Ý nghĩa món ăn ngày Tết Ngô của người Cống potx

4 459 0
Ý nghĩa món ăn ngày Tết Ngô của người Cống potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ý nghĩa món ăn ngày Tết Ngô của người Cống Trong ngày tết Ngô của người Cống, trên mâm cúng thần linh, ông bà tổ tiên có những món ăn không thể thiếu và có ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Ngô hiện diện trong mỗi ngôi nhà đồng bào Cống (ảnh internet) Với đồng bào người Cống, ngày tết của họ bắt đầu từ đầu tháng 6, khi vụ ngô đã thu hoạch xong, bồ cót đã đầy ắp, yên vị trong mỗi ngôi nhà. Chính vì thế, người dân vẫn gọi ngày tết quan trọng nhất trong năm của họ là tết Ngô. Để có một cái tết vui vẻ, đạm đà hương vị thì vao trò của các món ăn là vô cùng quan trọng. Đặc biệt, với người Cống, mâm cỗ trong tết ngô dâng cúng trước ban thờ chính nhằm mục đích trình báo với thần linh, tổ tiên về những việc mà cả gia đình đã làm được trong năm, cảm tạ sự phù hộ, độ trì của các đấng bề trên cho con cháu khỏe mạnh, chăn nuôi, sản xuất gặp nhiều thuận lợi, mùa màng tươi tốt, thóc, ngô đầy nhà. Không những vậy, qua mâm cổ ấy, người ta còn hiểu hơn về cách nghĩ của người Cống trong quan niệm luân hồi, tâm linh. Tuỳ vào điều kiện của từng gia đình, mâm cỗ có thể nhiều hay ít món. Đây là mâm cúng đầu năm mới, tất cả mọi người trong gia đình đều phải tham gia. Lễ vật dâng lên tổ tiên thường có: thịt lợn (vạ sà) (gồm thủ, đuôi, gan, ruột non), thịt gà (gà sà), nấm rừng (mung xi), rau bí luộc (pa khạm chá công), cua rừng (làng tò). Trong quan niệm của người Cống, con cuaý nghĩa to lớn trong quan niệm tâm linh của họ. Trên mâm cỗ, 12 con, tượng trưng cho 12 tháng trong năm và tượng trưng cho 12 con giáp. Với họ, cua là con vật bảo vệ mùa màng. Khi hạt ngô gieo xuống đất, mọc mầm, chim chóc, chuột, sóc đến phá hoại, cua sẽ dùng hai càng cắn đuổi những con vật phá hoại đó. Bà con bản Cống tập văn nghệ cho ngày Tết ngô Bên cạnh đó các món ăn đó, trên mâm cỗ của người Cống còn có hai món ăn không thể thiếu. Đó là cơm ngô (sa tu hằng) và bánh ngô (sa tu pe le). Bánh ngô được chế biến từ ngô nếp non nạo nhỏ trộn đều với đường sau đó lấy lá chít gói lại to khoảng 2 đầu ngón tay. Bánh ngô được đồ bằng chõ xôi khoảng 1 giờ là ăn được. Cơm ngôngô non nạo nhỏ trộn với gạo nếp và cũng được gói trong lá dong thành những gói to đem đồ lên trong chõ xôi, cơm chín có mùi thơm rất quyến rũ của ngô nếp non với hương thơm của gạo nếp. Đây là những món ăn truyền thống được lam bằng ngô non sau khi thu hoạch nên nó mang ý nghĩa biết ơn sâu sắc đến thần linh, tổ tiên. Đối với người Cống, mâm cổ giờ đây không chỉ là nơi chứa đựng các món ăn truyền thống mà còn là sự thành tâm dâng cúng thần linh, tổ tiên. Mỗi món ăn, đều góp phần làm cho hương vị ngày tết Ngô truyền thống thêm trọn vẹn. . Ý nghĩa món ăn ngày Tết Ngô của người Cống Trong ngày tết Ngô của người Cống, trên mâm cúng thần linh, ông bà tổ tiên có những món ăn không. nghệ cho ngày Tết ngô Bên cạnh đó các món ăn đó, trên mâm cỗ của người Cống còn có hai món ăn không thể thiếu. Đó là cơm ngô (sa tu hằng) và bánh ngô (sa

Ngày đăng: 19/03/2014, 20:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan