1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Văn hóa Nõ Nường: Cây rau rớn hay hoa văn Po me docx

12 355 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 193,91 KB

Nội dung

Văn hóa Nường: Cây rau rớn hay hoa văn Po me Trích cuốn “Văn hóa Nường” – Dương Đình Minh Sơn Lâu nay trong nghiên cứu văn hóa dân gian, chúng ta chỉ nói đến yếu tố văn hóa hiện thực, mà từ bỏ, hoặc chỉ lướt qua yếu tố văn hóa tâm linh. Do đó, khi nghiên cứu văn hóa dân gian của người Thái ở Tây Bắc thường gặp những hiện vật biểu tượng văn hóa tâm linh, nhưng do muốn có sự gần với cuộc sống cho nên chúng ta đã coi những cổ vật ấy là loài hiện thực. Chiếc “khau kút” dựng trên hai đầu nóc nhà, một biểu tượng độc đáo của ngôi nhà sàn, chỉ là vật có tác dụng nẹp gianh cho khỏi tốc mái khi bị gió bão, và “kút” là tên của cây guột ngoài rừng – một loại cây có ích trong đời sống con người. Hoặc ở một lĩnh vực khác như nét đặc trưng trong mùa Thái với động tác “nhún gối chân phải, rồi kéo sệt nhẹ bàn chân về đằng sau”. Đó là do người Thái đi trên nhà sàn, mặt sàn giát bằng tấm tre đập đập cho nên có bước đi nhún nhẩy mà thành nét đặc trưng trong động tác múa Thái, hoặc “kút piêu” (chùm hoa văn trang trí ở bốn góc chiếc khăn piêu đội đầu của phụ nữ Thái) cũng là hoa cây rau dớn – loại cây mọc dại ngoài mương, có thể làm rau luộc ăn v.v. Từ quan niệm đó dẫn đến việc gọi tên hoa văn (hình 1) cũng là cây rau dớn v.v… Cách nhận thức và gọi tên những hoa văn theo lối hiện thực này, đến sau 1975 vào nghiên cứu văn hóa dân gian ở vùng Tây Nguyên, người ta cũng gọi một loại hoa văn trên cây kơlao trong lễ hội bỏ mả của người Ba Na là hình cây rau dớn, người địa phương gọi là hoa văn kơ toanh. T.S Nguyễn Duy Thiệu – Viện Đông Nam Á cho tôi xem ảnh hoa văn cây rau dớn trên cây kơlao của vùng Tây Nguyên. Và ông cũng nói là không có gì gần gũi với cây rau dớn ngoài rừng cả. Hình 1 Loại cổ vật biểu tượng được gọi là cây rau dớn ấy mà chúng tôi gọi là hoa văn Po Me. Vậy cái hiện thực bên ngoài và ý tứ sâu kín mang yếu tố tâm linh bên trong của cổ vật nằm ở đâu? Đó là điều cần được làm sáng tỏ ở đề mục này. Mặc dù đây là loại hoa văn bình thường, nhưng ý nghĩa tâm linh của nó thì lớn lao vô cùng. Vì thế nếu tìm ra nội dung đích thực của nó, sẽ mở ra một hướng nhìn nhiều chiều hơn về những hoa văn biểu tượng âm dương và tượng nam nữ trên các cổ vật văn hóa tâm linh như trên nắp thạp đồng Đào Thịnh. Thực chất của hoa văn Po Me là thế nào? Để thấy rõ điều này, ta phải đi vào ba yếu tố: xuất xứ của hoa văn, mục đích sử dụng và ý nghĩa của nó. 1. Xuất xứ Trong bài “Po Me là cái Nường” – Tuần báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh số 131 (3/1994), chúng tôi viết: Trong ý niệm của người Thái ở Tây Bắc: “Po” là con đực có cái “núm” lòi ra; “Me” là con cái có cái “lỗ” lõm vào. Khi hai vật đó “lắp khít” nhau (như đôi cúc bấm) thì gọi là Po Me. Ở đây Po Me như một nguyên hợp Folklor. “Po” về sinh vật là con đực, về tính xã hội loài người là đàn ông, chồng, cha. “Me” về sinh vật là con cái, về tính xã hội loài người là đàn bà, vợ, mẹ. “Po Me” còn là ông bà, tổ tiên, bậc tiền bối và nguồn cội. Một thuật ngữ ra đời dựa trên yếu tố trực quan qua hiện vật (cái lòi ra, chố lõm vào) và hoạt động của hiện vật là lắp khít nhau hẳn loại thuật ngữ đó được ra đời sớm nhất trong ngôn ngữ của họ. Đúng vậy, nhờ trực quan mà người ta phát hiện ra cách thức và tác dụng của hai vật Po Me trong khi “lắp khít” nhau – tức là lúc giao phối. Nguyên lý “lắp khít” nhau ấy được người ta ứng dụng vào thực tiễn sinh hoạt đời sống cộng đồng ở hai lĩnh vực: tâm lý huyết thống và vật lý cơ học. Một về tâm lý huyết thống, đó là mối quan hệ khăng khít của dòng tộc (họ mạc), tiếng Thái gọi là “đẳm” – bên “Po” (cha) là quan hệ “đẳm” “ải noọng” (anh em), còn bên Me (mẹ) quan hệ “đẳm” “lung ta” (dì già) anh chị em bên họ mẹ. Do quan niệm ngang bằng của hai vật Po Me trong việc sinh thành ra tộc người Thái, cho nên trong quan hệ dòng tộc bên Po và bên Me người Thái coi như nhau, họ không phân biệt bên nội, bên ngoại như ở người Kinh. Vật lý: trong ngôi nhà của người Thái xưa, có trên hai mươi gian, sự liên kết các vì kèo và cột và các phụ liệu giữa các gian là dựa trên nguyên lý “lắp khít” nhau của Po Me. Chẳng hạn, chiếc cột trên đầu đẽo nhỏ một đoạn – đoạn ấy gọi là Po, cái dầm, mỗi đầu khoét một lỗ - lỗ ấy gọi là Me. Khi hai vật ấy lắp khít vào nhau thì gọi là Po Me. 2. Vị trí đặt hoa văn của Po Me: Ngôi nhà sàn khi đã làm xong, nhưng vẫn lung lay. Do đó, ở những vị trí quan trọng như cột chính và quá giang, cột chính và kèo, người ta gá một tấm gỗ ròn gọi là “khăn hươn” hoặc “tẻm lai hua”, trên tấm gỗ ấy có khắc hình Po Me (hình 1). 3. Mục đích và tác dụng: Hoa văn Po Me là vật “hèm” điểm huyệt vào chỗ Po Me (tiếng Kinh gọi là con tron và lỗ mộng) thì chỗ ấy khó có thể long ra được nữa. Giá trị của hoa văn Po Me ở đây cũng giống như dấu Ấn của vua Xalômông trên nắp lọ, trong truyện “Lão đánh cá và vị hung thần” ở “Nghìn lẻ một đêm”. Song lâu nay người ta cho hoa văn này là cây rau dớn. Vậy là đã đánh mất cái “thần” của một cổ vật. Để thấy rõ thêm điều này, ta đi vào hai yếu tố nữa. Thứ nhất, Po Me trước hết là một hiện vật. Người xưa cho rằng con người và mọi vật đều có “hồn” của nó. Thần hồn còn quyết định sự hiện hữu và mọi hoạt động của thần xác. Thầy mo thời nguyên thủy đã mã hóa thần “hồn” của Po Me sang các vật biểu tượng như bùa hộ mệnh, thần dược v.v…trong đó có hoa văn Po Me làm vật “hèm” yểm vào các vị trí then chốt của ngôi nhà. Về sau thợ mộc học theo ý tưởng đó của Thầy mo làm ra cái chốt. Nói cách khác là hiện thực hóa cái tín ngưỡng của Thầy mo, rằng: “Tín ngưỡng nguyên thủy là bình minh của trí tuệ” - nghĩa là thời trước không có chốt, hoặc ngàm (đuôi cá), ở đó dễ long ra, cho nên phải yểm bùa hình Po Me. Thứ hai, hoa văn Po Me (hình 1) thì cái “đầu” làm theo hình “quả trám”. Vậy là ngụ ý gì? Trong dân gian hình “quả trám” được coi như hai hình “ba góc” kết hợp lại. Quan niệm của người Kinh: hai hình “ba góc” ở hai đầu đòn nóc nhà, khi chỉ vào mặt tiền nhà hàng xóm thì nhà kia có thể bị cháy, nên nhà kia phải yểm lại bằng chiếc gương, nay là hình Bát Quái. Hình “ba góc” và “hình” “quả trám” là vật “hèm” trừ đuổi ma quỷ. Các dân tộc đều dùng hai hình này làm hoa văn trang trí thổ cẩm như hoa văn của người Dao (hình 2), hoa văn trên áo gối, mặt chăn của người Thái, hoặc khắc chạm trên cửa sổ, bệ đá của người Kinh…và còn đan thành mắt “chài”, “lưới” nữa. Trong “Quắm Tố Mướng” (Chuyện kể bản mường) của người Thái có đoạn nói về cái “chài” ở thời tiền sử như sau: “Tung xuống nước được cá chiên, cá vược, tung lên cạn được ăn hoẵng, ăn nai, tung vào bản úp được hồn người” (bảo vệ). Ở người Kinh xưa, khi có người ốm nặng, phải lấy lưới trùm lên người ốm và treo lên các cửa sổ quanh nhà để trừ đuổi mà quỷ. Hoặc vào thời vua Lý Nhân Tông có chuyện Mục Thận, tung lưới bắt tà ma hóa hổ cứu vua thoát khỏi chết v.v…Dó đó trong hoa văn Po Me làm vật “hèm” này ở người Thái, người ta lấy hình quả trám để làm “đầu”, bộ phận quan trọng nhất của hoa văn là có dụng ý. Tóm lại người Thái diễn định nghĩa định nghĩa Po Me bằng [...]...những hoa văn biểu tượng như sau: 1 Hoa văn Po Me, 2 Dây tình “xai peng”, 3 Kút piêu, 4 Khau kút, 5 Cột xau hẹ, 6 Minh nén, 7 Ta leo, 8 Tạy ho, 9, cây không hoa Đó là những vật “hèm” làm bùa hộ mệnh cho con người như: cái minh nén treo trên xa nhà và các hoa văn thêu trên khăn piêu đội đầu của phụ nữ, hoặc thần nhà Khau kút, thần bếp... trên xa nhà và các hoa văn thêu trên khăn piêu đội đầu của phụ nữ, hoặc thần nhà Khau kút, thần bếp là cột Xau hẹ Trên nóc cột “Xau hẹ” có đeo cái dùi đục và cái biểu tượng của vật linh Nường (Po Me) v.v Po Me còn là cơ sở của ngôn ngữ và âm nhạc dân gian Thái 9 Vật biểu tượng này vừa hiện thực, vừa tín ngưỡng xen nhau, nếu tách ra từng vật sẽ không thấy được nội dung Hình 2: hình các con vật . Văn hóa Nõ Nường: Cây rau rớn hay hoa văn Po me Trích cuốn Văn hóa Nõ Nường” – Dương Đình Minh Sơn Lâu nay trong nghiên cứu văn hóa. nhất của hoa văn là có dụng ý. Tóm lại người Thái diễn định nghĩa định nghĩa Po Me bằng những hoa văn biểu tượng như sau: 1. Hoa văn Po Me, 2. Dây

Ngày đăng: 20/03/2014, 01:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w