Đánh bạinhútnhát–Khóhaydễ?
Bắt bệnh nhútnhát của bạn
Mục đích của bài tập đầu tiên bạn nên làm là tìm hiểu nghiên cứu một cách có
mục đích sự rụt rè nhútnhát của bạn. Để làm được điều này, hãy chú ý quan sát,
phân tích các hoạt động thường ngày của bạn và xem nó bị ảnh hưởng như thế nào
bởi tính nhút nhát.
Sẽ có những hoạt động bạn là người nhút nhát, nhưng cũng có những hoạt động
bạn lại năng nổ, hoạt bát. Ví dụ, khi phát biểu trước lớp thì bạn khá rụt rè, nhút
nhát, nhưng khi phát biểu trong lúc thảo luận nhóm thì bạn lại khá năng nổ, hoạt
bát. Nắm được mình đang e ngại điều gì, bạn sẽ thấy rõ các bước cần làm để cải
thiện sự nhútnhát của mình.
Bài tập: Chia tách bạn thành những tính cách khác nhau
1. Hãy thư giãn trước gương và ngắm nhìn thật chăm chú chính bản thân mình.
Hãy tưởng tượng rằng người bạn thấy trong gương kia là một người hoàn toàn xa
lạ mà đây là lần đầu tiên bạn gặp mặt. Hãy quan sát chính mình thật cụ thể. Hãy
thu lại hình ảnh của người trong gương ngay trước mặt bạn và giữ nó thường trực
trong trí nhớ.
2. Ngay từ bây giờ, bạn sẽ bị chia tách thành hai con người khác biệt: một diễn
viên phải thực hiện từ những việc đi lại trong ngày cho đến những sinh hoạt
thường nhật, và một quan sát viên – một người luôn đứng sau cánh gà, tìm hiểu
xem xét thật kĩ lưỡng những hành động cử chỉ ấy . Hãy cố gắng để nhìn nhận bản
thân, chính xác như thể bạn là hình ảnh phản chiếu trong gương. Đừng bao giờ để
mất dấu chính bản thân mình.
3. Hãy lấy một cuốn sổ tay và một chiếc bút và biến chúng trở thành những vật bất
li thân của bạn trong hai tuần sau đó.
4. Trong vòng hai tuần, hãy quan sát cách bạn thức dậy vào mỗi buổi sáng, cách
bạn tắm rửa, thay đồ, ăn sáng và đi làm. Hãy quan sát cả cách bạn đi bộ trên đường
phố, cách bạn bắt xe buýt, cách bạn đi mua sắm và rất nhiều việc nữa.
5. Bất cứ khi nào bạn cảm thấy mình sắp phải đương đầu với sự rụt rè nhút nhát,
hãy dành 1 phút suy nghĩ về các câu hỏi sau và tìm cách trả lời chúng:
Trong lúc này mình đang sợ hãi điều gì? Mình ngại đứng trước nhiều người? Vì
sao lại ngại? Vì họ nhìn vào mình? Vì sao bị người khác nhìn lại làm mình ngại
ngùng? Vì mình không được xinh đẹp? Ăn nói vụng về? Điểm nào trên cơ thể cần
cải thiện…?
Nếu bạn thực sự là một người rụt rè nhút nhát, bạn sẽ không gặp phải bất cứ khó
khăn nào khi nhận ra những kiểu câu hỏi như thế này và có thể trả lời chúng ngay
lập tức, bởi tình huống này đã quá đỗi quen thuộc với bạn. Tuy nhiên, đây sẽ là lần
đầu tiên bạn được phân tích những hành vi cư xử của mình một cách có mục đích
và tìm ra tận nguyên nhân gốc rễ vấn đề.
6. Mỗi tối , hãydành một vài phút để suy nghĩ và xem xét kĩ lưỡng những câu trả
lời mà bạn đã viết vội vàng nguệch ngoạc trong cuốn sổ tay . Thay vì những suy
nghĩ tiêu cực (“Bạn còn muốn gì ở tôi? Đúng! Tôi rụt rè nhút nhát. Nhưng đó
không phải là lỗi của tôi…), bạn hãy nghĩ tích cực hơn (“Tôi rụt rè nhútnhát thật
đấy , nhưng tôi vẫn đang cố làm một điều gì đấy để hạn chế nó…”)
7. Hãy thử tìm biện pháp khắc phục cho từng nguyên nhân nhútnhát mà bạn đã
vạch ra. Ví dụ, bạn cứ gặp người lạ là đỏ mặt. Nguyên nhân: bạn cảm thấy xấu hổ
khi nhìn vào mặt người đối diện. Bạn cảm giác như họ đang soi vào tim bạn và đọc
được sự xấu hổ của bạn. Bạn lại nói hơi bị lắp. Bạn sợ họ sẽ cười vì cái sự nói lắp
của mình. Biện pháp: như vậy bệnh nói lắp và sự khó che dấu cảm xúc là nguyên
nhân khiến bạn nhút nhát. Khắc phục: tập chữa bệnh nói lắp (tham khảo các bài
học trên mạng), tập “giả vờ tự tin” để che dấu cảm xúc.
4 nguyên nhân chính dẫn đến sự rụt rè nhútnhát
Nếu bạn áp dụng cho bản thân mình thì sẽ không mất tới hai tuần để bạn có thể xác
định những nguyên nhân dẫn đến sự rụt rè nhútnhát tồn tại trong con người bạn,
và cả những kiểu tình huống có thể kích thích phản xạ sợ hãi của bạn. Tuy nhiên,
đừng lo lắng, sẽ không có quá nhiều nguyên do đâu! Nhìn chung, sự rụt rè nhút
nhát bị gây ra bởi :
- Nỗi xấu hổ về ngoại hình, hoặc vì chúng ta không có một cơ thể hoàn hảo hoặc vì
những kiểu quần áo chúng ta ăn vận.
- Nỗi sợ hãi trước sự nóng nảy, hay gây sự của những người xa lạ, hoặc bạn sẽ giả
bộ không thấy sợ hãi trước họ, hoặc bạn lại tỏ ra đầy miệt thị họ.
- Nỗi sợ hãi khi bị những người chúng ta coi là quan trọng (cả trong đời sống riêng
tư lẫn khả năng chuyên môn) hắt hủi , cự tuyệt.
- Cảm giác người khác ở vị thế cao hơn mình, giỏi giang hơn mình có thể là
nguyên nhân khiến chúng ta tự nhốt mình trong một “tháp ngà” lạnh lẽo.
Chỉ sau hai tuần làm bài tập này, bạn sẽ nhận ra rằng năng lực quan sát của bạn cực
kì nhạy bén. Bạn sẽ phát hiện ra rằng bạn phản ứng hoàn toàn khác trong những
tình huống bạn cảm thấy sợ hãi hoặc những tình huống khiến bạn không thoải mái .
Khi đã tiếp cận với gốc rễ vấn đề, bạn sẽ bình tĩnh, tự tin hơn để giải quyết chúng.
Làm thế nào để tiếp cận căn nguyên của vấn đề?
Một khi sự rụt rè nhútnhát vẫn luôn hiển diện khắp nơi nhưng lại tồn tại như một
đối thủ khó phán đoán, một con rồng đầy bí ẩn, đáng sợ hết lần này đến lần khác
chồm cái đầu xấu xí của nó lên vượt quá trí tưởng tượng của bạn; thì sự rụt rè nhút
nhát vẫn luôn là một nỗi khiếp sợ đối với bạn.
Tuy nhiên, miễn là bạn có thể xác định một cách chính xác những căn nguyên cơ
bản của vấn đề, bằng cách trả lời có mục đích những câu hỏi bạn đã tự chất vấn
chính bản thân mình, thì bạn có thể đã đi được khá nhiều bước đi nền tảng trên con
đường tiến tới chiến thắng.
Nhưng điều đó không có nghĩa bạn đã hoàn toàn được chữa khỏi , bạn đã không
còn rụt rè nhútnhát nữa, đó là điều hiển nhiên! Bởi sự rụt rè nhútnhát bạn đã
mang trong mình trong suốt 10, 20, thậm chí là 30 năm qua , sẽ không dễ gì mất đi
chỉ trong thời gian hai tuần. Bạn vẫn còn rụt rè nhút nhát, và bạn có thể sẽ luôn là
một người hơi rụt rè nhút nhát.
Thấu hiểu những người khác nhiều hơn
Một phần hết sức quan trọng trong đường lối của những hành động mà bạn đã thực
hiện chính là sự sáng suốt bạn tự nhiên có được. V ai trò của một quan sát viên, vai
trò mà bạn đã đảm nhiệm trong suốt vài tuần qua, đã không chỉ giúp bạn tìm ra
những động lực cho riêng mình mà còn giúp bạn có được khả năng thấu hiểu
những điều ẩn giấu, những động lực riêng của những người khác.
Không có gì là bí ẩn haykhó hiểu ở đây. Bằng cách làm nhạy bén khả năng nhận
thức của bản thân, bạn cũng sẽ thoát khỏi sự e sợ đã từng cản trở bạn nhìn nhận
một cách sáng tỏ về những người khác đúng như bản chất vốn có của họ. Ở những
nơi trước kia bạn chỉ thấy toàn là những loại người dễ sợ, thì bây giờ bạn lại chỉ
thấy những người hết sức bình thường.
Chính vì vậy , một người trước kia dưới con mắt bạn có vẻ là một con người kiêu
căng ngạo mạn, thì bây giờ lại hiện ra không hề mạnh mẽ vững chãi , họ đang cố
che giấu mặc cảm về sự kém cỏi , thấp kém của mình sau cái vẻ bề ngoài hiếu
chiến, cố làm ra vẻ bạo dạn, đầy hăm doạ và đầy khoa khoang, khoác lác.
Bạn sẽ vẫn phải cần hơn một vài tuần nữa để dành cho việc rèn luyện trí óc, cũng
như những lần xem xét nội tâm và trung thực với chính bản thân mình. Tuy vậy ,
bạn đã thực sự vượt qua được phần khónhất của cuộc kiểm tra này – bây giờ, bạn
đã có thể đối đầu với sự rụt rè nhútnhát của chính mình.
Tóm lại, đã gọi là đánhbạinhút nhát, bạn phải dũng cảm chiến đấu, và không
khoan nhượng
Dù sao đi nữa , nếu trong suốt phần đời còn lại , bạn vẫn còn cảm thấy đôi chút dè
dặt và cảm thấy không thoải mái khi đứng dưới ánh đèn sân khấu, thì cũng đừng
quá lo lắng là mình vô tích sự, bất tài…Trái lại , hơi rụt rè nhútnhát không bị coi
là một nhược điểm. Phần lớn chúng ta, xã hội ta bị trì trệ là bởi những con người
quá kiêu căng ngạo mạn, quá chắc chắn, tự tin vào bản thân, những con người luôn
tự ý áp đặt người khác mà chưa từng cân nhắc xem những người đó đã được đánh
giá đúng mức hay chưa. Đức tính khiêm tốn, tài xử trí nhạy bén và sự tinh tế là tất
cả những phẩm chất đáng được chúng ta nuôi dưỡng, trau dồi.
.
Đánh bại nhút nhát – Khó hay dễ?
Bắt bệnh nhút nhát của bạn
Mục đích của bài tập đầu tiên bạn. được phần khó nhất của cuộc kiểm tra này – bây giờ, bạn
đã có thể đối đầu với sự rụt rè nhút nhát của chính mình.
Tóm lại, đã gọi là đánh bại nhút nhát,