1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công nghê sinh học y học ở Việt Nam Medical pdf

11 376 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 128,71 KB

Nội dung

TCNCYH 36 (3) - 2005 77 Công nghệ sinh học y học Việt Nam Medical biotechnology in vietnam PGS. TS. Nguyễn Văn Tờng 1. Một số khái niệm chung về công nghệ và chuyển giao công nghệ Công nghệ đợc hiểu theo nghĩa rộng nó là một hoạt động nhằm giải quyết một vấn đề hay một số vấn đề về kỹ thuật. Về bản chất, công nghệ là kết quả của quá trình áp dụng các thành tựu của khoa học vào đời sống xã hội, vào sản xuất. Khái niệm công nghệ đợc sử dụng rộng rãi vào tất cả các lĩnh vực của cuộc sống con ngời nh công nghệ y sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ quản lý, công nghệ giáo dục v.v. Công nghệ thờng gắn chặt với công nghiệp. Công nghệ là nền tảng của công nghiệp nhng công nghiệp lại là phơng thức chuyển tải công nghệ vào cuộc sống. Bảng 1. Một số đặc điểm phân biệt khoa họccông nghệ Khoa học Công nghệ Nghiên cứu khoa học mang tính xác suất Điều hành công nghệ mang tính xác định Hoạt động khoa học luôn đổi mới không lặp lại Hoạt động công nghệ đợc lặp lại Sản phẩm khoa học khó đợc định hình trớc Sản phẩm công nghệ đợc định hình theo thiết kế Sản phẩm khoa học mang đặc trng thông tin Đặc trng của sản phẩm công nghệ tuỳ thuộc đầu vào Lao động khoa học linh hoạt và có tính sáng tạo cao Lao động công nghệ bị định khuôn theo quy định Phát minh khoa học tồn tại mãi với thời gian Sáng chế công nghệ tồn tại nhất thời và bị tiêu vong theo lịch sử tiến bộ kỹ thuật. Theo UNESCO, chuyển giao công nghệ bao gồm chuyển giao thiết bị kỹ thuật và chuyển giao kiến thức về quy trình sản xuất, chuyển giao kinh nghiệm tổ chức quản lý và hoạt động t vấn trong lĩnh vực sản xuất. Trong chuyển giao TCNCYH 36 (3) - 2005 78 công nghệ cần phải chuyển giao đồng bộ cả phần kỹ thuật và phần thông tin có liên quan. Chuyển giao công nghệ đợc thực hiện bởi hai nguồn: - Chuyển giao dọc là chuyển giao từ nơi phát minh đến các xí nghiệp để ứng dụng vào sản xuất. Cách chuyển giao này thờng là con đờng ngắn nhất của quá trình nghiên cứu và ứng dụng nhng nó lại chứa đựng những yếu tố mạo hiểm vì có thể không tìm ra đợc công nghệ ứng dụng phát minh, hoặc cha đủ trình độ khoa học kỹ thuật để đa ra công nghệ ứng dụng phát minh. - Chuyển giao ngang là chuyển giao từ cơ sở sản xuất có trình độ công nghệ cao đến cơ sở sản xuất còn yếu kém hơn. Cách chuyển giao này ít mạo hiểm hơn nhng bên mua công nghệ thờng bị thua thiệt vì không một xí nghiệp nào lại bán bí quyết công nghệ mới nhất cho đối thủ cạnh tranh. Đây là vấn đề mà các nhà sản xuất cần lu tâm và cần phải có đầy đủ thông tin về các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ để tránh mua phải công nghệ đã lạc hậu bỏ đi. 2. Công nghệ sinh học (CNSH) và những thành tựu của CNSH trên thế giới Công nghệ sinh học có thể đợc hiểu đơn giản là những giải pháp kỹ thuật nhằm sử dụng những đặc tính sinh học của tế bào, của các phân tử sinh học (nh DNA, RNA, protein, các chất đờng, tinh bột, acid béo, các enzym, v.v. ) để tạo ra các sản phẩm hữu ích cho con ngời ( trong y học là để phục vụ cho chẩn đoán, điều trị bệnh và dự phòng). Công nghệ sinh học gắn chặt với ngành công nghiệp CNSH. Chúng ta không thể phát triển CNSH mà lại không xây dựng ngành công nghiệp CNSH, nhng để có CNSH thì lại phải đi từ những bớc nghiên cứu cơ bản ban đầu và các nghiên cứu phát triển để rồi có thể tìm ra giải pháp ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào cuộc sống. Ngời ta đánh giá mức độ phát triển CNSH các quốc gia bằng tỷ lệ kinh phí đầu t cho nghiên cứu và phát triển (R&D) của các doanh nghiệp vào lĩnh vực sinh học vì đây là chặng đờng dài và khó khăn nhất. Ví dụ nh: chúng ta muốn sản xuất vaccin viêm gan A bằng công nghệ gen, chúng ta phải có các kết quả nghiên cứu của rất nhiều công trình để nắm đợc cấu tạo của virus gây viêm gan A, đặc tính sinh học của nó, cấu tạo gen của nó và những kỹ thuật cấy chuyển gen v.v. Từ những kết quả nghiên cứu này chúng ta mới đa TCNCYH 36 (3) - 2005 thành giải pháp công nghệ để sản xuất ra vaccin viêm gan A bằng công nghệ gen. Chúng ta có thể sơ đồ hoá những chặng đờng gian khó và phức tạp đi từ nghiên cứu đến triển khai ứng dụng công nghệ sinh học bằng sơ đồ sau đây: Nhữn g vấn đề của th ự c tiễn cần g iải q u y ết 79 N g hiên cứu cơ bản về các đặc tính sinh học, bản chất cấu tạo của tế bào, của các phân tử sinh học, v.v. (Research) N g hiên cứu phát triển (Development) N g hiên cứu triển khai và nghiên cứu ứng dụng Côn g n g hệ sinh học - Đ ề xuất n g hiên cứu - ý tởng nghiên cứu - Các giả thuyết NC - Kết quả của NCCB - Thử nghiệm tiền lâm sàng Thử n g hiệm lâm sàng giai đoạn I,II,III Giải pháp Nghiên cứu thành công một số sản phẩm sinh học làm thuốc điều trị mất khoảng 16 năm Chặng đờng dài nhất và gay go nhất Phục vụ thực tiễn, phục vụ con ngời Giải quyết các vấn đề của thực tiễn K ỹ thu ậ t TCNCYH 36 (3) - 2005 80 Công nghệ sinh học của thế giới đã trải qua ba giai đoạn phát triển khác nhau đó là: - Giai đoạn CNSH truyền thống - Giai đoạn CNSH cận đại - Giai đoạn CNSH hiện đại Ngày nay chúng ta đang sống trong thời kỳ của CNSH hiện đại và khi nói đến CNSH thì đó là CNSH hiện đại. Những thành tựu của CNSH hiện đại trong hơn một thập kỷ vừa qua đã đạt đợc những bớc tiến nhảy vọt, nó đợc ứng dụng rất rộng rãi trong các ngành kinh tế quốc dân và đem lại những hiệu quả bất ngờ. Cho đến năm 1997, giá trị sản lợng của các sản phẩm CNSH trên thị trờng thế giới đã đạt đợc [3]: - Kháng sinh và kháng sinh thế hệ mới: 12 tỷ USD - Các protein trị liệu (Interferon, Insulin), 8 protein đã đợc thơng mại hoá: 1 tỷ USD - Các sản phẩm lên men (các acid amin, acid hữu cơ, polysacharit) : 7 tỷ USD. - Các loại thuốc trừ sâu sinh học: 8 tỷ USD - Công nghệ chế biến nông sản: 150 tỷ USD - Công nghệ giống cây trồng (kể cả in vitro): 120 tỷ USD - CNSH phục vụ chăn nuôi (tổng hợp các chất bảo vệ động vật, nuôi cấy phôi, v.v.) : 100 tỷ USD Hiện nay trên thế giới có khoảng hơn 325 triệu ngời đang sử dụng trên 130 loại thuốc và vaccin đợc sản xuất nhờ CNSH đã đợc cơ quan quản lý thực phẩm và dợc phẩm (FDA) của Mỹ chấp nhận. 70% các loại thuốc CNSH này đã đợc chấp nhận trong 6 năm gần đây. Hiện nay có hơn 350 vaccin và sản phẩm thuốc CNSH đang đợc thử nghiệm lâm sàng các giai đoạn khác nhau nhằm điều trị và phòng bệnh cho 200 loại bệnh khác nhau nh các loại hình ung th , bệnh sa sút trí tuệ (Alzheimer), bệnh tim, tiểu đờng, xơ cứng bì, AIDS và thấp khớp Số lợng thuốc và vaccin CNSH đã tăng nhanh trong những năm gần đây. Những thành tựu CNSH của các nhà khoa học trên thế giới phục vụ cho mục đích y tế và y học tập trung vào một số hớng nghiên cứu chính sau đây [5] [6] [7] [11] [12] [13] [14]: Tạo ra các động vật nhân bản với mục đích: TCNCYH 36 (3) - 2005 81 - Tạo ra động vật nhân bản có khả năng đề kháng với một số bệnh truyền nhiễm có thể truyền từ động vật sang ngời. - Đa các gen cụ thể của ngời vào động vật nhân bản để tạo ra các chế phẩm mới có tác dụng điều trị bệnh nh điều trị ung th vú, tiểu đờng, và chữa một số bệnh nan y khác. - Tạo ra các động vật nhân bản để cung cấp nội tạng phục vụ cho ghép trên ngời mà hạn chế quá trình loại bỏ ghép. - Nhân bản phục vụ sinh sản ngoại trừ việc nhân bản ngời. Các nớc nh Mỹ, Scotland, Trung Quốc, Oxtraylia, Nhật Bản, Pháp, Đài Loan, Đan Mạch, Niu Dilân đều đã thành công trong việc tạo ra các động vật nhân bản phục vụ cho y học và cho cuộc sống con ngời. Kỹ thuật nhân bản thờng đợc tiến hành theo hai cách sau: - Bỏ nhân của một trứng và thay vào đó là nhân của một tế bào trởng thành. - Bỏ nhân của một trứng và thay vào đó là nhân của một tế bào gốc phôi. Tỷ lệ thành công khi dùng tế bào gốc phôi cao hơn nhng việc sử dụng nhân của các tế bào trởng thành lại giúp cho việc nhân bản động vật có đợc bộ gen hoàn chỉnh hơn. Protein tái tổ hợp ứng dụng trong y học: Bằng công nghệ gen, các nhà khoa học có thể nhân dòng các gen mã hoá protein có khả năng trị bệnh và đa vào sản xuất các protein này bằng cách tái tổ hợp nó với một số lợng lớn trong vi khuẩn nấm men hoặc tế bào động vật để phục vụ cho điều trị bệnh. Trong hơn một thập kỷ qua tốc độ phát triển protein tái tổ hợp đã tăng nhanh. Hiện nay đã có khoảng 50 loại sản phẩm protein tái tổ hợp khác nhau đợc phép sử dụng Mỹ và châu Âu. Đồng thời cũng có hàng trăm loại protein tái tổ hợp mới đang đợc thử nghiệm lâm sàng. Những protein tái tổ hợp đang đợc thử nghiệm lâm sàng trong điều trị một số bệnh nh ung th, nhiễm trùng, bệnh của hệ thống tạo máu. Protein tái tổ hợp cũng đợc sản xuất để bổ sung những chất bị thiếu hụt trong cơ thể do đột biến gen nh: - Yếu tố VIII là một protein tham gia vào quá trình làm đông máu. - Insulin là một hormon có chức năng điều hoà hàm l ợng glucose máu. TCNCYH 36 (3) - 2005 82 - Growth Hormon là hormon tăng trởng, thiếu nó sẽ gây bệnh lùn tuyến yên. Bằng công nghệ gen chúng ta có thể tạo ra các sản phẩm tự nhiên giá thành hạ và nhanh chóng đạt đợc số lợng lớn. Hiện nay rất nhiều công ty cạnh tranh sản xuất các sản phẩm này theo công nghệ gen để có thể thu đợc lợi nhuận khổng lồ. Ví dụ: Growth Hormon (GH) là hormon tăng trởng của thuỳ trớc tuyến yên trớc đây phải chiết từ não ngời mới chết rất phức tạp và không thể đáp ứng đợc nhu cầu sử dụng thì ngày nay ngời ta đã tổng hợp đợc bằng công nghệ gen và đợc phép bán ra thị trờng đạt doanh thu 575 triệu USD. Insulin điều trị bệnh tiểu đờng ra đời đầu tiên bằng công nghệ gen do hãng Eli-Lilly sản xuất cũng đã thu lợi nhuận 625 triệu USD. Interferon alfa sử dụng trong điều trị nhiều loại ung th khác nhau cũng đã có doanh thu 565 triệu USD. - Liệu pháp gen [1] [2] [4] [8] [9] [10] [11]: Liệu pháp gen là phơng pháp chuyển giao gen lành sang các dòng tế bào bị đột biến gen của bệnh nhân mắc bệnh di truyền. Nguyên tắc cơ bản để đạt đợc sự thành công trong liệu pháp điều trị gen là: 1) Đạt đợc hiệu suất cao trong việc cấy gen lành vào tế bào đích; 2) Gen cấy phải hoà nhập vào hệ thống di truyền của tế bào nhận, hoạt động lâu dài để có thể làm thay đổi kiểu hình của bệnh; 3) Hạn chế tai biến cho bệnh nhân và chi phí thấp. Phạm vi điều trị bằng liệu pháp gen rất rộng, bao gồm các bệnh di truyền, bệnh thần kinh, tim mạch, các bệnh ung th và AIDS. Ngời ta ớc tính có khoảng 8000 căn bệnh có thể điều trị bằng liệu pháp gen. Liệu pháp gen đợc xem là một trong những hy vọng lớn nhất của y học thế giới thế kỷ XXI. Sự phát triển nhanh của kỹ thuật nhân dòng các gen đã giúp cho y học có những bớc tiến xa hơn việc bổ sung các protein bị thiếu hụt. Bằng khả năng sử dụng các thông tin di truyền của con ngời vào điều trị bệnh ngời ta có thể điều trị gen trên các tế bào gốc hoặc trên các tế bào sinh dục. Tuy nhiên do hạn chế về kỹ thuật song chủ yếu là những trở ngại vì lý do đạo đức mà hiện nay ngời ta chỉ mới tiến hành những thực nghiệm điều trị gen trên tế bào gốc. Hiện nay khái niệm liệu pháp gen còn bao hàm cả việc ứng dụng công nghệ DNA, RNA trong việc hoạt hoá hoặc ức chế một gen đích nào đó. Nh việc sử TCNCYH 36 (3) - 2005 83 dụng công nghệ Antisense, RNAi, Ribozyme vv Các công nghệ này đợc ứng dụng nhiều trong nghiên cứu điều trị các loại bệnh ung th, miễn dịch. 3. Những thành tựu của CNSH y họcViệt Nam Tuy xuất phát điểm về CNSH y học Việt Nam còn rất thấp và cha có nền công nghiệp CNSH, đầu t cho nghiên cứu cơ bản về CNSH Việt Nam còn rất thấp và cho CNSH thuộc về y học cũng nh vậy, nhng chúng ta cũng đã thu đợc những thành công đáng kể trong việc nghiên cứu ứng dụng các thành tựu CNSH của thế giới vào Việt Nam phục vụ cho sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Những thành tựu của CNSH y học Việt Nam có thể tập trung vào ba nhóm kết quả chính sau đây: - CNSH phục vụ chẩn đoán bệnh - CNSH phục vụ điều trị bệnh - CNSH phục vụ dự phòng (phòng bệnh) 3.1. CNSH phục vụ chẩn đoán ứng dụng các kỹ thuật và công nghệ tách chiết phân tích DNA, công nghệ giải trình tự gen và phân tích gen, các nhà khoa học Việt Nam Viện Công nghệ sinh học, trờng Đại học Y Hà Nội, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ơng, Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh, Viện huyết học truyền máu Trung ơng và một số viện, bệnh viện tuyến Trung ơng khác đã phát hiện và chẩn đoán sớm các gen gây bệnh của một số bệnh sau đây: - Chẩn đoán gen ung th vòm mũi họng - Chẩn đoán gen của một số loại hình ung th gan - Chẩn đoán một số bệnh nhiễm trùng và siêu vi trùng trong đó có bệnh SARS và nhiễm virut H5N1 từ gia cầm - Chẩn đoán gen về huyết thống trong pháp y và trong việc tìm các hài cốt liệt sĩ hy sinh trong chiến tranh - Chẩn đoán một số bệnh về di truyền nh bệnh máu thalasemia, bệnh loạn dỡng cơ Duchense, bệnh a chảy máu ở một hai cơ sở chúng ta đã bớc đầu làm chủ đợc các kỹ thuật tách chiết và làm tinh khiết DNA, phân tích gen bằng kỹ thuật PCR, giải trình tự gen và phân tích gen, tổng hợp đợc một số cặp mồi. Bằng các kỹ thuật và công nghệ phân tích gen, việc chẩn đoán sớm các bệnh và các đột biến gen cũng nh xác định gen huyết thống đã giúp rất nhiều cho TCNCYH 36 (3) - 2005 84 chẩn đoán và điều trị bệnh, phòng bệnh và cho công tác pháp y cũng nh các yêu cầu đặt ra của xã hội. 3.2. CNSH phục vụ cho điều trị bệnh Đây là lĩnh vực mà chúng ta còn yếu do cơ sở hạ tầng của nền công nghiệp CNSH của chúng ta cha có. Các kết quả mà chúng ta có đợc trong lĩnh vực này là hết sức phân tán và nhỏ bé. Tuy nhiên các nhà khoa học Việt Nam cũng đã hết sức cố gắng để có đợc các sản phẩm sinh học phục vụ cho điều trị. - Viện huyết học truyền máu Trung ơng đã thành công trong công nghệ tách các sản phẩm từ máu toàn phần phục vụ cho truyền máu từng phần và đã sản xuất đợc yếu tố VIII từ huyết tơng để điều trị cho các bệnh nhân a chảy máu. - Chúng ta đã hoàn chỉnh quy trình công nghệ sản xuất một số chế phẩm sinh học phục vụ cho điều trị nh: + Huyết thanh kháng dại của Viện vaccin và các chế phẩm sinh học Nha Trang và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ơng. + Huyết thanh kháng độc tố nọc rắn của một số loại rắn củaViện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh, Viện Vaccin và các chế phẩm sinh học Nha Trang, Đại học Y Dợc Thành phố Hồ Chí Minh + Sản xuất các acid amin bổ sung, các thuốc kích thích miễn dịch, một số loại vitamin thực vật, cũng nh một số thuốc điều trị có nguồn gốc từ thực vật, và loại động vật có tác dụng chữa bệnh của Viện công nghệ sinh học, Viện Y học cổ truyền, Trờng Đại học Y Hà Nội, Đại học Y Dợc Thành phố Hồ Chí Minh + Tách và nuôi cấy bảo quản tế bào gốc và mô phôi phục vụ cho ghép và điều trị + Chúng ta cũng đã có những bớc tiến nhất định trong ngành công nghiệp sản xuất kháng sinh. 3.3. CNSH phục vụ dự phòng Đây là lĩnh vực CNSH chúng ta giành đợc nhiều thành tựu to lớn trong sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Nhờ những thành tựu CNSH trong lĩnh vực này mà chúng ta đã chủ động cung cấp vaccin phòng bệnh cho chơng trình tiêm chủng mở rộng. Chúng ta đã khống chế đợc các dịch bệnh, không để các vụ dịch lớn xảy ra kể cả trong các vùng bão lụt thiên tai. Năm 2000, chúng ta đã đợc WHO công nhận là nớc đã thanh toán bệnh bại liệt. Cho đến nay chúng ta đã thành công trong việc sản xuất các vaccin sau đây: TCNCYH 36 (3) - 2005 85 - Vaccin bạch hầu-ho gà-uốn ván (DPT) - Vaccin bạch hầu-uốn ván hấp thụ - Vaccin viêm gan B tái tổ tổ hợp - Vaccin viêm gan A - Havax - Sản xuất vaccin viêm gan A, B bằng công nghệ gen - Vaccin viêm não Nhật Bản - Vaccin thơng hàn Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế - Vaccin phòng bại liệt Chúng ta đang triển khai các dự án nghiên cứu về vaccin sởi và nghiên cứu sản xuất các chế phẩm sinh học phục vụ cho chẩn đoán, điều trị và dự phòng. Nhìn chung những thành tựu CNSH y học Việt Nam chủ yếu vẫn là những thành tựu CNSH giai đoạn CNSH truyền thống và CNSH cận đại. Chúng ta có một số ít sản phẩm ứng dụng CNSH hiện đại nh một số vaccin thế hệ mới sản xuất bằng công nghệ Protein tái tổ hợp và công nghệ gen. Chúng ta cha có nền công nghiệp của CNSH, trong khi đó chúng ta lại đơng sống trong thời đại CNSH phát triển nh vũ bão, có thể nói thế kỷ XXI này là thế kỷ của CNSH hiện đại. Vì vậy, chúng ta cần phải có những bớc đi thích hợp và đón đầu để có đợc sự phát triển trong lĩnh vực CNSH hiện đại thuộc về y học phù hợp với các nớc trong khu vực. Bên cạnh việc phát triển CNSH, chúng ta phải quan tâm đầy đủ đến việc nghiên cứu các giải pháp an toàn sinh học, đây là một thách thức rất cơ bản khi phát triển CNSH hiện đại. 4. Phơng hớng phát triển CNSH y học Việt Nam Để có một nền CNSH y học Việt Nam phát triển chúng ta cần tập trung vào các định hớng sau đây [5] [7] [10] [12] [13] [14]: - Củng cố và phát triển các nguồn lực sẵn có trong nhiều năm qua chúng ta đã xây dựng nh các cơ sở sản xuất vaccin và sinh phẩm về nguồn nhân lực, về vật lực và tài lực, các labo trọng điểm của một số trờng trọng điểm và viện nghiên cứu quốc gia. - Xây dựng những trung tâm nghiên cứu, những phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia về CNSH trong y học và nghiên cứu về an toàn sinh học bảo vệ con ngời. - Đầu t cho các nghiên cứu R&D theo hớng u tiên phát triển các nghiên cứu ứng dụng các thành tựu CNSH về protein tái tổ hợp, công nghệ gen và tế bào TCNCYH 36 (3) - 2005 86 nguồn, nghiên cứu các giải pháp đảm bảo an toàn sinh học. - Xây dựng một số cơ sở công nghiệp về CNSH theo hớng chuyển giao công nghệ đối với công nghệ sinh học sản xuất kháng sinh, công nghệ sinh học sản xuất vaccin và chế phẩm sinh học bằng công nghệ gen. - Đào tạo nguồn nhân lực CNSH theo hớng đào tạo đồng bộ cả một kíp để có thể triển khai hoàn chỉnh một công nghệ nào đó. Muốn phát triển CNSH phải tạo dựng sự liên kết giữa các viện, các trờng đại học và các ngành sinh học, nông nghiệp, chăn nuôi, giống cây trồng, thuỷ sản, dợc phẩm và y tế thông qua các chơng trình, dự án phối hợp nghiên cứu, trao đổi thông tin, tạo dựng một cơ chế thông thoáng, dân chủ và bình đẳng trong việc liên kết giữa các bộ, ngành và các viện, tránh t tởng cục bộ, khép kín trong nghiên cứu. Nhà nớc cần có một chơng trình KHCN cấp nhà nớc giành riêng cho CNSH theo hớng u tiên các nghiên cứu ứng dụng các công nghệ sinh học về công nghệ gen, công nghệ tạo các protein tái tổ hợp, các liệu pháp thay thế gen, công nghệ nuôi cấy tế bào nguồn và ứng dụng tế bào nguồn, nghiên cứu các giải pháp đảm bảo an toàn sinh học bảo vệ con ngời. Tài liệu tham khảo 1. Phan Thị Phi Phi- Tắt (ức chế) gen thông qua các phân tử RNA nhỏ. Tạp chí nghiên cứu y học 22, 89-93, (2003). 2. Tạ Thành Văn- Hệ thống chuyển tải gen và ứng dụng trong liệu pháp điều trị gen. Tạp chí nghiên cứu y học 24, 107- 110, (2003). 3. Tổng luận Khoa học công nghệ kinh tế. Bộ Khoa họcCông nghệ, trung tâm thông tin t liệu KH và CN quốc gia số 3- 2003 (181). 4. The Basic Science of Gene Therapy, Science 1993, 260, 926. 5. Biotechnology in Malaysia, 2002. 6. Biotechnology progress: Washington: New York, 1995-2002. 7. Biotechnology Industry in India: its Perspectives, 2002. 8. Gene Therapy, 2, 1995. 9. Genetic Engineering News: New York, 1990- 2001. 10. Gennome and Health, 4 th HUGO Pacific meeting and 5 th Asia- Pacific Conference On Human Genetics October [...]...TCNCYH 36 (3) - 2005 27- 3-, 2002 Programe and Abstract Ambassador City Jomtien Pattaya, Chonburi, Thailand 11 Human Gene Therapy, 6, 1995 12 Journal of Biotechnology: Amsterdam, 1989- 1991 13 Policy Recommendations on Biotechnology and Strategy for Thailand, 2002 14 Progress in Beijing, 1996- 1999 Biotechnology: 87 . TCNCYH 36 (3) - 2005 77 Công nghệ sinh học y học ở Việt Nam Medical biotechnology in vietnam PGS. TS. Nguyễn Văn Tờng 1. Một số. theo hớng chuyển giao công nghệ đối với công nghệ sinh học sản xuất kháng sinh, công nghệ sinh học sản xuất vaccin và chế phẩm sinh học bằng công nghệ

Ngày đăng: 20/03/2014, 01:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w