Đề tàicâuchuyện – Biếnkhóthànhdễ
Đã bao giờ bạn đang lái xe đi đến sở làm, đến trường học và để tâm quan sát một
chút những người xung quanh, thế giới xung quanh hoặc những gì đang diễn ra
chưa? Cả khi bạn đến những nơi mới nữa, bạn có để ý không? Bạn thấy gì? Có thú
vị không? Liệu cái đó có thú vị hấp dẫn người khác không? Và bạn có nghĩ những
quan sát đó là ý tưởng cho bài viết của bạn không?
Các câu hỏi như: Hôm nay mình gặp ai mới quen không? Người đó làm nghề gì?
Rồi gần đây những người quen của mình có mua gì mới, khác lạ và rất đặc biệt đối
với cuộc sống của mình không? Bạn làm gì thời gian gần đây? Có vui không? Có
thông tin không? Có ý nghĩa quan trọng gì không? Bạn học được gì từ những kinh
nghiệm đó? Liệu có ai cũng quan tâm đến vấn đề như vậy không?
Tất cả những câu hỏi trên, nếu bạn trả lời ‘Có’ sẽ có thể dẫn đến một đề tài, câu
chuyện khá hay đấy. Tìm hiều ý tưởng cho bài viết có thể chỉ đơn giản vậy thôi.
Một vài chủ đề trên thực tế sẽ tự gợi cho người viết tầm quan trọng đểbiến chúng
thành bài viết. Còn lại nhiều chủ để khác đều là từ sự trải nghiệm và con mắt quan
sát, đôi tai biết lắng nghe của người viết là bạn, đểbiến chúng thành bài viết có thể
đọc được.
Người viết bài cần phải để ý đến chi tiết và những điều diễn ra trong cuộc sống
hàng ngày. Giáo sư Margaret Davidson cho rằng ‘có óc quan sát và luôn quan sát
là điểm khác biệt chính giữa người viết tốt và người viết nhàng nhàng/trung bình,
đặc biệt là trong việc tìm kiếm y tưởng bài viết…’
Tìm ý tưởng bài viết cũng liên quan đến sự tò mò. Hãy hỏi “Tại sao? Như thế nào?
“ thật nhiều. Hãy nghĩ về việc bạn làm gì đó mỗi ngày, đã làm gì không bình
thường ngày hôm qua, hay thậm chí chỉ đơn giản là hỏi mình sẽ đi đâu kỳ nghỉ
này, cuối tuần này. Như thế, biết đâu bạn sẽ viết được bài về nơi đi nghỉ hấp dẫn
cũng nên.
Sau khi nghĩ ra đề tài, các bạn cũng nên tìm tại liệu, các bài báo đã có thể viết để
tránh trùng lặp, hoặc tìm góc cạnh nào đó mới lạ.
Bạn đã tìm được đềtài rồi, hãy bắt tay vào viết, và nên để ý đến một số đặc điểm
cơ bản cho một bài viết.
Sau đây là 8 đặc điểm cơ bản về một ý tưởng cho bài viết:
1. Sự lôi cuốn: Bài viết phải thu hút người đọc, đáp ứng nhu cầu của bạn đọc.
2. Số liệu: Một bài viết tốt cần có những thông tin nhất định, hoạc số liệu, về chủ
đề đó có ích lợi cho nguời đọc.
3. Có nhân vật và tính cách: Các số liệu trong bài cần được củng cố, hỗ trợ thêm
bởi nhân vật. Một câuchuyện mà đưa tới cho bạn đọc một người ‘không bình
thường’ hoặc có tính cách ‘khác người cùng các số liệu và sự lôi cuốn thì câu
chuyện đó sẽ mạnh hơn, thuyết phục hơn.
4. Góc cạnh: Góc nhìn đúng hoặc chủ đề đúng sẽ giúp bài viết và đềtài đó liên kết
với nhau tốt hơn.
5. Có hành động: Liệu bạn có thể biếncâuchuyện đó sống động được không? Nó
sẽ sống động nếu trong đó chứa đựng một số họat động. Nói đơn giản – mọi người
cần làm gì đó trong câuchuyện của bạn.
6. Chi tiết đắt và phổ biến: “Đắt”, “độc” nhưng cần có tính phổ thông. Tức là góc
nhìn của câuchuyện phải đắt, khác biệt nhưng cùng lúc vẫn có sức hấp dẫn rộng
rãi.
7. Có tầm quan trọng: Tính kịp thời, gần gũi thân thuộc, có ảnh hưởng chủ đạo, có
tính liên quan, tất cả sẽ tạo nên tầm quan trọng cho bài viết của bạn
8. Nuôi dưỡng nghị lực, năng lượng: Câuchuyện của bạn sẽ khuấy động người
đọc giống như khi còn là ý tưởng nó đã thúc giục bạn viết. Bạn phải có sự nhiệt
huyết, nhiệt tâm và sự chân thành.
. Đề tài câu chuyện – Biến khó thành dễ
Đã bao giờ bạn đang lái xe đi đến sở làm, đến trường học.
nghiệm đó? Liệu có ai cũng quan tâm đến vấn đề như vậy không?
Tất cả những câu hỏi trên, nếu bạn trả lời ‘Có’ sẽ có thể dẫn đến một đề tài, câu
chuyện khá