1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Cảnh giác với vàng da ở trẻ sơ sinh docx

5 544 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 108,41 KB

Nội dung

Cảnh giác với vàng da trẻ sinh Trẻ em bất cứ lứa tuổi nào cũng có thể mắc vàng da, đặc biệt là trẻ mới sinh. Vàng da có nhiều nguyên nhân. Khi chất bilirubin, một sản phẩm từ quá trình thoái hóa hồng cầu tăng cao trong máu, lắng đọng da và niêm mạc sẽ gây nên hiện tượng vàng da - niêm mạc. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp. Vàng da sinh lý Thường xuất hiện từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 4 sau khi trẻ mới sinh và khỏi trong vòng 10 ngày. Nếu vàng da kéo dài quá ba tuần thường không phải là vàng da sinh lý, cần phải tìm các nguyên nhân bệnh lý khác. Vàng da sinh lý không cần phải điều trị. Vàng da do nhiễm khuẩn Hay gặp nhất trẻ mới sinh là nhiễm khuẩn rốn, nhiễm khuẩn da. Vàng da có thể xuất hiện sớm, hoặc muộn. Trẻ thường có sốt (đôi khi hạ thân nhiệt), nước tiểu vàng, khóc yếu, bú kém, nôn, tiêu chảy. Trong trường hợp này, trẻ cần được tiếp tục cho bú mẹ càng nhiều càng tốt. Cần điều trị cho trẻ bằng kháng sinh đặc hiệu và điều trị triệu chứng cho trẻ tại các cơ sở y tế theo chỉ dẫn của thầy thuốc. Cách phòng bệnh hiệu quả nhất là thực hành tốt chế độ vô khuẩn khi đỡ đẻ, chăm sóc rốn, không để rốn bị nhiễm trùng. Vàng da do người mẹ mắc giang mai Vàng da thường nhẹ nhưng kéo dài, kèm theo gan to, lách to. Một yếu tố quan trọng để chẩn đoán là dựa vào tiểu sử bệnh tật của bố mẹ. Khi có các dấu hiệu nghi ngờ, trẻ cần được đưa đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị. Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển tốt. Vàng da do virus Chủ yếu là do virus gây bệnh viêm gan truyền từ mẹ qua nhau thai gây nên. Các biểu hiện thường thấy là vàng da kéo dài, nước tiểu vàng, phân có lúc màu trắng, gan to. Trẻ cần được đưa đến các cơ sở y tế để được khám, điều trị và tư vấn như các trường hợp viêm gan do virus khác. Vàng da tan máu do bất đồng yếu tố Rh Bệnh xảy ra khi người mẹ có yếu tố Rh(-), người bố có yếu tố Rh(+), con sinh ra có yếu tố Rh(+). Trong trường hợp này, khi người mẹ mang thai, một số hồng cầu của thai nhi Rh(+) qua rau thai vào máu của mẹ Rh(-). Cơ thể người mẹ phản ứng lại bằng cách sinh ra những kháng thể chống Rh(+). Các kháng thể này qua rau thai vào cơ thể của thai nhi và gây nên tan máu. Tần số mắc bệnh này phụ thuộc vào tỷ lệ phụ nữ có mang Rh(-). Ở nước ta, rất ít phụ nữ có Rh(-) nên bệnh này rất hiếm. Bệnh thường thấy con dạ nhiều hơn con so. Vàng da xuất hiện ngay những ngày đầu sau khi sinh và kéo dài nhiều tuần. Kèm theo là các biểu hiện thiếu máu, xuất huyết, gan to, lách to. Trường hợp bị vàng da nhân, bệnh nhi có các biểu hiện thần kinh như cứng hàm, cứng người, tím tái. Những trường hợp này thường nặng, dễ tử vong. Trẻ cần phải được điều trị tại các trung tâm nhi khoa chuyên sâu bằng "thay máu” và chăm sóc tích cực. Khi phát hiện thấy có bất đồng yếu tố Rh, người mẹ cần được các thầy thuốc chuyên khoa theo dõi và tư vấn. Vàng da tan máu do bất đồng nhóm máu A, B, O: Thường là do mẹ mang nhóm máu O, con mang nhóm máu A, đôi khi nhóm B. Bệnh thường gặp hơn nếu nguyên nhân do yếu tố Rh nhưng ít khi gây vàng da nhân. Bệnh tiến triển tốt khi được điều trị. Vàng da do tắc mật bẩm sinh Nguyên nhân do đường mật bị teo nhỏ mức độ khác nhau. Vàng da sẫm màu, liên tục, kèm theo phân bạc màu, nước tiểu sẫm màu, gan to, lách to. Bệnh nhân cần được xác định bệnh sớm và điều trị bằng ngoại khoa. Nên mổ sớm trước khi có dấu hiệu gan bị xơ. . Cảnh giác với vàng da ở trẻ sơ sinh Trẻ em ở bất cứ lứa tuổi nào cũng có thể mắc vàng da, đặc biệt là trẻ mới sinh. Vàng da có nhiều. khác. Vàng da sinh lý không cần phải điều trị. Vàng da do nhiễm khuẩn Hay gặp nhất ở trẻ mới sinh là nhiễm khuẩn rốn, nhiễm khuẩn da. Vàng da có

Ngày đăng: 19/03/2014, 05:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w