1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

lựa chọn loại hình doanh nghiệp

30 1,4K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 76,86 KB

Nội dung

Chúng tôi xin gởi đến quý bạn đọc một vài nhận định về mỗi loại hình Công ty với mong muốn đồng hành cùng các bạn trong việc lựa chọn hình thức kinh doanh có hiệu quả LOẠI HÌNH ƯU ĐIỂM H

Trang 1

LỰA CHỌN LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

Đối với nhiều người đang có ý định thành lập một Công ty thì việc lựa chọn loại hình Công ty là TNHH 1 thành viên hay 2 thành viên trở lên, hoặc Công ty cổ phần, hoặc Công ty hợp danh vẫn luôn là câu hỏi Có thể cho rằng việc chọn loại hình Công ty giống như việc chọn một chiếc

áo phù hợp với kích cỡ của mỗi người Chúng tôi xin gởi đến quý bạn đọc một vài nhận định về mỗi loại hình Công ty với mong muốn đồng hành cùng các bạn trong việc lựa chọn hình thức kinh doanh có hiệu quả

LOẠI HÌNH ƯU ĐIỂM HẠN CHẾ

Doanh nghiệp Tư nhân : Một chủ đầu tư, thuận lợi trong việc quyết định các vấn đề của Doanh

nghiệp Không có tư cách pháp nhân

Chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản của Chủ Doanh nghiệp

Công ty TNHH Nhiều thành viên cùng tham gia góp vốn, cùng kinh doanh

Chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản theo tỉ lệ vốn góp

Các cổ đông sáng lập có thể mất quyền kiểm soát Công ty Khả năng huy động vốn từ công chúng bằng hình thức đầu tư trực tiếp thuận lợi, công chúng có thể dễ dàng tham gia vào công ty bằng hình thức mua cổ phiếu của Công ty (tính chất mở của Công ty)

Công ty Hợp danh Nhiều thành viên cùng tham gia góp vốn, cùng kinh doanh

Các thành viên hợp danh có thể hoạt động nhân danh công ty

Công ty hoạt động dựa trên uy tín của các thành viên Các thành viên cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản liên quan đến các hoạt động của Công ty

Không có tư cách pháp nhân

- Việc lựa chọn hình thức doanh nghiệp trước khi bắt đầu công việc kinh doanh là rất quan trọng, nó có ảnh hưởng không nhỏ tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Về cơ bản, những sự khác biệt tạo ra bởi loại hình doanh nghiệp là: (i) uy tín doanh nghiệp do thói quen tiêudùng; (ii) khả năng huy động vốn; (iii) rủi ro đầu tư; (iv) tính phức tạp của thủ tục và các chi phí thành lập doanh nghiệp; (v) tổ chức quản lý doanh nghiệp

Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được thành

lập hoặc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh

Luật về tổ chức và thành lập doanh nghiệp ở Việt nam hiện có Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp nhà nước, luật Hợp tác xã, luật Các tổ chức tín dụng, luật Đầu tư nước ngoài Theo đó,

Trang 2

Doanh nghiệp được tổ chức theo nhiều loại hình khác nhau Mỗi loại hình doanh nghiệp có đặc trưng và từ đó tạo nên những hạn chế hay lợi thế của doanh nghiệp.

Vì vậy việc lựa chọn hình thức doanh nghiệp trước khi bắt đầu công việc kinh doanh là rất quan trọng, nó có ảnh hưởng không nhỏ tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

Về cơ bản, những sự khác biệt tạo ra bởi loại hình doanh nghiệp là:

(i) uy tín doanh nghiệp do thói quen tiêu dùng;

(ii) khả năng huy động vốn; (iii) rủi ro đầu tư;

(iv) tính phức tạp của thủ tục và các chi phí thành lập doanh nghiệp;

(v) tổ chức quản lý doanh nghiệp

Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn

bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp

tư nhân là một cá nhân Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân

Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản

lý doanh nghiệp, thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Do là chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp nên doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trongviệc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp chodoanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác Tuy nhiên, do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ doanh tư nhân cao, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và của chủ doanh nghiệp chứ không giới hạn số vốn mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư vào doanh nghiệp

Trang 3

Thành viên hợp danh có quyền quản lý công ty; tiến hành các hoạt động kinh doanh nhân danh công ty; cùng liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty Thành viên góp vốn có quyền được chia lợi nhuận theo tỷ lệ được quy định tại Điều lệ công ty; không được tham gia quản lý công ty và hoạt động kinh doanh nhân danh công ty Các thành viên hợp danh có quyền ngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lý công ty.

Ưu điểm của công ty hợp danh là kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh mà công ty hợp danh dễ dàng tạo được

sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh Việc điều hành quản lý công ty không quá phức tạp do số lượng các thành viên ít và là những người có uy tín, tuyệt đối tin tưởng nhau Hạn chế của công ty hợp danh là do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao

Loại hình công ty hợp danh mới chỉ được quy định trong Luật doanh nghiệp năm 2000 nên trên thực tế loại hình doanh nghiệp này chưa phổ biến

Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên

Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp Thành viên của công ty có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên tối thiểu là hai và tối đa không vượt quá năm mươi Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Tuy nhiên, công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn

Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên phải có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn có trên mười một thành viên phải

có Ban kiểm soát

Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất ở Việt nam hiện nay Hoạt động kinh doanh dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn đem lại cho nhà đầu tư nhiều lợi thế như: (i) do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty chỉ trách nhiệm về các hoạt độngcủa công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn; (ii) số lượng thành viên công ty trách nhiệm không nhiều và các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp; (iii) Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty Tuy nhiên, hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn cũng có những hạn chế nhất định như: (i) do chế độ trách nhiệm hữu hạn nên uy tín của công ty trước đối tác, bạn hàng cũng phần nào bị ảnh hưởng; (ii) công ty trách nhiệm hữuhạn chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn là doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh; (iii) việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là một hình thức đặc biệt của công ty trách nhiệm hữu hạn Theo quy định của pháp luật Việt Nam, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là

Trang 4

doanh nghiệp do một tổ chức làm chủ sở hữu; chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp.Chủ sở hữu công ty có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty cho

tổ chức, cá nhân khác Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phiếu

Chủ sở hữu công ty không được trực tiếp rút một phần hoặc toàn bộ số vốn đã góp vào công ty Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn cho tổ chức hoặc cá nhân khác Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận của công ty khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả.Tùy thuộc quy mô và ngành, nghề kinh doanh, cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên bao gồm: Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Chủ tịch công ty

và Giám đốc

Nhìn chung, công ty trách nhiệm hữu hạn có đầy đủ các đặc thù của công ty trách nhiệm hữu hạn

có ít nhất hai thành viên Điểm khác biệt duy nhất giữa công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn có ít nhất hai thành viên là công ty trách nhiệm hữu hạn mộtthành viên chỉ có một thành viên duy nhất và thành viên nàyphải là một tổ chức có tư cách pháp nhân

Lợi thế của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là chủ sở hữu công ty có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty Tuy nhiên, loại hình công ty này cũng có hạn chế là các cá nhân không được phép thành lập loại hình công ty này, chỉ có một số chủ thể có tư cách pháp nhân như các tổ chức chính trị xã hội, công ty cổ phần, công ty nhà nước… mới được thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Công ty cổ phần

Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: (i)Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhaugọi là cổ phần; (ii)Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; (iii)Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết; (iv)Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế

số lượng tối đa

Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán

Công ty cổ phần phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc);đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông phải có Ban kiểm soát

Lợi thế của công ty cổ phần là:

Trang 5

(i) chế độ trách nhiệm của công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi do của các cổ đông không cao;

(ii) khả năng hoạt động của công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lịch vực, ngành nghề;(ii) cơ cấu vốn của công ty cổ phần hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vàocông ty;

(iv) khả năng huy động vốn của công ty cổ phầnrất cao thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng, đây là đặc điểm riêng có của công ty cổ phần;

(v) việc chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần là tương đối dễ dàng, do vậy phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phần là rất rộng, ngay cả các cán bộ công chức cũng có quyền mua cổ phiếu của công ty cổ phần

Bên cạnh những lợi thế nêu trên, loại hình công ty cổ phần cũng có những hạn chế nhất định như:

(i) việc quản lý và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn,

có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích;

(ii) Việc thành lập và quản lý công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình công ty khác do

bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán

Công ty nhà nước

Công ty nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, thành lập, tổ chức quản lý, đăng ký hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp Nhà Nước Công ty nhà nước được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước độc lập, tổng công ty nhà nước

Công ty nhà nước được thành lập chủ yếu ở những ngành, lĩnh vực cung cấp sản phẩm, dịch vụ thiết yếu cho xã hội; ứng dụng công nghệ cao, tạo động lực phát triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và toàn bộ nền kinh tế, đòi hỏi đầu tư lớn; ngành, lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh cao; hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà các thành phần kinh tế khác không đầu tư

Người có thẩm quyền ra quyết định thành lập mới công ty nhà nước là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơquan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Riêng đối với việc quyết định thành lập mới công ty nhà nước đặc biệt quan trọng, chi phối những ngành, lĩnh vực then chốt, làm nòng cốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.Công ty nhà nước có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty mới được tiếp nhận vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước hoặc huy động vốn để đầu tư, xây dựng doanh nghiệp và hoạt động

Trang 6

kinh doanh; công ty được kinh doanh những ngành, nghề có điều kiện khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh ngành, nghề có điều kiện hoặc có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Công ty nhà nước được tổ chức quản lý theo mô hình có hoặc không có Hội đồng quản trị Các tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập sau đây có Hội đồng quản trị: (i) Tổng công ty

do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập; (ii) Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước; (iii) Công ty nhà nước độc lập có quy mô vốn lớn giữ quyền chi phối doanh nghiệp khác

Site map

WELCOME TO THE FIRST WEBSITE ON SHIPPING LAW AND PRACTICE OF

LEADING SHIPPING LAWYERS IN VIETNAM

Trang chủGiới thiệuĐội ngũDịch vụCơ sở dữ liệuDự án côngLiên kếtThông cáo Liên hệ

 20 Câu hỏi thường gặp trong lĩnh vực Trọng tài

 Các câu hỏi thường gặp trong lĩnh vực Luật Hàng hải

Cơ sở dữ liệu

Enter the keyw

Trang 7

Home| Cơ sở dữ liệu|20 Câu hỏi thường gặp trong lĩnh vực Trọng tài

20 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP TRONG LĨNH VỰC TRỌNG TÀI

mại

1.

Tôi có thể ký kết thoả thuận trọng tài với nội dung khác các quy

định của Luật Trọng tài hay không?

Có – một phần Hầu hết các quy định trong Luật Trọng Tài là bắt

buộc Những quy định không bắt buộc thường được nhận biết bởi

các cụm từ như:" trừ khi các bên liên quan có thỏa thuận

khác" hoặc các cụm từ tương tự khác.

Đối với những quy định không bắt buộc, các bên được quyền tự

do thỏa thuận khác Tuy nhiên, đối với những quy định bắt buộc,

các bên không được phép thỏa thuận khác

2.

Có bao nhiêu trọng tài viên trong một Hội đồng trọng tài?

- Các bên được tự do thỏa thuận về số lượng trọng tài viên cũng

như thủ tục chỉ định các trọng tài viên đó

- Nếu các bên không thỏa thuận về số lượng trọng tài viên, Hội

đồng trọng tài sẽ bao gồm 3 trọng tài viên

- Nếu vì lý do nào đó mà có một trọng tài viên không được chỉ

định, thì trọng tài viên đó có thể được Chủ tịch trung tâm trọng

tài (trong trường hợp trọng tài quy chế) hoặc Tòa án có thẩm

quyền (trong trường hợp trọng tài vụ việc) chỉ định

- Trong trường hợp tranh chấp được giải quyết tại một trung tâm

trọng tài, quá trình tố tụng trọng tài bắt đầu khi trung tâm trọng

Trang 8

tài nhận được đơn kiện của nguyên đơn.

- Nếu tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài vụ việc, quá trình

tố tụng trọng tài bắt đầu khi bị đơn nhận được đơn kiện của

nguyên đơn

- Cần chú ý là thời điểm bắt đầu tố tụng trọng tài khác với thời

điểm bắt đầu của tố tụng tại tòa án (được tính kể từ khi tòa án thụ

lý đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo)

- Trừ trường hợp luật chuyên ngành có quy định khác, thời hiệu

khởi kiện theo thủ tục trọng tài là 02 năm, kể từ thời điểm quyền và

- Thoả thuận trọng tài hoàn toàn độc lập với hợp đồng Việc thay

đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng vô hiệu hoặc không thể

thực hiện được không làm mất hiệu lực của thoả thuận trọng tài

- Việc xem xét hiệu lực của thỏa thuận trọng tài sẽ được thực

hiện bởi hội đồng trọng tài hoặc tòa án có thẩm quyền

19

43, 44

6 Điều gì sẽ xảy ra nếu các trọng tài viên bị cho là không có thẩm

quyền?

- Các bên có thể khiếu nại với Hội đồng trọng tài bởi vì Hội đồng

trọng tài có quyền quyết định đối với thẩm quyền giải quyết tranh

chấp của chính Hội đồng trọng tài

- Nếu một bên vẫn tiếp tục nghi ngờ về thẩm quyền của Hội đồng

trọng tài thì bên đó có thể đệ đơn lên Tòa án có thẩm quyền yêu

cầu xem xét về thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Hội đồng

trọng tài

- Hội đồng trọng tài không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp

35 (4), 43,

Trang 9

là cơ sở để 1 bên yêu cầu tòa án có thẩm quyền xem xét yêu cầu

hủy quyết định trọng tài, trừ trường hợp bên dó mất quyền phản

đối do phát hiện thấy có vi phạm luật hoặc thỏa thuận trọng tài

nhưng vẫn tiếp tục thực hiện tố tụng trọng tài và không phản đối

những vi phạm đó trong thời gian quy định

- Cơ sở để không thi hành hoặc không công nhận cho thi hành

phán quyết trọng tài nước ngoài

44

68(2)(c), 69,13

7.

Có thể làm gì nếu một bên tranh chấp bỏ qua thỏa thuận trọng

tài và bắt đầu khởi kiện tại tòa án?

- Nếu một bên khởi kiện tại Tòa án thì Tòa sẽ từ chối thụ lý, trừ

trường hợp thoả thuận trọng tài được Toà án xác định là vô hiệu

hoặc thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được

- Trong trường hợp tranh chấp giữa nhà cung cấp hàng hóa, dịch

vụ và người tiêu dùng, người tiêu dùng được quyền lựa chọn

Trọng tài hoặc Tòa án để giải quyết tranh chấp Nhà cung cấp

hàng hóa, dịch vụ chỉ được quyền khởi kiện tại Trọng tài nếu

được người tiêu dùng chấp thuận

617

8 Nhiệm vụ của các trọng tài viên là gì?

- Trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa

thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội

- Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy

định của pháp luật

- Hội đồng trọng tài có nghĩa vụ tạo điều kiện để các bên thực

hiện các quyền và nghĩa vụ của mình

- Từ chối cung cấp các thông tin liên quan đến vụ tranh chấp

- Giữ bí mật nội dung vụ tranh chấp mà mình giải quyết, trừ

trường hợp phải cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nước có

thẩm quyền theo quy định của pháp luật

- Bảo đảm giải quyết tranh chấp vô tư, nhanh chóng, kịp thời

Tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp

4 (1);

4(2)

4(3)

21(3)

Trang 10

- Các bên phải tuân thủ theo các quy định của luật trọng tài

thương mại 2010, quy tắc tố tụng của các trung tâm trọng tài

(trong trường hợp trọng tài quy chế), bất cứ quyết định, chỉ thị

nào của Hội đồng trọng tài và quyết định của Tòa án có thẩm

- Đối với cá tranh chấp có yếu tố nước ngoài, tranh chấp mà ít

nhất 1 bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, mà các bên

không có thỏa thuận thì Hội đồng trọng tài có quyền quyết định

ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài, pháp luật áp dụng giải

quyết tranh chấp mà hội đồng trọng tài cho là phù hợp nhất

- Hội đồng trọng tài cũng có quyền quyết định địa điểm giải

quyết tranh chấp trong trường hợp các bên không có thỏa thuận

- Hội đồng trọng tài có thẩm quyền, trước khi xem xét nội dung

vụ tranh chấp, xem xét hiệu lực của thỏa thuận trọng tài, thỏa

thuận trọng tài có thực hiện được hay không, và xem xét thẩm

Trang 11

bên, sửa những lỗi rõ ràng về chính tả, số liệu do nhầm lẫm hoặc

tính toán sai, hoặc ra phán quyết bổ sung Trường hợp cần thiết,

hội đồng trọng tài có thể gia hạn việc sửa chữa, bổ sung phán

+ Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thay đổi bổ sung,

hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời Các biện pháp khẩn cấp

tạm thời hội đồng trọng tài có thẩm quyền áp dụng được quy

định trong điều 49- LCA

45

46

47

49, 51

11 Điều gì sẽ xảy ra nếu một bên vắng mặt hoặc không tuân theo chỉ

thị của trọng tài viên?

 Nếu nguyên đơn vắng mặt mà không có lý do chính đáng nào

thì sẽ được xem như là rút đơn kiện Trong trường hợp này,

Hội đồng trọng tài tiếp tục giải quyết tranh chấp nếu bị đơn

có yêu cầu hoặc có đơn kiện lại

 Trong trường hợp bị đơn vắng mặt mà không có lý do chính

đáng nào hoặc rời phiên họp giải quyết tranh chấp mà không

được Hội đồng trọng tài chấp thuận, Hội đồng trọng tài vẫn ra

tiếp tục giải quyết tranh chấp;

 Luật Việt Nam không trao cho các trọng tài viên quyền ban

hành các lệnh cưỡng chế cũng như những quy định cụ thể

trong trường hợp một bên không tuân thủ các yêu cầu, chỉ thị

của mình Tuy nhiên, việc không tuân thủ các yêu cầu, chỉ thị

của trọng tài viên sẽ có thể dẫn đến những hậu quả sau:

- Đối với các yêu cầu liên quan đến nộp (tạm ứng) phí

trọng tài bởi nguyên đơn thì đơn kiện và/hoặc đơn kiện lại, đơn kiện hoặc đơn kiện lại có thể bị từ chối thụ lý;

- Đối với các yêu cầu liên quan đến việc cung cấp các

biện pháp bảo đảm cho việc áp dụng một biện pháp khẩn cấp tạm thời, trọng tài viên có thể từ chối áp dụng biện

56 (1)

56 (2)

34(3)

Trang 12

pháp khẩn cấp tạm thời;

- Các trọng tài viên có thể đi đến một phán quyết dựa trên

cơ sở những tài liệu và chứng cứ được đưa ra với suy luậntheo hướng không có lợi cho bên không tuân thủ các yêu cầu, chỉ thị của mình; và/hoặc

- Các trọng tài viên có thể đưa ra các quyết định về việc

phân bổ chi phí trọng tài mà họ cho là phù hợp

12.

Dựa trên luật nào để các trọng tài viên quyết định giải quyết vụ

tranh chấp?

- Đối với tranh chấp không có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng

tài áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết tranh chấp

- Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp

dụng pháp luật do các bên lựa chọn; nếu các bên không có thỏa

thuận về luật áp dụng thì Hội đồng trọng tài quyết định áp dụng

pháp luật mà Hội đồng trọng tài cho là phù hợp nhất

- Trường hợp pháp luật Việt Nam, pháp luật do các bên lựa chọn

không có quy định cụ thể liên quan đến nội dung tranh chấp thì

Hội đồng trọng tài được áp dụng tập quán quốc tế để giải quyết

tranh chấp nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng đó

không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam

14(1)

14(2)

14(3)

13 Các trọng tài viên có thể đưa ra phán quyết về những vần đề gì?

 Các trọng tài viên có thể đưa ra các phán quyết phù hợp với

thỏa thuận của các bên và với các quy định của pháp luật Việt

Nam

 Phán quyết về thẩm quyền xét xử của hội đồng trọng tài, về

hiệu lực của thỏa thuận trọng tài

 Mặt khác, trọng tài viên có thể ban hành phán quyết:

- Công nhận sự hòa giải thành của các bên

- Yêu cầu thực hiện những nghĩa vụ cụ thể được quy định

trong hợp đồng;

- Quyết định buộc thanh toán nợ, lệ phí trọng tài;

- Quyết định nộp tiền phạt và/hoặc tiền bồi thường thiệt

43

58

63(4)

Trang 13

hại;

- Một quyết định khác về việc bồi hoàn hoặc trả lại tài

sản, v v

- Phán quyết bổ sung đối với những yêu cầu được trình

bày trong quá trình tố tụng nhưng không được ghi trong phán quyết

14.

Chi phí pháp lý và phí trọng tài được quyết định như thế nào

trong trọng tài?

 Phí trọng tài còn có thể được ấn định theo:

- Biểu phí do các trung tâm trọng tài ấn định; và/hoặc

- Hội đồng trọng tài vụ việc

Các bên có thể tự mình thỏa thuận vè chi phí pháp lý hoặc yêu cầu

hội đồng trọng tài quyết định về vấn đề này

 Phán quyết là quyết định cuối cùng của Hội đồng trọng tài giải

quyết toàn bộ nội dung tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng

tài

 Một phán quyết trọng tài phải được lập ở dạng văn bản và phải

có những nội dung chủ yếu sau:

a) Ngày, tháng, năm và địa điểm ra phán quyết;

b) Tên, địa chỉ của nguyên đơn và bị đơn;

c) Họ, tên, địa chỉ của Trọng tài viên;

d) Tóm tắt đơn khởi kiện và các vấn đề tranh chấp;

đ) Căn cứ để ra phán quyết, trừ khi các bên có thoả thuận

không cần nêu căn cứ trong phán quyết;

e) Kết quả giải quyết tranh chấp;

g) Thời hạn thi hành phán quyết;

h) Phân bổ chi phí trọng tài và các chi phí khác có liên quan;

i) Chữ ký của Trọng tài viên

3.10

61

Trang 14

 Phán quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực đối với các

bên, trừ trường hợp bị hủy hoặc bì từ chối thi hành;

 Một phán quyết của Hội đồng trọng tài trong nước sẽ được thi

hành phù hợp với luật thi hành án dân sự bởi các cơ quan thi

hành án dân sự của Việt Nam mà không cần thông qua các

thủ tục chấp thuận hay cho phép của tòa án;

 Phán quyết của trọng tài vụ việc phải đăng kí theo quy định tại

điều 62, trước khi thi hành bởi cơ quan thi hành án dân sự có

thẩm quyền

 Một phán quyết của Hội đồng trọng tài nước ngoài chỉ có thể

được công nhận và thi hành bởi quyết định của tòa có thẩm

quyền của Việt Nam theo những quy định tại phần VI của bộ

luật tố tụng dân sự, Công ước New York 1958 và/hoặc trên

cơ sở có đi có lại

66 (1)

67

66(2)

17 Vai trò của Tòa án trong quá trình tố tụng trọng tài?

Một vài vai trò chính của các tòa án Việt Nam trong quá trình tố

tụng trọng tài có thể kể đến như:

 Tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho quá trình tố tụng

trọng tài

- Chỉ định trọng tài viên, hoặc thay đổi trọng tài viên của

hội đồng trọng tài vụ việc

- Chỉ định chủ tịch hội đồng trọng tài trong trường hợp

các trọng tài viên được chỉ định không thể thống nhất với nhau;

- Chỉ định trọng tài viên duy nhất trong trường hợp các

bên tranh chấp không thể thống nhất với nhau;

- Thay đổi trọng tài viên đã được chỉ định;

- Thu thập chứng cứ liên quan đến vụ việc và buộc nhân

chứng tham gia vào các buổi gặp, phiên xét xử

- Thi hành các biện pháp tạm thời trước khi hội đồng

Trang 15

 Quyết định về việc không có thỏa thuận trọng tài hoặc thỏa

thuận trọng tài bị vô hiệu hoặc không thể thực hiện được;

Xác định thẩm quyền của Hội đồng trọng tài;

 Đăng kí phán quyết trọng tài vụ việc

62

18 Cơ sở yêu cầu hủy một phán quyết trọng tài?

Đối với phán quyết của trọng tài trong nước, cơ sở để hủy phán

quyết trọng tài là:

 Không có thoả thuận trọng tài hoặc thỏa thuận

trọng tài vô hiệu;

- Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật

- Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự

- Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16 của LCA

- Một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu

- Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật

 Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận của các bên hoặc trái với các quy định của Luật này;

- Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài quy định tại Điều 2 của Luật này Cụ thể là tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại, giữa các bên trong đó có ít nhất một bên có hoạt động thương mại, giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng trọng tài

 Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; trường hợp phán quyết trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì nội dung đó bị huỷ;

 Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán quyết là giả mạo; Trọng tàiviên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng tài;

 Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam

Ngày đăng: 19/03/2014, 17:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w