7 dấuhiệunhận diện sếptốt
Một người sếp tâm lý sẽ biết khen, chê đúng lúc để giữ thể diện cho nhân viên và
tạo động lực phấn đấu.
Quan tâm đến người mới
Là "lính mới", sau màn "ra mắt" sếp, bạn cứ đinh ninh rằng, sếp bận trăm công
nghìn việc nên sẽ chẳng để ý đâu. Nhưng sau lần đó, khi gặp lại bạn, sếp vẫn nhận
ra bạn là nhân viên mới, thậm chí còn nhớ tên và bộ phận bạn làm thì đó đích thị là
một người quản lý chu đáo.
Chẳng có ai không vui mừng khi được cấp trên ghi nhận công sức. Ảnh: internet
Khen ngợi kịp thời
Chẳng có ai không vui mừng khi được cấp trên ghi nhận công sức. Vì thế, nếu là
người tinh tế, sếp sẽ chẳng bao giờ tiết kiệm lời khen cho những cố gắng của cấp
dưới. Nếu bạn từng được nghe câu nói: "Em làm tốt lắm. Cứ thế phát huy nhé!" từ
phía sếp thì bạn có thể yên tâm mình đang làm việc cho một ông chủ tuyệt vời –
người luôn biết cách tạo cảm hứng và động lực phấn đấu cho nhân viên.
Không công khai chê trách
Sai lầm là điều không ai có thể tránh khỏi và cách ứng xử với sai lầm của nhân
viên sẽ cho thấy sự tinh tế của người quản lý. Với những cống hiến của nhân viên,
sếp luôn công khai khen ngợi trước mặt mọi người nhưng với sai lầm, sếp chỉ nói
để mình người đó nghe. Trong trường hợp này, bạn có thể tự hào vì có một cấp
trên quá tâm lý.
Công bằng với tất cả mọi người
Nếu tiêu chí để sếp bạn đánh giá nhân viên là dựa trên năng lực chứ không phải sự
nịnh nọt hay hợp nhau về tính cách thì bạn có thể tin tưởng rằng, đây chính là môi
trường lý tưởng để bạn phát huy tất cả năng lực của bản thân.
Một vị sếptốt thì luôn kiên nhẫn lắng nghe mọi người nói gì. Ảnh: internet
Kiên nhẫn lắng nghe
Để "đo" sự kiên nhẫn của sếp, hãy quan sát nét mặt sếp trong lúc nghe ý kiến của
một nhân viên không có tài ăn nói. Nếu sếp vẫn giữ thái độ chăm chú, kiên nhẫn
lắng nghe, không tỏ vẻ khó chịu thì đó đích thị là một sếp tốt. Bởi hơn cả lời nói,
chính những biểu cảm trên gương mặt sếp sẽ giúp nhân viên tự tin hơn khi có cảm
giác được tôn trọng tuyệt đối.
Trao cơ hội cho người trẻ thể hiện
Nếu sếp bạn luôn sẵn sàng đặt niềm tin và giao một công việc quan trọng vào tay
nhân viên trẻ, miễn là họ có năng lực thì quả thật, đó chính là nơi bạn có thể gắn bó
lâu dài vì bạn sẽ luôn có "đất" để thể hiện tài năng.
Có thể nói chuyện ngoài công việc
Ngoài công việc, bạn có thể thoải mái chia sẻ với sếp những vấn đề khác như: gia
đình, học tập, bạn bè… thì lúc này, bạn và sếp đã trở thành những người bạn thật
sự, chứ không chỉ dừng lại ở mối quan hệ công việc. Một người luôn quan tâm đến
đời sống của cấp dưới chắc hẳn không phải là một lãnh đạo tồi.
.
7 dấu hiệu nhận diện sếp tốt
Một người sếp tâm lý sẽ biết khen, chê đúng lúc để giữ thể diện cho nhân viên và
tạo động. "ra mắt" sếp, bạn cứ đinh ninh rằng, sếp bận trăm công
nghìn việc nên sẽ chẳng để ý đâu. Nhưng sau lần đó, khi gặp lại bạn, sếp vẫn nhận
ra bạn là