Tuổi thơchăntrâuláđa
Cả một vườn lá rụng, phải tìm cho được lá nào to nhất, cái lá
đẹp nhất, xanh mướt hoặc vàng óng, để được con Trâu đẹp
nhất, để thi đấu với nhau, chọi với nhau mà ko bị gãy đầu
trước thì mới là chiến thắng.
(Ảnh minh họa)
Cây đađã gắn bó với làng quê Việt Nam từ bao đời nay. Đa
dễ trồng và sống lâu tới ngàn tuổi. Trong bão táp, trải qua
bao thế hệ, cây vẫn sừng sững tỏa bóng mát giữa trời, ôm cả
một góc quê hương.
Trẻ chăntrâu tha hồ ẩn náu dưới từng cội đa, chơi trò đuổi
bắt. Láđa xanh ngắt bốn mùa gọi chim về làm tổ. Trong vòm
lá, chim ríu rít gọi bầy. Và kia không xa, bên gốc tre xanh
con trâu lim dim nằm nhai lại nhìn về gốc đa xem lũ trẻ nô
đùa, mặc cho chim sáo nhảy nhót trên lưng trên đầu. Dưới
gốc đa, bao kỷ niệm của một thời ấu thơđã ghi sâu vào tâm
trí của những đứa trẻ. Và hẳn cho đến giờ, kỷ niệm về những
trận chiến… trâuláđa vẫn không mờ phai trong ký ức của
những đứa trẻ lớn lên bên gốc đa già.
Trẻ con ngày xưa không đứa nào là không biết làm trâu từ lá
Đa, lá Mít, chỉ cần một cái lá lành lặn, 2 sợi cỏ, sợi rơm là có
được một con Trâu để giật giật, tắc tắc và kêu “ọ, ọ” một
cách khoan khoái. Nhưng cũng như bao đứa trẻ khác, lần đầu
tiên được cầm trên tay một chú trâulá đa, hẳn cũng có những
tò mò thú vị.
Cho đến bây giờ tôi vẫn nhớ như in, lần được ông nội làm
cho mình một con trâu bằng lá của cây đa trước sân chùa
làng. Chiếc láđa thật to, chỉ trong nháy mắt đã biến thành
chú trâu mộng trông thật hùng dũng. Lần đầu tiên được cầm
trên tay một chú trâu, nhìn thấy nên lạ quá, chưa biết chơi
như nào cả. Và trong lòng một đứa trẻ con chợt băn khoăn
sao con trâu ăn gì mà trong bụng không có gì cả nhỉ? Bài học
đầu tiên từ một chú trâuláđa ấy là khi nội nói, tán cây đa
trùm mát làng ta, bụng trâuláđa chứa đựng tình cảm của dân
làng ta, vì thế mà không cần ăn gì, trâuláđa vẫn sống và mãi
mãi là người bạn thân thiết của trẻ con.
Cầm tay cháu nội dạy cách chơi trâuláđa để sao cho vừa tỏ
ra hùng dũng với cặp sừng cong vút lại vừa thể hiện được sự
đủng đỉnh của người bạn của nhà nông.
Những ngày sau đó, lũ trẻ con trong làng thường rủ nhau
kiếm chỗ mát nơi có bóng cây đa cổ thụ, ngồi dưới gốc đa thả
hồn theo những đám mây trắng trôi bồng bềnh, nhẹ nhàng
trên bầu trời xanh, lắng nghe tiếng sáo diều vi vu trong gió,
rồi lại ngắm cánh đồng lúa trải dài dưới sườn đê, cùng nhau
nhìn những con hồ điệp bay chập chờn trên các ngọn cỏ. Khi
tôi “trổ tài” làm trâuláđa thì cả đám tỏ ra vô cùng thích thú
và cười sung sướng vì được tặng một chú trâu.
Tuổi thơ cứ thế trôi qua êm ả với rất nhiều kỷ niệm. Bên gốc
đa làng, lũ trẻ hàng ngày chơi trận giả, hò hét tưng bừng và
đuổi nhau chí choé. Những trận chọi trâuláđa ngày ấy của
tuổi thơ cũng sôi động, quyết liệt không kém gì Hội thi chọi
trâu Đồ Sơn bây giờ.
Trâu láđa nhờ thế cũng đã đi vào đời sống với những vần
thơ:
Rồi một ngày trở lại gốc đa xưa.
Nhìn lũ trẻ nô đùa, cuộn láđa làm trâu chọi
Ngắm bầy chim giành nhau chùm quả đa đỏ ối
Gió reo vui, mát rượi đồng chiều
hay câu hát:
“Lá đa rụng trên bờ ao em biến chúng thành đàn trâu.
A a a. Trâulá đa, bé tí tẹo, cuống sỏ sẹo sợi rơm mùa.
A a a. Que bắc vai, trâu đủng đỉnh đầu đung đưa hai
tai vểnh. Vắt Vắt Vắt”.
Trẻ con ngày nay có quá nhiều đồ chơi, quá nhiều thứ để
chơi nên ít được ra ngoài chơi với thiên nhiên. Trẻ con ngày
nay có nhiều đứa cũng không biết con Trâulá Đa, lá Mít, bởi
bố mẹ chúng vẫn cứ sợ cho con nhặt lá dưới đất là bẩn. Và
đôi khi, cũng nhiều bố mẹ, muốn làm cho con một con trâu
bằng lá Đa, lá Mít thì cũng tìm mãi không ra cái… lá.
Văn hóa truyền thống dân tộc Việt chính là lời mẹ hát ru con,
là tiếng hát đồng dao hồn nhiên của trẻ thơ, là những trò chơi
dân gian đơn giản mà thú vị. Các trò chơi dân gian như: trồng
cây chuối, bịt mắt bắt dê, giật cờ, đánh chắt đánh chuyền…
cũng đang dần bị “thất truyền”. Trong vài năm gần đây, các
trường học đang bắt đầu sưu tầm khôi phục đưa trò chơi dân
gian vào học đường. Đây là một tín hiệu đáng mừng, tuy có
muộn nhưng còn hơn không. Và biết đâu, lại có một ngày,
trâu láđa lại được những bàn tay nhỏ xíu, đáng yêu chăm
bẵm, để rồi lớn cùng tuổi thơ.
.
Tuổi thơ chăn trâu lá đa
Cả một vườn lá rụng, phải tìm cho được lá nào to nhất, cái lá
đẹp nhất, xanh mướt hoặc vàng óng, để được con Trâu đẹp. con trâu ăn gì mà trong bụng không có gì cả nhỉ? Bài học
đầu tiên từ một chú trâu lá đa ấy là khi nội nói, tán cây đa
trùm mát làng ta, bụng trâu lá đa