Gợi ýcựchay để viếtbàiluận
Viết đã trở thành một hình thức truyền đạt thông tin hết sức quan trọng vì không
phải lúc nào bạn cũng có thể dùng lời nói của mình để chuyển tảiý nghĩ của mình
tới người khác.Tuy nhiên, để những lời văn được viết ra có hồn và chuyển tải đúng
những gì bản thân muốn nói lại là một công việc không hề dễ dàng.
Hy vọng bàiviết nhỏ dưới đây sẽ giúp người học hiểu hơn về những loại bàiluận
cơ bản và thông dụng – một gợiý không tồi giúp bạn cải thiện khả năng viếtluận
tiếng Anh của bản thân.
1. Miêu tả (Description)
Trong các bàiluận thuộc loại văn miêu tả, người viết sẽ khiến người đọc phải vận
dụng các giác quan như xúc giác, thị giác, thính giác, khứu giác hay vị giác để cảm
nhận được những gì tác giả đã trải nghiệm.
Các bài văn thuộc loại này giúp người đọc hiểu rõ hơn về con người, vùng đất và
những thứ mà tác giả dành thời gian mô tả. Đây là loại hình văn viết phổ biến nhất.
Bạn có thể tìm thấy những đoạn văn miêu tả trên các tờ báo, tạp chí, các cuốn sách
và trong hầu hết các văn bản viết khác.
2. Bình luận (Exposition)
Các tác giả thường sử dụng văn bình luậnđể cung cấp thông tin, giải thích cũng
như làm rõ ý tưởng và suy nghĩ của bản thân. Văn bình luận thường không chỉ
dừng lại ở việc mô tả sự vật, hiện tượng hay con người mà đi sâu vào phân tích ý
tưởng và suy nghĩ riêng của người viếtđể giúp người đọc có cái nhìn thấu đáo và
sâu sắc hơn. Các bàiviết thuộc loại này thường rất phổ biến trong các bài báo, bài
viết trên tạp chí, các đoạn phân tích trong các cuốn sách.
3. Trần thuật/ Kể chuyện (Narration)
Các bàiviết thuộc loại này có đặc điểm đúng như tên gọi của chúng phản ánh.
Trong văn trần thuật, người viết kể lại một câu chuyện có đầy đủ nhân vật, bối
cảnh, thời gian, vấn đề (mâu thuẫn cần giải quyết), những nỗ lực nhằm tháo gỡ vấn
đề và cách giải quyết vấn đề.
Các câu chuyện kể trước lúc đi ngủ thuộc thể loại truyện ngắn còn những tiểu
thuyết lại là thể loại truyện dài. Các kịch bản cho các bộ phim và các vở kịch cũng
thuộc loại văn kể chuyện.
4. Thuyết phục/Chứng minh (Persuasion)
Trong văn chứng minh, người viết cố gắng thay đổi quan điểm của độc giả về một
chủ đề, đối tượng hay chính kiến nào đó. Tác giả sẽ trình bày những chi tiết thực tế
cũng như những ý kiến để thuyết phục người đọc rằng tại sao điều gì đó là đúng,
sai hay đúng sai còn chưa thể phân định rõ ràng.
Các bài xã luận, thư ngỏ của tổng biên tập trong các tờ báo, tạp chí hay các bài
diễn thuyết của các chính trị gia là nhữngví dụ tiêu biểu cho loại hình văn viết này.
5. So sánh và tương phản (Comparison and Contrast)
Trong các bài so sánh và tương phản, người viết thường chỉ ra những điểm tương
đồng và khác biệt nào đó của hai đối tượng thuộc cùng một chủ đề. So sánh
(Comparision) được dùng để chỉ ra những điểm giống nhau hay những điểm chung
của hai đối tượng.
Tương phản lại được dùng để chỉ ra những điểm khác nhau thậm chí trái ngược của
các đối tượng. Ví dụ: miêu ta điều kiện sống của những năm đầu thế kỷ 20 với điều
kiện sống hiện tại (đầu thế kỷ 21) bạn sẽ thấy rất nhiều điểm tương đồng cũng như
khác biệt.
Tóm lại, khi hiểu và lựa chọn đúng thể loại văn thích hợp trong những hoàn cảnh
cụ thể, chắc chắn những bàiviết của bạn sẽ trở nên có hồn và chuyển tải đúng
những suy nghĩ của bản thân mà bạn muốn chia sẻ.
.
Gợi ý cực hay để viết bài luận
Viết đã trở thành một hình thức truyền đạt thông tin hết sức. vọng bài viết nhỏ dưới đây sẽ giúp người học hiểu hơn về những loại bài luận
cơ bản và thông dụng – một gợi ý không tồi giúp bạn cải thiện khả năng viết luận