1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG THU HÚT FDI CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2008-2012

37 714 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 204,22 KB

Nội dung

ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH TẾ QUỐC TẾ GVHD: Phan Nguyễn Linh Thảo KHOA THƯƠNG MẠI - DU LỊCH ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH DOANH QUỐC TẾ TÊN ĐỀ TÀI THỰC TRẠNG THU HÚT FDI CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2008- 2012 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: PHAN NGUYỄN LINH THẢO SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ THÙY TRANG LỚP 36K1.1 Trang 1 ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH TẾ QUỐC TẾ GVHD: Phan Nguyễn Linh Thảo MỤC LỤC Trang 2 ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH TẾ QUỐC TẾ GVHD: Phan Nguyễn Linh Thảo DANH MỤC BẢNG Chương 2: Bảng 2.1.So sánh một số chỉ số kinh tế chủ yếu của Đà Nẵng với các tỉnhthuộc Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung (2012) Bảng 2.2. Tình hình thu hút FDI tại Đà Nẵng giai đoạn 2008-2012 Bảng 2.3. Tình hình thu hút vốn FDI theo lĩnh vực đầu tư năm 2011 Bảng 2.4. Tình hình thu hút vốn FDI theo lĩnh vực đầu tư năm 2012 Bảng 2.5. Tình hình thu hút vốn FDI theo đối tác đầu tư lũy kế đến 12/2012 Bảng 2.6. Tình hình thu hút vốn FDI theo đối tác đầu tư năm 2011 Bảng 2.7. Tình hình thu hút vốn FDI của Đà Nẵng theo đối tác đầu tư năm 2012 Bảng 2.8. Tình hình thu hút vốn FDI theo địa điểm đầu tư lũy kế đến 12/2012 DANH MỤC HÌNH VẼ Chương 2 Hình 2.1. Tốc độ tăng trưởng GDP của thành phố Đà Nẵng và Việt Nam giai đoạn 1997-2011 Hình 2.2. So sánh thu nhập bình quân đầu người của Đà Nẵng và Việt Nam. DVT: USD Hình 2.3. Kim ngạch xuất khẩu của Đà Nẵng 2005-2011 Hình 2.4. Tình hình thu hút FDI tại Đà Nẵng giai đoạn 2008-2012. Hình 2.5. FDI theo lĩnh vực đầu tư, lũy kế đến 12/2012 Hình 2.5. Tình hình thu hút vốn FDI theo đối tác đầu tư đầu tư lũy kế đến 12/2012 Trang 3 ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH TẾ QUỐC TẾ GVHD: Phan Nguyễn Linh Thảo DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT FDI: Foreign Direct Investment, Đầu tư trực tiếp nước ngoài CNH – HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa DTNN: Đầu tư nước ngoài TP: Thành phố EWEC: East-West Economic Corridor, Hành lang kinh tế Đông Tây ADB: Asian Development Bank ,Ngân hàng Phát triển châu Á ODA: Official Development Assistance, Hỗ trợ phát triển chính thức CNTT: Công nghệ thông tin DVT: Đơn vị tính Cty TNHH: Công ty trách nhiệm hữu hạn Trang 4 ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH TẾ QUỐC TẾ GVHD: Phan Nguyễn Linh Thảo Trang 5 ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH TẾ QUỐC TẾ GVHD: Phan Nguyễn Linh Thảo MỞ ĐẦU Bất kì một tỉnh, thành phố nào muốn thực hiện CNH – HĐH đều cần phải có vốn, vốn là chìa khóa, là điều kiện hàng đầu để thực hiện CNH – HĐH và góp phần vào mục tiêu CNH – HĐH chung của cả nước. Song vốn được tạo từ đâu và bằng cách nào là phụ thuộc rất lớn vào chính sách của mỗi tỉnh, mỗi thành phố nói riêng và cả nước nói chung. Thông thường vốn được huy động từ hai nguồn: vốn trong nước và ngoài nước. FDI có vai trò to lớn trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội, phát triển kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu, giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động, nâng cao mức sống cho người dân. Qua đề tài này, ta sẽ có được một cái nhìn tổng quan về tình tình FDI của Thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2008-2012 từ đó giúp ta nhận diện được các vấn đề khó khăn gặp phải để dễ dàng đưa ra các giải pháp phù hợp, cải thiện được tình hình, giúp kinh tế Đà Nẵng ngày càng phát triển. Trang 6 ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH TẾ QUỐC TẾ GVHD: Phan Nguyễn Linh Thảo CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI (FDI) 1.1.Khái niệm FDI Mặc dù có rất nhiều quan điểm khác nhau khi đưa ra khái niệm về FDI, song ta có thể đưa ra một khái niệm tổng quát nhất, đó là: Đầu ttư trực tiếp nước ngoài là sự di chuyển vốn quốc tế dưới hình thức vốn sản xuất thông qua việc nhà đầu tư ở một nước đưa vốn vào một nước khác để đầu tư, đồng thời trực tiếp tham gia quản lý, điều hành tổ chức sản xuất, tận dụng ưu thế về vốn, trình độ công nghệ, kinh nghiệm quản lý …nhằm mục đích thu lợi nhuận. 1.2.Đặc điểm FDI Trong giai đoạn hiện nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài có một số đặc điểm sau: Một là: về vốn góp của chủ ĐTNN, phải đóng góp một lượng vốn tối thiểu theo quy định của từng nước, qua đó để họ có quyền được trực tiếp tham gia điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư. Hai là: về quyền điều hành, quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phụ thuộc vào mức góp vốn. Ba là: chia lợi nhuận: Nhà ĐTNN thu được lợi nhuận đầu tư phụ thuộc vào kết quả sản xuất, kinh doanh của xí nghiệp. Lãi, lỗ được phân chia theo tỷ lệ góp trong vốn pháp định, sau khi đã trừ đi thuế lợi tức và các khoản đóng góp cho nước chủ nhà. Bốn là: về hình thức đầu tư: được thực hiện dưới nhiều hình thức. Điều này tạo ra ngày càng nhiều cơ hội và lựa chọn cho các chủ thể của các nguồn vốn FDI. 1.3.Các hình thức FDI - Hiện nay FDI được thực hiện theo hai kênh cơ bản: Đầu tư mới (Greenfield Investment) và Sáp nhập & Mua lại (Mergers and Acquisitions _ M&A). - Xét về hình thức đầu tư, hiện nay, FDI được thực hiện dưới các hình thức cơ bản: + Doanh nghiệp liên doanh (Joint Venture Enterprise) + Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (100% Foreign capital enterprise) + Hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh _ BCC (Business Cooperation Contract) - Ngoài 3 hình thức đầu tư truyền thống đã tồn tại từ lâu, trong những năm gần đây, nhiều nước đã áp dụng các hình thức FDI mới như sau: + Đầu tư theo hợp đồng Xây dựng _ Kinh doanh _ Chuyển giao _ BOT (Build _ Operate _ Transfer) Trang 7 ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH TẾ QUỐC TẾ GVHD: Phan Nguyễn Linh Thảo + Đầu tư theo hợp đồng Xây dựng _ Chuyển giao _ Kinh doanh –BTO (Build _ Transfer _ Operate) + Đầu tư theo hợp đồng Xây dựng _ Chuyển giao _ BT (Build_ Transfer) + Hình thức công ty cổ phần; Hình thức công ty hợp danh + Đầu tư thông qua mô hình công ty mẹ _ con (Holding Company) + Hình thức chi nhánh công ty nước ngoài - Về phương thức tổ chức kinh doanh, có thể kể đến các hình thức sau: Khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế mở, đặc khu kinh tế 1.4.Xu thế vận động FDI trên thế giới Ngày nay, sự vận động của FDI biểu hiện trên một số xu hướng sau: - Cùng với quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng, vốn đầu tư nước ngoài đã phát triển nhanh và trở thành một hình thức quan trọng trong hoạt động đầu tư của các quốc gia trên thế giới. - Sự phân bổ dòng vốn FDI không đều, phần lớn tập trung ở các nước công nghiệp phát triển, dòng vốn FDI chảy vào các nước đang phát triển tuy có chiều hướng tăng lên nhưng tỷ trọng còn nhỏ bé. - Dòng vốn FDI đang chịu sự chi phối và kiểm soát chủ yếu bởi các TNCs của các nước phát triển. - Tính cạnh tranh giữa các nước đầu tư và giữa các nước tiếp nhận đầu tư với nhau ngày càng cao. - FDI giữa các đối tác tham gia quá trình luân chuyển vừa có tính quốc tế hóa, vừa có tính cục bộ. - Hầu hết các nước đều tham gia vào cả hai quá trình đầu tư và tiếp nhận đầu tư. - Châu Á vẫn là khu vực quan trọng và năng động nhất trong việc thu hút đầu tư nước ngoài, nhưng cơ cấu trong nội bộ FDI có thể thay đổi. - FDI tập trung vào các ngành kinh tế mới đó là: Tin học, công nghệ thông tin và công nghệ sinh học dẫn đến tình trạng các ngành sản xuất mới phát triển mạnh mẽ, còn các ngành sản xuất truyền thống sẽ bị sáp nhập thành các công ty cực lớn hoặc được tổ chức lại. - Một số nước đang phát triển quay trở lại đầu tư sang các nước đã và đang là nhà đầu lớn nhất của các nước này. Trang 8 ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH TẾ QUỐC TẾ GVHD: Phan Nguyễn Linh Thảo CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI TP ĐÀ NẴNG. 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới thu hút FDI tại Đà Nẵng 2.1.1. Đặc điểm của Đà Nẵng. 2.1.1.1. Vị trí địa lí a. Đà Nẵng là động lực tăng trưởng và phát triển của khu vực miền Trung Đà Nẵng được xác định là thành phố đóng vai trò hạt nhân tăng trưởng của Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, tạo động lực thúc đẩy phát triển cho cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Bảng 2.1.So sánh một số chỉ số kinh tế chủ yếu của Đà Nẵng với các tỉnh thuộc Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung (2012) Chỉ số ĐVT TP.Đà Nẵng TT- Huế Quảng Nam Quảng Ngãi Bình Định Diện tích Km2 1.283 5,054 10.407,4 5.137,6 6.039 Dân số trung bình 1.000 người 967,9 1.429 1.220 1.495 GDP bình quân đầu người USD/người 2.294 1.490 1.726 Tốc độ tăng trưởng GDP % 9.1 9,7 11,5 10,7 10,26 Kim ngạch xuất khẩu Triệu USD 1.663,8 460,5 495 347 446,8 Kim ngạch nhập khẩu Triệu USD 879 475 1.010 152,3 Nguồn: Báo cáo các Tỉnh Cảng Đà Nẵng được xác định là điểm cuối phía đông của tuyến Hành lang Kinh tế Đông Tây (EWEC). Trang 9 ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH TẾ QUỐC TẾ GVHD: Phan Nguyễn Linh Thảo Đà Nẵng với vai trò là cửa ngõ ra Thái Bình Dương và là cảng xuất nhập khẩu hàng hóa của vùng nội địa giàu tiềm năng chưa được khai thác ở Lào, Đông Bắc Thái Lan, Myanma và miền Trung Việt Nam. EWEC là một trong năm hành lang kinh tế được phát triển theo sáng kiến của các nước ASEAN được tài trợ bởi ADB và ODA của Nhật nhằm liên kết Khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông với các vùng kinh tế ở lưu vực sông Hằng (Ấn Độ), rút ngắn khoảng cách và giảm thiểu chi phí, thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa các quốc gia ở khu vực Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. EWEC dài 1450km đi qua 13 tỉnh thuộc bốn nước: Myanma, Thái Lan, Lào và Việt Nam. Tuyến đường từ Đà Nẵng đến các tỉnh vùng Đông Bắc Thái Lan và chiếc cầu thứ ba bắc qua sông Mêkông đã được hoàn thành từ cuối năm 2011 tạo thuận lợi cho việc lưu thông hàng hoá và hành khách. Vị trí của một thành phố cảng và cửa ngõ của tuyến Hành lang Kinh tế Đông – Tây là một lợi thế quan trọng tạo điều kiện cho Đà Nẵng mở rộng giao lưu kinh tế với các nước, tạo lực để thành phố trở thành trung tâm của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. b. Đà Nẵngcửa vào của các Di sản Văn hoá và Thiên nhiên Thế giới. Đà Nẵng nằm ở trung tâm của “ Con đường Di sản Thế giới” với chiều dài 1500km trải dọc bờ biển miền Trung. Từ Đà Nẵng, theo Quốc lộ 1A, du khách có thể tiếp cận một cách nhanh chóng và thuận lợi bốn trong số năm Di sản Thế giới ở Việt Nam được UNESCO công nhận - một tài sản vô giá được thiên nhiên ưu đãi và do tiền nhân để lại, gồm vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, cố đô Huế, phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn. Đà Nẵng - Phố cổ Hội An : 30km về phía đông nam (30 phút đi ôtô) Đà Nẵng - Thánh địa Mỹ Sơn : 70km về phía tây nam (1 giờ đi ôtô) Đà Nẵng - Cố đô Huế : 100km về phía bắc (1 giờ 30 phút đi ôtô) Trang 10 [...]... 2.1, tốc độ tăng GDP bình quân của thành phố trong giai đoạn 20062010 đạt 11%, năm 2011 đạt 13%, và năm 2012 đạt 9,1% Hình 2.1 Tốc độ tăng trưởng GDP của thành phố Đà Nẵng và Việt Nam giai đoạn 1997-2011 (Nguồn: Báo cáo của UBND TP Đà Nẵng & Niên giám thống kê) Hình 2.2 So sánh thu nhập bình quân đầu người của Đà Nẵng và Việt Nam DVT: USD (Nguồn: Báo cáo của UBND TP Đà Nẵng & Niên giám thống kê) Trang... ngoài vào Đà Nẵng trong giai đoạn 2008 -2012 như sau: Bảng 2.2 Tình hình thu hút FDI tại Đà Nẵng giai đoạn 2008-2012 Năm Cấp mới 2008 2009 2010 2011 2012 Số dự án Tăng thêm Tổng vốn cấp mới và tăng thêm (Triệu USD) 22 24 21 37 33 1 4 7 22 17 804,26 270,3 123,6 563,446 246,299 ( Nguồn: Trung tâm Xúc tiến đầu tư Đà Nẵng và www.ipc.danang.gov.vn) Hình 2.4 Tình hình thu hút FDI tại Đà Nẵng giai đoạn 2008-2012. .. và tác động xã hội của cuộc khủng hoảng vẫn còn tồn tại nhiều nơi Thực trạng thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Tp Đà Nẵng Trang 18 ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH TẾ QUỐC TẾ GVHD: Phan Nguyễn Linh Thảo 2.2.1 Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Tp Đà Nẵng Đà Nẵng là một trong những thành phố lớn của cả nước, có nhiều điều kiện thu n lợi để phát triển kinh tế Nhiều năm qua, Đà nẵng đã có những bước... giai đoạn tới, nhằm tăng cường thu hút lượng vốn FDI vào Đà Nẵng, TP cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như:  Để thu hút nhiều hơn và sử dụng có hiệu quả hơn nguồn vốn FDI, Đà Nẵng cần đẩy mạnh việc thu hút nguồn vốn FDI gắn liền với việc nâng cao hiệu quả trong phân bổ, sử dụng một cách hợp lý để phát huy cao nhất vai trò, tác dụng của FDI đối với sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững của nền... lãnh thổ trên thế giới Quan hệ thương mại giữa Đà Nẵng với các nước nằm trên tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây cũng đang được chú trọng phát triển Hình 2.3 Kim ngạch xuất khẩu của Đà Nẵng 2005-2011 (Nguồn: Báo cáo của UBND TP Đà Nẵng & Niên giám thống kê) 2.1.1.4 Nguồn nhân lực Nguồn lực dồi dào và được đào tạo cơ bản là một lợi thế của Đà Nẵng trong thu hút đầu tư Trang 15 ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH TẾ QUỐC... Trung tâm Xúc tiến đầu tư Đà Nẵng và www.ipc.danang.gov.vn) Theo như hình 2.4 thì ta thấy lượng vốn FDI vào Đà Nẵng giảm mạnh vào năm 2009, giảm gần 3 lần so với năm 2008, và cũng tiếp tục giảm tới năm 2010 Đến năm 2011 thì tình hình đã được cải thiện với mức lượng vốn FDI vào Đà Nẵng tăng gấp gần 5 lần so với năm 2010, đây là một bước ngoặc lớn trong tình hình thu hút FDI của Đà Nẵng Và đến năm 2012 thì... FDI, Đà Nẵng đã giải quyết khá tốt vấn đề tạo việc làm cho người lao động Lao động được tuyển dụng vào các doanh nghiệp FDI đều được tuyển dụng từ các cơ sở đào tạo nghề của thành phố và được các doanh nghiệp FDI 1 Trang 29 ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH TẾ QUỐC TẾ GVHD: Phan Nguyễn Linh Thảo đào tạo bổ sung khi tuyển dụng Do đó, các doanh nghiệp FDI góp phần tạo ra lực lượng lao động lành nghề cho thành phố Đà Nẵng. .. của thành phố đều cao hơn mức bình quân chung của cả nước Các dịch vụ bưu chính được cung cấp bởi các công ty vận tải giao nhận trong nước và nước ngoài như VN Express, DHL, TNT… đáp ứng các nhu cầu của khách hàng Đà Nẵng đang triển khai xây dựng hệ thống kết nối không dây (wifi) công cộng trên toàn thành phố e Hệ thống cấp điện, cấp nước Nguồn điện dùng cho sinh hoạt và sản xuất của thành phố Đà Nẵng. .. mới và mở rộng quy mô đầu tư vào Đà Nẵng 2.2.4 Tình hình thu hút vốn đầu tư theo địa điểm đầu tư Bảng 2.7 Tình hình thu hút vốn FDI theo địa điể lũy kế đến 12/2012 STT ĐỊA ĐIỂM DỰ ÁN TỔNG VỐN (triệu USD) I 1 2 3 4 5 6 7 II Trong khu công nghiệp KCN Hòa Khánh KCN Hòa Khánh MR KCN Đà Nẵng KCN Hòa Cầm KCN Liên Chiểu Khu dịch vụ thủy sản Đà Nẵng Khu công nghệ thông tin Đà Nẵng Ngoài khu công nghiệp TỔNG... án FDI còn hiệu lực tại Đà Nẵng có 157 dự án nằm ngoài các khu công nghiệp và 83 dự án nằm trong các khu công nghiệp Trong 33 dự án cấp mới năm 2012, có 23 dự án FDI đầu tư ngoài khu công nghiệp và 10 dự án trong khu công nghiệp tại thành phố Đà Nẵng Trong đó, khu công nghiệp Hòa Khánh thu hút được 6 dự án FDI với tổng vốn 2,766,365 USD Dự án sản xuất lon và nắp lon dùng cho nước giải khát tại Đà Nẵng . VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ THÙY TRANG LỚP 36K1.1 Trang 1 ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH TẾ QUỐC TẾ GVHD: Phan Nguyễn Linh Thảo MỤC LỤC Trang 2 ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH TẾ. ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH TẾ QUỐC TẾ GVHD: Phan Nguyễn Linh Thảo KHOA THƯƠNG MẠI - DU LỊCH ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH DOANH QUỐC TẾ TÊN ĐỀ TÀI THỰC TRẠNG

Ngày đăng: 19/03/2014, 23:12

w