MỘT SỐ CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI TP ĐÀ NẴNG

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG THU HÚT FDI CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2008-2012 (Trang 33 - 37)

NƯỚC NGOÀI TẠI TP ĐÀ NẴNG

3.1. Kinh nghiệm Đà Nẵng rút ra được từ các chính sách.

Sau 10 năm đầu vấp phải nhiều dự án công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm..., nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Đà Nẵng 10 năm gần đây đã chuyển biến đáng kể, và đã rút ra được những bài học sau:

Phải kiểm soát chặc chẽ các dự án đăng kí đầu tư vì do thiếu kinh nghiệm nên thời gian qua, TP đã để nhiều nhà đầu tư nước ngoài (chủ yếu là Đài Loan) tranh thủ đưa vào các dự án công nghệ đơn giản, lạc hậu, chủ yếu tận dụng lực lượng lao động giá rẻ tại chỗ (Công ty Wei Xern Sin Industrial Đà Nẵng). Không ít dự án gây ô nhiễm môi trường kéo dài, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, môi trường sinh thái và cuộc sống của người dân.

Việc đổi mới cơ chế và vận dụng linh hoạt để đẩy mạnh phát triển kinh tế đối ngoại vai trò rất quan trọng trong việc tăng cường thu hút đầu tư. này thể hiện tính tích cực trong chỉ đạo. Cụ thể là tổ chức lại các mối quan hệ đối ngoại nhằm tìm kiếm cơ hội đầu tư; như kết nghĩa với các TP lớn của Nga, Nhật, Mỹ, Úc…; quảng bá, xúc tiến, lập dự án gọi vốn gửi đến các doanh nghiệp, tập đoàn lớn của nước ngoài. Việc mở văn phòng đại diện Đà Nẵng tại Nhật cũng tạo thuận lợi lớn trong thu hút vốn FDI.

Đầu tư vào Đà Nẵng được mở rộng theo hướng đa phương hóa các quan hệ kinh tế quốc tế. Sự hợp tác đã góp phần tạo vị thế của TP trên trường quốc tế, có quan hệ kinh tế và đối ngoại với gần 80 quốc gia, vùng lãnh thổ; đồng thời tập trung vào các đối tác có tiềm lực tài chính, kỹ thuật, công nghệ cao, có uy tín và kinh nghiệm như ITG (Mỹ), Vinacapital, Indochinacapital, Mabuchi, Metro, Big C..

Chủ trương phân cấp đầu tư thời gian qua cho thấy đây là chính sách đúng đắn, cần được phát huy và mở rộng, nhưng cũng đã bộc lộ những vấn đề mới, như việc quản lý về đầu tư nước ngoài tại các địa phương còn khác nhau, không được xử lý một cách thống nhất, cạnh tranh trong thu hút đầu tư giữa các địa phương đã ảnh hưởng tới lợi ích chung

Việc tạo thuận lợi trong thu hút vốn FDI không chỉ ở một khâu mà ở tất cả các khâu, các bước của quá trình đầu tư, từ tìm kiếm xúc tiến đến thủ tục lập hồ sơ, thẩm tra cấp giấy chứng nhận và sau đó là triển khai hoạt động dự án. Vì vậy đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành liên quan trực tiếp như tài chính, thuế, địa chính, công nghiệp, xây dựng, du lịch... Tránh tình trạng các cơ quan chức năng thiếu sự phối hợp và ý kiến khác nhau khi tiếp nhận dự án.

Cần thực hiện đồng bộ và nhất quán cơ chế đầu tư, kết hợp giữa đầu tư trong nước với FDI, ODA và các nguồn viện trợ khác. Nguồn viện trợ ODA để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, phát triển các dịch vụ phục vụ thu hút FDI là cách làm rất có hiệu quả. Các nguồn ODA và vốn viện trợ khác thường lớn và là nguồn mà TP được quyền sử dụng vào các mục đích cụ thể. Trong khi nguồn vốn từ ngân sách có hạn, TP cần quyết định cơ sở hạ tầng nào được ưu tiên đẩy mạnh đầu tư để thực hiện mục tiêu đề ra.

Chính sách khuyến khích cần thực hiện đồng bộ, kết hợp đầu tư trong nước và FDI để tạo thuận lợi trong việc tìm kiếm đối tác. Đầu tư trong nước là nguồn nội lực quan trọng, có vai trò lớn trong tăng việc làm và thu nhập cho người lao động. Nguồn vốn FDI bổ sung một phần quan trọng cho công cuộc phát triển đất nước. Vì vậy cần liên kết đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài để đẩy mạnh năng lực trong nước, đồng thời sử dụng có hiệu quả hơn nguồn vốn FDI.

Về đội ngũ cán bộ kiến thức và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ nhìn chung chưa cao. Từ thực tế công tác này trong thời gian qua đã chỉ rõ sự yếu kém của một số cán bộ làm công tác kinh tế đối ngoại, sự giới hạn về am hiểu luật lệ trong nước và quốc tế, những định chế của từng quốc gia và nhất là năng lực các chức vụ chủ chốt trong liên doanh.

3.2. Các giải pháp tăng cường thu hút đầu tư.

Trong giai đoạn tới, nhằm tăng cường thu hút lượng vốn FDI vào Đà Nẵng, TP cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như:

Để thu hút nhiều hơn và sử dụng có hiệu quả hơn nguồn vốn FDI, Đà Nẵng cần đẩy mạnh việc thu hút nguồn vốn FDI gắn liền với việc nâng cao hiệu quả trong phân bổ, sử dụng một cách hợp lý để phát huy cao nhất vai trò, tác dụng của FDI đối với sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững của nền kinh tế địa phương và khu vực.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức và nhân dân vùng dự án trong việc thu hút và quản lý các dự án FDI, góp phần tạo cho môi trường đầu tư ngày càng thông thoáng.

Tiếp tục hoàn thiện các chính sách về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trên cơ sở chiến lược, cần xây dựng được quy hoạch và các chương trình, kế hoạch đồng bộ, cụ thể hóa cho từng giai đoạn, trong đó xác định rõ những ngành, lĩnh vực trọng điểm cần tập trung khuyến khích thu hút FDI. Trong chính sách khuyến khích đầu tư mới, cần tập trung kêu gọi, khuyến khích đầu tư vào các ngành, lĩnh vực công nghệ cao phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố; ban hành danh mục các dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư vào thành phố.

Nâng cao chất lượng công tác thẩm tra, thẩm định cấp, điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư. Việc cấp giấy chứng nhận đầu tư cần đảm bảo các yêu cầu như sự phù hợp của lĩnh vực đầu tư đối với hệ thống quy hoạch của địa phương, quy hoạch vùng, quy hoạch phát triển ngành..; hệ thống các tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án phải bằng hoặc cao hơn hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật của Việt Nam, công nghệ sử dụng trong dự án phải là công nghệ tiên tiến và thân thiện với môi trường....

Tiếp tục thực hiện tốt hơn công tác đền bù, giải phóng mặt bằng cho nhà đầu tư, nghiên cứu xử lý vấn đề giá thuê đất và phương thức thanh toán tiền thuê đất, tiền đặt cọc dự án đối với các dự án ngoài các khu công nghiệp.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư theo hướng tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm cơ chế “một cửa, một đầu mối” trong công tác xúc tiến đầu tư tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư, phát huy vai trò, chức năng của cơ quan trực thuộc UBND thành phố. Nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ phận chuyên trách trong Trung tâm Xúc tiến đầu tư để giải quyết tốt nhất các thủ tục liên quan cho nhà đầu tư.

Thường xuyên đổi mới về nội dung và phương thức vận động, xúc tiến đầu tư. Các chương trình vận động xúc tiến đầu tư cần được thực hiện theo ngành, lĩnh vực, địa bàn với các dự án và đối tác cụ thể, hướng vào các đối tác nước ngoài có tiềm lực về tài chính và công nghệ cao. Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo tình hình kinh tế, thị trường của các nước đối tác, đặc điểm và xu thế vận động của FDI trong từng

giai đoạn; chú ý nâng cao chất lượng thông tin, nhất là thông tin về luật pháp, chính sách, tuyên truyền, quảng bá về môi trường đầu tư ở Đà Nẵng.

Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực theo hướng đào tạo công nhân lành nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao; đào tạo và đào tạo lại đối với cán bộ quản lý và cán bộ làm việc trong các doanh nghiệp liên doanh; phát triển thị trường lao động.

Đổi mới và nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài; tăng cường quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI. Nâng cao hơn nữa công tác bảo vệ môi trường với phương châm thực hiện FDI bền vững môi trường… Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư sau cấp phép, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật chuyên ngành đối với các dự án đầu tư; tiến hành rà soát, phân loại và xử lý theo quy định của pháp luật đối với các dự án chậm triển khai hoặc không triển khai thực hiện;…

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢOhttp://infonet.vn http://infonet.vn http://www.danang.gov.vn http://www.ipc.danang.gov.vn http://www.vcci.com.vn http://www.danangcity.gov.vn

Luận văn : Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG THU HÚT FDI CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2008-2012 (Trang 33 - 37)