin từ Cục Thống kê thành phố Hà Nội, trong 3 tháng đầu năm, đã có 427,7 triệu USD được đầu tư vào thành phố Hà Nội Đây là số vốn FDI cho 57 dự án trên địa bàn, tăng 18,8% về số dự án và gấp 19,7 lần về vốn đầu tư so cùng kỳ năm trước Trong 57 dự án này (chưa bao gồm Khu công nghệ cao Hòa Lạc), có 47 dự án là thuộcdiện cấp mới với số vốn đầu tư đăng ký là 28,93 triệu USD, 10 dự án thuộc diện tăng vốn với

số vốn đăng ký lên tới 400,56 triệu USD

III KẾT LUẬN

Nhìn chung, mặc dù còn một số hạn chế, yếu kém và phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng với tinh thần nỗ lực phấn đấu cao của các cấp, ngành và toàn thể nhân dân, thành phố Hà Nội đã hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008,2009,2010 và đang phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu trong năm 2011, nhiều chỉ tiêu đạt mức tăng cao, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững Môi trường đầu tư và sản xuất kinh doanh tiếp tục được cải thiện Kinh tế tiếp tục tăng trưởng tốt Kỷ cương văn minh đô thị, môi trường xã hội được tăng cường Văn hóa xã hội đã thu được một số kết quả quan trọng, tích cực chuẩn bị và tổ chức thành công kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội Thành phố đã chuẩn bị chu đáo, tổ chức thành công bầu cử Quốc hội khoá XII Quan hệ hợp tác với các địa phương trong nước và ngoài nước được tăng cường, mởrộng.

Tài liệu tham khảo

Nguồn: Trích Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội Tháng 12 năm 2010- Cục Thống kê TP Hà Nội

Một số trang web

http://www.itaexpress.com.vn/tin_ita/kinh_t/trong_n_c/tinh_hinh_kinh_t_xa_h_i_ha_ninam_2008

NewsID=749 kiem-che-lam-phat-on-dinh-kinh-te-vi-mo.htm

Ngày đăng: 10/12/2012, 09:16

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

“Tìm hiểu về tình hình Kinh tế-Xã hội của  Thành Phố Hà Nội” - Tìm hiểu về tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội
m hiểu về tình hình Kinh tế-Xã hội của Thành Phố Hà Nội” (Trang 1)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w