1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

PHƯƠNG PHÁP TEACCH potx

31 761 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Nguyễn Văn Thành. Trẻ em tự kỷ - Phương thức giáo dục. Ủy ban bác ái xã hội - Hội đồng giám mục Việt Nam. PHƯƠNG PHÁP TEACCH TEACCH là phương pháp giáo dục và dạy dỗ dành cho trẻ bị tự kỷ và mắc những rối loạn, khó khăn trong việc diễn tả mình và trong quan hệ tiếp xúc với người khác. Bang Bắc California Mỹ đã quyết định chọn TEACCH làm chương trình chính thức cho các trẻ em có những vấn đề trong lĩnh vực phát triển. Tác giả soạn thảo phương pháp này là một tập thể bao gồm nhiều bác sĩ, nhà tâm lý, giáo sư, chuyên viên thuộc nhiều ngành. Tuy nhiên, TEACCH thường được gắn liền với tên tuổi của tác giả Eric Schopler, người điều khiển đầu tiên của chương trình này. 1 NHỮNG BÀI HỌC CỤ THỂ Điều quan trọng không phải là sao chép một cách máy móc, tự động tất cả những bài học. TEACCH là một người bạn có mặt với chúng ta, để giúp chúng ta sáng tạo, hay là kho nấu những bữa ăn phù hợp với khẩu vị của từng học sinh. Những đề mục của chương trình TEACCH: 1. Bắt chước (Imitation). 2. Nhận thức (Perception). 3. Vận động thô (Gross motor). 4. Vận động tinh (Fine Motor). 5. Phối hợp mắt và tay (Eye-hand intergration). 6. Kỹ năng hiểu biết (Cognitive performance). 7. Kỹ năng ngôn ngữ (Verbal performance). 8. Kỹ năng tự lập (Self-help). 9. Kỹ năng bắt chước xã hội (Social performance). Nội dung Lứa tuổi: 0-1 tuổi 1. Bắt chước 1.1. Gõ chiếc thìa nhỏ trên bàn theo nhịp. 1.2. Lặp lại một số âm thanh một vần. 1.3. Kết hợp một âm thanh với một động tác hoặc cử chỉ. “Bum bum”: nhảy, “Phù phù”: thổi ra 1.4. Vừa quan sát cử chỉ của người lớn, vừa phát âm. “Xì xì” khi đưa ngón tay lên miệng. “Oa oa” khi vỗ tay lên miệng. Đưa tay lên miệng và gửi đi một nụ hôn. Đưa ngón tay lên má và làm một tiếng nổ. 1 Schopler E., Teaching Activities for Autistic Children. University Park Press. Baltimore 1993. 1 2. Nhận thức 2.28. Cất giấu một vật dụng hay đồ chơi quý của trẻ dưới một tấm khăn hay màn, khuyến khích trẻ tìm lại bằng cách rút cất tấm màn. 2.29. Trước mặt trẻ, sắp đặt ba cái chén hoặc đĩa lật ngửa, cách nhau khoảng 15 cm. Yêu cầu trẻ nhìn theo chiếc kẹo hay trò chơi. Chúng ta xê dịch chiếc kẹo từ trái qua phải một hai lần và xem trẻ có nhìn theo hay không. Cuối cùng, để chiếc kẹo vào trong một cái chén và hỏi: Chiếc kẹo ở đâu? Quan sát trẻ có biết trả lời hay không, bằng cách nào. Một cách đặc biệt, cố tình làm vui nhộn, để trẻ đưa mắt nhìn theo. 2.30. Làm rơi một vật từ mặt bàn xuống sàn nhà, và yêu cầu trẻ đi tìm mang đến cho cô: “Bút của cô đâu rồi? Em đi tìm cho cô đi”. 2.31. Xê dịch một chiếc kẹo hay đồ chơi, từ chỗ này qua chỗ khác, trước mắt trẻ. Đoạn úp một cái chén lên trên. Sau đó úp thêm hai cái chén khác ở 2 chỗ khác, hai bên cạnh. Hỏi trẻ “Cô giấu kẹo ở đâu?”. Và khuyến khích trẻ tìm, nếu trẻ làm sai mấy lần đầu. 2.32. Kết hợp một hoạt động mà trẻ yêu thích, như tắm gội, với một âm thanh như tiếng chuông. Sau khi trẻ làm quen với cách này, chúng ta chỉ lắc chuông và quan sát phản ứng của trẻ: trẻ có nghĩ đến việc tắm gội hay không? 2.33. Kết hợp 2 động tác với 2 âm thanh khác nhau. Ví dụ: 1-đưa tay cù lét trẻ và phát âm “cờ líc, cờ líc…”, 2-cầm 2 tay trẻ và giúp trẻ vỗ tay, đồng thời phát ra âm thanh “bốp bốp…”. Sau nhiều lần, khi trẻ đã quen thuộc, chúng ta chỉ phát âm và quan sát trẻ hành động như thế nào. 3. Vận động thô 3.51. Vỗ tay (theo điệu của một bài hát nho nhỏ). 3.52. Ngồi một mình mà không cần người giúp. Nếu trẻ còn bé, đặt trẻ nằm ngửa, tay phải dang ra trên mặt đất. Cầm tay trái của trẻ, phía bên trên cùi chỏ và lật nhẹ, để thân mình nằm ở trên cùi chỏ và tay phải. Tiếp túc kéo lên trên, để trẻ nâng cùi chỏ và tay phải lên và lấy tay phải tựa vào mặt đất và đẩy lên. Dần dần, khi trẻ đã quen, chỉ đẩy nhẹ, để trẻ tự mình ngồi dậy, không cần giúp đỡ. 3.53. Đưa tay lên khỏi đầu, để nắm lấy một đồ chơi. Khi trẻ còn bé, treo một vài đồ chơi phía trên nôi. 4. Vận động tinh 4.94. Cầm chiếc thìa và gọi tên thìa. Ban đầu đặt chiếc thìa giữa lòng bàn tay của trẻ. Chúng ta lấy tay xiết nhẹ những ngón tay của trẻ lại, và để lưng các ngón tay của trẻ quay lên phía trên. Dần dần để trẻ cầm một mình trong vòng vài giây đồng hồ. 4.95. Dùng một thùng giấy dày và chắc, bằng gỗ càng tốt. Khoét một lỗ tròn ở phía trên vừa đủ rộng cho nắm tay người lớn có thể đút vào và rút ra. Để vào trong thùng những vật dụng quen thuộc trong nhà. Ban đầu cho phép trẻ lấy bất cứ vật gì. Khi trẻ lấy ra và đưa lên, chúng ta gọi tên của vật dụng, như: Cái thìa, quả bóng nhỏ, chiếc khăn, cái bút… 2 Sau khi trẻ đã quen lấy ra, chúng ta đưa lên một vật dụng, gọi tên và bảo trẻ: cái thìa, hãy tìm ở đáy thùng và đưa cho cô một cái thìa. 4.96. Tập cho trẻ cầm bằng ngón cái và ngón trỏ. Nhặt lên và bỏ vào hộp những vật dụng như: chìa khóa, nút chai, ngòi bút, hạt nút, hạt đậu phộng, bóng bàn. Ban đầu hướng dẫn trẻ bằng cách lấy tay nắm chặt 3 ngón tay con lại của trẻ. Khi trẻ cầm lên một đồ vật, chúng ta bảo: thả rơi chìa khóa vào trong hộp… 5. Phối hợp mắt - tay 5.120. Dùng ly bằng giấy hay bằng nhựa xếp vào nhau thành một chồng dài và lật sấp lại. 5.121. Đặt 4 hộp thành một hàng ngang trước mặt trẻ. Trong một hộp lớn bên trái có 4 đôi tất đã được xếp tròn lại. Bảo trẻ lấy một đôi tất bỏ vào mỗi chiếc hộp, đi theo thứ tự 1 - 2 - 3 - 4, từ trái sang phải. 5.122. Dùng những hộp đựng trứng trong các siêu thị, có 6 hoặc 12 chỗ, xếp thành 2 hàng. Lấy viên bi hoặc quả bóng bàn trong một hộp bên trái, lần lượt bỏ vào các ô trống, theo thứ tự từ trái sang phải. Sau khi xong hàng trên, xuống hàng dưới theo thứ tự từ bên trái 1 - 2 - 3 - 4 6. Tư duy 6.159. Biết mình tên gì. Biết nhìn khi có người gọi tên. 6.160. Biết đưa tay chỉ điều mình muốn, không cần có người hỏi hay là biết diễn tả nhu cầu, sở thích với ngôn ngữ không lời. Để trẻ có thể học bài học quan trọng này, chúng ta bắt đầu liệt kê, ngày này sang ngày khác, những điều trẻ yêu thích thực sự. Để những đồ vật ấy ở ngoài tầm với của trẻ. Vừa khi thấy trẻ nhìn lên, muốn lấy, chúng ta chớp lấy cơ hội, để bảo trẻ “vừa nhìn thấy vừa đưa tay chỉ vật dụng mà em muốn” Lợi dụng cơ hội trong ngày, để tập cho trẻ diễn tả nguyện vọng của mình. Ví dụ, tại bàn ăn, yêu cầu trẻ chỉ đĩa cơm hoặc một cử chỉ khác, chúng ta mới xới cơm và gắp đồ ăn cho em. Khi trẻ em muốn uống, tập cho trẻ biết cầm cái ly lên. Nói chung, chỉ thỏa mãn, khi trẻ diễn tả ý muốn, bằng cách này hay cách khác. Chúng ta không bói đoán. 6.161. Phát huy khả năng hiểu biết những yêu cầu bằng ngôn ngữ của người khác. Để trên bàn, trước mặt trẻ những đồ chơi và đồ dùng quen thuộc như cái cốc, cái chén, con gấu, cái mũ… Cô giáo hướng về phía trẻ gọi tên và yêu cầu, bằng cách đưa tay và nói: “H ơi, đem cho cô con gấu”. Sau khi cô giáo lặp lại 3 lần, mà H vẫn không thực hiện, người trợ tá của cô giáo cầm tay của H dẫn đến bàn, lấy con gấu cùng với H mang tới cho cô giáo. Cô giáo đón nhận và nói: “Cô cám ơn H”. Sau đó cô trợ tá và bé H đi về chỗ. Tập như vậy với 2 đồ vật khác. Lặp đi lặp lại nhiều lần, trong nhiều ngày, cho đến khi H hiểu và làm đúng một mình, không cần cô trợ tá. 7. Ngôn 7.191. Tập cho trẻ thổi nước xà phòng, để làm ra những bong bóng. 3 ngữ 7.192. Nhìn hình một số con vật quen thuộc, như mèo, chó… và bắt chước tiếng kêu. 7.193. Sau khi trẻ đã biết phát ra một số âm thaanh như “kờ, mờ, bờ…” chúng ta hướng dẫn trẻ phát ra các âm tương tự, với những nguyên âm khác: từ mờ chuyển qua ma, mi… 7.194. Tập cho trẻ phát ra những nguyên âm: Ô có ý tiếc, A có ý lấy làm lạ… Khi trẻ đột xuất phát âm trong một số trường hợp, chúng ta tìm cách họa lại và củng cố 7.195. Phát âm những từ có ý nghĩa đầu tiên, như má, ba, bò, mèo, bê… 8. Tự lập 8.226. Cầm tay và ăn một mình những món ăn mà trẻ thích. Nếu cần, lấy bánh tráng ướt bọc lại như bánh cuốn, để trẻ dễ cầm. Trong các bài học thuộc mục thứ 8 này, chúng ta cần xác định ưu tiên một là gì? Tự lập hay là sạch sẽ? 8.227. Cầm cốc nhựa bằng cả 2 tay mà uống. Giai đoạn 1: đứng ở đằng sau trẻ, chính bạn đưa 2 tay cầm cốc và đưa lên miệng của trẻ. Giai đoạn 2: cả bạn và trẻ cầm cốc, tay trẻ ở phía trong, chạm với cốc, tay của bạn bọc ở ngoài. 4 9. Quan hệ xã hội 9.245. Tiếp xúc về mặt xúc giác Nhiều trẻ quá nhạy cảm trong lĩnh vực xúc giác. Các em không chịu đựng được bế ẵm hay là những đụng chạm thông thường, trong các sinh hoạt tâm vận động. Sau đây là những cách làm đề nghị: *. Dùng âm thanh và tiếng động như “hốp là, hồ hít…” khi chúng ta cầm tay hay thân mình, để nâng trẻ lên cao và đặt xuống. Âm thanh chuyển hóa trọng tâm của chú ý qua một vị trí khác. *. Cách làm thứ hai là hát và đu đưa nhè nhẹ, qua lại thân mình của trẻ. Khi trẻ đã biết sợ hãi và co quắp lại, chúng ta nâng lên cao một hai lần. Và cứ như vậy, chúng ta làm nhiều lần, để cho trẻ quen dần. 9.246. Dùng một con búp bê, để tiếp xúc, vuốt ve, va chạm. Đặt cho búp bê một tên: Xuân chẳng hạn. Chúng ta đến gần bé L và nói: “Bé Xuân này muốn làm quen với chị L, có được không? Bé Xuân rất thương chị L, muốn cầm tay chị L, muốn vuốt đầu, vuốt tóc chị L, chị L thương bé Xuân, cho phép bé Xuân đến gần chơi với chị nhé”. Sau đó, búp bê yêu cầu chị L cầm tay mình, vuốt tóc, vuốt má mình và bế mình lên. 9.247. Chơi trò cúc cù (ú òa?). Người lớn ngồi trước mặt trẻ. Dùng một tấm khăn tắm khá lớn, che đầu và mặt mình lại. Đằng sau tấm khăn, chúng ta hỏi: Bé ở đâu rồi? Sau đó, từ từ lấy tấm khăn trên khỏi hai mắt và nói: Cúc cù. Vừa nói vừa đưa tay lên vuốt đầu trẻ. Làm nhiều lần cho đến khi trẻ hiểu trò chơi và chờ đợi được vuốt đầu. Sau đó, trao tấm khăn tắm cho trẻ và bảo: Bé bây giờ chơi trò cúc cù với cô đi. 5 Nội dung Lứa tuổi: 1-2 tuổi 1. Bắt chước 1.5. Yêu cầu trẻ dùng tay hay ngón tay để trả lời, khi chúng ta hỏi: Mũi của em đâu? Tóc đâu? Miệng? Mắt? Lỗ tai? 1.6. Vỗ tay (vừa nhìn người lớn vừa làm theo). 1.7. Đưa tay lên. Đưa tay xuống. Đưa tay ra ngoài. 1.8. Sử dụng 3 đồ vật, giống như người lớn, để tạo nên một âm thanh: Rung chuông, thổi còi, quay chiếc “lúc lắc”. 1.9. Làm theo người lớn: ngậm miệng, mở miệng, đưa miệng ra trước, mỉm cười, dùng lưỡi liếm môi trên, môi dưới. 1.10. Lấy bút màu vẽ tự do lên trang giấy lớn, không vượt ra ngoài. 1.11. Bắt chước chải tóc với chiếc lược, lấy khăn lau mặt, dùng bàn chải răng. 1.12. Biết cách dùng của 5 vật thông thường như: quả bóng nho nhỏ, chiếc xe ô tô, tách trà, bàn chải đánh răng, chiếc gương soi. 1.13. Bắt chước tiếng động của ba đồ dùng quen thuộc như: đồng hồ reo, chuông, xe ô tô, xe lửa… 1.14. Gạch đường ngang trên giấy, từ trái qua phải. 1.15. Bắt chước vỗ tay. 2. Nhận thức 2.34. Đưa ra cho trẻ thấy chiếc dép thứ nhất và tập trẻ đi tìm chiếc thứ hai. Cũng như vậy, bảo trẻ đi tìm cái cốc thứ hai. Và lần thứ ba là chiếc xe ô tô. Mấy lần đầu, vật thứ hai sẵn có trước mặt trẻ. Dần dần, chúng ta cất giấu các vật thứ hai cùng cặp ở nhiều chỗ khác nhau, ngoài tầm mắt của trẻ. Khi trẻ đã có nhiều tiến bộ, chúng ta chỉ dùng ngôn ngữ: “Chiếc dép kia ở đâu? Đi tìm cho cô”. 2.35. Lần đầu, chúng ta dùng 3 cái cốc có 3 màu sắc và hình thể hoàn toàn khác nhau, lật sấp lại trước mặt trẻ em. Chúng ta lấy ra một chiếc kẹo và cất giấu dưới một chiếc ly, dưới mắt của trẻ. Đoạn chúng ta hỏi trẻ: “Kẹo ở đâu?” Lần thứ hai, sau khi trẻ đã thành công trong lần thứ nhất, chúng ta dùng 3 chiếc cốc hoàn toàn giống nhau. Lần thứ ba, chỉ dùng 2 chiếc cốc, sau khi cất giấu kẹo, chúng ta thay đổi chỗ hai chiếc cốc với nhau, trước mắt của trẻ. Sau đó hỏi: “Kẹo ở đâu?”. 2.36. Trên mỗi tấm giấy cứng hình vuông, có tô sẵn 4 hình vuông nhỏ giống nhau, theo 4 cách khác nhau: 1) 4 hình vuông nhỏ ở 4 góc của hình vuông. 6 2) 4 hình vuông ở giữa mỗi cạnh và làm thành một hình thoi. 3) 4 hình vuông nhỏ sắp thành một chữ “L” hoa 4) 4 hình vuông nhỏ sắp thành một chữ “T” hoa Hãy để một tấm hình có tô sẵn trước mặt trẻ. Trao cho trẻ một khối nhỏ, và bảo trẻ đặt để hình khối trên hình vuông đã được vẽ sẵn. Chúng ta đưa tay chỉ rõ cho trẻ biết rõ. Đến ô thứ tư còn lại, chúng ta chờ xem trẻ có biết làm tiếp hay không. 3. Vận động thô 3.54. Cho và nhận quả bóng với người lớn. 3.55. Tập bước lên trên những chướng ngại nho nhỏ, như những tấm ván dày và rộng. 3.56. Đi theo đường quanh co của sợi dây thừng. Sau khi trẻ đã biết nhìn và đi theo đường dây, thêm những chướng ngại: đi ở dưới bàn, đi trên một chiếc cầu, đi quanh bàn và lách qua một kẽ hẹp. 3.57. Cúi xuống nhặt lên những đồ chơi rải rác trên sàn nhà. 3.58. Lấy giấy màu bọc lại đàng hoàng những chiếc hộp đựng giày và để rải rác trên nền nhà. Bảo trẻ đi tìm và mang đến. Sau đó, tập cho trẻ chất lên từng chồng cao, ngang tầm mắt. Bảo trẻ đưa chân làm rơi xuống. Hãy kết thúc trò chơi, bằng cách sắp xếp lại cho có thứ tự vào một nơi nhất định. 3.59. Đi lên thang lầu, từng cấp một. Chân phải bước lên trước và chân trái bước lên sau. Ban đầu, trẻ cầm tay người lớn. Dần dần, chỉ cầm tay. Sau đó, cầm một đầu sợi dây, đầu kia do người lớn cầm. 3.60. Người lớn và trẻ cùng ngồi trên nền nhà, mặt đối mặt, cách nhau chừng 2 mét, hai chân mở rộng khoảng 90 độ. Hai bên chuyển qua chuyển lại cho nhau một quả bóng. Nếu trẻ còn nhỏ (dưới 1 tuổi), có một người lớn ngồi đằng sau trẻ, để giúp đỡ và hướng dẫn. 3.61. Trẻ ngồi trên mặt đất, cách vách tường độ 1 mét. Ban đầu, người lớn ngồi sau trẻ. Tập trẻ lăn quả bóng vào tường khá mạnh, để quả bóng bật trở lại. Trẻ em chú ý nhìn theo, nhận bóng và tiếp tục. 3.62. Tập đi theo một đường thẳng được chỉ định. Lấy băng nhựa có màu hay là một sợi dây thừng làm một đường dài và thẳng từ 2-6 mét. Cuối đường, để một đồ chơi mà trẻ thích. Ban đầu trẻ cầm tay người lớn để đi từ đầu đến cuối đường. Sau đó trẻ chỉ cầm một đầu sợi dây và đi theo. Dần dần, trẻ đi một mình. 3.63. Cũng một con đường như trên từ 5 mét trở lên. Lần này, trẻ đi ngang một bên, hay là đi lùi, vừa đi vừa ngước nhìn đằng sau. 3.64. Trẻ và người lớn ngồi bên cạnh nhau, cùng nhìn một hướng giống nhau. Hai chân duỗi thẳng dài ra trước. Hai tay đụng đầu gối và từ từ 7 cúi xuống đụng vào 10 ngón chân, mà không xếp cong đầu gối lên trên. Ban đầu, nếu trẻ còn nhỏ, một người lớn thứ hai ngồi phía sau, đưa hai chân kẹp giữ trẻ, đồng thời hướng dẫn trẻ nhìn, làm theo như người lớn bên cạnh. 3.65. Để các đồ chơi của trẻ vào các ngăn kéo của một cái tủ thấp, vừa tầm trẻ. Chúng ta kéo mở các ngăn kéo, cho trẻ thấy đồ chơi bên trong. Sau đó tập cho trẻ mở kéo ra và đẩy vào nhiều lần. Sau khi dạy trẻ mở ra và đóng lại các ngăn tủ như vậy, chúng ta không bao giờ để những đồ nguy hiểm vào các ngăn kéo này. 4. Vận động tinh 4.97. Tập dùng tay, để chơi với đất sét. 1) Vo tròn thành những con giun dài. 2) Dùng hai ngón tay cái và trỏ để cắt con giun thành những khúc nho nhỏ độ 1 cm và bỏ vào trong một cái cốc 4.98. Tập ăn một mình. Trẻ đã học cầm thìa ở bài học 4.94. Trong bài học này, trẻ cầm thìa để múc gạo hay lúa từ chén này qua sang chén khác. 4.99. Dùng hai ngón tay trỏ và cái để nhặt lên những đồng tiền và bỏ vào một hộp nhỏ có kẽ hở phía trên. 4.100. Dùng hai tay để mở ra một hộp đựng giày, một hộp diêm loại lớn, một hộp sữa có nắp nhựa. Điều quan trọng là trẻ học mở ra bằng nhiều cách khác nhau, tùy đồ vật. 4.101. Học cho và nhận. Vừa đưa tay và nói: đưa cô bút chì… 4.102. Chế tạo một bảng có 3 bóng điện màu xanh, đỏ và vàng, có 3 nút bấm khác nhau cho mỗi bóng đèn, và có một sợi dây điện dài có nút cắm vào công tắc. Ngồi đằng sau trẻ để hướng dẫn mở và tắt đèn. Soạn trước những ký hiệu trên những tấm giấy cứng: (+) là mở đèn và (-) là tắt đèn. Ba hình tròn màu đỏ, xanh và vàng. Đợt một: tập mở và tắt. Đợt hai: mở và tắt mỗi màu đèn. Đợt ba: kết hợp cả hai hiệu lệnh: tắt hoặc mở một trong ba loại đèn. 4.103. Dùng một chai bằng nhựa và những chiếc tất người lớn, để trẻ học mang tất vào và lấy tất ra. Biết bên nào trái, bên nào phải. 4.104. Ngồi sau trẻ để hướng dẫn xếp giấy: hai lần xếp dọc và hai lần xếp ngang, với mỗi tờ giấy. 4.105. Dùng bút màu lớn (loại phớt), để cho trẻ vẽ xuôi ngược tùy thích. Tập vẽ giới hạn trong và trên tờ giấy, không vượt ra ngoài, không vẽ bẩn trên tay chân và áo quần. 5. Phối hợp 5.123. Lấy từng chiếc vòng nhựa treo vào một cái trụ thẳng đứng gắn chặt vào một cái đế. Đi theo thứ tự từ trái qua phải. 8 mắt - tay 5.124. Dùng 4 khối vuông xây lên một tháp cao, bằng cách chồng khối này lên khối kia. Yêu cầu trẻ xem chừng cho chiếc tháp đứng thẳng và vững vàng. 5.125. Dùng một hộp nhựa lớn, có nắp đậy kín. Khoét một ô vuông vừa kích thước của các khối vuông. Trong một đĩa nhựa bên trái, có 4 khối vuông giống nhau. Bảo trẻ lấy từng khối bỏ vào ô vuông và làm rơi xuống dưới đáy hộp. 5.126. Từ từ cắm từng chiếc đũa vào trong hộp đũa. Không cắm hai ba chiếc một lượt. Nếu trẻ làm được dễ dàng, yêu cầu trẻ phân biệt hai đầu đũa khác nhau. Quay đầu ô vuông xuống dưới. 5.127. Làm gần như trên, cắm bút chì trên nắp một hộp có khoét sẵn những lỗ nhỏ vừa kích thước của ngòi bút chì. Yêu cầu trẻ cắm từ trái qua phải, không nhảy lộn xộn. 5.128. Trên một tờ giấy có vẽ sẵn 3 hình tròn từ trái qua phải. Yêu cầu trẻ dùng bút chì màu, vẽ 2 hoặc 3 gạch ở trong hình tròn, không vượt ra ngoài. Đi từ trái qua phải. 6. Tư duy 6.165. Cô đang cầm vật gì đây? Tìm trong các vật trên bàn, có con gấu giống như vậy không? Ban đầu chỉ bày 3 vật tối đa. Dần dần tăng lên. 6.166. Trong bài trên chỉ dùng vật dụng thực sự hoàn toàn giống nhaui. Trong bài này, dùng 2 vật dụng tương tự, khác nhau, khác cỡ lớn nhỏ. Cuối cùng dùng hình ảnh. 6.167. Trong bài này, không còn dùng vật dụng cụ thể hay là dùng hình ảnh để giải thích điều cô mong muốn. Cô chỉ dùng ngôn ngữ mà thôi. 6.168. Học xếp loại. Ở bên trái, trong một hộp, trộn lẫn vào nhau 4 cây bút chì, 4 quả bóng nhỏ và 4 chữ vần A, B, C, D. Trước mặt trẻ có 3 đĩa. Ban đầu, trong đĩa số 1 bên trái, chúng ta để sẵn cây bút chì, trong đĩa số 2 quả bóng nhỏ, trong đĩa số 3 mẫu tự C. Chúng ta bảo trẻ: “Em xếp lại các đồ vật với nhau, theo loại: bút chì với bút chì”. 6.169. Xác định vị trí (đi tìm và mang đến). Trong lớp học vật nào cũng có một chỗ nhất định. Bảo trẻ: “Em cất con gấu ở đâu? Đi tìm và mang đến cho cô”. Khởi đầu với những dụng cụ được đặt ở ngoài. Sau đó, đi tìm các vật trong các tủ, các hộp. 6.170. Trước đây, trẻ đã học cho. Trong bài này, trẻ học làm việc với bạn bè. Học cho, cho ai, người ấy tên gì. Bảo trẻ: “Em hãy đem ngòi bút này cho bạn N. Em đem quả bóng này cho bạn S…”. Chúng ta lợi dụng cơ hội này để dạy các em khác trả lời: “Cám ơn”. 6.171. Hiểu một số động tác (dùng động từ): chạy, ngồi, nằm, lau, mở, đóng. Có hai cách làm bổ túc cho nhau. Thứ nhất là yêu cầu trẻ làm những động tác cụ thể hàng ngày. Thứ hai là dùng những hình ảnh, để tập cho trẻ nhận biết những động tác quen thuộc: Mẹ nấu cơm, Mẹ ủi 9 áo quần, Bố làm vườn… Chúng ta có thể dùng máy ảnh, để ghi lại những sinh hoạt khác nhau ở trường học. 7. Ngôn ngữ 7.196. Tiếng chào hỏi, khi tiếp xúc: “Ạ”. Vừa phát ra âm thanh, vừa làm điệu bộ chào, cất mũ. Chào tạm biệt, vẫy tay và làm dấu “chào, hôn”. 7.197. Phát âm tên của mình. Đem trẻ tới đứng trước tấm gương, cô giáo hỏi: “Ai trong đó?”. Tập cho trẻ trả lời bằng tên riêng của mình. 7.198. Bắt chước những âm thanh trong môi trường xung quanh, như xe ô tô: rầm rầm. Máy bay: ồ ồ. Ruồi: vù vù. Chó: gâu gâu. Mèo: meo meo. 7.199. Những động từ thông thường: ăn, uống, chơi, ngủ… 7.200. Nhìn hình và gọi tên những người trong gia đình (sau khi trao đổi với cha mẹ). 7.201. Tập hát những bài hát nho nhỏ, như “Voi vỏi vòi voi, cái vòi đi trước…”. 7.202. Tập trẻ em xin ăn “thêm”, uống “thêm”. 8. Tự lập 8.228. Cầm thìa ăn một mình: Trước tiên, dạy trẻ cầm và giữ cẩn thận chiếc thìa trong tay, để lấy đồ ăn. Trong những lúc ban đầu, dùng những loại đồ ăn mà trẻ yêu thích, như kem, bột khoai tây. Hướng dẫn trẻ múc đồ ăn và đưa lên miệng. Tay bạn cầm tay trẻ ở khớp xương và từ từ lên dần cho tới cùi chỏ. Tay bạn nới lỏng dần dần. Khi nào trẻ biết ăn một mình thì không cần giúp nữa. Để gần trẻ một dấu hiệu. Và giải thích cho trẻ biết rằng khi đặt tay vào đó có nghĩa là không còn muốn ăn nữa. Chúng ta tôn trọng lời từ chối của trẻ. Tôn trọng nghĩa là không ép buộc, nài nỉ hay là “lập tức trở lui”, đút lại cho trẻ ăn, vì lo sợ trẻ đói. 8.229. Từ khi trẻ biết ăn bằng thìa một mình, không còn cho phép dùng tay. Nếu trẻ dùng tay, tức khắc cầm đĩa đẩy ra xa đằng trước. Không nhượng bộ ở điểm này, vì sợ trẻ đói. Cách làm của chúng ta “không trước sau như một” sẽ làm cho trẻ rối loạn, mất tự tin, không hòa nhập (tuân theo) những quy tắc (phép tắc). 8.230. Khi trẻ đã biết cầm cốc mà uống (xem 8.227), bạn chỉ rót từ 1/4 đến 1/2 cốc. Thỉnh thoảng trẻ làm đổ nước ra ngoài, vì vô ý, chúng ta không quá quan trọng hóa vấn đề. Thái độ căng thẳng, lo âu của người lớn là một cách tạo căng thẳng và lo âu cho trẻ. Cho nên kết quả sẽ đi ngược lại 10 [...]... những tấm bìa cứng và dày Dạy trẻ dựa theo khung mà vẽ các hình Sau khi vẽ theo khung, các em chuyển qua vẽ theo mẫu có sẵn trước mặt Dần dần bảo trẻ vẽ thuộc lòng, không cần mẫu trước mặt 5.150 Theo phương pháp trên, vẽ các hình khác như: cây cối, chiếc xe cam nhông, nhà 5.151 Tập viết tên của mình Dùng chữ hoa Đợt một: nối lại những điểm đen Đợt hai: sao lại mẫu có sẵn trước mặt Đợt ba: chép thuộc lòng . Thành. Trẻ em tự kỷ - Phương thức giáo dục. Ủy ban bác ái xã hội - Hội đồng giám mục Việt Nam. PHƯƠNG PHÁP TEACCH TEACCH là phương pháp giáo dục và dạy. quyết định chọn TEACCH làm chương trình chính thức cho các trẻ em có những vấn đề trong lĩnh vực phát triển. Tác giả soạn thảo phương pháp này là một

Ngày đăng: 19/03/2014, 14:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w