1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu về Các công cụ chính sách tiền tệ của Ngân Hàng Trung Ương

39 1,2K 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 309,5 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 1. Những vấn đề cơ bản về các công cụ của chính sách tiền tệ. 2 1.1. Tổng quan về Ngân Hàng trung ương. 2 1.1.1. Quá trình hình thành và đặc thù của Ngân Hàng trung ương. 2 1

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Những vấn đề cơ bản về các công cụ của chính sách tiền tệ 2

1.1 Tổng quan về Ngân Hàng trung ương 2

1.1.1 Quá trình hình thành và đặc thù của Ngân Hàng trung ương 2

1.1.2 Chức năng của Ngân Hàng trung ương 4

1.1.3 Là Ngân hàng của nhà nước 6

1.2 Các công cụ của chính sách tiền tệ 7

1.2.1 Tổng quan về chính sách tiền tệ 7

1.2.2 Các công cụ của chính sách tiền tệ 14

1.2.2.1 Công cụ tái cấp vốn 15

1.2.2.2 Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc 16

1.2.2.3 Công cụ nghiệp vụ thụ trường mở 18

1.2.2.4 Công cụ lãi suất 19

1.2.2.5 Công cụ hạn mức tín dụng 21

2 Thực trạng các công cụ chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam 23

2.1 Giới thiệu về Ngân hàng nhà nước Việt Nam 23

2.2 Phân tích thực trạng sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ ở Việt Nam thời gian qua 28

2.2.1 Công cụ lãi suất 28

3.2.3 công cụ lãi suất 36

3.2.4 Công cụ nghiệp vụ thị trường mở: 36

KẾT LUẬN 38

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Kinh tế thị trường về thực chất là nền kinh tế có mối quan hệ mật thiếthay có thể gọi đó là nền kinh tế tiền tệ Trong đó, chính sách tiền tệ luôn giữmột vai trò quan trọng, đó là một trong những công cụ quản lỳ kinh tế vĩ môquan trọng nhất của nhà nước bên cạnh chính sách tài khóa, chính sách thunhập, chính sách kinh tế đối ngoại.

Như chúng ta đã biết, Ngân hàng trung ương là một cơ quan thuộc bộmáy nhà nước, được độc quyền phát hành giấy bạc và thực hiện chức năngquản lý nhà nước về hoạt động tiền tệ, tín dụng và ngân hàng, vơí mục tiêu cơbản là ổn định giá trị đồng tiền, duy trì sự ổn định trong hoạt động của hệthống Ngân hàng Do đặc thù như vậy, nên Ngân Hàng Trung Ương nắm giữmột trong những công cụ quan trọng nhất để quản lí nền kinh tế vĩ mô, đó làchính sách tiền tệ Ngân Hàng Trung Ương sử dụng chính sách tiền tệ nhằmgây ra sự mở rộng hay thắt chặt lại trong việc cung ứng tiền tệ,để ổn định giátrị đồng bản tệ, đưa sản lượng và việc làm của quốc gia đến mức mong muốn.Chính sách tiền tệ là hoạt động cơ bản, chủ yếu nhất của Ngân Hàng TrungƯơng,các hoạt động khác của Ngân Hàng Trung Ương đều nhằm thực thichính sách tiền tệ thật tốt, để đạt được các mục tiêu đã đề ra Đối với nhữngnước đang phát triển như Việt Nam hiện nay, việc sử dụng chính sách tiền tệmột cách có hiệu quả là vô cùng quan trọng và hoạt động này có tầm ảnhhưởng rất lớn đến con đường phát triển kinh tế của nước ta Vậy, việc nghiêncứu chính sách tiền tệ và các công cụ chủ yếu của chính sách này trong giaiđoạn hiện nay là rất cần thiết, đó cũng là lí do em lựa chọn đề tài:

“Tìm hiểu về Các công cụ chính sách tiền tệ của Ngân Hàng Trung Ương”

Trang 3

1 Những vấn đề cơ bản về các công cụ của chính sách tiền tệ.

1.1 Tổng quan về Ngân Hàng trung ương.

1.1.1 Quá trình hình thành và đặc thù của Ngân Hàng trung ương.

a/ Quá trình hình thành Ngân Hàng trung ương.

Trong thời kì đầu hoạt động, các ngân hàng thực hiện đồng thời cácnghiệp vụ:nhận tiền gửi và cho vay với khách hàng,phát hành các kì phiếu củamình vào lưu thông,thực hiện các dịch vụ ngân hàng như thanh toán,chuyểntiền

Từ thế kỉ XVIII,nhà nước của các quốc gia bắt đầu can thiệp vào hoạtđộng của hệ thống ngân hàng bằng cách hạn chế số lượng ngân hàng đượcphát hành kì phiếu ngân hàng.Đến thế kỉ XIX,ở các nước phát triển đã ra đờicác đạo luật chỉ cho phép một ngân hàng duy nhất phát hành tiền,còn cácngân hàng đơn thuần chỉ kinh doanh tiền tệ và các nghiệp vụ ngân hàng.Điểnhình là tại Anh vào năm 1844,nhà nước cấm các ngân hàng tư nhân phát hànhtiền và toàn bộ nghiệp vụ phát hành tiền tệ được tập trung vào ngân hàng AnhQuốc.Tại Pháp vào năm 1800 ngân hàng cổ phần tư nhân Pháp được thànhlập,đến năm 1803 được độc quyền phát hành giấy bạc tại Paris,đến năm 1848độc quyền phát hành giấy bạc ngân hàng trên toàn nước Pháp.

Đầu thế kỉ XX, ở các nước ngân hàng phát hành tiền đều thuộc sở hữu tưnhân, nhà nước không có điều kiện can thiệp các hoạt động kinh tế thông quatác động của tiền tệ.Khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929-1933 đã buộcchính phủ các nước tăng cương hơn nữa can thiệp của mình vào lĩnh vực kinhtế.Ngoài việc điều tiết nền kinh tế thông qua hệ thống luật pháp,chính sáchthuế nhà nước cần nắm lấy phương tiện cơ bản của kinh tế thị trường-tiền tệđể góp phần giải quyết tình trạng bất ổn trong nền kinh tế.Chính vì vầy,saukhủng hoảng 1929-1933, hầu hết các nước đã tiến hành quốc hữu hóa hoặcthành lập mới ngân hàng phát hành thuộc sở hữu nhà nước,nhằm nắm trọnquyền phát hành tiền tệ, qua đó điều tiết các hoạt động kinh tế vĩ mô.Cácnước lần lượt tiến hành quốc hữu.

Ngân hàng trung ương không chỉ thực hiện chức năng phát hành tiền tệvào lưu thông, mà còn thực hiện chức năng quản lí nhà nước về mặt tiền tệ,tín dụng ngân hàng.Tuy nhiên,ở một số nước ngân hàng phát hành khôngthuộc quyền sỏ hữu của nhà nước,nhưng hoạt động của nó vẫn mang tính chấtcủa một ngân hàng nhà nước và cơ quan quản lí cao nhất là do nhà nước bổnhiệm và miễn nhiệm.

b/ Đặc thù của Ngân Hàng Trung Ương

Trang 4

Tuy có nhiều tên gọi khác nhau như Ngân hàng trung ương, ngân hàngnhà nước, ngân hàng dự trữ liên bang nhưng chúng đều có tính chất chung,đó là một cơ quan thuộc bộ máy nhà nước, được độc quyền phát hành giấybạc ngân hàng và thực hiện chức năng quản lí nhà nước về hoạt động tiền tệ,tín dụng, ngân hàng, với mục tiêu cơ bản là ổng định giá trị đồng tiền, duy trìsự ổn định và an toàn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng Do tính chấtđó, NHTW nắm giữ một trong những công cụ quan trọng nhất để quản lí nềnkinh tế vĩ mô, đó là chính sách tiền tệ Bởi vậy, Ngân hàng trung ương có vịtrí đặc thù trong bộ máy quản lí và điều hành vĩ mô của nhà nước Cho đếnnay trên thế giới có hai mô hình tổ chức và quản lí của ngân hàng trung ương: Ngân hàng trung ương trực thuộc quốc hội,tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt

động của mình trước quốc hội.Với mô hình này ngân hàng trung ươngđược độc lập với chính phủ.Bởi lẽ,chính phủ là người thực thi chính sáchtài chính quốc gia,quản lí và điều hành chính sách nhà nước.Nếu ngânhàng trung ương trực thuộc chính phủ sẽ dễ bị chính phủ lạm dụng công cụphát hành tiền để bù đắp thiếu hụt của ngân sách nhà nước,dẫn đến lạmphát.Vào lúc đó,ngân hàng trung ương không thể chủ động trong việc thựcthi chính sách tiền tệ.với mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền.Mô hình này cóngân hàng dự trữ liên bang Hoa Kì,Ngân hàng dự trữ liên bang của cộnghòa liên bang Đức

 Ngân hàng trung ương trực thuộc chính phủ, tự chịu trách nhiệm về mọihoạt động của mình trước chính phủ.Chính phủ là người thực hiện chứcnăng điều hành và sử dụng các công cụ điều tiết vĩ mô.Vì vậy,để thực hiệncác chức năng của mình,chính phủ cần nắm lấy ngân hàng trung ương vàthông qua Ngân Hàng Trung Ương để tác động lên chính sách tiền tệ.Theomô hình này có ngân hàng Anh Quốc, Ngân hàng nhà nước Việt Nam

Như vậy,mỗi nước đều có ngân hàng trung ương thuộc sở hữu nhànước,hoặc một hệ thống các ngân hàng làm nhiệm vụ của ngân hàng trungương,nhưng đặt dưới sự điều hành của một hội đồng duy nhất do nhà nước bổnhiệm.Ngân hàng trung ương thực hiện chức năng quản lí nhà nước về tiềntệ,tín dụng,ngân hàng Nhưng nó khác với tính chất quản lí của các cơ quankhác trong bộ máy nhà nước Ngân hàng trung ương thực hiện chức năngquản lí không chỉ đơn thuần bằng các luật lệ, các biện pháp hành chính,màcòn thông qua các nghiệp vụ mang tính kinh doanh sinh lời Ngân hàng trungương có các khoản thu nhập từ tài sản của mình như: chứng khoán chínhphủ,cho vay chiết khấu, kinh doanh trên thị trường ngoại hối Hai mặt quảnlí và kinh doanh gắn chặt với nhau trong tất cả các hoạt động của ngân hàngtrung ương.Tuy nhiên,hoạt động kinh doanh chỉ là phương tiện để quản lí,tựnó không phải là mục đích của Ngân Hàng Trung Ương Hầu hết các khoản

Trang 5

thu nhập của ngân hàng trung ương,sau khi trừ các chi phí hoạt động,đều phảinộp vào ngân sách nhà nước.

1.1.2 Chức năng của Ngân Hàng trung ương.

a/ Phát hành giấy bạc và điều tiết lượng cung ứng tiền.

Đi liền với sự ra đời của NHTW thì toàn bộ việc phát hành tiền được tậptrung vào Ngân Hàng Trung Ương theo chế độ nhà nước độc quyền phát hànhtiền và nó trở thành trung tâm phát hành tiền của cả nước.Toàn bộ tiền mặtpháp định đều do NHTW phát hành theo chế độ độc quyền phát hành tiền củanhà nước.Tiền này có hiệu lực sử dụng bắt buộc trong toàn quốc gia như làphương tiện trao đổi.Vì tiền mặt được xem là loại tiền mạnh nhất trong hệthống tiền tệ,hơn nữa,thông qua nó tiền gửi có kì hạn và không kì hạn đượchình thành,cho nên hoạt động cung ứng tiền của NHTW tác động một cáchtrực tiếp đến độ tăng, giảm của tổng cung tiền tệ trong nền kinh tế,qua đó ảnhhưởng đến cả sản xuất và tiêu dùng.

Giấy bạc ngân hành do NHTW phát hành là phương tiện thanh toán hợppháp,làm chức năng phương tiện lưu thông và phương tiện thanh toán Dođó,việc phát hành tiền của NHTW có tác động trực tiếp đến tình hình lưuthông tiền tệ của đất nước.Để cho giá trị đồng tiền được ổn định,nó đòi hỏiviệc phát hành tiền phải tuân theo các nguyên tắc nghiêm ngặt Các nguyêntắc cơ bản cho việc phát hành tiền tệ đã từng được đặt ra là:

 Nguyên tắc phát hành tiền phải có vàng đảm bảo.Nguyên tắc này quyđịnh việc phát hành giấy bạc ngân hành vào lưu thông phải được đảmbảo bằng trữ kim hiện hữu trong kho của Ngân Hàng TrungƯơng.NHTW phải đảm bảo việc tự do đổi giấy bạc ra vàng theo luậtđịnh khi người có giấy bạc yêu cầu.Tuy nhiên, vận dụng nguyên tắcnày,mỗi nước lại có sự co giãn về mức độ bảo đảm vàng khácnhau,điều này còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị mỗi nước. Nguyên tắc phát hành giấy bạc ngân hàng thông qua cơ chế tín

dụng,được bảo đảm bằng giá trị hàng hóa và dịch vụ.Theo cơ chếnày,việc phát hành giấy bạc không nhất thiết phải có vàng đảm bảo,màphát hành thông qua cơ chế tín dụng ngắn hạn,trên cơ sở có bảo đảmbằng giá trị hàng hóa, công tác dịch vụ,thể hiện trên kì phiếu thươngmại và các chứng từ nợ khác có khả năng hoán chuyển thành tiền theoluật định.Đó là tín dụng của NHTW,được thực hiện bằng phương thứctái cấp vốn đối với các ngân hàng thương mại.Việc phát hành giấy bạcngân hang theo nguyên tắc này,một mặt nó xuất phát từ nhu cầu tiền tệphát sinh do sự tăng trưởng kinh tế,mặt khác tạo ra khả năng để ngânhàng để NHTW thực hiện việc kiểm soát khối lượng tiền cung ứng theoyêu cầu chính sách tiền tệ.

Trang 6

Ngày nay,trong điều kiện lưu thông giấy bạc ngân hàng không được tựdo chuyển đổi ra vàng theo luật định,các nước trên thế giới đều đổi sang chếđộ phát hành thông qua cơ chế tái cấp vốn cho các ngân hàng và hoạt độngtrên thị trường mở của Ngân Hàng Trung Ương Đồng thời trên cơ sở độcquyền phát hành tiền, NHTW thực hiện việc kiểm soát khối lượng tiền cungứng được tạo ra từ các ngân hành thương mại,bằng quy chế dự trữ bắt buộc,lãi suất chiết khấu

Như vậy NHTW không chỉ độc quyền phát hành tiền tệ mà còn quản lívà điều tiết lượng tiền cung ứng, thực hiện chính sách tiền tệ, đảm bảo ổnđịnh giá trị đối nội và giá trị đối ngoại của đồng bản tệ.

b/ Là Ngân Hàng của của các Ngân Hàng.

Là ngân hàng của các ngân hàng, Ngân Hàng Trung Ương thực hiện mộtsố nghiệp vụ sau:

- Mở tài khoản tiền gửi và bảo quản dự trữ tiền tệ cho các ngân hàng vàtổ chức tín dụng

Trong hoạt động kinh doanh của mình, các ngân hàng và ác tổ chức tíndụng đều phải mở tài khoản tiền gửi và gửi tiền vào Ngân Hàng TrungƯơng,gồm có hai loại sau:

 Tiền gửi thanh toán: Đây là khoản tiền gửi của các ngân hàng tạiNHTW nhằm đảm bảo nhu cầu chi trả trong thanh toán giữa các ngânhàng và cho khách hàng.

 Tiền gửi dự trữ bắt buộc: Khoản tiền dự trữ này áp dụng đối với cácngân hàng và các tổ chức tín dụng có huy động tiền gửi của côngchúng.Mức tiền dự trữ này được NHTW quy định bằng một tỉ lệ nhấtđịnh so với tổng số tiền gửi của khách hàng.Đây là một công cụ củaNgân Hàng Trung Ương trong việc thực thi chính sách tiền tệ.Do vậy,dự trữ bắt buộc này sẽ thay đổi theo yêu cầu chính sách tiền tệ trongtừng thời kì.

- Cho vay đối với các ngân hàng và tổ chức tín dụng

 Ngân Hàng Trung Ương cấp tín dụng cho ngân hàng và các tổ chức tíndụng nhằm đảm bảo cho nền kinh tế đủ phương tiện thanh toán cầnthiết cho từng thời kì nhất định Mặt khác, thông qua việc cấp vốn vàlãi suất tín dụng để điều tiết lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế theoyêu cầu của chính sách tiền tệ.

 Trong qua trình hoạt động của mình, các ngân hàng thương mại và cáctổ chức tín dụng sử dụng vốn tập trung, huy động được để cho vay vớinền kinh tế Khi xuất hiện nhu cầu tiền làm phương tiện thanh toán, cácngân hàng này được NHTW cấp tín dụng theo các điều kiện nhất định,

Trang 7

phù hợp yêu cầu chính sách tiền tệ Như vậy về thực chất là NHTWthực hiện cung ứng tiền tệ theo nhu cầu đòi hỏi của nền kinh tế, thôngqua việc tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại và các tổ chức tíndụng khác bằng nghiệp vụ chiết khấu và tái chiết khấu.

- Ngân Hàng Trung Ương là trung tâm thanh toán của hệ thống ngânhàng và các tổ chức tín dụng

 Thanh toán từng lần: Mỗi khi có nhu cầu thanh toán,các ngân hàng gửicác chứng từ thanh toán đến Ngân Hàng Trung Ương, yêu cầu trích từtài khoản của mình để trả cho bên thụ hưởng.

 Thanh toán bù trừ: Ngân Hàng Trung Ương là trung tâm tổ chức thanhtoán bù trừ giữa các ngân hàng, kể cả kho bạc nhà nước Việc thanhtoán bù trừ được tiến hành giữa các ngân hàng theo định kì hoặc cuốimỗi ngày làm việc Việc thanh toán dựa trên cơ sở trao đổi các chứngtừ thanh toán nợ kèm theo bảng kê khai thanh toán bù trừ của các ngânhàng hoặc thực hiện bù trừ thông qua hệ thống vi tính, số dư cuối cùngđược thanh toán bằng cách trích tài khoản tiền gửi của người phải trảnợ tại Ngân Hàng Trung Ương.

1.1.3 Là Ngân hàng của nhà nước.

Nói chung, Ngân Hàng Trung Ương là ngân hàng thuộc sở hữu nhànước, được thành lập và hoạt động theo pháp luật.Ngân Hàng Trung Ươngvừa thực hiện chức năng quản lí về mặt nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ, tíndụng, ngân hàng vừa thực hiện chức năng là ngân hàng của nhà nước Ở đây,NHTW thực hiện các nghiệp vụ chủ yếu sau:

a) Ngân Hàng Trung Ương là cơ quan quản lí về mặt nhà nước các hoạtđộng của hệ thống ngân hàng bằng pháp luật

 Xem xét,cấp và thu hồi giãy phép hoạt động cho các ngân hàng vàcác tổ chức tín dụng.

 Kiểm soát tín dụng thông qua cơ chế tái cấp vốn và tỉ lệ dự trữ bắtbuộc.

 Quy định các thể chế nghiệp vụ, các hệ số an toàn trong quá trìnhhoạt động cho các ngân hàng và tổ chức tín dụng.

 Thanh tra và kiểm soát các hoạt động của toàn hệ thống ngânhàng.áp dụng các chế tài trong các trường hợp vi phạm pháp luật,nhằm đảm bảo cho cả hệ thống ngân hàng hoạt động ổn định, antoàn và có hiệu quả.

 Quyết định đình chỉ hoạt động hoặc giải thể đối với các ngân hàngvà tổ chức tín dụng trong các trường hợp vi phạm nghiêm trọngpháp luật hoặc mất khả năng thanh toán.

Trang 8

b) Ngân Hàng Trung Ương có trách nhiệm đối với kho bạc nhà nước

 Mở tài khoản, nhận và trả tiền gửi của kho bạc nhà nước.

 Tổ chức thanh toán cho kho bạc nhà nước trong quan hệ thanh toán chocác ngân hàng.

 Làm đại lí cho kho bạc nhà nước trong một số nghiệp vụ. Bảo quản dự trữ quốc gia về ngoại hối, các chứng từ có giá. Cho ngân sách nhà nước vay khi cần thiết

c) Ngân Hàng Trung Ương thay mặt nhà nước trong quan hệ với nướcngoài trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và ngân hàng

 Kí kết các hiệp định về tiền tệ, tín dụng, Ngân hàng với nước ngoài. Đại diện cho nhà nước tại các tổ chức tài chính quốc tế mà nước đó là

thành viên như IMF, WB, ADB

1.2 Các công cụ của chính sách tiền tệ.

1.2.1 Tổng quan về chính sách tiền tệ.

a/ Vị trí và nhiệm vụ của chính sách tiền tệ:

- Vị trí: Ngân Hàng Trung Ương sử dụng chính sách tiền tệ nhằm gây ra

sự mở rộng hay thắt chặt lại trong việc cung ứng tiền tệ,để ổn định giá trịđồng bản tệ,đưa sản lượng và việc làm quốc gia đến mức mong muốn Trongmột quãng thời gian nhất định nào đó, chính sách tiền tệ của một quốc gia cóthể được hoạch định một trong hai hướng sau đây:

 Chính sách tiền tệ mở rộng, nhằm tăng lượng tiền cung ứng, khuyến khíchđầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo việc làm Trường hợp này chínhsách tiền tệ chống suy thoái kinh tế, chống thất nghiệp.

 Chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm giảm lượng tiền cung ứng, hạn chế đầutư, kìm hãm sự phát triển quá đà của nền kinh tế Trường hợp này, chínhsách tiền tệ chống lạm phát.

Chính sách tiền tệ là hoạt động cơ bản, chủ yếu nhất của NHTW Có thểcoi chính sách tiền tệ là xuyên suốt trong mọi hoạt động của Ngân HàngTrung Ương.

- Nhiệm vụ: Chính sách tiền tệ, một mặt là cung cấp đủ phương tiện

thanh toán cho nền kinh tế ( lượng tiền cung ứng), mặt khác phải giữ ổn địnhcho giá trị đồng bản tệ Để thực hiên được điều đó, thông thường trên thế giới,việc xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ được giao cho Ngân HàngTrung Ương Có một số nước, việc xây dựng chính sách tiền tệ có thể do mộtcơ quan khác, nhưng thực hiện chính sách tiền tệ vẫn là Ngân Hàng TrungƯơng Tuy nhiên, ở lĩnh vực này Ngân Hàng Trung Ương cần độc lập nhấtđịnh với chính phủ.

Trang 9

b/ Khái niệm và đặc trưng của chính sách tiền tệ

- Khái niệm: Hoạt động của ngân hàng liên quan đến sự ổn định hay thay

đổi của tiền tệ về lưu lượng, chi phí và giá trị, dẫn đến sự tác động vào giá cảhàng hóa và giá trị tài sản, thu nhập của nhân dân, làm chuyển biến mức sốngcủa họ theo hai hướng: khó khăn, đắt đỏ hay thuận lợi, tiện nghi Vì vậy, đểđạt được sự biến động về đời sống và sinh hoạt kinh tế của cả cộng đồng,người ta có thể bắt đầu bằng tác động vào tiền tệ Mối quan hệ đó đã làm chonhững biến động về tiền tệ được gọi là “Chính Sách Tiền Tệ” Tùy theo trìnhđộ phát triển kinh tế, thể chế chính trị và giác độ nghiên cứu, người ta phânbiệt chính sách tiền tệ theo nghĩa rộng và theo nghĩa thông thường, chính sáchtiền tệ của Ngân Hàng Trung Ương và chính sách tiền tệ quốc gia.

Chính sách tiền tệ theo nghĩa rộng là chính sách điều hành toàn bộ khốilượng tiền trong nền kinh tế nhằm phân bổ một cách hiệu quả nhất các nguồntài nguyên nhằm thực hiện các, mục tiêu tăng trưởng, cân đối kinh tế trên cơsở đó ổn định giá trị đồng tiền quốc gia.

Chính sách tiền tệ theo nghĩa hẹp là chính sách đảm bảo sao cho khốilượng tiền cung ứng tăng thêm trong một năm tương ứng với mức tăng trưởngkinh tế và chỉ số lạm phát(nếu có) nhằm ổn định giá trị của đồng tiền, gópphần thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô.

Chính sách tiền tệ quốc gia là tông thể các biện pháp của Nhà Nước phápquyền nhằm cung ứng đầy đủ các phương tiện thanh toán cho nền kinh tế pháttriển, trên cơ sở đó ổn định giá trị đồng tiền quốc gia.

Chính sách tiền tệ của NHTW là tổng thể tất cả các biện pháp màNHTW sử dụng nhằm điều tiết khối lượng tiền tệ, tín dụng, ổn định tiền tệ,góp phần đạt được các mục tiêu của chính sách kinh tế.

Dù quan niệm theo nghĩa nào, chính sách tiền tệ đều nhằm mục đích ổnđịnh giá trị tiền tệ, góp phần thực hiện các mục tiêu của các chính sách kinhtế, chính sách tiền tệ là một bộ phận các chính sách kinh tế Nhà Nước để thựchiện vai trò quản lí vĩ mô với nền kinh tế.

Điều 2, luật Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam quy định: “ chính sách tiềntệ quốc gia là một bộ phận của chính sách kinh tế - tài chính của Nhà Nướcnhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, góp phần thúc đẩy pháttriển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống củanhân dân.

- Đặc Trưng:

- Chính sách tiền tệ là một bộ phận hữu cơ cấu thành chính sách tài

chính quốc gia: Trong tổng thể các chính sách kinh tê - tài chính của một

Trang 10

quốc gia, mỗi chính sách đều có một vị trí và vai trò riêng Trong đó, chínhsách tiền tệ luôn được coi là có vị trí trung tâm, gắn kết các chính sách lại vớinhau Có quan niệm cho rằng, mức độ tiền tệ hóa cao hay thấp của một nềnkinh tế phản ánh trình độ phát triển kinh tế của nước ấy Do đó, tiền tệ đãthâm nhập và trở thành một yếu tố hết sức quan trong trong mọi nền kinh tế.Chính vì vậy, chính sách tiền tệ phải là một bộ phận trung tâm của mọi chínhsách kinh tế - tài chính quốc gia Luật NHNN Việt Nam khẳng định: “ chínhsách tiền tệ là một bộ phận của chính sách kinh tế – tài chính của Nhà Nước.Với chính sách tài chính quốc gia, bên cạnh chính sách tài chính tiền tệ, còncó các chính sách khác như chính sách ngân sách, chính sách tài chính doanhnghiệp, chính sách kinh tề đối ngoại, chính sách thu nhập

- Chính sách tiền tệ là công cụ kinh tế vĩ mô: Để đạt được các mục tiêu

kinh tế đã hoạch định, chính phủ cần sử dụng một hệ thống công cụ Trongchính sách kinh tế có 4 chính sách thông dụng được sử dụng là: chính sách tàikhóa, chính sách tiền tệ, chính sách kinh tế đối ngoại và chính sách thu nhập.

Chính sách tiền tệ dùng để thay đổi lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế,từ đó tác động đến lãi suất, tác động đến đầu tư và ảnh hưởng đến sản xuất,lưu thông hàng hóa, và do vậy chính sách tiền tệ là một chính sách thuộc tầmvĩ mô.

- NHTW là cơ quan đề ra và vận hành chính sách tiền tệ: Do chính

sách tiền tệ luôn hướng vào việc thay đổi lượng tiền cung ứng nên chủ thể nàothực hiện chức năng phát hành tiền và điều hòa lưu thông tiền tệ thì chính chủthể đó phải trực tiếp vạch ra và thực thi chính sách tiền tệ Chủ thể đó khôngai khác là NHTW Đối với Việt Nam, mặc dù thẩm quyền quyết định dự ánchính sách tiền tệ là Quốc Hội, nhưng NHNN có trách nhiệm xây dựng dự ánchính sách tiền tệ quốc gia để chính phủ xem xét trình Quốc Hội và là cơquan trực tiếp tổ chức thực hiện dự án chính sách tiền tệ sau khi được phêduyệt.

- Mục tiêu tổng quát của Chính Sách Tiền Tệ là ổn định giá trị đồngtiền và góp phần thực hiện một số mục tiêu kinh tế vĩ mô khác: Bất kì một

nền kinh tế nào, vai trò ổn định của tiền tệ và nâng cao sức mua của đồng tiềntrong nước cũng luôn được coi là mục tiêu có tính chất dài hạn Trên cơ sởthực thi chính sách tiền tệ, nhằm tác động đến lượng tiền cung ứng để từ đótác động đến hàng loạt các yếu tố khác trong nền kinh tế như lãi suất, lạmphát, đầu tư, việc làm ổn định giá trị đồng tiền là mục tiêu trọng tâm củachính sách tiền tệ Có ổn định được tiền tệ thì mới khuyến khích tiết kiệm, cótiết kiệm mới có đầu tư, và có đầu tư mới có tăng trưởng kinh tế, giảm thấtnghiệp

Trang 11

c/ Mục tiêu và nội dung của chính sách tiền tệ:

- Mục tiêu của chính sách tiền tệ:

Kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng bản tệ: Trong điều kiện lưuthông tiền vàng hay tiền giấy tự do đổi ra vàng, thì giá trị tiền tệ luôn được ổnđịnh, do cơ chế tự phát của tiền vàng Trong điều kiện lưu thông tiền giấykhông được tự do chuyển đổi ra vàng, lạm phát luôn là khả năng tiềm tàng,thậm chí khó tránh khỏi Lúc này với chức năng của mình, NHTW luôn coiviệc kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền là mục tiêu hàng đầu củachính sách tiền tệ ổn định giá cả là điêu luôn được mong muốn, bởi lẽ, nếugiá cả tăng sẽ gây tình trạng khó khăn trong cuộc sống cho một bộ phận ngườilao động, mất ổn định nền kinh tế - xã hội Tình trạng đó gây khó khăn choviệc hoạch định các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội, gây ra sự xung độtquyền lợi giữa một số nhóm dân cư Do vậy, kiểm soát lạm phát nhằm ổnđịnh giá cả hàng hóa và dịch vụ là tiền đề cho phát triển kinh tế lâu dài, bảođảm ổn định đời sống cho người lao động Thông qua chính sách tiền tệ,NHTW có thể góp phần quan trọng trong kiểm soát lạm phát Nếu chính sáchtiền tệ của NHTW nhằm mở rộng cung ứng tiền tệ thì giá cả hàng hóa và dịchvụ sẽ tăng lên, tất yếu dẫn đến tình trạng lạm phát Ngược lại, chính sách tiềntệ NHTW nhằm thắt chặt lượng tiền cung ứng thì sẽ làm cho giá cả hàng hóadịch vụ giảm xuống và như vậy tỉ lệ lạm phát giảm xuống Kiểm soát lạmphát được biểu hiện trước hết ở việc ổn định giá trị đối nội của động tiền, tứclà sức mua của nó đối với hàng hóa, dịch vụ trong thị trường trong nước Mặtkhác, nó còn được biểu hiện sự ổn định giá trị đối ngoại cảu đồng tiền, đượcđo bằng tỉ giá hối đoái thả nổi Trong nền kinh tế mở, cùng với sự phát triểncủa thương mại quốc tế, tỉ giá đồng tiền trở thành mối quan tâm của các quốcgia, chính vì một sự tăng lên trong giá trị đồng bản tệ so với ngoại tệ sẽ hạnchế cạnh tranh trên thị trường quốc tế, hạn chế xuất khẩu Ngược lại giá trịđồng bản tệ giảm xuống so với ngoại tệ sẽ khuyến khích xuất khẩu, hạn chếnhập khẩu Giá trị đối nội và đối ngoại của đồng bản tệ có quan hệ mật thiếtvới nhau Muốn ổn định tiền tệ và phát triển kinh tế - xã hội, nhà nước phải cóbiện pháp ổn định giá cả hàng hóa, dịch vụ trong nước và ổn định tỉ giá hốiđoái Tuy nhiên, theo đuổi mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền cũng không đồngnghĩa với tỉ lệ lạm phát bằng không Bởi lẽ, trong thực tế, để giảm được tỉ lệlạm phát thì thường phải chấp nhận một tỉ lệ thất nghiệp gia tăng nhất địnhnào đó Trong các chính sách kinh tê vĩ mô của nhà nước, không thể có đượcmột sự ổn định giá trị đồng tiền, khi nền kinh tế đang có một tỉ lệ thất nghiệpquá cao.

Tạo việc làm: Việc làm cho người lao động luôn là một vần đề quantrọng đối với bất kì quốc gia nào trên thế giới Nếu có thất nghiệp sẽ đẩy

Trang 12

người lao động và gia đình của họ đến kho khăn về tài chính, và sẽ là nguyênnhân gây nên tệ nạn xa hội, không những thế, cón dẫn đến việc lãng phí tàinguyên như nhà máy thiết bị và làm cho GDP giảm xuống Thông qua chínhsách tiền tệ có thể tác động đến việc làm, tỉ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế.Nếu chính sách tiền tệ của NHTW nhằm mở rộng lượng tiền cung ứng sẽ tạođiều kiện mở rộng đầu tư sản xuất, các doanh nghiệp và nền kinh tế cần nhiềulao động hơn, công ăn việc làm cao, tỉ lệ thất nghiệp thấp Ngược lại, cungứng tiền tệ giảm sẽ dẫn đến thu hẹp các hoạt động sản xuất, kinh doanh, cácdoanh nghiệp và nhà nước cần ít lao động hơn, công ăn việc làm giảm, tỉ lệthất nghiệp tăng Tuy nhiên, theo đuổi mục tiêu công ăn việc làm cao khôngđồng nghĩa với mức tỉ lệ thất nghiệp bằng không mà ở mức tỉ lệ thất nghiệp tựnhiên Trong thực tế, một số người thất nghiệp là có lợi cho nền kinh tế, đó làkhi người lao động quyết định đi tìm một công việc khác tốt hơn, phù hợphơn, thì người lao động đó bị thất nghiệp trong thời gian đi tìm việc làm.Hoặc một số người lao động tự nguyện rời bỏ công việc của mình đẻ theođuổi các hoạt động khác như học tập, du lịch và khi họ quyết định gia nhậptrở lại thị trường lao động, họ sẽ mất thời gian để tìm được công việc như ý.Mặt khác, thông thường để có một tỉ lệ thất nghiệp thấp thì phải chấp nhậnmột tỉ lệ lạm phát gia tăng nhất định, hai mục tiêu này luôn triệt tiêu nhautrong quá trình thực hiện chính sách tiền tệ.

Tăng trưởng kinh tế: Mục tiêu tăng trưởng kinh tế luôn gắn với mục tiêuviệc làm cao Chính sách tiền tệ có thể tác động đồng thời đến 2 mục tiêu này.Khi cung ứng tiền tệ tăng lên, trong ngắn hạn lãi suất tín dụng giảm sẽ khuyếnkhích đầu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh, nhà nước và doanh nghiệp cónhu cầu sử dụng lao động nhiều hơn, làm tăng sản lượng và tăng trưởng kinhtế Ngược lại, khi cung tiền tệ giảm, trong ngắn hạn lãi suất tăng sẽ hạn chếđầu tư, thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh, nhà nước và doanh nghiệp secần ít lao động hơn, làm cho mức sản lượng giảm, tăng trưởng kinh tế chậmlại.

Quan hệ giữa các mục tiêu: Nhìn tổng quát, thì các mục tiêu của chínhsách tiền tệ có quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau Điêuđó cho thấy, trong quá trình thực hiện chính sách tiền tệ không thể tuyệt đốihóa một mục tiêu nào, không thể giải quyết các mục tiêu độc lập trên tầm vĩmô Tuy nhiên, có nơi có lúc, trong thời gian ngắn có thể xảy ra sự xung đột,thậm chí triệt tiêu lân nhau giữa các mục tiêu Điều thường gặp và dễ thấynhất đó là sự mâu thuẫn giữa tỉ lệ lạm phát và thất nghiệp Tuy vẫn còn nhiềuquan niệm khác nhau, song nhìn chung, mục tiêu cơ bản của chính sách tiềntệ là ổn định giá trị đồng bản tệ, trên cơ sở đó để ổn định và phát triển kinh tế- xã hội Thực tiễn các nước phát triển theo cơ chế thị trường cho thấy, vậnhành chính sách tiền tệ, để đạt được các mục tiêu của nó cần có sự phối hợp

Trang 13

với các chính sách kinh tế vĩ mô khác Trước hết, phải phối hợp với chinhsách tài khóa trong quá trình thực thi chính sách tiền tệ Vì mục tiêu của chínhsách tài khóa là nhằm điều chỉnh thu nhập và chi tiêu của chính phủ, hướngnền kinh tế vào mức sản lượng và sử dụng nhân lực ở mức tiềm năng Songđiều đó còn phụ thuộc vào tình hình thu chi của ngân sách nhà nước Ngânsách nhà nước vững vàng là cơ sở cho quan trọng bậc nhất cho giá trị đồngbản tệ được ổn định Ngược lại, sự thiếu hụt ngân sách nhà nước, bất kể đượcbù đắp bằng con đường nào đều trực tiếp, gián tiếp làm cho đồng tiền mất ổnđịnh Thông thường chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ đều phát huy tácdụng của nó thông qua ảnh hưởng của nó với tổng cầu Trong khi đó, theo cơchế thị trường thì tiền lương và giá cả lại được quyết định bởi các yếu tố củathị trường Trong thực tế, chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ có thể cóthể làm tăng nhu cầu, giảm thất nghiệp, nhưng sẽ gia tăng lạm phát Giảiquyết mâu thuẫn này, cần có sự phối hợp chặt chẽ của chính sách phân phốithu nhập trong quá trình thực thi chính sách tiền tệ Đối với các nước kém vàđang phát triển, thường bội chi ngân sách nhà nước lớn và kéo dài, cán cânthanh toàn thâm hụt, tăng trưởng kinh tế chưa cao ở đó đòi hỏi phải có sự kếthợp chặt chẽ với chính sách kinh tế đối ngoại trong quá trinh thực thi chínhsách tiền tệ Đó phảI là một chính sách kinh tế mở, hướng xuất khẩu, mặtkhác phải tranh thủ tối đa trình độ khoa học công nghệ và kĩ thuật và mọinguồn vốn từ bên ngoài Trong đó đặc biệt là các quan hệ với các tổ chứckinh tế, tài chính quốc tế như Ngân Hàng Thế Giới, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế,Ngân Hàng Phát Triển Châu á

-Nội dung của chính sách tiên tệ: Chính sách tiền tệ là một bộ phận quan

trọng cấu thành chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước Do vậy việc xây dựngvà thực thi chính sách tài chính tiền tệ phải phục vụ đắc lực cho quá trình pháttriển nền kinh tế Quốc Gia cả ở trước mắt và tương lai Về thực chất, chínhsách tiền tệ hướng vào điều chỉnh mối quan hệ giữa tổng cung và tổng cầutiền tệ, giữa tiền và hàng trên 4 lĩnh vực quan trọng nhất: kiểm soát lượng tiềncung ứng, kiểm soát hoạt động tín dụng trong nền kinh tế, kiểm soát ngoạihối, kiểm soát việc tạm ứng cho ngân sách nhà nước.

- Kiếm soát cung ứng tiền tệ và điều hòa lưu thông tiền tệ: Việc xây

dựng và thực thi chính sách tiền tệ phải khống chế sao cho lượng tiền tệ cungứng trong một thời kì nhất định phải cân đối với mức tăng tổng sản phẩmquốc dân danh nghĩa và vòng quay tiền tệ trong thời kì đó Tuy nhiên, khốilượng tiền tệ tăng thêm hay giảm đi chỉ là tiền định lượng Điều quan trọng làNHTW phải theo dõi diễn biến của hoạt động kinh tế, của giá cả và tỉ giá hốiđoái, khuynh hướng chi tiêu của dân chúng, về mức độ hoạt động thanh toánbằng tiền mặt trong nền kinh tế Từ đó điều chỉnh kịp thời việc cung ứng tiền

Trang 14

sao cho khối lượng tiền tệ tăng hay giảm mà không làm tăng giá cả hoặc thiếuphương tiên thanh toán cho nền kinh tế.

- Kiểm soát hoạt động tín dụng: Khối lượng tín dụng mà ngân hàng

thương mai cung ứng cho nền kinh tế chủ yếu từ 3 nguồn sau: vốn tự có củangân hàng, vốn huy động từ các nguồn nhàn rỗi trong nền kinh tế, vay tái cấpvốn tại NHTW Khi ngân hàng cấp phát tín dụng sẽ diễn ra quá trình tạo tiềngửi và phát sinh bội số tín dụng Để điều tiết tín dụng và khối lượng tiên tệ,NHTW sẽ sử dụng một số công cụ như lãi suất, tỉ lệ dự trữ bắt buộc, nghiệpvụ thị trường mở Từ khối lượng tiền tệ có thể cung ứng thêm cho nền kinhtế, NHTW sẽ giành chủ yếu cho hoạt động tín dụng ngắn hạn phù hợp vớimức tăng trưởng kinh tế, có dự tính đến tỉ lệ lạm phát Hoạt động tín dụng nàychỉ xuất hiện khi nền kinh tế thực sự có nhu cầu Khi các ngân hàng thươngmại thiếu phương tiện thanh toán thì họ mới đến NHTW xin vay táI cấp vốn.NHTW luôn đóng vai trò là chủ nợ và là người cho vay cuối cùng đối với hệthống ngân hàng thương mại, nhằm kiểm soát chất lượng và số lượng tíndụng, kiểm soát các nguồn tiền gửi của các ngân hàng thương mại và tổ chứctín dụng.

- Kiểm soát ngoại hối: Ngoại hối bao gồm ngoại tệ(thường là các ngoại

tệ mạnh), vàng tiêu chuẩn quốc tế, các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ và cáccông cụ tiền tệ khác Để ổn định giá trị đồng bản tệ, NHTW thực hiện cácgiao dịch về tài chính - tiền tệ và sử dụng một số chính sách để tác động đếnkhối lượng tiền tệ trên các phương diện sau:

 Xây dựng và quản lí dự trữ ngoại hối của nhà nước nhằm đảm bảokhả năng thanh toán quốc tế và bảo toàn dự trữ ngoại hối.

 Lập và theo dõi diễn biến cán cân thanh toán quốc tế.

 Thực hiện các nghiệp vụ hối đoái, tổ chức và điều tiết thị trườngngoại tệ liên ngân hàng và tham gia vào thị trường ngoại hối quốctế.

 ổn định tỉ giá hối đoái để kìm giữ lạm phát, ổn định tỉ giá trongnước.

 Quan hệ với các NHTW khác, với các tổ chức tài chính – tiền tệquốc tế nhằm tìm kiếm nguồn tài trợ có điều kiện ưu đãi, khuyếnkhích đầu tư nước ngoài và thu hút kiều hối.

 Tổ chức quản lí nợ nước ngoài.

- Chính sách với Ngân sách Nhà Nước: Để có thể đạt được tác dụng như

mong muốn,chính sách tiền tệ cần xử lí mối quan hệ của nó với chính sách tàikhóa, trước hết là chính sách thu chi ngân sách Cách xử sự của chính sáchtiền tệ với ngân sách tùy thuộc vào tình trạng cán cân ngân sách có cân bằng

Trang 15

không, ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực và mức độ như thế nào vào lưu thôngtiền tệ.

Trường hợp ngân sách thăng bằng: Khi chính phủ thu ngân sách có nghĩalà đã lấy ra khỏi lưu thông một số lượng tiền tệ và song song với việc đó làchính phủ chi số tiền đó vào nền kinh tế Khối lượng tiền tệ sẽ không thay đổivì nó được tăng giảm với một lượng như nhau Tuy nhiên, nó có thể làm thayđổi kết cấu giữa tiêu dùng và tiết kiệm Trong khi chính phủ dùng số tiền thuđược để cấp phát cho những người có thu nhập thấp thì số tiêu thụ chung lạităng lên Nếu chính phủ dùng số chi ngân sách để đầu tư thì đầu tư nhà nướctăng lên, đầu tư tư nhân giảm đi nhưng tổng đầu tư chung không thay đổi.Cần lưu ý 2 trường hợp sau:

 Chính sách tiền tệ chống suy thoái: Ngân sách thăng bằng, có thểdịch chuyển thu nhập tiền tệ theo hướng góp phần chống suythoái bằng cách làm tăng mức tiêu thụ.

 Chính sách tiền tệ chống lạm phát: Ngân sách thăng bằng, vẫn cóthể tác dụng ngược với chính sách tiền tệ, làm tăng vật giá.

Cho nên, ngay trong trường hợp ngân sách thăng bằng, cơ cấu thu và chingân sách không cùng chiều vẫn có khả năng gây mất cân đối cục bộ trongquan hệ tiên - hàng.

Trường hợp ngân sách thiếu hụt: Lúc này, chính phủ phải đi vay để bùđắp cho sự thiếu hụt ngân sách.Tác động của nó thế nào hoàn toàn phụ thuộcvào chính phủ vay ở đâu Có 4 nguồn chỉnh phủ có thể vay để bù đắp thiếuhụt ngân sách: vay dân cư, vay nước ngoài, vay hệ thống tín dụng và tài chínhtrong nước, vay NHTW Trường hợp vay NHTW thì tiền sẽ được phát hànhthêm, làm tăng khối lượng tiền trong nền kinh tế Khi chính phủ vay nướcngoài, thường là bằng vàng hoặc ngoại tệ thì phải kí quỹ số vay được tạiNHTW để rút tiền mặt ra chi tiêu, làm khối lượng tiền tệ trong lưu thông tănglên Như vậy, cả hai trường hợp đều làm tăng khối lượng tiền tệ, gây áp lựclạm phát tiềm tàng Do vậy, cách tốt nhất là phấn đấu một ngân sách thăngbằng,không nên bội chi để bù đắp chi phí hành chính tối thiểu mà ngân sáchphải phấn đấu thu để trang trải các nhu cầu chi tiêu thường xuyên Chi chođầu tư, nếu thiếu thì phải tài trợ bằng cách phát hành tráI phiếu chính phủ đểvay nhân dân, các ngân hàng thương mại trên thị trường tiền tệ(ngắn hạn) vàthị trường vốn( dài hạn).

Trường hợp ngân sách thặng dư: Đây là trường hợp rất đặc biệt vì nó rútbớt khối lượng tiền tệ dư thừa, tác động có lợi cho mối tương quan giữa tổngcung và tổng cầu tiền tệ.

Trang 16

1.2.2 Các công cụ của chính sách tiền tệ

Trên cơ sở dự án chính sách tiền tệ đã được phê chuẩn và điều kiện thựctế của nền kinh tế, NHTW sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ để điềutiết lượng tiền cung ứng Nghĩa là NHTW sẽ thực hiện việc đưa tiền vào lưuthông hay rút tiền từ lưu thông về nếu lượng tiền trong lưu thông là thiếu haydư thừa Các công cụ mà NHTW thường hay sử dụng là: Tái cấp vốn, Lãisuất, Tỉ giá hối đoái, Dự trữ bắt buộc, Nghiệp vụ thị trường mở và các côngcụ khác.

1.2.2.1 Công cụ tái cấp vốn

Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của NHTW đối với các NHTM.Khi cấp một khoản tín dụng cho NHTM, một mặt, NHTW tăng lượng tiềncung ứng, mặt khác tạo cơ sở cho các NHTM tạo bút tệ cũng như khai thôngđược năng lực thanh toán cho họ.

Tuỳ từng quốc gia mà công cụ này được áp dụng dưới các hình thứckhác nhau Đối với các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, tái cấp vốnđược thực hiện dưới hình thức tái chiết khấu Vì vậy đối với các quốc gia này,công cụ nay được gọi là tái chiết khấu Tại nhiều quốc gia khác ( trong đó cóViệt Nam) , hoạt động tái cấp vốn của NHTW đối với các NHTM được thựchiện không chỉ được thực hiện dưới hình thức tái chiết khấu mà còn dướinhiều hình thức khác nữa, thí dụ:

 Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạnkhác.

 Cho vay dưới hình thức cầm cố, thế chấp các chứng từ có giá ngắn hạn. Cho vay trong thanh toán bù trừ

 Cho vay theo hình thức chỉ định. Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng

a/ Cơ chế tác động:

Với công cụ này NHTW sẽ điều chỉnh tăng giảm lãi suất tái cấp vốn vàlãi suất chiết khấu phụ thuộc vào mục tiêu của chính sách tiền tệ là thắt chặthay mở rộng tiền tệ, từ đó làm giảm hay tăng lượng tiền trong lưu thông.

Khi NHTW thấy rằng cần tăng thêm tiền cho lưu thông, họ sẽ hạ thấp lãisuất tái cấp vốn xuống Điều này sẽ khuyến khích các nhtm đến NHTW đểvay vì giá cả tín dụng giảm, mặt khác khối lượng tín dụng được cấp tăng lên.Ngược lại, khi NHTW cần giảm khối lượng tiền trong lưu thông, họ sẽ tănglãi suất tái cấp vốn lên, Lúc này, một mạt làm tăng chi phí tín dụng nhằm hạnchế các NHTM có ý định vay, mặt khác làm giảm khối lượng tín dụng đượccấp xuống nếu NHTM vẫn quyết định vay.

Trang 17

Bên cạnh tác động thông qua lãi suất tái cấp vốn, NHTW còn sử dụnghạn mức tái cấp vốn để tác động trực tiếp về mặt lượng đối với dự trữ của hệthống NHTM, cụ thể : khi NHTW tăng tổng hạn mức tái cấp vốn, điều đó cónghĩa là các NHTM có thể được vay ở NHTW nhiều hơn Điều này sẽ làmtăng vốn khả dụng cho nền kinh tế, tăng khả năng tạo tiền của hệ thống ngânhàng Những tác động trên sẽ hoàn toàn ngược lại nếu NHTW giảm hạn mứctái cấp vốn xuống.

b/ Ưu, nhược điểm

* Ưu điểm:

Qua công cụ tái cấp vốn, NHTW là người cho vay cuối cùng, kiểm trachất lượng tín dụng của các NHTM, bơm tiền ra lưu thông theo mức độ đãđược khống chế để kìm chế lạm phát hoặc kích thích tăng trường kinh tế đốivới các NHTM, với tư cách là người đi vay để cho vay, khi vốn khả dụng bịđe doạ thì NHTW là chỗ dựa, là cứu tinh của họ Bởi vì với số tiền NHTWcung ứng, họ có khả năng điều tiết được vốn khả dụng, phục hồi khả năng sẵnsàng thanh toán.

* Nhược điểm :

NHTW không thể nắm chắc được kết quả của sự điều tiết Trong trườnghợp này, quyền lực của NHTW và NHTM hầu như là ngang nhau NHTW cóquyền cho vay và để khuyến khích vay, họ hạ lãi suất tái cấp vốn xuống.Nhưng NHTM lại có quyền quyết định vay hoặc không vay và nếu NHTMkhông vay thì mục đích điều tiết của công cụ tái cấp vốn không thực hiệnđược.

1.2.2.2 Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tỷ lệ giữa số lượng phương tiện thanh toán cầnvô hiệu hoá trên tổng số tiền gửi huy động, nhằm điều chỉnh khả năng thanhtoán và cho vay của các NHTM Nếu khả năng thanh toán quá lớn ( NHTMđang dư thừa tiền) thì việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm giảm quy mô tíndụng từ đó giảm khối lượng tiền tệ Ngược lại , nếu khả năng thanh toán thấpthì giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm tăng khả năng cho vay của cácNHTM( bành trướng khối tiền tệ).

a/ Cơ chế tác động

Thông qua công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc, NHTW tác động đến khốilượng và giá cả tín dụng của các NHTM từ đó tác động đến khả năng cungứng tín dụng và khả năng tạo tiền của hệ thống NHTM.

* Về số lượng: Tăng hay giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc có nghĩa là giảiphóng hay phong toả , cho hoặc không cho các NHTM sử dụng khối lượng

Trang 18

tiền tệ trung ương bị coi là thiếu hay dư thừa, cũng tức là thắt chặt hay nớilỏng khả năng tạo tiền của các NHTM.

* Về chi phí: Giảm hay tăng dự trữ bắt buộc ( dự trữ bắt buộc khôngđược hưởng lãi, nếu có thì thường là rất thấp) sẽ làm giảm hoặc tăng chi phítín dụng của các NHTM.

* Tăng hay giảm số lượng tín dụng kép: do tăng , giảm chi phí, tănggiảm lãi suất cho vay, dẫn đến giảm hoặc tăng dung lượng tín dụng.

Công cụ này được áp dụng lần đầu tiên ở Mỹ(1913) Nhằm đảm bảo vốnkhả dụng tối ưu cho hệ thống NHTM, để các NHTM này có thể thoả mãn nhucầu rút tiền mặt từ các khoản tiền gửi Dự trữ bắt buộc nhanh chóng được ápdụng với vai trò là một công cụ của chính sách tiền tệ Sau đó nhiều nướckhác như Đức , Anh, Pháp cũng áp dụng công cụ này vì tính hiệu quả củanó Việt Nam sử dụng công cụ này từ năm 1992.

Việc quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc do Thống đốc NHNN quyết định tuỳthuộc vào tình hình cụ thể của nền kinh tế Theo Luật NHNN, tỷ lệ dự trữ bắtbuộc đối với từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi với mức từ0% đến 20% tổng số dư tiền gửi tại mỗi tổ chức tín dụng trong từng thời kỳ.

b/ Ưu, nhược điểm

Ưu điểm:

* Tác động đầy quyền lực đến lượng tiền cung ứng.

* Tạo nên mối quan hệ máy móc giữa tạo tiền do NHTM thực hiện vànhu cầu tái cấp vốn tại NHTW.

* Tăng cường quyền lực cho NHTW vì tuỳ theo mục đích của chính sáchtiền tệ và tuỳ theo mức vốn khả dụng của các NHTM, NHTW có quyền điềuchỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc và các NHTM có trách nhiệm thực hiện.

* Tôn trọng sự cạnh tranh giữ các ngân hàng vì nó áp dụng không phânbiệt mọi ngân hàng trong toàn hệ thống ngân hàng.

* Đảm bảo khả năng thanh toán cho NHTM giúp NHTM tránh được rủiro do mất khả năng thanh toán.

Trang 19

* Việc không ngừng thay đổi dự trữ bắt buộc cũng gây ra tình trạng kémổn định cho các ngân hàng và làm cho việc quản lý khả năng thanh khoản củanhững ngân hang đó khó khăn hơn.

1.2.2.3 Công cụ nghiệp vụ thụ trường mở.

Nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động NHTW mua, bán giấy tờ có giáchủ yếu là ngắn hạn ( Tín phiếu Kho bạc, Tín phiếu NHTW, Chứng chỉ tiềngửi ) trên thị trường tiền tệ, điều hoà cung cầu về giấy tờ có giá, gây ảnhhưởng đến cung ứng tín dụng của các ngân hàng thương mại dẫn đến làm tănghay giảm khối lượng tiền tệ , cụ thể:

* Bằng cách bán các loại giấy tờ có giá ngắn hạn, NHTW có thể thu hẹptín dụng, giảm khối lượng tiền tệ theo ý muốn để ngăn chặn lạm phát.

* Ngược lại, khi NHTW mua các loại giấy tờ có giá ngắn hạn, tăng khốilượng tiền tệ, mở rộng tín dụng, thúc đẩy đầu tư và tăng trưởng kinh tế, tăngkhả năng thanh khoản của các NHTM.

Công cụ thị trường mở đã được các nước có nền kinh tế tiên tiến nhưAnh, Mỹ, Thuỵ Sĩ áp dụng từ những năm đầu thế kỷ 20 Cho đến nay nó đãtrở thành công cụ quan trọng bậc nhất để điều hoà lưu thông tiền tệ nhiềuquốc gia.

a/ Cơ chế tác động

- Tác động vào dự trữ của hệ thống ngân hàng.

Hành vi mua, bán các loại chứng khoán trên thị trường mở của NHTWcó khả năng ảnh hưởng ngay lập tức đến tình trạng dự trữ của các ngân hàngthương mại thông qua ảnh hưởng đến tiền gửi của các ngân hàng tại NHTWvà tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng thương mại Khi NHTW bán chứngkhoán cho các đối tác, NHTW có thể làm giảm đi một khối lượng dự trữtương ứng (giả thiết các yếu tố khác không đổi), dù người mua là ngân hàngthương mại hay khách hàng của nó, khi tiền thanh toán cho lượng chứngkhoán này được ghi nợ vào tài khoản của ngân hàng tại NHTW Nếu ngườimua là khách hàng của ngân hàng thương mại thì số dư tiền gửi của người đósẽ giảm Sự giảm về dự trữ sẽ dẫn đến sự giảm về khả năng cho vay của hệthống ngân hàng và đồng thời cũng làm giảm khối lượng tiền cung ứng theobội số, được đo lường bằng số nhân tiền Hành vi mua chứng khoán củaNHTW sẽ có tác động ngược lại.

- NVTTM tác động vào lãi suất thị trường

Hoạt động mua bán chứng khoán trên thị trường mở của NHTW co ảnhhưởng gián tiếp đến mức lãi suất thị trường thông qua hai con đường:

Ngày đăng: 23/11/2012, 14:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2: Chênh lệch lãi suất huy động và cho vay VND và USD - Tìm hiểu về Các công cụ chính sách tiền tệ của Ngân Hàng Trung Ương
Bảng 2 Chênh lệch lãi suất huy động và cho vay VND và USD (Trang 31)
Bảng 5: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng - Tìm hiểu về Các công cụ chính sách tiền tệ của Ngân Hàng Trung Ương
Bảng 5 Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng (Trang 34)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w