Đề tài: “Rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại Habubank” doc

108 239 0
Đề tài: “Rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại Habubank” doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trần Thị Thanh Nga Lớp TC 46Q Chuyên đề thực tập Năm 2008 1 Đề tài: “Rủi ro tín dụng quản rủi ro tín dụng tại Habubank” Trần Thị Thanh Nga Lớp TC 46Q Chuyên đề thực tập Năm 2008 2 LỜI MỞ ĐẦU Quá trình đổi mới nền kinh tếđất nước trong thời gian qua đã thu được những kết quả khả quan, tạo được niềm tin trong nhân dân cũng như các nhàđầu tư trong và ngoài nước. Cùng với những thành tựu đổi mới của đất nước, hoạt động Ngân hàng đã có những bước tiến đáng kể, góp phần tích cực vào việc kiềm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoáđể từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, hoạt động của ngành ngân hàng vẫn còn nhiều bất cập cả về cơ chế chính sách tổ chức hoạt động. Bên cạnh những kết quảđạt được, ngành ngân hàng vẫn còn những tồn tại. Một trong những tồn tại chủ yếu năng lực quản hoạt động tín dụng còn yếu, biểu hiện dễ nhận thấy nhất là nợ quá hạn, nợ khóđòi làm suy giảm năng lực của hệ thống ngân hàng. Chính vì vậy, việc đưa ra các biện pháp nhằm hạn chếđến mức thấp nhất các rủi ro tín dụng, đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng luôn là vấn đềđược đặt lên hàng đầu trong hoạt động của mọi ngân hàng. Quản rủi ro tín dụng là một trong những mục tiêu cơ bản trong quá trình thực hiện đềán cơ cấu lại một cách toàn diện nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng Việt Nam nói chung Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội (Habubank) nói riêng trước yêu cầu mở cửa thị trường tài chính dịch vụ theo các cam kết quốc tế của Việt Nam. Xuất phát từ thực tế hoạt động tín dụng của Habubank, em xin được chọn đề tài:Rủi ro tín dụng quản rủi ro tín dụng tại Habubank” Trần Thị Thanh Nga Lớp TC 46Q Chuyên đề thực tập Năm 2008 3 Chương 1:Lý luận chung về rủi ro tín dụng quản rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại 1.1. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm: Tín dụngquan hệ vay mượn, tạm thời sử dụng vốn của nhau dựa trên nguyên tắc hoàn trả sự tin tưởng. Trong nền kinh tế thị trường, nhiều loại hình quan hệ tín dụng cùng tồn tại như tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng nhà nước, tín dụng thuê mua, tín dụng tiêu dùng, tín dụng quốc tế. Song căn cứ vào chức năng và vai trò của NHTM với nền kinh tế mà tín dụng ngân hàng có thể được coi là loại quan hệ tín dụng quan trọng nhất, phổ biến nhất với nền kinh tế thường xuyên được quan tâm nghiên cứu. Tín dụng ngân hàng được hiểu là quan hệ tín dụng giữa một bên là ngân hàng, một tổ chức chuyên kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, một bên là các chủ thể còn lại của nền kinh tế. Tuy nhiên, quan niệm phổ biến về tín dụng ngân hàng là: Tín dụng ngân hàng được hiểu là việc cho vay của NHTM với các chủ thể của nền kinh tế. Theo luật tổ chức tín dụng năm 1998 của Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thì: “Cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng thoả thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng các nghiệp vụ khác” “Hoạt động tín dụng là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng” 1.1.2.Phân loại tín dụng: Có nhiều cách phân loại tín dụng khác nhau tùy theo yêu cầu của khách hàng và mục tiêu quản của ngân hàng.Sau đây là một số cách phân loại: - Phân loại theo thời gian( thời hạn tín dụng): Phân chia theo thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với vì thời gian liên quan mật thiết đến tính an toàn sinh lợi của Trần Thị Thanh Nga Lớp TC 46Q Chuyên đề thực tập Năm 2008 4 tín dụng còng như khả năng hoàn trả của khách hàng. Theo thời gian, tín dụng được phân thành: + Tín dụng ngắn hạn : từ 12 tháng trở xuống + Tín dụng trung hạn: từ trên 1 năm đến 5 năm + Tín dụng dài hạn: trên 5 năm Thời hạn tín dụng thường được xác định cụ thể( ngày, tháng, năm) ghi trong hợp đồng tín dụng, là thời hạn mà trong đó ngân hàng cam kết cấp cho khách hàng 1 khoản tín dụng.Thời hạn tín dụng có thể được tính từ lúc đồng vốn đầu tiên của ngân hàng được phát ra đến lúc đồng vốn lãi cuối cùng phải thu về. Ví dụ, cho vay 3 tháng từ 1/1 đến 1/4 có nghĩa ngân hàng sẽ phát tiền vat đầu tiên vào lúc 1/1 đến 1/4 sẽ phải thu hết gốc lãi. Thời hạn tín dụng có thể là thời gian mà khi kết thúc, ngân hàng sẽ xem xét lại quan hệ tín dụng với khách hàng. Ví dụ, ngân hàng cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng 100 triệu trong 6 tháng, hết 6 tháng ngân hàng sẽ xem xét lại, có thể tăng giảm hoặc chấm dứt quan hệ tín dụng với khách hàng.Tuy nhiên còng có khoản cho vay không xác định trước thời hạn như cho vay luân chuyển. Khách hàng thỏa thuận với ngân hàng về việc ngân hàng được quyền trích tiền trên tài khoản tiền gửi thanh toán để thu nợ khi tài khoản có tiền.Việc xác định trước thời hạn thu nợ trong trường hợp này có thể gây khó khăn cho khách hàng trong việc tiêu thụ sản phẩm. - Phân loại theo hình thức: gồm chiết khấu, cho vay, bảo lãnh cho thuê. + Chiết khấu thương phiếu là việc ngân hàng ứng trước tiền cho khách hàng tương ứng với giá trị của thương phiếu trừ đi phần thu nhập của ngân hàng để sở hữu 1 thương phiếu chưa đến hạn( hoặc 1 giấy nợ). Về mặt pháp lí thì ngân hàng không phải đã cho vay đối với chủ thương phiếu. Đây chỉ là hình thức trao đổi trái quyền.Tuy nhiên đối với ngân hàng, việc bỏ tiền ra hiện tại để thu về 1 khoản lớn hơn trong tương lai với lãi suất xác định trước được coi Trần Thị Thanh Nga Lớp TC 46Q Chuyên đề thực tập Năm 2008 5 nhưlà hoạt động tín dụng. Ngân hàng tuy ứng tiền cho người bán, nhưng thực chất là thay thế người mua trả tiền trước cho người bán. + Cho vay là việc ngân hàng đưa tiền cho khách hàng với cam kết khách hàng phải hoàn trả cả gốc lãi trong khoảng thời gian xác định. + Bảo lãnh là việc ngân hàng cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính hộ khách hàng của mình. Mặc dù không phải xuất tiền ra, song ngân hàng đã cho khách hàng sử dụng uy tín của mình để thu lợi. + Cho thuê là việc ngân hàng bỏ tiền mua tài sản để cho khách hàng thuê theo những thỏa thuận nhất định. Sau thời gian nhất định, khách hàng phải trả cả gốc lẫn lãi cho khách hàng. - Phân loại theo tài sản đảm bảo: + Tín dụng không có đảm bảo: là tín dụng không có tài sản cầm cố, thế chấp không có bảo lãnh của người thứ ba. + Tín dụng có đảm bảo: là tín dụngtài sản cầm cố thế chấp hay có bảo lãnh của người thứ ba. - Phân loại tín dụng theo rủi ro: Để phân loại theo tiêu thức này,ngân hàng cần nghiên cứu các mức độ, các căn cứ để chia loại rủi ro. Một số ngân hàng lớn chia tới 10 thang bậc rủi ro theo các dấu hiệu rủi ro từ thấp đến cao cho các khoản mục tài sản, bao gồm cả nội ngoại bảng, cho vay, bảo lãnh, chứng khoán. Cách phân loại này giúp ngân hàng thường xuyên đánh giá lại tính an toàn của các khoản tín dụng, trích lập dự phòng tổn thất kịp thời.Có thể kể các loai tín dụng sau: +Tín dụng lành mạnh: là các khoant tín dụng có khả năng thu hồi cao. +Tín dụng có vấn đề: là các khoản tín dụng có dấu hiệu không lành mạnh như khách hàng chậm tiêu thụ, tiến độ thực hiện kế hoạch chậm, khách hàng gặp thiên tai, khách hàng trì hoãn nộp báo cáo tài chính… + Nợ quá hạn có khả năng thu hồi: các khoản nợ đã quá hạn với thời hạn ngắn khách hàng có kế hoạch khắc phục tốt, tài sản đảm bảo có giá ytij lớn… Trần Thị Thanh Nga Lớp TC 46Q Chuyên đề thực tập Năm 2008 6 + Nợ quá hạn khó đòi: Nợ quá hạn quá lâu, khả năng trả nợ kém, tài sản thế chấp nhỏ hoặc bị giảm giá, khách hàng chây ì - Căn cứ vào mục đích của tín dụng: + Tín dụng bất động sản: đây là các khoản tín dụng được bảo đảm bằng bất động sản, bao gồm: tín dụng ngắn hạn cho xây dựng mở rộng đất đai tín dụng dài hạn để mua đất đai, nhà cửa, căn hộ cơ sở dịch vụ, trang trại bất động sản ở nước ngoài. + Tín dụng công thương nghiệp: đây là các khoản tín dụng cấp cho các doanh nghiệp để trang trải chi phí thu mua nguyên vật liệu, trả thuế chi trả lương. +Tín dụng nông nghiệp: Đây là các khoản tín dụng cấp cho các hoạt động nông nghiệp, nhằm trợ cấp cho các hoạt động nông nghiệp, trợ giúp các hoạt động trồng trọt, thu hoạch mùa màng chăn nuôi gia súc. +Tín dụng cá nhân: Đây là các khoản tín dụng cấp cho cá nhân để mua sắm hàng hóa tiêu dung đắt tiền như xe hơi, nhà cửa, trang thiết bị trong nhà… + Tín dụng cho các tổ chức tài chính: Đây là các khoản tín dụng cấp cho các ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty tài chính các tổ chức tài chính khác. + Cho thuê tài chính: là việc ngân hàng mua các trang thiết bị, máy móc cho thuê lại chúng. + Tín dụng khác: bao gồm các khoản tín dụng chưa được phân loại ở trên( ví dụ như tín dụng kinh doanh chứng khoán) 1.1.3.Các nghiệp vụ tín dụng 1.1.3.1.Chiết khấu thương phiếu: (1) Thương phiếu được hình thành chủ yếu từ quá trình mua bán chịu hàng hóa và dịch vụ giữa khách hàng với nhau.Người bán(hoặc người thụ hưởng) có thể giữ thương phiếu đến hạn để đòi tiền người mua (hoặc người phải trả) hoặc mang đến Trần Thị Thanh Nga Lớp TC 46Q Chuyên đề thực tập Năm 2008 7 ngân hàng để xin chiết khấu trước hạn. Sau đây là sơ đồ luân chuyển thương phiếu:Người bán chuyển hàng hóa hoặc dịch vụ cho người mua (2) Thương phiếu được lập, người mua kí, cam kết trả tiền cho người thụ hưởng khi thương phiếu đến hạn giao thương phiếu cho người bán đồng thời là người thụ hưởng. (3) Trong thời hạn có hiệu lực của thương phiếu, người bán có thể mang thương phiếu đến ngân hàng để xin chiết khấu. (4) Sau khi kiểm tra độ an toàn của thương phiếu, ngân hàng có thể phát tiền cho người bán nắm giữ thương phiếu( ngân hàng có thể yêu cầu người bán kí hậu thương phiếu, cam kết trả tiền cho ngân hàng nếu người mua không trả, quyền truy đòi đối với thương phiếu). (5) Đến hạn ngân hàng chuyển thương phiếu đến người mua đòi tiền( nếu người mua không trả, ngân hàng có quyền đòi tiền của các bên kí tên trên thương phiếu). Số tiền ngân hàng ứng trước phụ thuộc vaò lãi suất chiêt khâú, thời hạn chiết khấu lệ phí chiết khấu. Ví dụ, nếu lãi suất chiết khấu là 6%, giá trị của thương phiếu là 1 triệu đồng, thời hạn còn lại của thương phiếu 6 tháng thì số tiền ngân hàng phát ra là: 1 triệu*(1-0,06/2)=0,97 triệu Nếu sau 6 tháng ngân hàng đòi được1triệu thì số lãi mà ngân hàng thu được trong 6 tháng là: 1-0,97= 0,03 triệu. Vậy lã suất thực là: 0,03*2/0,97=6,185%/năm Bên cạnh áp dụng lãi suất chiết khấu( thường chung cho các thương phiếu) ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng trả thêm lệ phí chiết khấu đối với những trường hợp cụ thể có liên quan đến rủi ro chi phí đòi tiền. Nghiệp vụ chiết khấu được coi là đơn giản, dựa trên sự tín nhiệm giữa ngân hàng những người kí tên trên thương phiếu. Để thuận tiện cho khách, ngân hàng thường kí với khách hợp đồng chiết khấu( cấp cho khách hàng hạn mức chiết khấu trong kì). Khi cần chiết khấu khách hàng chỉ cần gửi thương phiếu lên ngân hàng xin chiết khấu. Ngân hàng sẽ kiểm tra chất lượng của thương phiếu thực hiện chiết khấu. Do tối thiểu có 2 người cam kết trả tiền cho ngân hàng nên độ an toàn Trần Thị Thanh Nga Lớp TC 46Q Chuyên đề thực tập Năm 2008 8 của thương phiếu tương đối cao( trừ trường hợp ngân hàng kí miễn truy đòi đối với khách hàng). Hơn nữa, ngân hàng thương mại có thể tái chiết khấu thương phiếu tại ngân hàng Nhà nước để đáp ứng nhu cầu thanh khoản với chi phí thấp( vì vậy thương phiếu còn được coi là loại tài sản có khả năng chuyển nhượng- có tính thanh khoản cao). 1.1.3.2. Cho vay + Thấu chi: là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép người vay được chi trội (vượt) trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến 1 giới hạn nhất định trong khoảng thời gian xác định. Giới hạn này được gọi là hạn mức thấu chi. Để được thấu chi khách hàng phải làm đơn xin ngân hàng han mức thấu chi thời gian thấu chi (có thể phải trả phí cam kết thấu chi cho ngân hàng). Trong quá trình hoạt động, khách hàng có thể kí séc, lập ủy nhiệm chi…vượt quá số dư tiền gửi để chi trả (song trong hạn mức thấu chi). Khi khách hàng có tiền nhập về tài khoản tiền gửi ngân hàng sẽ thu nợ gốc lãi. Số lãi mà ngân hàng phải trả là: lãi suất thấu chi * thời gian thấu chi * số tiền thấu chi Các khoản chi quá hạn mức thấu chi sẽ chịu lãi suất phạt bị đình chỉ sử dụng hình thức này. Thấu chi dựa trên cơ sở thu chi của khách hàng không phù hợp về thời gian và qui mô. Thời gian số lượng thiếu có thể dự đoán dựa vào dự đoán ngân quỹ song không chính xác. Do vậy, hình thức cho vay này tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong quá trình thanh toán: chủ động, nhanh, kịp thời. Thấu chi là hình thức tín dụng ngắn hạn, linh hoạt, thủ tục đơn giản, phần lớn là không có đảm bảo, có thể cấp cho cả doanh nghiệp lẫn cá nhân vài ngày trong tháng, vài tháng trong năm dùng để trả lương, chi các khoản phải nộp, mua hàng… Hình thức này nhìn chung chỉ sử dụng đối với các khách hàng có độ tin cậy cao, thu nhập đều đặn kì thu nhập ngắn. + Cho vay trực tiếp từng lần: là hình thức cho vay tương đối phổ biến của ngân hàng đối với khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, không có điều kiện để được cấp hạn mức thấu chi. Một số khách hàng sử dụng vốn chủ sở hữu là chủ Trần Thị Thanh Nga Lớp TC 46Q Chuyên đề thực tập Năm 2008 9 yếu, chỉ khi có nhu cầu thời vụ, hay mở rộng sản xuất đặc biệt mới vay ngân hàng, tức là vốn từ ngân hàng chỉ tham gia vào 1 số giai đoạn nhất định của chi kì sản xuất kinh doanh. Mỗi lần vay khách hàng phải làm đơn trình ngân hàng phương án sử dụng vốn vay. Ngân hàng sẽ phân tích khách hàng kí hợp đồng cho vay, xác định quy mô cho vay, thời hạn giải ngân, thời hạn trả nợ, lãi suất yêu cầu đảm bảo nếu cần. Mỗi món vay được tách biệt nhau thành các hồ sơ (khế ước nhận nợ) khác nhau. Theo từng kì hạn nợ trong hợp đồng, ngân hàng sẽ thu gốc lãi. Trong quá trình khách hàng sử dụng tiền vay, ngân hàng sẽ kiểm soát mục đích hiệu quả. Nếu thấy có dấu hiệu vi phạm hợp đồng, ngân hàng sẽ thu nợ trước hạn hoặc chuyển nợ quá hạn. lãi suất có thể cố định hoặc thả nổi theo thời điểm tính lãi. Nghiệp vụ cho vay từng lần tương đối đơn giản.Ngân hàng có thể kiểm soát từng món vay tách biệt. + Cho vay theo hạn mức: Đây là nghiệp vụ tín dụng theo đó ngân hàng thỏa thuận cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng. Hạn mức tín dụng có thể tính cho cả kì hoặc cuối kì. Đó là số dư tối đa tại thời điểm tính. Hạn mức tín dụng được cấp trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhu cầu vay vốn của khách hàng. Trong kì khách hàng có thể thực hiện vay-trả nhiều lần, song dư nợ không được vượt quá hạn mức tín dụng. Một số trường hợp ngân hàng qui định hạn mức cuối kì. Dư nợ trong kì có thể lớn hơn hạn mức. Tuy nhiên, đến cuối kì, khách hàng phải trả nợ để giảm dư nợ sao cho dư nợ cuối kì không được vượt quá hạn mức. Mỗi lần vay khách hàng chỉ cần trình bày phương án sử dụng tiền vay, nộp các chứng từ chứng minh đã mua hàng hoặc dịch vụ nêu yêu cầu vay. Sau khi kiểm tra tính chất hợp pháp hợp lệ của chứng từ, ngân hàng sẽ phát tiền cho khách hàng. Trần Thị Thanh Nga Lớp TC 46Q Chuyên đề thực tập Năm 2008 10 Đây là hình thức cho vay thuận tiện cho những khách hàng vay mượn thường xuyên, vốn vay tham gia thường xuyên vào quá trình sản xuất kinh doanh. Trong nghiệp vụ này ngân hàng không xác định trước kì hạn nợ thời hạn tín dụng. Khi khách hàng có thu nhập, ngân hàng sẽ thu nợ, do đó tạo chủ động quản lí ngân quỹ cho khách hàng. Tuy nhiên, do các lần vay không tách biệt thành các kì hạn nợ cụ thể nên ngân hàng khó kiểm soát hiệu quả sử dụng từng lần vay. Ngân hàng chỉ có thể phát hiện vấn đề khi khách hàng nộp báo cáo tài chính hoặc dư nợ lâu không giảm sút. + Cho vay luân chuyển: là nghiệp vụ cho vay dựa trên luân chuyển của hàng hóa. Doanh nghiệp khi mua hàng có thể thiếu vốn. Ngân hàng có thể cho vay để mua hàng sẽ thu nợ khi doanh nghiệp bán hàng. Đầu năm hoặc quí, người vay phải làm đơn xin vay luân chuyển. Ngân hàng khách hàng thỏa thuận với nhau về phương thức vay, hạn mức tín dụng, các nguồn cung cấp hàng hóa khả năng tiêu thụ. Hạn mức tín dụng có thể được thỏa thuận trong 1 năm hoặc vài năm. Đây không phải là thời gian hoàn trả mà là thời hạn để ngân hàng xem xét lại mối quan hệ với khách hàng quyết định có cho vay nữa hay không tùy mối quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng còng như tình hình tài chính của khách hàng. Việc cho vay dựa trên luân chuyển của hàng hóa nên cả ngân hàng lẫn doanh nghiệp đều phải nghiên cứu kế hoạch lưu chuyển hàng hóa để dự đoán dòng ngân quỹ trong thời gian tới. Người vay cam kết các khoản vay sẽ được trả cho người bán và mọi khoản thu bán hàng đều dùng để trả vào tài khoản tiền vay trước khi được trích trả lại tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng. Khi vay, khách hàng chỉ cần gửi đến ngân hàng các chứng từ hóa đơn nhập hàng số tiền cần vay. Ngân hàng cho vay trả tiền cho người bán. Theo hình thức này, giá trị hàng hóa mua vào (có hóa đơn, hợp pháp, hợp lệ đúng đối tượng) đều là đối tượng được ngân hàng cho vay, thu nhập bán hàng đều là nguồn để chi trả cho ngân hàng.Ngân hàng sẽ cho vay theo tỷ lệ nhất định tùy theo khối lượng chất lượng quan hệ nợ nần của người vay. Các khoản phải thu cả hàng hóa trong kho trở thành vật đảm bảo cho khoản cho vay. [...]... sách tín dụng: Chính sách tín dụng là một trong những phương thức để quản rủi ro tín dụng đang được các ngân hàng triển khai hiện nay Chính sách tín dụng giúp cho hoạt động phân tích tín dụng trong tầm kiểm soát Vậy nội dung quản rủi ro tín dụng thể hiện trong chính sách tín dụng như sau: 1- Mục đích của danh mục tín dụng ngân hàng (bao gồm các đặc điểm của một danh mục tín dụng tốt xét theo các... có những biện pháp hữu hiệu để hạn chế rủi ro đáp ứng được những tiêu chuẩn quy định 1 2 2 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng Có rất nhiều nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng Quảnrủi ro tín dụng cần xác định những nguyên nhân cụ thể, xác thực gây rủi ro tín dụng để có biện pháp hạn chế * Những nguyên nhân thuộc về ngân hàng Có nhiều yếu tố gây ra rủi ro tín dụng mà nguyên nhân thuộc về ngân hàng,... loại tín dụng, những kì hạn tín dụng, các độ lớn tín dụng chất lượng tín dụng) 2- Phân hạng thẩm quyền cho vay đối với từng cán bộ tín dụng từng hội đồng tín dụng (quy định mức cho tối đa, các loại tín dụng được phép chữ ký của người có trách nhiệm) 3- Phân cấp chịu trách nhiệm trong công việc báo cáo thông tin trong nội bộ phòng tín dụng 4- Quy trình tiếp nhận, kiểm tra, đánh giá quyết... rủi rocó thể xảy ra dể tìm biện pháp hạn chế, phòng ngừa nhằm giảm thiểu thiệt hại do rủi ro gây ra Là một đơn vị hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, Ngân hàng thương mại phải thường xuyên đối mặt với rất nhiều loại rủi ro như: rủi ro tín dụng, Chuyên đề thực tập Năm 2008 Trần Thị Thanh Nga 32 Lớp TC 46Q rủi ro hối đoái, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh toán, rủi ro tồn đọng vốn các loại rủi. .. cán bộ tín dụng, họ biết được cần phải làm các bước như thế nào khi tiến hành một khoản cho vay biết được trách nhiệm của mình đến đâu, đối với ngân hàng thông qua chính sách tín dụng ngân hàng có thể đạt được một danh mục tín dụng đa mục đích, làm tăng khả năng sinh lời, kiểm soát được tiềm ẩn rủi ro đáp ứng được các đòi hỏi từ các nhà quản Quản rủi ro tín dụng trong chính sách tín dụng: ... loại rủi ro khác Trong điều kiện hiện nay tín dụng vẫn là hoạt động cơ bản nhất của ngân hàng đồng thời rủi ro tín dụng còng là loại rủi ro lớn nhất, thường xuyên xảy ra gây hậu quả nặng nề nhất đói với hoạt động cua ngân hàng Sở dĩ vậy là vì dư nợ tín dụng thường chiếm một tỷ lệ lớn giá trị tổng tài sản tạo ra một phầnkhông nhỏ nguồn thu của ngân hàng Do vậy rủi ro tín dụng còng được đề cập... tín dụng ngân hàng Một trong những biện pháp quan trọng để các khoản tín dụng đáp ứng được các tiêu chuẩn pháp đảm bảo an toàn là việc hình thành các tiêu chuẩn pháp Chuyên đề thực tập Năm 2008 Trần Thị Thanh Nga 30 Lớp TC 46Q đảm bảo an toàn, là việc hình thành một “chính sách tín dụng an toàn hiệu quả” Chính sách tín dụng cung cấp cho cán bộ tín dụng nhà quản một khung chỉ dẫn chi... nhuận cao đối với tín dụng thương mại bất động sản, trong khi đó các ngân hàng lớn có ưu thế trong việc cấp thẻ tín dụng cho cá nhân hộ gia đình Điều hiển nhiên là, quy mô khách hàng còng như quy mô ngân hàng có ảnh hưởng đáng kể đến tỷ suất lợi nhuận tín dụng Ví dụ ngân hàng lớn cấp tín dụng cho khách hàng thường áp dụng mức lãi suất thấp hơn vì mức rủi ro tín dụng thấp Chuyên đề thực tập Năm... ngân hàng nói chung hoạt động tín dụng nói riêng Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam thì Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết” Rủi ro tín dụng được hiểu mộy... phương án ưu tiên trong việc phát hiện, phân tích sử lí tín dụng có vấn đề Tùy theo đặc điểm cụ thể của từng ngân hàng, nhà quản lí có thể bổ xung thêm những quy định cho phù hợp Ví dụ, ngân hàng có quy định không cấp một số loại tín dụng nhất định, nhưng lại quy định ưu tiên đối với một số loại tín dụng khác… 1.2 Rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại 1 2 1 Khái niệm rủi ro tín dụng Đã có rất nhiều . Chuyên đề thực tập Năm 2008 1 Đề tài: Rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại Habubank” Trần Thị Thanh Nga Lớp TC 46Q Chuyên đề thực. phát từ thực tế hoạt động tín dụng của Habubank, em xin được chọn đề tài: “ Rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại Habubank” Trần Thị

Ngày đăng: 20/03/2014, 07:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan