1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Làng cổ Đông Ngạc, Hà Nội pptx

7 747 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 198,86 KB

Nội dung

Làng cổ Đông Ngạc, Nội Đó là một ngôi làng cổ nằm sát chân cầu Thăng Long Nội. Một làng quê cổ kính, đặc sắc bậc nhất của Nội đến nay còn khá nguyên vẹn, mặc dù vùng ven đô đã bước vào quá trình đô thị hoá một cách quyết liệt nhất, mặc dù cây cầu Thăng Long lớn nhất Đông Nam Á vạch một nét ngang ngay cạnh làng, gần như vuông góc với con đê bê-tông chắn ngang qua trước cửa ngôi đình cổ Lần theo những con đường lát gạch nghiêng cổ kính, kết quả của những lần nộp cheo của các gái làng từ xa xưa, ta như thấy cả một quá khứ xa xăm hiện về cùng với làn khói bếp nhà ai đang lẫn giữa rêu phong của một toà cổng cũ Và hôm nay đi dọc theo các ngõ nhỏ trong làng, thảng hoặc ta như được đắm chìm vào dĩ vãng của một thời xưa cũ còn vọng tiếng bình văn của kẻ sĩ, tiếng nô đùa của con trẻ và cả tiếng chuốt giang làm quang gánh, tiếng quay đất nặn nồi, tiếng giã giò rao nem đâu đây Và ta gặp ngay nghi môn đình làng Đông Ngạc - một ngôi đình quy mô to lớn, nhiều hạng mục với các thành phần kiến trúc cổ kính và chuẩn mực đã tồn tại từ 500 năm nay. Đình được xây dựng trên một thế đất cao ráo, đắc địa ở phía Bắc làng, sát với đê sông Hồng. Tương truyền đình vốn xưa là một toà miếu cổ từ thời Đường vào thế kỷ thứ VII. Năm 1635, dân làng đã cải tạo và mở rộng thành đình để thờ Thành Hoàng làng. Đình thờ 3 vị thần tượng trưng cho cả Thiên - Địa - Nhân. Thiên thần là Thần Độc Cước, do Phan Phu Tiên - một người làng rước về từ Sầm Sơn, Thanh Hoá; Nhân thần là Lê Khôi, cháu vua Lê Thái Tổ, cũng là một tướng lĩnh, được người làng là Đô đốc Đồng Xuyên Hầu rước về từ Nghệ An; Địa thần là Bản thổ Thành hoàng. Ngoài ra Đình còn thờ tiến sĩ Phạm Quang Dũng là người làng công đứng ra trùng tu đình năm 1718 và ông Phạm Thọ Lý, người đã cung tiến đất làm đình lần đầu năm 1635. Trong đình hiện còn lưu giữ nhiều hiện vật quí, giá trị như bia đá và bộ tranh sơn mài thời Lê, các nhang án gỗ được chạm khắc tinh xảo, trau chuốt. Hàng năm, vào ngày 09 tháng 2 âm lịch là ngày hội làng. Xưa làng Đông Ngạc vào đám, hát ca trù mấy ngày liền, với nhiều nghi lễ trang trọng và nghiêm trang. Lê Đức Mao (1462 - 1529) một người hay chữ trong làng đã thay mặt các giáp, soạn ra 9 bài thơ dài để đọc lên lúc thưởng lụa và tiền cho các đào nương. Và 9 bài thơ đó là tư liệu chữ viết đầu tiên về ca trù trong kho tàng di sản Hán Nôm, và cũng là cứ liệu sớm nhất về thơ lục bát và song thất lục bát trong lịch sử văn học Việt Nam. Làng chùa Tư Khánh, một ngôi chùa từ rất sớm. Theo danh sĩ Phạm Đình Hổ, chùa còn quả chuông đúc năm Diên Hựu thứ 2 tức năm 1315 (Diên Hựu là niên hiệu nhà Nguyên - Trung Quốc). Trong chùa hiện còn tấm bia niên đại Thịnh Đức ghi rõ công đức của vợ chồng ông Nguyễn Phúc Ninh, cúng gia tư điền sản để tu bổ, dựng lại chùa, và được dân làng tôn làm Hậu Phật. Cùng với quần thể kiến trúc của chùa bao gồm tam quan, gác chuông, phương đình, tiền đường, hậu cung và nhà Tổ; những pho tượng được tạo tác công phu mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XVIII - XIX càng tôn thêm giá trị của ngôi chùa. Nhà thờ Đỗ Thế Giai, một quan chức cao cấp thời Lê Trịnh là nơi còn giữ được khá nhiều những di vật giá trị. Đây cũng là ngôi nhà được chọn làm bối cảnh quay nhiều phim truyện, phim truyền hình. Bên cạnh nhà thờ họ Đỗ, còn hàng loạt các nhà thờ họ khác nữa, như các họ Phạm, Phan, Nguyễn, Hoàng. Làng 6 xóm, hiện tồn tại trên 100 ngôi nhà cổ thời gian xây dựng trên 100 năm, nhiều ngôi nhà gỗ được đục chạm công phu thể hiện nét tài hoa của các nghệ nhân xưa. Làng Đông Ngạc nằm bên sông Nhị, nơi bến Ngác và chợ Vẽ nổi tiếng khắp kinh kỳ. Vào cái thuở đường thủy còn là huyết mạch giao thông thì bến Ngác khi ấy là một nơi trên bến dưới thuyền và chợ Vẽ là một "trung tâm thương mại". Đông Ngạc là tên chữ của làng Vẽ, vốn là một làng nổi tiếng về một số nghề thủ công truyền thống như chuyên sản xuất nem ("giò Chèm, nem Vẽ"), làm quang gánh, nặn nồi đất Giàu mạnh về kinh tế, lại vị trí gần sát với kinh thành Thăng Long nên người dân trong làng rất thuận tiện khi ra kinh ăn học hoặc rước thầy giỏi từ kinh đô về dạy trong làng. Và làng Đông Ngạc đã góp cho đất nước 25 vị Tiến sĩ và cả ngàn Hương cống, Cử nhân, Sinh đồ, Tú tài Làng Đông Ngạc vì thế đã nổi tiếng với các danh nhân như thời phong kiến Phan Phu Tiên, Đỗ Thế Giai, Lê Đức Mao, Phạm Gia Chuyên, Hoàng Nguyễn Thự thời cận đại với Phan Văn Trường, Hoàng Tăng Bí và ngày nay là Hoàng Minh Giám (cố Bộ trưởng Bộ Văn Hoá), GS-TS Phạm Gia Khánh (Giám đốc Học viện Quân Y), GS-TS Phạm Gia Khải (Viện trưởng Viện Tim Mạch), TS Phạm Gia Khiêm (đương kim Phó Thủ tướng Chính phủ) và nhiều nhà khoa học, chính khách danh tiếng Người Đông Ngạc làm quan khắp nơi và không thời nào không các vị triều quan về làng đóng góp tiền của và trí tuệ để xây dựng quê hương. Khó thể nói hết, viết hết về những vẻ đẹp của Đông Ngạc, một làng nhiều nhất các bản sách cổ còn lưu tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, một làng ven đô mà nét cổ xưa còn lưu lại trên lối mòn gạch nghiêng in dấu chân gái làng xuất giá, trên rêu phong cổng ngõ gió lùa, trên bia đá chùa xưa và trong cả nét đẹp tảo tần chăm chỉ trong nếp sống từ ngàn xưa truyền lại. . Làng cổ Đông Ngạc, Hà Nội Đó là một ngôi làng cổ nằm sát chân cầu Thăng Long Hà Nội. Một làng quê cổ kính, đặc sắc bậc nhất của Hà Nội đến. cạnh nhà thờ họ Đỗ, còn hàng loạt các nhà thờ họ khác nữa, như các họ Phạm, Phan, Nguyễn, Hoàng. Làng có 6 xóm, hiện tồn tại trên 100 ngôi nhà cổ có

Ngày đăng: 19/03/2014, 19:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w