1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thục phê phán

4 10 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 24,67 KB

Nội dung

Chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thục phê phán Văn học là một loại hình nghệ thuật, một hình thái ý thức xã hội đặc thù luôn vận động, biến chuyển Diễn biến của văn học như một hệ thống chỉnh thể.

Trang 1

Chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thục phê phán

Văn học là một loại hình nghệ thuật, một hình thái ý thức xã hội đặc thù luôn vận động, biến chuyển Diễn biến của văn học như một hệ thống chỉnh thể với sự hình thành, tồn tại, phát triển qua các thời kì lịch sử Bởi vậy có thể nói văn học là con đẻ của thời đại, mang nhịp đập, dáng vóc, hơi thở của thời đại Nó là một phần minh chứng của lịch sử Để có thể mở được cánh cửa vào thế giới nghệ thuật và lịch sử của các tác phẩm qua từng thời đại, cần phải hiểu rõ đặc trưng của các phương pháp sáng tác - nền tảng kiến thức tạo nên thế giới nghệ thuật ấy Trong đó, chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiên thực phê phán chiếm vị trí quan trọng, bởi sự phổ biến, sức ảnh hưởng trong văn học phương Tây Đặt chủ nghĩa hiện thực phê phán và chủ nghĩa lãng mạn trong thế so sánh càng khắc sâu được những đặc trưng trong nguyên tắc sáng tác của từng chủ nghĩa ấy Do đó, tìm hiểu sự khác biệt giữa chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa lãng mạn trong phương thức phản ánh là một vấn đề thú vị và quan trọng của hai chủ nghĩa này

Qua đó cho thấy các nguyên lý của hai chủ nghĩa hiện thực phê phán và chủ nghĩa lãng mạn đối đầu với nhau Đầu tiên nhất là nguyên lý lịch sử cụ thể và đề cao mộng tưởng Chủ nghĩa lãng mạn là sự phản ứng chống lại xã hội đương thời, con người muốn thoát li thực tế tìm đến một thế giới khác giúp con người quên đi cuộc sống mà họ cảm thấy chán ghét, vẽ ra một cuộc sống làm thỏa mãn "cái tôi" của bản thân tác già đương thời, nên thế giới trong chủ nghĩa lãng mạn là thế giới mộng tưởng Tùy vào sự phản ứng khác nhau của hai khuynh hướng tiêu cực và tích cực Đối với những người lãng mạn tiêu cực thì họ có thái độ bi quan trốn chạy cuộc đời, họ thường tìm về quá khứ vào mộng ảo hay thu mình vào "cái tôi" bí ẩn, thiên định về cuộc đời, về

ái tình, về cái chết (Nỗi lòng chàng Werther của Johann Wolfgang von Goethe) Đối với những người lãng mạn tích cực thì họ không hòa hoãn thỏa hiệp với thực tại mà họ mong muốn thiết lập nên một xã hội mới đảm bảo hạnh phúc cho con người, họ thường vẽ nên một xã hội lý tưởng (Nhà thờ đức bà Paris, Những người khốn khổ của Victor Hugo) Con người trong xã hội tư bản

bị dồn ép, bị bóc lột trên mọi phương diện, họ chìm trong đau khổ và không tìm thấy con đường

để thoát khỏi hoàn cảnh bế tắc của chính bản thân mình và cứu cánh cho cuộc đời đầy đau thương đó Vì vậy, họ đã chạy trốn thực tại, ẩn sâu vào trong tâm hồn, trong bản ngã, tìm về cái tôi của mình và sống với thế giới tâm hồn riêng Con người đã phát hiện ra thế giới tâm hồn của mình vô cùng phong phú đa dạng theo nhiều chiều hướng thoát ly khỏi xã hội phon kiến và thể hiện nó một cách xúc động trên trang giấy Nếu như việc đề cao mộng tưởng muốn tìm giải pháp chống lại những điều xấu xa của xã hội thì nguyên tắc lịch sử cụ thể giúp cho nhà văn có cái nhìn,phản ánh cuộc sống một cách chân thực và sinh động, bên cạnh đó còn phản ánh những vấn

đề mang tính thời sự và thời đại Trong tác phẩm lão Goriot của Balzac một bức tranh xã hội nước pháp thế kỉ 19 Với các mốc thời gian của truyện như “Đó cũng như là những ngày đầu tiên của tấn thảm kịch này , nó bắt đầu từ năm 1819” và tiếp theo đó là những năm “năm 1789”,”năm 1813”,… Đây là một trong những giai đoạn mà xã hội Pháp ở thế kỉ XIX có nhiều biến động chính trị dữ dội Tác phẩm lấy bối cảnh Paris vào những năm 1819 giai đoạn sau khi Napoléon thất bại ở trận Waterloo và nhà Bourbon quay trở lại nắm vương quyền Pháp Việc Lui XVIII lên ngôi đã châm ngòi cho sự đối kháng về quyền lợi của giới quý tộc cũ vừa quay lại nắm vương

Trang 2

quyền và giới tư sản vừa phất lên sau cuộc cách mạng Lúc này, xã hội tư sản đang trên đà phát triển.Ở giai đoạn này,xã hội luôn xảy ra những mâu thuẫn giữa các giai cấp, các tầng lớp trong

xã hội Một xã hội đang trên đường tư bản hóa ,đồng tiền và quyền lực chi phối mạnh mẽ con người Chứng kiến trước những sự thay đổi và những tệ hậu của xã hội tư bản , các nhà văn khác hầu như rất bất mãn và cất lên tiếng nói phê phán mạnh mẽ với xã hội tư sản Đồng tiền làm tha hóa con người, làm cho con người mất đi những phẩm chất tốt đẹp không những thế đồng tiền còn bóp chết đi những tình yêu chân thành tự nhiên và đạo đức của con người ngày càng đi xuống để rồi dẫn đến những bi kịch Một bên là bức tranh với những hình ảnh tươi đẹp duyên dáng của xã hội thanh lịch, những bộ mặt tươi trẻ sâu sắc say mê thi ca say sưa với những vẻ đẹp nhất của nghệ thuật Một bên là bức tranh bi thảm xấu xí được viền bằng lớp bùn mà những bộ mặt trên đó chỉ còn lại sự cũ kỹ và trần trụi Tất cả phản ánh lên một cách trọn vẹn phương diện cuộc sống của xã hội Pháp lúc bấy giờ

Tiếp đến là đến nguyên lý điển hình hóa và đề cao tự do Nói về tính riêng của điển hình, trong chủ nghĩa hiện thực phê phán, mỗi tính cách đều có diện mạo riêng, có đời sống tâm lí riêng của

nó Cái điển hình toát ra từ tính cách của con người cụ thể Cá thể hóa nhân vật không có nghĩa

la để cho nhân vật làm những việc độc đáo kỳ lạ, mà nhân vật vẫn có thể bộc lộ cá tính qua cách làm độc đáo đối với những sự việc thông thường Cá tính cao độ của nhân vật sẽ làm cho nó trở nên sinh động Chính vì điều đó, mỗi nhân vật như được sắm hẳn một vai diễn cụ thể cho riêng minh trong tác phẩm hiện thực Trong các sáng tác của Bandắc, người đọc có thể thấy được từng con người cụ thể với tùng nét riêng biệt khác nhau, như nhân vật ông lão Gôriô là hiện thân cho

số phận của một con người đầy bất hạnh; hay những “nhân vật đạo đức" như Birêtô, phu nhân Graxlanh, những kẻ ăn chơi như Marxay, Raxtinhac Bên cạnh đó, với Pushkin - người mở đường cho chủ nghĩa hiện thực của nền văn học nước Nga cũng có một “gia tài” nhân vật khá phong phủ và đa dạng, họ thuộc nhiều tầng lớp trong xã hội như: những người lính nơi biên ải, những viên chức nghèo, những người mugich xấu số, những “con người nhỏ bé" Mỗi người hiện lên một vẻ, không ai trùng lặp ai, đó là chàng quý tộc Onegin lịch thiệp, có học vấn nhưng sống

vô lo; là nàng Tachiana kín đáo, đảm thảm lãng mạn; là chàng ngốc đáng yêu Lenski thiếu thực

tế, cả tin; những cá tính sinh động, từ lý lịch, dáng vẻ, đến tâm tư, hành động, ngôn ngữ, sinh động tới mức làm cho người đọc như đang tiếp xúc với những con người cụ thể ngoài đời Về tính chung của điển hình, cái chung là cái làm cho nhân vật "thực sự là đại biểu cho những giai cấp và những trào lưu nhất định cho thời đại của họ” (lời ghi nhận của Engel), ngoài những tính cách chung của con người mà nhân vật phải mang thì họ mang tính cách, bản chất mà chỉ gia tầng, địa vị mà họ đại họ đại diện mới có, nhân vật ấy mang tầm vóc, lí tưởng của cả giai cấp này, để chỉ cần nhìn vào đó, người ta có thể hiểu cả một bộ phận của xã hội trong một hoàn cảnh, một khúc đoạn nhất định Nhưng không nên ngộ nhận tỉnh chung của điển hình chính là tỉnh giai cấp Vì tính giai cấp chỉ là mặt bản chất nhất chứ không phải bản chất duy nhất của con người Bản chất của sự vật và con người có nhiều tầng bậc và đều Hoàn cảnh điển hình là những hoàn cảnh mà trong đó nhân vật phản ảnh được bản chất hoặc một vài khía cạnh bản chất trong những tình thế xã hội với một quan hệ giai cấp nhất định Trong ý kiến của Mác, Ăngghen về chủ nghĩa hiện thực, đó là nội dung lịch sử có ý thức, trào lưu lịch sử, những quan hệ hiện thực, hoàn cảnh

Trang 3

bao quanh Trong khi chủ nghĩa cổ điển quan niệm rằng hoàn cảnh chỉ 16 là yếu tố để con người bộc lộ tính cách đơn nhất, chủ nghĩa lãng mạn "tô hồng" hóa cho xã hội để mối quan hệ giữa con người với con người tốt đẹp hơn, chủ nghĩa tự nhiên thì nhấn mạnh vào bản năng vốn có của con người, thì chủ nghĩa hiện thực phê phán lại tái hiện một cách chân thực và góc cạnh nhất cái sợi dây ràng buộc giữa hoàn cảnh và tính cách của nhân vật Cũng như tính cách điển hình, ý nghĩa tiêu biểu khái quát của hoàn cảnh điển hình phải thông qua tính chất cụ thể riêng biệt của nó mà qua đó người đọc cảm thấy được những vấn đề xã hội rộng lớn Nó không đơn thuần là bức tranh

xã hội được nhắc đến đâu đó ở đầu tác phẩm, mà hoàn cảnh điển hình là hoàn cảnh có mối quan

hệ hữu cơ với tính cách điển hình, chúng gắn bỏ, tác động, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau Vì vậy, khi đã xây dựng được những hoàn cảnh điển hình thì tính cách chính là con đẻ của hoàn cảnh Các tác giả muốn làm rõ điều này phải có cái nhìn tỉ mẫn và xuyên suốt cả một quá trình hình thành nên tính cách nhân vật, từ khi nó mới hình thành, phát triển và bộc phát hành động So với chủ nghĩa điền hình hóa thì đề cao tự do lại trái ngược lại Đề cao tự do về mộng tưởng và tình cảm nên con người thời đó hướng sự tự do, thoát khỏi sự ràng buộc Dù có xây dựng nhân vật đáng thương đến đâu thì nhà văn lãng mạn cũng hướng đến sự tự do, hạnh phúc cho nhân vật Trong hoa tulip đen, Dumas có xây dựng chi tiết khi mà Baclơ được trả tự do cho tình yêu và công trình sáng tạo nên những bông hoa mới, những màu sắc mớiTuy là những nhân vật xấu xa

là thế nhưng cũng làm nổi bật lên thêm tính tạo hình nghệ thuật của nhà văn lãng mạn, làm nổi bật lên sự khác biệt giữa cái đẹp và cái xấu Tiếp theo là nhân vật, các nhà văn lãng mạn thường xây dựng nhân vật mình phi thường hơn Văn học lãng mạn đề cao tự do nên việc không giới hạn mọi tầng lớp, giai cấp hay bất cứ loại người nào trong xã hội Thể loại thì không có sự phân biệt giữa cái cao cả và cái thấp hèn Nhưng thường gặp và thơ trữ tình và tiểu thuyết vì trong hai thể loại này dể thể hiện được cái tình cảm Cuối cùng là ngôn ngữ, những văn tự được thể hiện linh hoạt, phóng túng nhầm lột tả hết tình cảm, cảm xúc mà nhà văn đặt vào nhân vật Chủ nghĩa lãng mạn dường như chống lại toàn bộ các định kiến, nguyên tắc của chủ nghĩa trước, mang một làn gió mới thổi vào nên văn học làm cho nhà văn sống thật với tâm tư, tình cảm, mang một bầu trời

tự do vào tác phẩm của mình mà không sợ đi trái với xã hội đề cao mộng tưởng và tình cảm nên con người muốn hướng đến một cuộc sống tự do, thoát khỏi mọi ràng buột Ở chủ nghĩa lãng mạn người nghệ sĩ được trả lại tất cả mọi quyền tự do để họ thỏa sức sáng tạo và tưởng tượng Nên đa số các tác phẩm của họ hưởng đến cái khoáng đạt phi thường, vì chủ nghĩa lãng mạn không chấp nhận những quy định nghiêm ngặt (đôi khi vô lý), nên nó đã tự cho phép mình đạt đến sự tự do tuyệt đối

Cuối cùng là hai nguyên lý khách quan hóa và đề cao tình cảm Nhà văn có toàn quyền với đứa con tinh thần của mình, không chỉ về mặt kĩ thuật mà còn về nội dung tư tưởng Đối với chủ nghĩa hiện thực tính khách quan hóa của sự thể hiện nghệ thuật lại được đề cao Các nhà văn luôn bày tỏ sự tôn trọng của mình đối với sự thật và nhận thức rõ trách nhiệm phản ánh trung thực của sự thật đó vào trong tác phẩm Trong Lão Goriot có thể thấy Balzac đã phơi bày chân thực hiện thực cuộc sống của xã hội Pháp lúc bấy giờ.Tác giả lấy bối cảnh xã hội Pháp từ năm

1819 với sự quay trở lại của chế độ quan chủ đã châm ngòi cho sự đấu tranh về quyền lợi giữa quý tộc cũ và tư sản mới Ông đã vạch trần bộ mặt đen tối của xã hội mà đồng tiền và quyền lực

Trang 4

được con người ta đề cao hơn tất cả, kể cả tình thương giữa con người với con người cũng bị phân bậc bởi đồng tiền Con người thay đổi theo thế lực của đồng tiền làm cho tình người bạc bẽo, phẩm chất nhân cách đang bị tha hóa, con người cam tâm làm nô lệ của đồng tiền với những tham vọng điên cuồng , cái tình giữa người và người đã không còn Tính khách quan được thể hiện tập trung trong việc xây dựng tính cách điển hình và hoàn cảnh điển hình Thông qua các hoàn cảnh điển hình, cuộc sống tự phơi bài trong tác phẩm Hoàn cảnh đó phải mang tầm vóc rộng lớn của cuộc sống và hơi thở của thời đại Nó phải mô tả một cách tự nhiên, phản ánh đúng tình trạng quan hệ giữa các giai cấp, đúng xu hướng vận động của xã hội Tiểu thuyết Lão Goriot lấy bối cảnh xã hội Pháp từ năm 1819 nó đòi hỏi con người ta phải trở nên có địa vị và tiền bạc mới có thể tồn tại được trong xã hội ấy Chính vì thế mà các nhân vật trong tiểu thuyết

đã tự vạch ra cho mình mỗi người một con đường để đạt được cái danh vọng của chính mình Những nhà lãng mạn luôn đặt niềm tin vào sự cảm hóa bằng tình yêu và sự lương thiện Hơn hết, các nhà văn lãng mạn cũng thật sự tin rằng tình cảm có thể hàn gắn lại xã hội, xây dựng hình tượng nhân vật thánh thiện, có tấm lòng nhân hậu làm hình mẫu lí tưởng trong xã hội đương thời Đôi khi không tìm thấy được sự cứu cánh, mà những nhà lãng mạn đã tìm quên vào tình cảm Trong văn học lãng mạn, các nhà văn có thể thỏa sức bày tỏ cảm xúc, tâm tư, tình cảm của mình

mà không sợ vi phạm chuẩn mực sáng tác thời bấy giờ “Cái tôi” được đề cao hơn, nên các nhà lãng mạn đưa tâm trạng của mình vào nhân vật Trong hoa Tuylip đen, Dumas đã thể hiện tâm trang lo lắng của Baclơ khi không được gặp nàng Rôda “Anh lo rằng tối hôm đó Rôda sẽ không đến như thường lệ Đêm càng khuya anh càng lo lắng nhiều,cho đến khi anh hoàn toàn thất vọng bóng tối càng dày đặc thì những lời nói của anh hôm qua làm cô gái đau lòng lại vang lên rõ rệt trong tâm trí anh Anh tự hỏi làm sao mình lại có thể nói với cô rằng phải hi sinh vì hoa tulip, nghĩa là nếu cần thì không đến thăm anh nữa, trong khi được nhìn thấy Rôda là điều cần thiết trong cuộc sống anh.” Và đôi khi để xây dựng thế giới nội tâm phong phú của mình, các nhà lãng mạn phải tự tưởng tượng hoặc giả tạo cho phù hợp với không gian đó Tình tiết như được sắp xếp sẳn từ việc Baclơ bị bắt, buộc tội rồi đến việc được tha tội chết và có một tình yêu đẹp với con gái người cai ngục chuyện mà cho rằng hoang đường khi mà Rôda xinh đẹp lại chung thủy và yêu say đắm tên tử tù Các nhà lãng mạn cho rằng, tình cảm là thứ duy nhất có thể đưa con người thoát khỏi những bi kịch, cảm hóa những thứ xấu xa nhất và tạo dựng một xã hội có tình thương và niềm hạnh phúc

Ngày đăng: 22/11/2022, 18:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w