KỸ THUẬTNUÔICÁTRÊNRUỘNG LÚA
Ts. Dương Nhựt Long, Ks. Nguyễn Văn Lành, Ts. Lam Mỹ Lan
Bộ môn Kỹthuậtnuôi thủy sản nước ngọt, Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ
Lời tựa
Mùa lũ năm 2000, mùa lũ lớn nhất trong 40 năm qua ở vùng Đồng
Bằng Sông Cửu Long, đã gây thiệt hại nghiêm trọng ảnh hưởng
nhiều đến đời sống của gần 5 triệu dân trong vùng, trong đó, đáng
kể nhất là thiệt hại về nông nghiệp và rất nhiều nông hộ đang phải
đương đầu với những khó khăn trong các hoạt động canh tác sau lũ,
đặc biệt là sự thất thu của các hộ nuôi thủy sản.
Đáp ứng lời kêu gọi giúp đỡ khắc phục lũ của Chính phú Việt Nam
và Ủy Ban Nhân Dân các tỉnh An Giang, Cần Thơ và Đồng Tháp, Tổ
chức Lương - Nông (FAO) đã hỗ trợ kịp thời cho các hộ nông dân
nghèo và bị thiệt hại nặng nhất ở 3 tỉnh nêu trên. Hoạt động chính
của chương trình cứu trợ khắc phục sau lũ của FAO là cung cấp
lượng cá giống cho các nông hộ bị thiệt hại nhằm giúp họ nhanh
chóng phục hồi công ăn việc làm.
Trong khuôn khổ hoạt động của chương trình hỗ trợ khắc phục sau
lũ của FAO ở tỉnh An Giang (có tên gọi là “chương trình hỗ trợ khẩn
cấp sau lũ nhằm phục hồi hoạt động nuôi thủy sản ở An Giang -
TCP/VIE/0168”), một loạt tài liệu khuyến ngư giới thiệu về các mô
hình nuôi thủy sản đa dạng được áp dụng phổ biến ở Đồng bằng
sông Cửu Long sẽ được xuất bản và phân phát miễn phí cho nông
dân. Tài liệu về “Kỹ thuậtnuôicátrênruộng lúa” này là một trong 7
tập được FAO và Trường Đại học Cần Thơ biên soạn và in ấn từ
nguồn kinh phí trong chương trình.
Hy vọng rằng tài liệu này sẽ đem lại những thông tin hữu ích cho bà
con nuôi tôm, cá nhằm tăng năng suất nuôi, hạn chế được dịch
bệnh, kiểm soát được chất lượng nước trong ao nuôi đồng thời cải
thiện đời sống cho nhiều người dân ở vùng Đồng bằng sông Cửu
Long.
Giới thiệu
Nghề canh tác lúa ở Việt Nam có hai vụ chính là Đông-Xuân và Hè-Thu. Việc nuôicá kết hợp với trồng
lúa tạo điều kiện cho các hộ nông dân có thêm nguồn thu nhập từ cá ngoài nguồn thu chính từ lúa, cải
thiện kinh tế gia đình và đảm bảo an toàn lương thực.
Tài liệu này giới thiệu kỹthuậtnuôicátrênruộnglúa với các hướng dẫn như: lịch thời vụ để canh tác kết
hợp cá-lúa, đối tượng cá thích hợp cho mô hình, chuẩn bị ruộngnuôi và quản lý hệ thống nuôi
Người nuôi có thể nuôicá kết hợp trong vụ lúa mùa hoặc trong vụ lúa Hè-Thu và Đông-Xuân. Các bước
chuẩn bị cho hệ thống canh tác cálúa như sau:
Bước 1: Xây dựng hệ thống nuôi cá-lúa
Bước 2: Chuẩn bị ruộng để thả cá
Bước 3: Chọn loài cá nuôi
Bước 4: Thả cá
Bước 5: Quản lý cá nuôi
Bước 6: Thu hoạch cá
Bảng 1: Lịch mùa vụ
KỸ THUẬTNUÔICÁTRÊNRUỘNG LÚA
http://www.mekongfish.net.vn/uploads/chuyende_thuysan/kythuatnuoi/calu
1 of 4
4/8/2012 11:55 PM
Bước 1: Xây dựng mô hình nuôi
Công tác chọn vị trí nuôi là khâu quan trọng trong hệ thống canh tác. Ruộngnuôi lý tưởng
phải đảm bảo nguồn nước tốt và không có phèn tiềm tàng. Kích thước ruộngnuôi tùy thuộc
vào diện tích đất canh tác của nông hộ, bình quân dao động từ 0,2 -1 ha.
Mương bao có chiều rộng 2-4 m, sâu 0,8-1,0 m. Mương bao có tác dụng làm nơi trú ẩn cho cá
trong mùa khô khi nhiệt độ cao và trong thời gian chuẩn bị dọn ruộng để xạ lúa. Mương bao
chiếm diện tích khoảng 20-30% tổng diện tích ruộng nuôi.
Bờ bao có chiều rộng từ 1-2 m, tuy nhiên, mặt bờ có thể rộng hơn để canh tác hoa màu. Độ
cao bờ ao thường là khoảng 0,4-0,6 m, nhưng tốt nhất độ cao của bờ phải đảm bảo cao hơn
mực nước của đỉnh lũ trong năm. Những nơi không có điều kiện làm bờ cao, ta có thể dùng
lưới chắn quanh bờ để ngăn chặn thất thoát cá trong mùa lũ.
Ruộng nuôi nên có cống cấp và cống thoát nước riêng để dễ trao đổi nước. Cống có thể làm
bằng các loại vật liệu như nhựa PVC, xi-măng, hoặc sành.
Bước 2: Chuẩn bị ruộngnuôi để thả cá
Mương bao phải được cải tạo kỹ bằng cách tát cạn, diệt tạp, lấp các hang cua, lỗ mọi, dọn cỏ
quanh bờ và bón vôi với lượng 10 - 15 kg/100 m
2
rải đều khắp mương bao và mé bờ. Sau đó,
phơi nắng ao khoảng 2-3 ngày.
Nếu thả cá nhỏ, phải lưu ý diệt tạp kỹ nhất là nhóm cá dữ như cá lóc bằng cách sử dụng dây
thuốc cá với lượng 300-400 g/100 m
2
.
Bơm nước vào mương bao qua lưới lọc đến mực nước 60-80 cm. Bón phân hữu cơ (phân
heo hoặc phân gà) với lượng 7-10 kg/100m
2
.
Bước 3: Chọn loài cá thả nuôi
Mặc dù hầu hết các loài cá nước ngọt đều có thể thả nuôi, nhưng người nuôi cần lưu ý một số điểm khi chọn đối tượng thả như
nguồn thức ăn và phân bón cung cấp cho cá, cũng như nguồn cá giống sẵn có. Và quan trọng hơn nữa là nên chọn loài cá nhiều
người thích ăn và dễ tiêu thụ trên thị trường.
Chọn đối tượng thả nuôi tùy thuộc vào khả năng đầu tư của người nuôi.
Khả năng đầu tư Chọn lựa tính ăn của loài Các loài cá thích hợp
Phân hữu cơ và vô cơ Loài ăn thức ăn tự nhiên Rô phi, Mè trắng, Rô hu, Chép, Mè
vinh, Sặc rằn, Cá hường
Thực vật (rau, cây cỏ thủy
sinh)
Loài ăn thực vật Trắm cỏ, Tai tượng
KỸ THUẬTNUÔICÁTRÊNRUỘNG LÚA
http://www.mekongfish.net.vn/uploads/chuyende_thuysan/kythuatnuoi/calu
2 of 4
4/8/2012 11:55 PM
Cá tạp, phế phẩm nhà máy
chế biến, tấm, cám
Loài cần thức ăn bổ sung Cá rô đồng, Cá lóc, Cá tra
Công thức 1: áp dụng đối với mô hình nuôi chỉ đầu
tư phân hữu cơ và phân vô cơ
Cá loài khác như cá hường, mè trắng, sặc rằn, cá
tra, cá Rohu. Mật độ thả từ 1-3 con/ m
2
.
Loài cá Tỉ lệ ghép
Mè vinh 40 - 50
Rô phi 20 - 30
Chép 10 - 20
Các loài khác 5 - 10
Công thức 2: áp dụng đối với mô hình nuôi đầu tư
rau xanh hay thực vật. Mật độ thả từ 5-7 con/m
2
và
cho ăn rau xanh
Loài cá Tỉ lệ ghép (%)
Tai tượng / trắm cỏ 50
Sặc rằn 35
Chép 10
Mè trắng 5
Công thức 3: áp dụng đối với mô hình nuôi đầu tư cá
tạp và phụ phẩm nông nghiệp
Mật độ thả từ 10-15 con/m
2
. Trộn thức ăn theo tỉ lệ
1:1; cá tạp hoặc phế phẩm nhà máy chế biến với cám
hoặc tấm.
Cá lóc chính Tỉ lệ ghép (%)
Cá lóc 80
Rô phi 15
Cá tra 5
Cá rô đồng chính
Cá rô đồng 80
Cá hường 15
Cá chép 5
KỸ THUẬTNUÔICÁTRÊNRUỘNG LÚA
http://www.mekongfish.net.vn/uploads/chuyende_thuysan/kythuatnuoi/calu
3 of 4
4/8/2012 11:55 PM
Bước 4: Thả cá
Cá giống cỡ 3-5 cm/con được thả nuôi ngày thứ 9 sau khi cấy. Nếu
sạ lúa thì thả cá sau 1 tháng để tránh tình trạng cá ăn lúa mầm.
Khi mua cá giống từ các trại, nên vận chuyển và thả cá lúc sáng sớm
hoặc chiều mát, khi thời tiết không quá oi bức. Khi thả cá, ngâm bao
đựng cá trong nước khoảng 15 phút để cân bằng nhiệt độ nước giữa
bên trong bao và bên ngoài ao. Sau đó, mở bao từ từ và thả cá ra
ao.
Chất lượng con giống rất quan trọng, do đó, phải lựa chọn cá khỏe,
không bị xây xát, bơi lội linh hoạt.
Bước 5: Chăm sóc cá nuôi
Cho ăn
Đối với cá ăn thức ăn tự nhiên
Nếu chọn đối tượng ăn thức ăn tự nhiên (Công thức 1), phải thường
xuyên bón phân ở mương bao để tăng lượng thức ăn tự nhiên cho cá
với liều lượng 100 kg/ha nếu dùng phân hữu cơ hoặc phân vô cơ bón
1 kg Urê hoặc DAP/ha.
Thức ăn bổ sung có thể cho ăn đơn thuần một loại hoặc phối trộn các
thành phần khác để tăng sản lượng cánuôi như cám, tấm, khoai mì,
rau muống, cua đồng, ốc, cá tạp.
Đối với cá ăn thực vật
Cá ăn thực vật (Công thức 2) được cho ăn với lượng rau không quá
20-25kg/100kg cá/ngày. Nên cho ăn 2 lần/ngày vào buổi sáng và
chiều. Có thể giảm lượng rau xanh cho ăn 10-15 kg/100 kg cá/ngày.
Bổ sung thức ăn phối chế như cám, tấm, bánh dầu, và phụ phẩm nhà
bếp với lượng 1 kg/100 kg cá/ngày.
Đối với cá dữ
Cá dữ (Công thức 3) được cho ăn một loại thức ăn hoặc phối trộn
theo tỉ lệ 1:1 giữa cá tạp hay phế phẩm nhà máy chế biến với cám.
Lượng thức ăn dựa theo bảng bên.
Quản lý chất lượng nước
Nếu cá nổi đầu vào sáng sớm, nên thay nước 20-30%. Trong thời
gian này, không nên cho cá ăn thừa hoặc bón phân cho đến khi cá
hoạt động trở lại bình thường.
Lưu ý, vào mùa lũ, phải gia cố đê bao đủ cao hoặc đăng lưới quanh
ruộng nuôi cho chắc chắn để tránh thất thoát cá.
Hóa chất
Không được sử dụng nông dược trong ruộng đang nuôicá vì sẽ làm
chết cá.
Bước 6: Thu hoạch
Sau 2-3 tháng nuôi, có thể dùng lưới thu tỉa cá dùng làm thức ăn
trong gia đình. Đến cuối vụ nuôi, có thể dùng lưới kéo, rồi sau đó tát
cạn và dùng tay thu số cá còn sót lại.
Sản lượng cánuôi biến động tùy thuộc loài thả nuôi, mật độ thả, thức
ăn sử dụng. Ở công thức 1 không có bổ sung thêm thức ăn, sản
lượng thu hoạch dao động từ 250-320 kg/ha. Và nếu có bổ sung
thêm thức ăn, sản lượng có thể đạt 700-850 kg/ha. Sản lượng thu
hoạch của các công thức thả nuôi khác sẽ tùy thuộc vào mức độ đầu
tư thức ăn cho cá.
Có thể chọn các kiểu xây dựng mương bao trênruộngnuôi như hình
vẽ trên. Nhưng để tiện cho việc thi công và chăm sóc cá nuôi, mương
bao nên xây dựng dọc theo đê bao.
Xin chân thành cảm ơn các đọc giả quan tâm đến tài liệu này. Hy
vọng rằng nó sẽ mang lại những thông tin có ích cho các bạn.
Tháng Kg thức ăn
cho 100 Kg
cá/ngày
1 8
2 8
3 7
4 6
5 5
6 5
KỸ THUẬTNUÔICÁTRÊNRUỘNG LÚA
http://www.mekongfish.net.vn/uploads/chuyende_thuysan/kythuatnuoi/calu
4 of 4
4/8/2012 11:55 PM
. tấm.
Cá lóc chính Tỉ lệ ghép (%)
Cá lóc 80
Rô phi 15
Cá tra 5
Cá rô đồng chính
Cá rô đồng 80
Cá hường 15
Cá chép 5
KỸ THUẬT NUÔI CÁ TRÊN RUỘNG LÚA
http://www.mekongfish.net.vn/uploads/chuyende_thuysan/kythuatnuoi/calu. cá
Bước 3: Chọn loài cá nuôi
Bước 4: Thả cá
Bước 5: Quản lý cá nuôi
Bước 6: Thu hoạch cá
Bảng 1: Lịch mùa vụ
KỸ THUẬT NUÔI CÁ TRÊN RUỘNG LÚA
http://www.mekongfish.net.vn/uploads/chuyende_thuysan/kythuatnuoi/calu