Vi khuẩn: là nhóm vi sinh vật có nhân nguyên thủy, cơ thể đơn bào, sinh sản chủ yếu bằng hình thức trực phân, cơ thể nhỏ bé, muốn quan sát được phải sử dụng kính hiển vi quang học.. Tron
Trang 1GIÁO TRÌNH
Trang 2CHƯƠNG I
MỞ ĐẦU (3 tiết)-Giảng viên: BSTY Nguyễn Xuân Hòa - PGS TS Phạm Hồng Sơn Trường Đại Học
Nông Lâm Huế- Khoa Chăn Nuôi –Thú Y-Bộ môn Ký sinh – Truyền nhiễm
-Tóm tắt: Chương mở đầu với thời lượng 2 tiết trình bày trong 9 trang với các hình ảnh
minh họa nhằm thể hiện các vấn đề chính sau:
Đối tượng của vi sinh vật học học đại cương là vi khuẩn, virus, nấm men, nấm mốc tảo và protozoa Vi sinh vật phân bố rộng rãi trong tự nhiên và ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của con người và mọi sinh vật khác Là môn học đại cương nên người học cần nắm vững đặc điểm hình thái, cấu tạo, tính chất lý hóa của mỗi đối tượng đồng thời nghiên cứu phương pháp
để phát triển vi sinh vật có lợi phát triển và tìm cách để ức chế, hạn chế sự phát triển của vi sinh vật có hại trong cuộc sống Lịch sử nghiên cứu về vi sinh vật được thể hiện qua 4 giai đoạn: trước khi phát minh ra kính hiển vi, kính hiển vi ra đời, Pasteur với các thực nghiệm, giai đoạn sau Pasteur và sinh học hiện đại Ngày nay con người đã có thể có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về vi sinh vật nhờ sự phát triển của sinh học phân tử và các kỹ thuật di truyền hiện đại
- Mục tiêu của chương 1: Chương mở đầu giúp cho sinh viên có cách nhìn tổng quát
về lịch sử các giai đoạn phát triển của ngành vi sinh vật học
I ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA VI SINH VẬT HỌC
1.1 Đối tượng của vi sinh vật học đại cương
Xung quanh chúng ta, ngoài các sinh vật lớn mà chúng ta có thể nhìn thấy được, còn
có vô vàn vi sinh vật nhỏ bé, muốn nhìn thấy chúng phải sử dụng kính hiển vi, người ta gọi
chúng là vi sinh vật Môn khoa học nghiên cứu về hoạt động sống của các vi sinh vật được gọi là Vi sinh vật học.
Vi sinh vật học phát triển rất nhanh và đã dẫn đến việc hình thành các lĩnh vực khác nhau: vi khuẩn học (Bacteriology), nấm học (Mycology), tảo học (Algology) virus học (Virolory), Việc phân chia các lĩnh vực còn có thể dựa vào phương hướng ứng dụng Do đó chúng ta thấy hiện nay còn có y sinh vi sinh vật học, vi sinh vật học thú y, vi sinh vật công nghiệp, vi sinh vật học nông nghiệp [1]
Ngay trong vi sinh vật học nông nghiệp cũng có rất nhiều chuyên ngành: vi sinh vật lương thực, vi sinh vật thực phẩm, Mỗi lĩnh vực có đối tượng cụ thể riêng, cần đi sâu Tuy nhiên ở mức độ nhất định các chuyên ngành trên đều có những điểm cơ bản giống nhau
Vi sinh vật học đại cương, nghiên cứu những quy luật chung nhất về vi sinh vật
Đối tượng nghiên cứu của vi sinh vật học là vi khuẩn, xạ khuẩn (Actinomycetes), virus, Bacteriophage (thể thực khuẩn), nấm, tảo, nguyên sinh động vật.
Vi khuẩn: là nhóm vi sinh vật có nhân nguyên thủy, cơ thể đơn bào, sinh sản chủ yếu bằng hình thức trực phân, cơ thể nhỏ bé, muốn quan sát được phải sử dụng kính hiển vi quang học
Virus: là những sinh vật mà kích thước của chúng vô cùng nhỏ bé, ký sinh nội bào tuyệt đối, muốn quan sát chúng phải sử dụng kính hiển vi điện tử
Nấm: trước đây được coi là thực vật bậc thấp nhưng không có diệp lục tố, thường đơn bào, có nhóm giả đa bào, cơ thể phân nhiều nhánh nhưng không có vách ngăn hoặc vách ngăn nhưng chính giữa có lỗ thông, thuộc tế bào nhân thật
Vi sinh vật tuy có kích thước nhỏ bé và có cấu trúc cơ thể tương đối đơn giản nhưng chúng có tốc độ sinh sôi nẩy nở rất nhanh chóng và hoạt động trao đổi chất vô cùng mạnh mẽ
Trang 3Vi sinh vật có thể phân giải hầu hết tất cả các loại chất có trên thế giới, kể cả những chất rất khó phân giải, hoặc những chất gây hại đến nhóm sinh vật khác Bên cạnh khả năng phân giải,
vi sinh vật còn có khả năng tổng hợp nhiều hợp chất hữu cơ phức tạp, trong điều kiện nhiệt
độ, áp suất bình thường
1.2 Sự phân bố của vi sinh vật
Vi sinh vật phân bố rộng rãi trong tự nhiên: trong đất, nước, không khí, trên cơ thể các sinh vật khác, trên lương thực, thực phẩm và các loại hàng hóa Chẳng những thế, sự phân bố của chúng còn theo một hệ sinh thái vô cùng phong phú, đa dạng, từ lạnh đến nống, từ chua đến kiềm, từ háo khí đến kị khí, Do sự phân bố rộng rãi và do hoạt động mạnh mẽ nên vi sinh vật có tác dụng rất lớn trong việc tham gia các vòng tuần hoàn vật chất trên trái đất cũng như tham gia vào các quá trình sản xuất nông nghiệp
Vi sinh vật học đại cương, nghiên cứu những quy luật chung nhất về vi sinh vật
1.3 Vai trò của vi sinh vật
Trong thiên nhiên, vi sinh vật giữ những mắt xích trọng yếu trong sự chu chuyển liên tục và bất diệt của vật chất, nếu không có vi sinh vật hay vì một lý do nào đó mà hoạt động của vi sinh vật bị ngừng trệ dù chỉ trong thời gian ngắn, có thể nó sẽ làm ngưng mọi hoạt động sống trên trái đất Thật vậy người ta đã tính toán nếu không có vi sinh vật hoạt động để cung cấp CO2 cho khí quyển thì đến một lúc nào đó lượng CO2 sẽ bị cạn kiệt, lúc bây giờ cây xanh không thể quang hợp được, sự sống của các loài sinh vật khác không tiến hành bình thường được, bề mặt trái đất sẽ trở nên lạnh lẽo [1]
Vi sinh vật còn là nhân tố tham gia vào việc giữ gìn tính bền vững của các hệ sinh thái trong tự nhiên
Đối với sản xuất nông nghiệp, vi sinh vật có vai trò rất lớn, vi sinh vật tham gia vào việc phân giải các hợp chất hữu cơ, chuyển hóa các chất khoáng, cố định nitơ phân tử để làm giàu thêm dự trữ nitơ của đất Trong quá trình sống, vi sinh vật còn sản sinh ra rất nhiều chất
có hoạt tính sinh học cao có tác dụng trực tiếp đối với quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng, vật nuôi Người ta nhận thấy nếu không có vi sinh vật tiêu thụ các sản phẩm trao đổi chất do cây trồng tiết ra quanh bộ rễ thì một số sản phẩm này sẽ đầu độc trở lại cây trồng
Trong chăn nuôi và ngư nghiệp, vi sinh vật cũng có tác dụng rất to lớn, trong cơ thể của các loài động vật đều có một hệ vi sinh vật rất phong phú, hệ vi sinh vật này giúp cho quá trình đồng hóa các chất dinh dưỡng và thải các chất cặn bã trong quá trình sống
Trong chăn nuôi một vấn đề lớn là làm thế nào để phòng chống được các bệnh truyền nhiễm, môn vi sinh vật thú y đã cùng môn dịch tễ học đã đề ra những biện pháp phòng dịch bệnh của súc vật và một số bệnh có thể lây sang người, như dại, lao, nhiệt thán,
Hiện nay vi sinh vật là một môn khoa học mũi nhọn trong cuộc cách mạng sinh học Nhiều vấn đề quan trọng của sinh học hiện đại như, nguồn gốc sự sống, cơ chế thông tin, cơ chế di truyền, cơ chế điều khiển học và các tổ chức sinh vật học, vi sinh vật học đang có những bước tiến vĩ đại, đang trở thành vũ khí sắc bén trong tay con người để nhằm chinh phục thiên nhiên phục vụ đắc lực cho sản xuất và đời sống
1.4 Nhiệm vụ của vi sinh vật học đại cương[2]
-Nghiên cứu các đặc điểm cơ bản về hình thái, cấu tạo, di truyền, hoạt động sinh lý hóa học, của các nhóm vi sinh vật
-Sự phân bố của vi sinh vật trong tự nhiên và mối quan hệ giữa chúng với môi trường
và các sinh vật khác
-Nghiên cứu các biện pháp thích hợp để có thể sử dụng một cách có hiệu quả nhất vi sinh vật có lợi cũng như các biện pháp tích cực nhằm ngăn ngừa các vi sinh vật có hại trong mọi hoạt động của đời sống con người
Trang 4II KHÁI YẾU VỀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA VI SINH VẬT HỌC
Căn cứ vào quá trình phát triển có thể chia vi sinh vật học ra làm 4 giai đoạn phát triển.[3]
2.1 Giai đoạn trước khi phát minh ra kính hiển vi
Từ thời thượng cổ người ta đã biết ủ phân, trồng xen cây họ đậu với cây trồng khác, ủ men, nấu rượu, nhưng chưa giải thích được bản chất của các biện pháp Trong quá trình định canh con người đã thấy được tác hại của bệnh cây Đối với bệnh ''rỉ sắt'' ở thời Aristote người ta xem như là do tạo hóa gây ra Ở Hy Lạp bấy giờ người ta cho rằng cây bị bệnh là do đất xấu, phân xấu, gây ra khí hậu không ôn hoà nhưng chủ yếu là do trời đất Trung Quốc vào thế kỷ thứ nhất trước công nguyên trong quyển ''Ký thắng Chi thư'' đã ghi: muốn cho cây tốt phải dùng phân tằm, không có phân tằm thì dùng phân tằm lẫn tạp cũng được Trong sách này cũng đã ghi nhận trồng xen cây họ đậu với các loại cây trồng khác
Trong các tài liệu ''Giáp cốt'' của Trung Quốc cách đây 4000 năm đã thấy đề cập đến
kỹ thuật nấu rượu Người ta nhận thấy trong quá trình lên men rượu có sự tham gia của mốc vàng, như vậy vi sinh vật đã được ứng dụng vào sản xuất, phục vụ cuộc sống từ rất lâu, nhưng người ta chưa hiểu được bản chất của vi sinh vật, mãi đến khi kính hiển vi quang học ra đời, những hiểu biết về vi sinh vật dần dần được phát triển, mở ra trước mắt nhân loại một thế giới mới, thế giới của những vi sinh vật vô cùng nhỏ bé nhưng vô cùng phong phú
2.2 Giai đoạn sau khi phát minh ra kính hiển vi (Phát hiện ra vi sinh vật)
Leewenhoek là người đầu tiên phát hiện ra vi sinh vật nhờ phát minh ra kính hiển vi, Ông là một thương nhân buôn vải, muốn tìm hiểu cấu trúc của sợi vải ông đã chế tạo ra các thấu kính và lắp ráp chúng thành một kính hiển vi có độ phóng đại 160 lần, Ông đã quan sát nước ao tù, nước ngâm các chất hữu cơ, bựa răng, Leewenhoek nhận thấy ở đâu cũng có những sinh vật nhỏ bé Rất ngạc nhiên trước những hiện tượng quan sát được ông viết ''Tôi thấy trong bựa răng của miệng của tôi có rất nhiều sinh vật tý hon hoạt động, chúng nhiều hơn
so với vương quốc Hà Lan hợp nhất''
Phát minh của Leewenhoek củng cố quan niệm về khả năng tự hình thành của vi sinh vật Thời gian này người ta cho rằng sinh vật quan sát được là từ các vật vô sinh, thịt, cá sinh
ra dòi và sau đó người ta cho ra đời thuyết tự sinh (hay thuyết ngẫu sinh)
A- Kính hiển vi đầu tiên của nhân loại
B- Bình cổ ngỗng mà Pasteur đã đánh đổ học thuyết tự sinh
2.3 Giai đoạn vi sinh vật học thực nghiệm với Pasteur
Đến thế kỷ XIX cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, các ngành khoa học kỹ thuật nói chung và vi sinh vật học nói riêng, phát triển mạnh mẽ, nhiều nhà khoa học đã quan sát và nghiên cứu về một số vi sinh vật gây bệnh và sáng tạo ra một số phương pháp mới để nghiên cứu về vi sinh vật Đóng góp cho sự phát triển của vi sinh vật ở giai đoạn này phải kể đến nhà bác học người Pháp Pasteur (1822-1895) Với công trình nghiên cứu của mình ông đã đánh đổ học thuyết tự sinh, nhờ chế tạo ra bình cổ ngỗng
Ông đã chứng minh thuyết tự sinh là không đúng bằng các thí nghiệm sau:
TN1: Dùng một cái bình chứa nước thịt đun sôi, để nguội sau một thời gian thì nước thịt đục, quan sát thấy có vi sinh vật
TN2: Tiến hành như thí nghiệm thứ nhất nhưng sau đó ông bịt kín miệng bình lại, để một thời gian nước thịt không bị vẩn đục Lúc này mọi người phản đối, họ nói không có không khí nên vi sinh vật không phát triển được, chưa thuyết phục được họ ông làm thí nghiệm tiếp theo
Trang 5TN3: Ông uốn cổ bình giống như hình cổ ngỗng kéo dài ra cho thông với không khí, sau khi đun sôi để một thời gian nước thịt không bị đục, khi đó người ta mới công nhận bác
bỏ thuyết tự sinh
Pasteur là người đã đề xuất thuyết mầm bệnh, thuyết miễn dịch học, là cơ sở để sản xuất vaccin trong phòng bệnh Ông đã chứng minh bệnh than ở cừu là do vi khuẩn gây ra và lan truyền từ con bệnh sang con lành và ông đã tiến hành thí nghiệm tiêm phòng vaccin nhiệt thán cho cừu năm 1881, ông chọn 50 con cừu khỏe mạnh, tương đồng, tiêm vaccin cho 25 con còn 25 con không tiêm vaccin, sau đó cường độc thì 25 con không tiêm vaccin bị chết còn 25 con tiêm vaccin sống bình thường
Thời đó hễ bị chó dại cắn là phải chết, rất thương tâm trước cái chết của những người
bị chó dại cắn, ông đã lao vào nghiên cứu vaccin phòng và trị bệnh chó dại, thành công đầu tiên là cứu một bé trai thoát khỏi phát bệnh dại Sau khi thành công đó các nhà hảo tâm đã xây dựng viện Pasteur tại pháp, sau này nhân rộng ra, đây là thành công lớn nhất của Pasteur đối với nhân loại
L Pasteur tốt nghiệp sinh hóa, ông rất thành công trong nghiên cứu nhưng gia đình ông rất bất hạnh, anh trai và các con của ông đều chết do bệnh tật
Mặc dầu L Pasteur là người đầu tiên chứng minh cơ sở khoa học của việc chế tạo vaccin nhưng thuật ngữ vaccin lại do một bác sĩ nông thôn người anh Edward Jenner (1749-1823) đặt ra Ông là người đầu tiên nghĩ ra phương pháp chủng đậu bằng mủ đậu mùa bò cho người lành, để phòng bệnh đậu mùa, một căn bệnh hết sức nguy hiểm cho tính mạng thời bây giờ
2.4 Giai đoạn sau Pasteur và vi sinh học hiện đại
Tiếp theo sau Pasteur là Koch (Robert Koch 1843-1910), là người có công trong việc phát triển các phương pháp nghiên cứu vi sinh vật Ông đề ra phương pháp chứng minh một
vi sinh vật là nguyên nhân gây ra bệnh truyền nhiễm mà ngày nay mọi nhà nghiên cứu bệnh học phải theo và gọi là quy tắc Koch
Ngày 24-3-1882, Koch công bố công trình khám phá ra vi trùng gây bệnh lao và gọi
nó là Mycobacterium tuberculosis, là một bệnh nan y thời đó Khám phá này mở đường cho
việc chữa trị bệnh ngày nay
Kế đó học trò của Koch là Petri (Juliyes Richard Petri, 1852-1921) chế ra các dụng cụ nghiên cứu vi sinh vật mà ngày nay còn dùng tên của ông để đặt cho dụng cụ ấy: đĩa Petri Ông cũng nêu ra các biện pháp nhuộm màu vi sinh vật
Ivanopxki, 1892 và Beijerrinck, 1896 là những người phát hiện ra virus đầu tiên trên thế giới khi chứng minh vi sinh vật nhỏ hơn vi khuẩn, qua được lọc bằng sứ xốp, là nguyên nhân gây bệnh khảm cây thuốc lá
Ngày nay vi sinh vật đã phát triển rất sâu với hàng trăm nhà bác học có tên tuổi và hàng chục ngàn người tham gia nghiên cứu, các nghiên cứu đã đi sâu vào bản chất của sự sống ở mức độ phân tử và dưới phân tử, đi sâu vào kỹ thuật cấy mô và tháo lắp gen ở vi sinh vật và ứng dụng kỹ thuật tháo lắp này để chữa bệnh cho người, gia súc, cây trồng và đang đi sâu vào để giải quyết bệnh ung thư ở loài người
Trang 7
Louis Pasteur (1822-1895)
Robert Koch (1843-1910)
Trang 8
Alexander Fleming (1881-1955)
Watson and Crick (1953) phát hiện ra cấu trúc của DNA
Trang 9
Klug (1982) phát hiện ra cấu trúc virus khảm thuốc lá (TMV)
MỘT SỐ MỐC TRONG LỊCH SỬ PHÂT TRIỂN VI SINH VẬT
Phât hiện ra trực khuẩn nhiệt thân Bacillus anthrracis
vă vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculossis
Phât hiện ra môi trường đặc nuôi cấy vi sinh vật
1884
Metchnikoff
Gram
Escherich
Đề xuất học thuyết thực băo
Đề xuất phương phâp nhuộm Gram
Phât hiện ra vi khuẩn E coli
Trang 101887 Petri Đề xuất nuôi cấy vi sinh vật bằng hộp lồng
Erhlich
Phát hiện kháng độc tố bạch hầu
Đề xuất lý thuyết miễn dịch
Griffith
Khám phá ra Penicillin Phát hiện hiện tượng biến nạp
Mithchell
Phát hiện ra men Endonucleaza giới hạn Phát hiện ra cơ chế thẩm thấu hóa học
-Câu hỏi ôn tập:
1 Trình bày đối tượng, nhiệm vụ của vi sinh vật học đại cương
2 Nêu khái yếu về các giai đoạn phát triển của vi sinh vật học
-Tài liệu tham khảo:
1 Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Đình Quyến, Phạm Văn Ty (2000) Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội
Trang 112 Biền Văn Minh, Phạm Văn Ty, Kiều Hữu ảnh, Phạm Hồng Sơn, Phạm Ngọc Lan, Nguyễn Thị Thu Thủy (2006) Giáo trình vi sinh vật học Nhà xuất bản Đại học Huế.
3 Nguyễn Khắc Tuấn(1999) Vi sinh vật học, nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội
Trang 12CHƯƠNG II - HÌNH THÁI HỌC VI KHUẨN (9 tiết)
-Tên giảng viên: BSTY Nguyễn Xuân Hòa - PGS TS Phạm Hồng Sơn
-Tóm tắt: 29 trang và hình ảnh minh họa phục vụ cho 9 tiết giảng chương 2 nhằm giới
thiệu một số thiết bị sử dụng trong nghiên cứu vi sinh vật, phương pháp nghiên cứu về hình thái, cấu tạo của vi khuẩn Chương hai còn giới thiệu một số dạng hình thái phổ biến của vi khuẩn và cấu trúc của tế bào vi khuẩn
-Mục tiêu: thông qua chương hai giúp cho sinh viên nắm được các phương pháp chính
trong nghiên cứu vi sinh vật, đồng thời thấy được sự khác nhau cơ bản trong cấu trúc của hai nhóm vi khuẩn Gram âm và Gram dương liên quan đến đời sống con người và thú y
I PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI, KÍCH THƯỚC VÀ CẤU TẠO
TẾ BÀO VI KHUẨN
Phương tiện nghiên cứu: kính hiển vi quang học, kính hiển vi điện tử, các phương
pháp làm tiêu bản soi tươi, nhuộm màu và các máy cần thiết khác
1 Kính hiển vi quang học thường
Kính hiển vi: có nhiều loại như quang học, phản pha, huỳnh quang, soi nổi,
Nguyên lý các loại kính hiển vi có cấu tạo giống nhau Có hai phần chính là phần cơ học và phần quang học
Phần cơ học: bảo đảm cho kính vững chắc và điều khiển được Phần này cấu tạo gồm chân kính, khay kính, trụ, ống kính, ốc điều chỉnh vĩ cấp, ốc điều chỉnh vi cấp, bàn quay, vật kính và các vít dịch chuyển mẫu vật
Phần quang: hệ thống cung cấp ánh sáng và hệ thống thấu kính phóng đại
+ Phần cung cấp ánh sáng: gương, đèn, (hoặc ánh sáng tự nhiên), tụ quang kính, màn chắn
+ Hệ thống thấu kính gồm có vật kính, thị kính và khối lăng kính
+ Độ phóng đại của kính bằng tích độ phóng đại của vật kính và thị kính
+ Vật kính có hai loại: khô và dầu, vật kính dầu có độ phóng đại lớn và độ mở hẹp nên người ta cho thêm giọt dầu (nước, glycerin) dưới kính để loại trừ sự khúc xạ ánh sáng giữa vật kính và không khí
2.Quy tắc sử dụng kính hiển vi
-Trước hết phải kiểm tra vị trí của tụ quang kính Nó phải ở vị trí cao nhất Màn chắn phải mở
-Vặn ổ quay vật kính để lấy vật kính nhỏ nhất
- Nhìn vào thị kính và điều chỉnh gương để có được ánh sáng tốt nhất
-Sau đó nhỏ một giọt dầu lên tiêu bản đặt lên bàn kính Vặn ổ quay vật kính để lấy vật kính dầu (100) sao cho phần thấu kính ngập trong dầu
Nhìn vào thị kính và điều chỉnh ốc vĩ cấp (quay chậm) để lấy tiêu cự Điều chỉnh độ tương phản bằng ốc vi cấp
-Sau khi quan sát, quay ổ quay vật kính để lau dầu bằng dung môi thích hợp, thấm trên giấy thấm hoặc vải màn Hạ tụ quang kính Đậy kính
Hiện nay còn có kính hiển vi hai ống ngắm, hay kính hiển vi soi nổi, kính hiển vi nền đen, kính hiển vi tương phản cấu tạo hiện đại và phù hợp với mục đích sử dụng
Trang 13Vi khuẩn là những vi sinh vật đơn bào, chúng có kích thước thay đổi tùy từng loài,
riêng, một số loại có khả năng gây bệnh cho người, động vật và thực vật, một số có khả năng
tiết ra chất kháng sinh (Bacillus subtillis) Đa số sống hoại sinh trong tự nhiên.
Đa số vi khuẩn có hình thái xác định, hình thái này do màng tế bào quyết định, cá biệt một số loại không có màng nên hình thái không xác định
II Phương pháp làm tiêu bản hiển vi
2.1 Phương pháp làm tiêu bản soi tươi (giọt ép, giọt treo)
Tiêu bản giọt ép: Dùng phiến kính sạch đã tẩy mỡ, giỏ lên phiến kính một giọt canh
khuẩn hay dung dịch bệnh phẩm, sau đó đậy la men (lá kính) lên, quan sát kính hiển vi quang học
Tiêu bản giọt treo: dùng phiến kính có hốc lõm ở giữa, cho lên giữa la men một giọt
canh khuẩn hay dung dịch bệnh phẩm, đậy phiến kính lên, sau đó lật ngược phiến kính sao cho giọt dung dịch treo lơ lửng trong hốc lõm, cho vaselin lên cạnh của la men để chống mất nước
Trang 14Sau khi làm tiêu bản soi tươi, quan sát kính hiển vi quang học có thể biết được hình thái, kích thước, tính chất di động của vi khuẩn, nó cho phép bước đầu phân biệt, nhận dạng được hình thái của vi khuẩn.
2.2 Phương pháp làm tiêu bản nhuộm và soi kính hiển vi quang học
Khi quan sát mẫu vật qua kính hiển vi quang học, phần lớn cơ cấu bên trong của vi sinh vật có chiết suất gần bằng nhau cho nên rất khó phân biệt được Để có thể quan sát dễ dàng hơn chúng ta phải nhuộm màu tiêu bản
Nhuộm vi khuẩn quan sát dưới kính hiển vi quang học là phương pháp không thể thiếu được trong quá trình xét nghiệm vi khuẩn
Phần lớn màu nhuộm trong vi sinh vật là các muối và được phân làm hai nhóm: nhóm màu acid gồm các muối mà ion mang màu là anion (mang điện tích -), và các nhóm base có ion mang màu là các cation (mang điện tích dương) Ví dụ: sodium+ (có tính base), eosinate-
(có tính acid)
Màu acid vì nó mang màu hợp với một base (NaOH) để cho ra muối màu Còn màu base vì ion mang màu có tác dụng như một base, phối hợp với một acid (HCl) cho ra muối màu
Một cách tổng quát, màu acid phối hợp chặt với thành phần của tế bào chất của tế bào còn màu base phối hợp (ăn màu) với thành phần của nhân tế bào (có tính acid)
Một số màu thuốc nhuộm chỉ bao phủ mặt ngoài mẫu vật, được nhuộm do quá trình hấp thu hoặc nó tan hay kết tủa chung quanh vật được nhuộm
Nhuộm đơn: là phương pháp nhuộm màu chỉ sử dụng một loại thuốc nhuộm, các loại thuốc nhuộm thường dùng là methylene blue, crystal violet, fuchsin, với nấm thường dùng dung dịch Lactophenol cotton blue (nấm bắt màu xanh)
Nhuộm Gram: phương pháp này do Hans Christian J Gram (1853-1938) là phương pháp nhuộm màu kép phổ biến trong nghiên cứu vi khuẩn, thường dùng để nhuộm màu của một số chi vi khuẩn, cũng có những chi không bắt màu Phương pháp nhuộm màu này cho phép chúng ta chia vi khuẩn ra làm hai nhóm chính, nhóm vi khuẩn Gram âm và nhóm vi khuẩn Gram dương, đây là phương pháp quan trọng trong việc phân loại vi khuẩn.[1]
+Phương pháp nhuộm Gram
Trang 15Đầu tiên cố định tiêu bản trên ngọn lửa đèn cồn, nhuộm màu qua 4 bước:
-Thuốc đầu tiên là dung dịch tím tinh thể (Crystal violet) trong khoảng 1 phút Rửa bằng nước
-Nhuộm tiếp bằng dung dịch lugol (dung dịch cồn Iot 1%) trong 1phút, rửa lại bằng nước
khoảng 20 giây đến 1 phút, rửa bằng nước,
-Cuối cùng nhỏ lên vết bôi dung dịch fuchsin (đỏ tía) hay safranin (đỏ vàng) để 1 phút rửa nước, để khô tự nhiên sau đó soi dưới kính hiển vi
Nhóm vi khuẩn Gram dương có đặc tính không bị dung môi hữu cơ tẩy phức chất màu giữa tím tinh thể và Iod Kết quả cuối cùng sẽ bắt màu tím Nhóm vi khuẩn Gram âm bị dung môi hữu cơ tẩy phức chất màu giữa tím tinh thể và Iod, do đó sẽ bắt màu thuốc nhuộm bổ sung, kết quả bắt màu đỏ hồng
Bằng nhiều phương pháp kỹ thuật nhuộm khác nhau như phương pháp nhuộm đơn, nhuộm kép
Nhuộm tiên mao: Đường kính của roi vi khuẩn rất nhỏ nên khó quan sát được ở kính
hiển vi quang học Để quan sát được cần nhuộm màu đặc biệt Nguyên tắc, trước hết phủ lên roi một lớp hóa chất để làm cho roi to ra, hóa chất này giữ màu nhuộm Hóa chất thường dùng
để phủ lên roi có thể là tannic acid, màu nhuộm có thể dùng pararosanniline
2.3 Phương pháp quan sát dưới kính hiển vi điện tử
Để quan sát dưới kính hiển vi điện tử, mẫu vật được cắt lát thành những lát cắt thật
ngăn cản điện tử để tạo sự tương phản của ảnh trên màn huỳnh quang Các hóa chất dùng để
Trang 16nhuộm mẫu là basic lead citrate, hoặc uranyl acetate 1%, Ảnh do kính hiển vi điện tử cung cấp có thể quan sát trực tiếp, cũng có thể chụp nhờ bộ phận chụp gắn dưới màn huỳnh quang Qua kính hiển vi điện tử ta có thể thấy rõ được các vi cấu trúc bên trong của vi khuẩn.
II HÌNH THÁI VÀ KÍCH THƯỚC CỦA VI KHUẨN [2]
Vi khuẩn (Bacteria) là những vi sinh vật mà cơ thể chỉ gồm một tế bào, chúng có hình
hoàn chỉnh (chưa có nhân thật) một số có khả năng gây bệnh cho người, động vật, và thực vật,
một số có khả năng tiết kháng sinh (Bacillus subtillis) đa số sống hoại sinh trong tự nhiên.
Dựa vào hình thái bên ngoài của vi khuẩn, người ta chia vi khuẩn ra làm 6 loại hình thái khác nhau: cầu khuẩn, trực khuẩn, cầu trực khuẩn, phẩy khuẩn, xoắn khuẩn, xoắn thể
2.1 Cầu khuẩn (Coccus)
Coccus, số nhiều là cocci, từ chữ Hy Lạp là Kokkys (quả mọng), có nghĩa là loại vi
khuẩn này có hình thái giống như quả mọng
Cầu khuẩn là những vi khuẩn có dạng hình cầu, tuy nhiên có loại không thật giống với
hình cầu, thường có hình bầu dục như lậu cầu khuẩn Neisseria gonohoeae, bắt màu Gram âm hoặc có dạng hình ngọn lửa nến như Streptococcus pneumoniae, bắt màu Gram dương Kích
thước của cầu khuẩn thay đổi trong khoảng 0,5 - 1 µm (1 µm =10-3 mm) Tùy theo vị trí của mặt phẳng phân cắt và đặc tính rời hay dính nhau sau khi phân cắt mà cầu khuẩn được chia thành các loại sau đây:
a- Đơn cầu khuẩn (Micrococcus):
Thường đứng riêng rẽ từng tế bào một, đa số sống hoại sinh trong đất, nước, không
khí như: M agillis, M roseus, M luteus.
b- Song cầu khuẩn (Diplococcus)
Cầu khuẩn được phân cắt theo một mặt phẳng xác định và dính với nhau thành từng đôi một, một số loại có khả năng gây bệnh như lậu cầu khuẩn gonococcus
c-Liên cầu khuẩn
Cầu khuẩn phân cắt bởi một mặt phẳng xác định và dính với nhau thành một chuỗi
dài Streptococcus lactis vi khuẩn lên men lactic, Streptococcus pyogenes liên cầu khuẩn sinh
mủ
Trong chi này còn có loại liên song cầu khuẩn, tức là song cầu khuẩn tập trung từng đôi một thành chuỗi dài
Liên cầu khuẩn có trong đất, nước không khí, ký sinh trên niêm mạc đường tiêu hoá,
hô hấp của người và động vật, một số loại có khả năng gây bệnh Chiều dài của liên cầu phụ thuộc vào môi trường Trong bệnh phẩm liên cầu xếp thành chuỗi ngắn 6-8 đơn vị, trong môi trường lỏng 10-100 đơn vị, môi trường đặc hình thành chuỗi ngắn
Trang 17d- Tứ cầu khuẩn (Tetracoccus )
Cầu khuẩn phân cắt theo hai mặt phẳng trực giao và sau đó dính với nhau thành từng nhóm 4 tế bào, tứ cầu khuẩn thường sống hoại sinh nhưng cũng có loại gây bệnh cho người và
động vật như Tetracoccus homari.
e- Bát cầu khuẩn (Sarcina)
Cầu khuẩn phân cắt theo 3 mặt phẳng trực giao và tạo thành khối gồm 8, 16 tế bào
Hoại sinh trong không khí như Sarcina urea có khả năng phân giải ure khá mạnh Sarcina
putea, Sarcina aurantica.
f- Tụ cầu khuẩn (Staphylococcus)
Phân cắt theo các mặt phẳng bất kỳ và dính với nhau thành từng đám như hình chùm nho, hoại sinh hoặc ký sinh gây bệnh cho người và gia súc, nói chung cầu khuẩn không có tiên mao roi nên không có khả năng di động, khi nhuộm màu đa số cầu khuẩn bắt màu Gram
dương Đa số sống hoại sinh một số gây bệnh như Staphylococcus aureus - tụ cầu vàng
2.2 Trực khuẩn (Bacillus, Bacterium)
Bacillus (nghĩa rộng)số nhiều là Bacilli, tiếng La Tinh nghĩa là que ngắn.
Bacterium (nghĩa hẹp) số nhiều là Bacteriae từ chữ Hy lạp là Bakterion: que ngắn.
Trực khuẩn là tên chung để chỉ những vi khuẩn có dạng hình que, hình gậy, kích thước
Trang 18Là trực khuẩn Gram âm, sống hiếu khí tuỳ tiện không sinh nha bào, thường có tiên
mao ở xung quanh thân, có nhiều loại Bacterium gây bệnh cho người và gia súc như,
Salmonella, Escherichia, Shigella, Proteus.
c- Clostridium
m, sinh nha bào, chiều ngang của nha bào thường lớn hơn chiều ngang của tế bào vi khuẩn, nên khi mang nha bào vi khuẩn bị biến đổi hình dạng như hình thoi, hình vợt, hình dùi trống
Clostridium là loại vi khuẩn kỵ khí bắt buộc, có nhiều loại gây bệnh cho người và gia
súc như: Clostridium tetani, Clostridium chauvoei (ung khí thán), Clostridium pasteurianum (vi khuẩn cố định nitơ) Clostridium tetani nha bào có trong đất và những nơi ẩm ướt dơ bẩn,
nha bào tồn tại rất lâu, nếu chúng xâm nhập vào vết thương sẽ phát triển, sinh độc tố thần kinh gây co cứng gọi là bệnh uốn ván
d-Corynebacterium
Vi khuẩn không sinh nha bào, có hình dạng và kích thước thay đổi khá nhiều tùy từng giống, khi nhuộm màu vi khuẩn thường tạo thành các đoạn nhỏ bắt màu khác nhau ví dụ:
Trang 19Corynebacterium diphtheriae (gây bệnh bạch hầu) bắt màu hai đầu hình quả tạ, Erysipelothrix rhusiopathiae gây bệnh đóng dấu lợn, gây viêm da và tổ chức dưới da.
2.3 Cầu trực khuẩn (Cocco-Bacillus)
Là những vi khuẩn trung gian giữa cầu khuẩn và trực khuẩn, vi khuẩn có hình bầu
đầu (vi khuẩn lưỡng cực) Ví dụ: vi khuẩn gây bệnh tụ huyết trùng: Pasteurella Vi khuẩn gây sẩy thai truyền nhiễm Brucella.
2.4 Phẩy khuẩn (Vibrio)
Là tên chung để chỉ những vi khuẩn hình que uốn cong lên, có hình giống hình dấu phẩy, hình lưỡi liềm, đứng riêng rẽ hay nối với nhau thành hình chữ S hay số 8, có tiên mao
Phần lớn sống hoại sinh, có một số loại gây bệnh như Vibrio cholerae.
2.5 Xoắn thể (Spirillum)
Là nhóm vi khuẩn Gram âm hiếu khí hoặc vi hiếu khí, di động, có dạng xoắn, xoắn
khuẩn gây bệnh thuộc chi Campylobacter Trước đây Campylobacter được xếp vào chi
Vibrio về sau chúng được xếp vào nhóm Spirillum vì các vi khuẩn này khác biệt với nhóm
phẩy khuẩn nhờ số vòng xoắn đầy đủ Về hình thái xoắn thể khác với nhóm xoắn khuẩn
(Spirochaeta) do số vòng xoắn ít hơn, vòng xoắn của xoắn thể không làm cho đường kính cơ
thể tăng lên, xoắn thể không có cấu trúc sợi trục chu chất và lớp bao ngoài, vách tế bào cứng
và di động mạnh nhờ có lông roi ở cực tế bào
Campylobacter là những vi khuẩn Gram âm, có dạng chữ S hay dấu phẩy, có một lông
roi ở một cực hoặc hai cực, di động theo kiểu vặn nút chai, kích thước 0.2-0.8 x 0.5 –5.0 µm
nhưng đôi khi có dạng cầu khuẩn, thông thường không có giáp mô, tuy có khi C jejuni lại
thấy có giáp mô
2.6 Xoắn khuẩn (Spirochaeta)
Cấu trúc cơ bản của xoắn khuẩn là màng tế bào chất của tế bào kéo dài được bọc trong một màng phức hợp bên ngoài vách tế bào tạo thành ống tế bào chất, phía ngoài được bao bọc bởi lớp vỏ ngoài hay lớp bao nhầy Khoảng không gian giữa màng tế bào chất và lớp vỏ ngoài này được gọi là không gian chu chất Có tiên mao xuất phát từ hai cực tế bào, những sợi tiên mao này hướng vào giữa tế bào Bắt màu Gram âm, nhưng thường khó bắt màu nên để quan sát xoắn khuẩn thường sử dụng các phương pháp nhuộm nhiễm bạc, hoặc quan sát tiêu bản sống dưới kính hiển vi nền đen
Xoắn khuẩn di động uốn khúc, vặn xoắn, uốn lượn, sinh sản bằng cách phân chắt theo chiều ngang
Leptospira canicola theo nước và thức ăn vào máu, gan, thận gây loạn chức năng của
các cơ quan này dẫn đến xuất huyết và vàng da
Đặc điểm vòng
Trang 20bào lượn
trục chu chất và lớp bao ngoài
Có vách tế bào cứng
Có cấu trúc sợi trục chu chất và lớp bao ngoài, màng tế bào chất kéo dài
Không có vách cứng, chỉ là lớp màng hay bao nhầy
2.7 Một số nhóm vi khuẩn đặc biệt
2.7.1 Xạ khuẩn [3]
Là nhóm vi sinh vật đơn bào, dạng sợi hình tia phóng xạ, có kích thước và cấu trúc tương tự như tế bào vi khuẩn thông thường, đa số sống hiếu khí trong đất, gram dương
Nuôi cấy trên môi trường đặc có thể phân biệt được ba loại khuẩn ty:
-Khuẩn ty cơ chất (ăn sâu vào trong môi trường làm nhiệm vụ hấp thụ chất dinh dưỡng) còn gọi là khuẩn ty dinh dưỡng
-Khuẩn ty trên cơ chất phát triển trên bề mặt môi trường
-Khuẩn ty khí sinh mọc lộ ra khỏi bề mặt môi trường Đôi khi khuẩn ty không có khuẩn
ty cơ chất hặc khuẩn ty khí sinh Khuẩn ty cơ chất hoặc khí sinh thường phân hóa thành các cành bào tử (sinh ra các bào tử theo kiểu kết đoạn và cắt khúc) và chúng tạo thành khuẩn lạc của xạ khuẩn
-Khuẩn lạc xạ khuẩn rắn chắc, bề mặt xù xì, có dạng nhăn Dạng vòi, dạng nhung tơ hay dạng màng xơ Khuẩn lạc xạ khuẩn thường có dạng phóng xạ hay dạng đồng tâm đường kính 0.5-10 µ
-Khuẩn lạc xạ khuẩn thường có màu sắc rất đẹp: trắng, đỏ, vàng, nâu, xanh, hồng tím, đây là tiêu chí quan trọng trong định tên xạ khuẩn
Xạ khuẩn phân bố rộng rãi trong tự nhiên và có vai trò quan trọng về nhiều mặt:
+Tham gia vào quá trình phân giải mạnh các hợp chất hữu cơ kể cả các chất phức tạp như celluose, kitin, keratin, pectin, linhin, trong đất bùn do đó làm tăng độ phì của đất và góp phần làm cân bằng các thành phần vật chất trong tự nhiên
+Hầu hết các xạ khuẩn thuộc chi Actinomyces có khả năng sinh kháng sinh, nhiều
kháng sinh quan trọng hiện nay được chiết suất từ xạ khuẩn như: tetraciclin, streptomycin, chloramphenicol (chất này hiện nay thú y cấm sử dụng), một số kháng sinh sản xuất từ xạ khuẩn có tác dụng diệt côn trùng hay tuyến trùng,
+Một số xạ khuẩn có khả năng tổng hợp mạnh các chất sinh học như vitamin nhóm B, một số acid hữu cơ hay các enzyme như proteaza, ammylaza, kitinaza,
+Một số xạ khuẩn có thể gây hại cho các vi sinh vật trong đất do nó tiết độc tố phytotoxin Một số có khả năng gây bệnh cho người, gia súc được gọi chung là bệnh
Actinomycose.
2.7.2 Mycoplasma và dạng L của vi khuẩn
Năm 1898, Nocar và Roux (Pháp) đã phát hiện thấy Mycoplasma trong bệnh viêm
phổi-màng phổi nên được đặt tên là P.P.O (Pleuro pneumonia organisme), nhưng sau đã phân lập thấy các dạng tương tự trong cơ thể dê, cừu, chó,, nên gọi chung là nhóm P.P.L.O (Pleuro pneumonia like organisme nhóm vi sinh vật giống loại gây nên bệnh viêm màng phổi-phổi)
Trang 21Hình thái: do chưa có vỏ tế bào nên có hình thái dễ biến đổi như hình hạt nhỏ riêng lẽ hay kết thành đôi hình chuỗi ngắn, hình ovan, hình vòng khuyên, hình sợi hay hình sao.
chứa khoảng 1.200 đại phân tử protein
Cấu tạo tế bào chưa hoàn chỉnh, chưa có vỏ tế bào chỉ có màng nguyên sinh chất Trong tế bào có chứa các hạt ribosom và sợi nhân (thể nhân-nucleoid)
Một số đặc điểm chính của Mycoplasma
-Sinh sản không theo phương pháp phân cắt do không có mezosome mà bằng cách tương tự như nẩy chồi hoặc phân cắt các đầu sợi thành các thể hình cầu mới
-Khó bắt màu thuốc nhuộm thông thường, phải dùng thuốc nhuộm Gemsa là nhóm Gram âm
-Sống hiếu khí hoặc yếm khí tuỳ tiện, thích hợp ở nhiệt độ 370C và pH 7-8
-Phát triển tốt ở môi trường phôi gà, có thể phát triển trên môi trường nhân tạo chứa hemoglobin, huyết thanh hay xistein
Mycoplasma bị tiêu diệt ở nhiệt độ 45-550C trong 15 phút Chúng rất mẫn cảm với sự khô cạn, tia tử ngoại và những chất sát trùng nhưng lại không mẫn cảm với Sunfonamit và
penicillin, kháng sinh ức chế Mycoplasma như Clotetracillin, Streptomycin và oxitetracillin.
Mycoplasma phân bố rộng trong tự nhiên, nhiều loại có thể gây bệnh cho người và gia
súc Gần đây còn thấy Mycoplasma gây bệnh cho cây trồng như Spiroplasma citri gây bệnh
héo vàng ở cam, chanh Các cá thể từ một khuẩn lạc có hình thái rất khác nhau
Dạng L của vi khuẩn hình thành khi tế bào bị mất vách cố định bên ngoài do đột biến trong phòng thí nghiệm
2.7.3 Rickettsia [5]
Rickettsia là nhóm vi sinh vật nhỏ bé (kích thước nhỏ hơn vi khuẩn, lớn hơn virus), có
nhiều hình thái, sống ký sinh bắt buộc, được nhà khoa học Mỹ H.T Rickettsia phát hiện thấy
năm 1909 trong máu người mắc bệnh sốt phát ban
Hình thái: hình que ngắn, hình cầu, hình que dài hay hình sợi, kích thước 0.3-5µm
Cấu tạo: Rickettsia có thành tế bào, màng nguyên sinh chất, tế bào chất và thể trung
tâm hình sợi (thể nhân) Thành phần hoá học của tế bào 30% protein, lipid trung tính, photpholipid và hydrat carbon, acid nucleic (ADN và ARN ) và một số enzyme nên có thể thực hiện một số quá trình đường phân nhưng do không đủ men cần thiết để thực hiện quá
trình sinh tổng hợp protein và đường phân nên Rickettsia phải ký sinh bắt buộc.
Một số đặc điểm cơ bản của Rickettsia
-Ký sinh tuyệt đối, phát triển tốt trên môi trường phôi gà, chuột lang, nhau thai, thỏ
Trang 22-Tế bào không di động.
-Khó bắt màu thuốc nhuộm, phải dùng phương pháp nhuộm đặc biệt như
Giemsa, Rickettsia bắt màu Gram âm.
-Sinh sản bằng phương pháp phân cắt giống như vi khuẩn
chất sát trùng
-Gây bệnh sốt phát ban Rickettsia prowazekii và sốt hồi quy Coxiella burnetii
Trên đây là những hình dạng vi khuẩn thường gặp, ngoài ra trong tự nhiên còn gặp các
hình dạng vi khuẩn như: hình khối vuông, khối tam giác, khối hình sao Chi Beggiatoa
saprospira có tế bào nối dài thành hình sợi Chi Caryophanon có tế bào hình đĩa xếp chồng
lên nhau như một xâu các đồng xu
III CẤU TẠO CỦA TẾ BÀO VI KHUẨN [4]
Cấu trúc của tế bào vi khuẩn khác với tế bào của vi sinh vật khác Dựa vào cấu trúc có thể thấy được sự khác nhau giữa tế bào vi khuẩn và tế bào động thực vật theo bảng sau:
Trang 23TT Tế bào động vật và thực vật Tế bào vi khuẩn
Nhân
Có màng nhân
Nhiều nhiễm sắc thể hình que
Có bộ máy phân bào
Không có màngMột nhiễm sắc thể hình tròn
Không có phân bào
Chuyển động dòng nội bào
Ribosom 80S gắn vào lưới nội
chất 70S gắn lưới nội chất
Không có lưới nội bàoKhông có ty lạp thể có (Mesosom )
Không có lục lạpKhông chuyển động dòng nội bào
70 S trong bào quan
Các
phân tử
nhỏ
3.1 Thành tế bào (Cell wall)
Thành tế bào còn gọi là vách tế bào, chiếm 10-40% trọng lượng khô của tế bào, độ dày thành tế bào vi khuẩn Gram âm là 10nm Gram dương là 14-18nm Thành tế bào là lớp cấu trúc ngoài cùng, có độ rắn chắc nhất định để duy trì hình dạng tế bào, có khả năng bảo vệ tế bào đối với một số điều kiện bất lợi Nồng độ đường muối bên trong tế bào thường cao hơn bên ngoài tế bào (áp suất thẩm thấu tương đương với dung dịch glucose 10-20%) do đó tế bào hấp thu khá nhiều nước từ bên ngoài vào Nếu không có thành tế bào vững chắc thì tế bào sẽ
bị phá vỡ Khi thực hiện co nguyên sinh rồi quan sát dưới kính hiển vi, thấy rõ lớp thành tế bào Quan sát dưới kính hiển vi điện tử thấy rõ hơn
Thành tế bào vi khuẩn G- và G+ có sự sai khác về thành phần cấu tạo như sau:
O hoặc ít
5-20020Cao
Vi khuẩn Gram dương có thành phần cấu tạo cơ bản là pepidoglycan (PG) hoặc còn
gọi là glucopeptit, murein, chiếm 95 % trọng lượng khô của thành, tạo ra một màng polime
Trang 24xốp, không hòa tan và rất bền vững, bao quanh tế bào thành mạng lưới Cấu trúc của PG gồm
3 thành phần:
N acetylglucozamin, N acetylmuramic và galactozamin Thành tế bào vi khuẩn Gram dương chứa PG đầy đủ 4 lớp (chiếm >50% trọng lượng khô của thành) Ngoài ra còn thấy thành phần acid teichoic (là các polime của glycerol và ribitol photphat), gắn với PG hay màng tế bào
Vi khuẩn Gram âm
Vách vi khuẩn Gram âm gồm một màng ngoài và một khoang chu chất chứa 1-2 lớp
PG (chiếm 5-10%) trọng lượng khô vách, giữa lớp PG và màng ngoài có cầu nối lipoprotein Ngoài ra ở màng ngoài còn có thành phần lipopolysaccharit (LPS) và các protein LPS chiếm 1-50% trọng lượng khô của vách Phần lipd của LPS là nội độc tố (gây sốt, tiêu chảy, phá hủy hồng cầu)
Trong những trường hợp sau đây có thể không quan sát thấy sự có mặt của thành tế bào:
Trang 25Thể nguyên sinh (Protoplast): Sau khi dùng lysozyme để phá vỡ thành tế bào hoặc dùng penicillin ức chế sự tổng hợp thành tế bào có thể chỉ tạo ra những tế bào chỉ được bao bọc bởi màng tế bào chất Thường gặp ở vi khuẩn G +.
Thể cầu (tế bào trần, sphaeroplast): là thể nguyên sinh chỉ còn sót lại một phần thành
tế bào, thường chỉ gặp ở vi khuẩn G-
Vi khuẩn dạng L: Năm 1935 Viện nghiên cứu dự phòng Lister ở Anh phát hiện ra một
dạng đột biến không có thành tế bào ở trực khuẩn Streptobacillus moniliformis Tế bào của
chúng phình to lên và rất mẫn cảm với áp suất thẩm thấu Nhiều vi khuẩn G -và G+ đều có thể hình thành dạng L Trước đây người ta hay nhầm lẫn thể nguyên sinh và thể cầu với dạng L Hiện nay ta chỉ coi dạng L là chủng vi khuẩn không có thành tế bào được sinh ra do đột biến trong phòng thí nghiệm và có thể mang tính di truyền ổn định
Mycoplasma: Một dạng vi khuẩn không có thành tế bào được sinh ra trong quá trình
tiến hoá lâu dài của tự nhiên
Thể nguyên sinh và thể cầu có đặc điểm chung là không có thành tế bào, tế bào trở nên có hình cầu, rất mẫn cảm với áp suất thẩm thấu, có thể có tiên mao, nhưng không di động được, không mẫn cảm với thực khuẩn thể, không phân bào được,
Thành tế bào có các chức năng chủ yếu sau:
-Duy trì hình dạng của tế bào
-Duy trì áp suất thẩm thấu bên trong tế bào
- Hỗ trợ sự chuyển động của tiên mao
- Giúp tế bào đề kháng với các lực tác động bên ngoài
- Cần thiết cho quá trình phân cắt bình thường của tế bào
- Điều tiết sự xâm nhập của một số chất, ngăn cản sự thất thoát các enzyme, sự xâm nhập của các chất hóa học hoặc enzyme từ bên ngoài gây hại tế bào, như muối mật, enzyme tiêu hóa, lysozim, chất kháng sinh
quan đến nội độc tố của vi khuẩn Gram âm
3.2 Màng tế bào chất [6]
Màng tế bào chất còn được gọi là màng tế bào hay màng chất (Cytoplasmic membrane), viết tắt là CM, dày khoảng 7-8 nm
Có cấu tạo 3 lớp: hai lớp phân tử protein (chiếm hơn 50% trọng lượng khô của màng
và 10-20% protein tế bào) và một lớp kép photpholipit (20-3% trọng lượng khô của màng) nằm ở giữa, 70-90% lipid của tế bào tâp trung ở photpholipit của màng Sự phân bố protein và photpholipit ở màng nguyên sinh chất khác nhau ở từng vùng Sự phân bố đó tạo nên các lỗ hổng trên màng thuận lợi cho sụ vận chuyển
Protein của màng gồm có hai dạng: protein cấu trúcvà enzyme
Enzyme gồm có: permeaza vận chuyển các chất vào tế bào và các enzyme tổng hợp các chất murein, photpholipit, LPS,
Hai lớp phosphor lipid (PL), chiếm khoảng 30-40% khối lượng và các protein nằm phía trong, phía ngoài hay xuyên qua màng chiếm 60-70% khối lượng Mỗi phân tử PL chứa một đầu tích điện hay phân cực (đầu phosphate) và một đuôi không tích điện hay không phân cực (hydrat carbon) Đầu phosphate còn gọi là đầu háu nước, còn đầu hidratcarbon còn gọi là đầu kỵ nước Hai lớp phân tử PL một lớp có gốc phosphat quay vào trong một lớp có gốc phosphat quay ra ngoài màng làm màng hóa lỏng và cho phép các protein di động tự do Sự
Trang 26hóa lỏng động học này cần thiết cho các chức năng của màng Cách sắp xếp của PL như vậy gọi là mô hình khảm lỏng.
Hầu hết màng tế bào chất của vi khuẩn không chứa các sterol, như cholesterol, do đó
không cứng như màng CM của các tế bào có nhân thật Mycoplasma là nhóm vi khuẩn nhân
thật không có thành tế bào CM có chứa sterol do đó khá vững chắc
CM là hàng rào đối với các phân tử tan trong nước và có tính chọn lọc hơn so với thành tế bào Tuy vậy CM có chứa các protein đặc biệt gọi là permease, chúng có thể vận chuyển các phân tử nhỏ vào tế bào theo cơ chế thụ động không cần năng lượng hay chủ động, cần năng lượng
CM ở tế bào vi khuẩn là vị trí làm nhiệm vụ hô hấp (tương tự như màng trong có dạng gấp khúc ở ty thể của các tế bào nhân thật) CM có chứa các protein của chuỗi hô hấp và các enzyme tổng hợp ATP Các vi khuẩn lưu huỳnh màu tía còn chứa bộ máy quang hợp
Ở CM ta gặp các enzyme tham gia tổng hợp lipid màng, PG, acid teicoic, LPS, và còn gặp các polysaccarit đơn giản
CM còn chứa các vị trí gắn với nhiễm sắc thể và plasmid đóng vai trò quan trọng trong việc phân phối các yếu tố di truyền vào các tế bào con
hệ thống ống gọi là Mesosom Mesosom nằm gần CM hay đâm sâu vào trong tế bào chất
Sự gấp khúc của CM vào bên trong chỉ gặp ở một số nhóm vi khuẩn quang hợp hay
các vi khuẩn có hoạt tính hô hấp cao chẳng hạn như Azotobacter, vi khuẩn nitrate hoá Do có
gấp khúc mà diện tích CM tăng lên một cách đáng kể, thích ứng được hoạt động hô hấp quang hợp ở các nhóm vi khuẩn này
Nhìn chung CM có các chức năng sau
-Duy trì áp suất thẩm thấu tế bào
-Khống chế sự vận chuyển, trao đổi ra vào tế bào của các chất dinh dưỡng, các sản phẩm trao đổi chất
-Duy trì một áp suất thẩm thấu bình thường bên trong tế bào
-Là nơi sinh tổng hợp một số thành phần của tế bào như vách, giáp mô, do trong màng
có chứa enzyme và ribosom
-Là nơi tiến hành các quá trình photphoril oxy hoá và photphoril quang hợp
-Là nơi tổng hợp nhiều loại enzyme
-Cung cấp năng lượng cho hoạt động của tiên mao
-Có quan hệ đến sự phân chia tế bào
3.3 Tế bào chất (Cytoplasm)
Tế bào chất toàn bộ phần nằm trong màng tế bào trừ nhân Đây là vùng dịch thể dạng keo đồng nhất khi tế bào non và có cấu trúc lổn nhổn khi tế bào già Nguyên sinh chất có hai
bộ phận chính:
Cơ chất tương bào: chủ yếu chứa các enzyme
Các cơ quan con: mesosom, ribosom, không bào, hạt sắc tố, chất dự trữ
3.3.1 Mesosom
Là thể hình cầu giống như cái bong bóng, mesosom có đường kính khoảng 250nm, gồm nhiều lớp bện chặt với nhau, nằm sát vách tế bào chỉ xuất hiện khi tế bào phân chia Hình thành vách ngăn tế bào trong phân bào và là trung tâm hô hấp của tế bào vi khuẩn hiếu khí
Trong mesosom có nhiều hệ thống men vận chuyển điện tử
Trang 273.3.2 Ribosom
Ribosom có đường kính 15-20nm, hằng số lắng 70S (tiểu thể lớn 50S và tiểu thể nhỏ 30S) Ribosom chứa 40-60% ARN và 35-60% protein và một ít lipid, một số men như ribonucleaza, và một ít chất khoáng Mỗi tế bào chứa khoảng 10.000 ribosom chiếm 40%
trọng lượng khô tế bào, khi đang phát triển mạnh có thể tăng đến 15.000 ribosom (E coli).
Phần protein của ribosom làm thành một mạng lưới bao quanh phần ARN Trong tế bào vi khuẩn phần lớn ribosom nằm tự do trong tế bào chất, phần ít bám trên màng nguyên sinh chất
Ribosom là trung tâm tổng hợp protein của tế bào Nhưng không phải mọi ribosom đều có khả năng tham gia vào quá trình này Số ribosom tham gia vào quá trình này chiếm khoảng 5-10% và được liên kết với nhau gọi là polisom hay polyribosom Sự liên kết này thực hiện được nhờ mARN Các ribosom tự do gắn vào một đầu của mARN, được hoạt hóa và chuyển dịch dọc theo sợi mARN này Chuỗi polypeptid liên kết với ribosom được dài dần ra,
do tuần tự được lắp thêm các acid amin mới Khi đọc xong một sợi mARN và giải phóng ra một chuỗi polypeptid mới thì ribosom lại tách khỏi đầu cuối của tập hợp, sau đó tham gia vào một mARN khác
3.3.3 Các hạt dự trữ
Trong nguyên sinh chất thấy xuất hiện các hạt có hình dạng, kích thước và thành phần hóa học khác nhau Sự xuất hiện của các hạt này không thường xuyên, phụ thuộc vào điều kiện môi trường và giai đoạn phát triển của tế bào, đó là các hạt dự trữ hạt vùi không phải là các cơ quan con như ribosom, mesosom, Chúng có hình dạng và kích thước khác nhau và sự
có mặt của chúng không ổn định, phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh Nhiều loại hạt được vi sinh vật sử dụng như các chất dự trữ Chúng thường được hình thành khi tế bào tổng hợp thừa các chất đó và được sử dụng khi thiếu thức ăn
Các hạt hydrat carbon: các hạt này chứa tinh bột hoặc glycogen hoặc các chất tương tự nằm trong tế bào chất như những chất dự trữ Khi thiếu thức ăn vi khuẩn sẽ lấy các hạt này làm nguồn năng lượng hoặc nguồn thức ăn carbon
Hạt volutin: đây là các chất dị nhiễm sắc (bắt màu đỏ khi nhuộm xanh metylen trong
khi tế bào chất bắt màu xạnh) Trừ một số vi khuẩn (như Corynebacbacterium,
Mycobacterium, ) thường xuyên chứa các hạt volutin ở giai đoạn sinh trưởng cuối, còn thông
thường vi sinh vật chỉ chứa hạt volutin trong điều kiện dinh dưỡng bất thường (thiếu chất nào đó) Volutin là một phức chất, cấu tạo bởi polyphosphat, lipoprotein, ARN và Mg+2 Trong số
Trang 28các hạt volutin có thể có là giọt mỡ, xuất hiện nhiều khi nuôi cấy vi khuẩn trên môi trường chứa nhiều đường, glycerin hoặc các hợp chất carbon đễ đồng hóa khác.
Giọt lưu huỳnh: Một số vi khuẩn ưu lưu huỳnh, có chứa thường xuyên các giọt lưu
Tinh thể diệt côn trùng: Trong một vài vi khuẩn có thể chứa thêm một tinh thể đặc biệt
Vi khuẩn Bacillus thuringiensis hoặc B dendrolimus, Các tinh thể đặc biệt này có khả năng
giết hại một số côn trùng phá hoại mùa màng Hiện nay, người ta sử dụng các vi khuẩn này trong công tác bảo vệ thực vật để chống lại một số sâu trong nông nghiệp Ví dụ sản phẩm BT
tức là vi khuẩn B thuringiensis có khả năng giết sâu tơ trên cải bắp.
Không bào khí: Các vi khuẩn quang hợp thủy sinh không có tiên mao, chứa các không bào khí trong tế bào chất Chúng được bao bọc bởi một lớp màng protein dày khoảng 2 nm, không bào khí đóng vai trò điều tiết tỷ trọng để tế bào nổi lên những tầng nước thích hợp
Thường gặp ở các chi vi khuẩn như Halobacterium, Penlodictyon, Rhodopseudomonas, các chi vi khuẩn lam như: Anabaena.
3.4 Thể nhân (nuclear body)
Nhân là một cấu trúc ADN kép, xoắn lại khép kín thành hình cầu, hình que, hình quả
tạ hay hình chữ V Nhân tiếp xúc trực tiếp với nguyên sinh chất, liên kết với protein HU(tương tự histon) vfa gắn vào màng tế bào Nhân phân chia đơn giản bằng cách thắt lại không có sự gián phân bởi vì nhân vi khuẩn là một nhiễm sắc thể duy nhất Tế bào vi khuẩn ở thời kỳ ổn định chỉ có một nhân nhưng trong quá trình tiền phân bào thì có từ 2 - 4 nhân
Thể nhân là nhân nguyên thủy chưa có màng nhân, đặc trưng cho các cơ thể thuộc giới Monera (hay Prokaryota) Thể nhân còn gọi là vùng nhân, thể giống nhân, khi nhuộm bằng thuốc thử Feulgen hoặc Shiff có thể quan sát thấy thể nhân có hình dạng bất định, bắt màu tím Thể nhân của vi khuẩn là một nhiễm sắc thể duy nhất cấu tạo bởi một sợi ADN xoắn kép, rất dài và cuộn lại thành hình vòng tròn Nhân tế bào vi khuẩn không phân hóa thành khối rõ rệt còn gắn với màng tế bào chất Như vậy, phần lớn các tế bào của các vi sinh vật có nhân
m và chứa 6,6-13x106cặp base nitơ, số lượng hệ gen của vi khuẩn thay đổi tùy thuộc vào điều
kiện nuôi cấy Khi nuôi cấy tĩnh tế bào E coli chứa 1-4 genom (bộ gen).
Trong NST vi khuẩn ngoài ADN còn có protein và ARN Phần lớn protein để cấu tạo nên enzyme ARN-polymeraza Phân tử ADN là những chuỗi xoắn kép, khép vòng dính với ARN ở giữa đầu mút của nhiều búi khác nhau
Ngoài NST, nhiều vi khuẩn còn chứa ADN ngoài NST, đấy cũng là những sợi ADN kép, dạng vòng kín, có khả năng sao chép độc lập gọi là plasmid
Thể nhân chứa đựng thông tin di truyền của vi khuẩn
Thuốc nhuộm Shiff (nhuộm ADN): Fucsin base 1g hòa vào 20ml nước cất sôi, lắc đun
thêm 1g Metabisulfite Natri (hoặc Kali) cất vào chỗ tối Sau 24 giờ cho vào 2g than hoạt tính,
Shiff không màu hoặc vàng sáng Để lâu thì đục, không dùng được
H2S + 1/2O2 S + H2O + Q12S + 3O2 + H2O 2H2SO4 + Q2
Trang 293.5 Bao nhầy (capsula)
Một số loài vi khuẩn bên ngoài thành tế bào còn có chứa một lớp bao nhầy hay còn gọi là lớp giáp mô (vỏ nhầy) Đó là một lớp vật chất dạng keo, có độ dày bất định
Vỏ nhầy có hai loại, vỏ nhầy lớn và vỏ nhầy nhỏ Vỏ nhầy lớn có chiều dày lớn hơn
m, chỉ quan sát được qua kính hiển vi điện tử
Một số vi khuẩn không có vỏ nhầy nhưng được bao phủ bởi một lớp dịch nhầy không
giới hạn xác định và không có cấu trúc rõ ràng Ví dụ: Chi Xanthomonas
Một số vi khuẩn vỏ là lớp chất nhầy liên kết yếu, lớp chất nhầy này có khi có kích
thước rất lớn so với kích thước tế bào, ví dụ Leucorostoc mesenteroides trong hải sâm.
Một số khác lớp vỏ nhầy có liên kết vững chắc, dính sát vào vách tế bào, trong trường hợp này, vỏ nhầy được gọi là giáp mô, có kích thước mỏng (Microcapsula) hay dày (Macrocapsula) Trong điều kiện tự nhiên ở các tế bào ký sinh bắt buộc nhất thiết xuất hiện giáp mô trong cơ thể vật chủ Giáp mô bảo vệ vi khuẩn khỏi các yếu tố chống vi khuẩn của cơ thể vật chủ Khả năng bảo vệ vi khuẩn phụ thuộc chủ yếu vào thành phần hóa học chủ yếu của giáp mô và độ thẩm thấu của nó
Thành phần hóa học chủ yếu của vỏ là polyglycozit (chủ yếu ở cầu khuẩn) và
polypeptit (chủ yếu ở Bacillus) Ở Mycobacterium màng ngoài cấu tạo từ lipid dạng sáp Hơn nữa màng lipid này phủ tế bào từ ngoài ở Mycobacterium ovis, M tuberculosis, M bovis và như được thẩm hút vào vách tế bào như M avium
Công dụng của vỏ nhầy là để bảo vệ tế bào vi khuẩn và là nơi tích lũy chất dinh dưỡng
của vi khuẩn Ví dụ phế cầu khuẩn Streptococcus pneumoniae khi có vỏ nhầy sẽ không bị
bạch cầu thực bào, còn nếu mất vỏ nhầy sẽ bị thực bào mau lẹ
Nhuộm vỏ nhầy là phương pháp làm tiêu bản âm bằng cách trộn vi khuẩn với mực tàu.Một số vi khuẩn, khi môi trường nuôi cấy cạn dần chất dinh dưỡng vi khuẩn tiêu thụ đến chất dinh dưỡng có trong vỏ nhầy, làm cho vỏ nhầy tiêu biến dần đi
Phần lớn thành phần hóa học của vỏ nhầy là nước (98%) và polysaccarit
Vi khuẩn có vỏ nhầy sẽ cho khuẩn lạc tròn ướt, láng trơn, còn vi khuẩn không có vỏ nhầy hoặc dịch nhầy sẽ tạo thành khuẩn lạc khô xù xì Còn các lớp vi khuẩn có lớp dịch nhầy nhớt sẽ cho những khuẩn lạc nhầy nhớt
3.6 Tiên mao (Flagella) và khuẩn mao (pilus hay fimbria)
Một số loại vi khuẩn có khả năng di động một cách chủ động nhờ những cơ quan đặc biệt gọi là tiên mao (flagella từ tiếng La Tinh có nghĩa là cái roi) hay còn gọi là tiên mao (tricha, trichos)
Vi khuẩn có thể có tiên mao hoặc không có tiên mao tùy từng chi Tiên mao là những sợi nguyên sinh chất rất mảnh, rộng khoảng 0,01-0,05 µm, cấu tạo từ các sợi protein bện xoắn vào nhau Các sợi protein này khác với protein màng và có tính kháng nguyên H Trên bề mặt thành tế bào các sợi protein này liên kết với các protein khác của vách tế bào Phần lõi của tiên mao gắn chặt với nền vách tế bào và màng nguyên sinh chất bởi một (ở vi khuẩn Gram dương) hoặc hai (ở vi khuẩn Gram âm) đôi vòng nhẫn Nhờ vòng nhẫn này xoay, tiên mao quay quanh trục của nó và làm cho vi khuẩn di động Nguồn năng lượng này nhờ ATP hoặc thế năng điện hóa học trong và ngoài màng Nhiệm vụ chính của tiên mao là giúp cho vi khuẩn di dộng một cách chủ động
Không có tiên mao (vô mao khuẩn), không di động một cách chủ động được
- Tiên mao mọc ở đỉnh: một tiên mao mọc ở một đỉnh (đơn mao khuẩn) Ví dụ: vi
khuẩn Xanthomonas campestris.
Trang 30- Có thể là một chùm tiên mao mọc ở đỉnh (chùm mao khuẩn) Ví dụ: Pseudomonas
solanacearum.
- Mỗi đỉnh có một chùm tiên mao Ví dụ: Spirillum volutans.
- Tiên mao mọc xung quanh (chu mao khuẩn): Ví dụ: Escherichiae,
Cấu tạo của tiên mao
Nhờ kính hiển vi điện tử, chúng ta có thể quan sát được cấu tạo các tiên mao của vi khuẩn Tiên mao xuất phát từ lớp ngoại nguyên sinh chất, phía bên trong màng nguyên sinh chất
Gốc tiên mao có hai hạt: gốc có đường kính 40 nm, kế đó là các móc để tiên mao đính vào tế bào vi khuẩn, đường kính của móc lớn hơn đường kính của tiên mao Quan sát một số
tế bào vi khuẩn Ví dụ: như xoắn thể (Spirillum), tiên mao do nhiều sợi nhỏ xoắn lại với nhau.
Muốn quan sát rõ tiên mao dưới kính hiển vi thông thường chúng ta phải nhuộm màu, bằng cách dùng alcaloid (tannin) để đắp lên tiên mao làm cho tiên mao to ra, có thể thấy được dưới kính hiển vi
Tốc độ và kiểu di động của vi khuẩn không giống nhau tùy loài và tùy vị trí của tiên mao Các loại vi khuẩn có tiên mao mọc ở một đầu có tốc độ di chuyển mạnh mẽ nhất (60
m/giây Vi khuẩn có tiên mao ở một đầu di chuyển theo một hướng rõ rệt, nhưng vi khuẩn tiên mao chu mao thì lại di chuyển theo một kiểu quay lung tung
Sự có mặt hay không và số lượng, vị trí tiên mao là một yếu tố để định tên của vi khuẩn Có nhiều vi khuẩn giống hệt nhau về hình thái nhưng khác nhau về khả năng di động hoặc về vị trí sắp xếp của tiên mao
Tuy nhiên, điều kiện môi trường và thời gian nuôi cấy có thể ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng di động của các loài vi khuẩn có tiên mao Nhiệt độ cao quá hoặc thấp quá, pH môi trường, nồng độ muối, nồng độ đường, sự có mặt của chất độc, các sản phẩm trao đổi chất của bản thân vi khuẩn, tác động của năng lượng bức xạ, không những ảnh hưởng đến tốc độ di chuyển mà còn làm đình chỉ hẳn sự di chuyển của vi khuẩn
Đối với vi khuẩn không có tiên mao, trong môi trường lỏng chúng vẫn có thể chuyển động hỗn loạn do hiện tượng va chạm không ngừng của các phân tử vật chất trong chất lỏng (chuyển động Brown)
Ngoài tiên mao, một số vi khuẩn còn có sợi pili, đó là những sợi tiên mao rất ngắn và
một tế bào Pili không phải là cơ quan di động mà là phương tiện giúp cho vi khuẩn bám được tốt trên bề mặt của cơ chất Pili còn có thể tham gia vào quá trình dinh dưỡng của vi khuẩn, giúp cho bề mặt tế bào hấp thu chất dinh dưỡng lên rất nhiều lần
Ngoài ra ở một số vi khuẩn có một số sợi pili (nhung mao) sinh dục có nhiệm vụ tiếp nhận các đoạn ADN từ bên ngoài vào, trong trường hợp có trao đổi tín hiệu di truyền, nhất là trong lúc hai vi khuẩn tiếp hợp nhau Nhung mao còn là chỗ bám cho thực khuẩn thể Số lượng nhung mao thông thường có hàng trăm nhưng nhung mao sinh dục thì chỉ có 1-5 mà thôi
3.7 Nha bào và sự hình thành nha bào (spore)
Nha bào là một một kết cấu do sự biến đổi của tế bào sinh dưỡng trong một giai đoạn nào đó của quá trình sinh trưởng của vi khuẩn Mỗi tế bào chỉ có thể tạo ra một nha bào
Thường gặp nha bào ở hai chi trực khuẩn Gram dương là Bacillus và Clotridium Một số loài trong phẩy khuẩn (Deessulft-vibrio desulfuricans), cầu khuẩn (Sarcina ureae), xoắn khuẩn (Spirillium volutans) cũng có khả năng sinh nha bào.
Trang 31Nha bào của Bacillus không vượt quá chiều ngang của tế bào vi khuẩn, do đó khi vi
khuẩn mang nha bào vẫn không thay đổi hình dạng Ví dụ: Trực khuẩn gây bệnh nhiệt thán
Bacillus anthracis, trực khuẩn sinh chất kháng sinh Bacillus subtillis.
Nha bào Clostridium chiều ngang của nha bào thường lớn hơn chiều ngang của tế bào
vi khuẩn, nên khi mang nha bào vi khuẩn bị biến đổi hình dạng như hình thoi, hình vợt, hình
dùi trống Clostridium là loại vi khuẩn kỵ khí bắt buộc.
Dưới kính hiển vi điện tử, nha bào có nhiều lớp màng bao bọc, lớp ngoài cùng gọi là lớp màng ngoài của nha bào Kế đó là lớp vỏ của nha bào gồm nhiều lớp, có tác dụng ngăn chặn sự thẩm thấu của nước và các chất hòa tan trong nước Dưới đó là lớp màng trong và trong cùng là lớp khối tế bào chất có cấu tạo đồng nhất
Nha bào không giữ nhiệm vụ sinh sản như ở các ngành vi sinh vật khác mà chỉ giữ chức năng lưu tồn mà thôi Nha bào có khả năng lưu tồn tốt trong những điều kiện khó khăn của môi trường sống, nha bào có khả năng sống rất lâu Người ta phát hiện có nha bào vi khuẩn trong xác sinh vật cổ đại (1000 năm) hoặc dưới đáy băng hà (3000 năm) hoặc trong quặng mỏ (250 triệu năm) đến nay vẫn còn sống
Nhiệt độ 1000C, nha bào của một số loài của Bacillus có thể chịu được từ 2,5-20 giờ
Nha bào của vi khuẩn có thể chịu được 1000C trong 5 ngày liền
nhiệt độ ướt hoặc 165-170 0C trong 2 giờ với nhiệt độ khô
Ngoài việc chịu được nhiệt độ khô cao, nha bào có thể chịu được khô hạn cũng như tác động của nhiều loại hóa chất, cũng như các loại tia sáng
Quá trình hình thành nha bào: Các tế bào sinh nha bào khi gặp điều kiện thiếu thức
ăn, hoặc có tích lũy các sản phẩm trao đổi chất có hại sẽ bắt đầu thực hiện quá trình hình thành nha bào Về mặt hình thái học, có thể chia quá trình hình thành nha bào ra làm các giai đoạn:
- Hình thành những búi chất nhiễm sắc
- Tế bào bắt đầu phân cắt không đối xứng, tạo ra một vùng nhỏ gọi là tiền bào tử
- Tiền bào tử hình thành hai lớp màng, tăng cao tính kháng bức xạ
- Lớp vỏ sơ khai hình thành giữa hai lớp màng của bào tử sau khi đã tích lũy nhiều PG
và tổng hợp ADP, tích lũy canci, tính chiết quang cao
- Kết thúc việc hình thành áo nha bào
- Kết thúc việc hình thành vỏ nha bào Nha bào thành thục, bắt đầu có tính kháng nhiệt
- Bào nang vỡ ra, bào tử thoát ra ngoài
Trang 32Nha bào được bao bọc bởi nhiều lớp màng Ngoài cùng là màng ngoài Dưới đó là lớp
vỏ, vỏ bào tử gồm nhiều lớp, không thấm nước Dưới lớp vỏ là lớp màng trong của bào tử Trong cùng là khối tế bào chất có cấu tạo đồng nhất, thành phần hóa học của nha bào: nước chiếm 40% ở dạng liên kết, nhiều ion Ca+2, acid dipicolinic (acid này chỉ có ở nha bào)
Nha bào vi khuẩn khi chín rất khó bắt màu Nếu nhuộm bằng các phương pháp nhuộm thông thường ta không thấy rõ bào tử Để quan sát được nha bào ta phải dùng phương pháp nhuộm màu đặc biệt Trước tiên dùng acid để xử lý, sau đó mới nhuộm màu Màu của nha bào khi đó rất khó tẩy Dùng cồn hay acid để tẩy phần còn lại của tế bào rồi nhuộm bổ sung bằng thuốc nhuộm thứ hai
Nha bào của vi khuẩn không chứa chức năng của cơ quan sinh sản như bào tử của sinh vật khác Đây là hình thức sống tiềm sinh của vi khuẩn Bào tử giúp cho vi khuẩn vượt qua những điều kiện bất lợi của ngoại cảnh Bào tử thường được sinh ra trong điều kiện khó khăn như thiếu thức ăn, nhiệt độ và pH không thích hợp, môi trường tích lũy nhiều sản phẩm trao đổi chất có hại, Tuy nhiên, vi khuẩn nhiệt thán, hình thành nha bào trong điều kiện có lợi nhất định: sự có mặt của oxy khí quyển, nhiệt độ thích hợp (vì vậy cấm mổ xác súc vật chết do bệnh nhiệt thán) Chính vì vậy người ta coi nha bào là hình thức tổ chức lại tế bào chất để nâng cao sức sống của vi khuẩn
Một số nha bào đóng vai trò truyền bệnh (như than, uốn ván, hoại thư sinh hơi, ngộ độc thức ăn, ) Làm vô hoạt nha bào của một số vi khuẩn loại này là nguyên tắc để chế ra một số vaccin
Sự nẩy mầm của nha bào: Quá trình chuyển từ trạng thái nghỉ sang tế bào sinh dưỡng của vi khuẩn được gọi là quá trình nẩy mầm của nha bào Quá trình này gồm 3 giai đoạn: hoạt hóa, nẩy mầm và sinh trưởng
IV PHÂN LOẠI VI KHUẨN [7]
Như tất cả các động vật, thực vật và vi sinh vật khác, vi khuẩn được sắp xếp vào trong những hệ thống phân loại xác định Sự sắp xếp này hết sức cần thiết Khi biết vị trí của một vi khuẩn nào đó mới tìm được ở trong một bảng phân loại xác định nào đó chúng ta sẽ biết được
vi khuẩn đó có những tính chất sinh vật học xác định nào đó Đồng thời nhờ hệ thống phân loại, chúng ta xác định được mối liên hệ giữa các vi khuẩn trong quá trình tiến hóa
Để phân loại vi khuẩn người ta dựa vào hai nguyên tắc: theo genotype và theo phenotype
4.1 Phân loại học hệ thống vi khuẩn (Bacterial systematics)
Phân loại học hệ thống gồm 4 nội dung:
-Mô tả (Description)
-Xếp lớp (Classification)
-Đặt tên (Nomenclature)
-Đồng định (Indentification)
Mô tả: trình bày tất cả đặc điểm các mẫu thu thập được, chọn chủng quy chuẩn đại
diện cho một đơn vị phân loại (taxon) Có hai bước mô tả: mô tả kiểu hình và mô tả kiểu gen
+Mô tả kiểu hình (phenotypeic)
Mô tả hình thái: trình bày tất cả các đặc tính hình thái, kích thước, bắt màu thuốc nhuộm Gram, hình thành tiên mao roi (tiên mao), nha bào, giáp mô,
Đặc tính sinh hóa: lên men đường và các loại chất liệu khác nhau, năng lực sử dụng môi trường khác nhau
Đề kháng với các chất khác nhau (kháng sinh, thuốc nhuộm, )
Phân tích kiểu dạng thành phần protein tế bào
Trang 33Phân tích kiểu dạng thành phần lipid màng tế bào.
+Mô tả kiểu gen (genotypic description)
Thành phần các bagơ amin (tức là tỷ lệ: ) của ADN nhiễm sắc thể
Mô tả kiểu dạng phân cắt ADN nhiễm sắc thể bằng các enzyme hạn chế (Chromosomal ADN restriction pattern)
Mô tả trình tự sắp xếp nucleotid của một gen nào đó có tính chức năng cao:
+Thông thường gen ARN 16S ribosom
+Gen tham gia vận chuyển điện tử,
4.2 Xếp lớp (classification)
Các cá thể có đặc tính gần gũi nhau được xếp thành nhóm
Các nhóm có đặc tính gần gũi nhau được xếp thành nhóm lớn hơn
Đơn vị cơ bản trong phân loại học là loài (Species)
Trên loài có chi (tên loài và chi được in nghiêng, ngoài ra, tên họ (family) cũng được
in nghiêng ở một số nước)
Đơn vị cơ bản trong phân loại là loài (Species, Bug), các đơn vị trên loài gồm có:
- Chi (trước đây gọi là giống) (gennus)
- Tộc: thường có tên tận cùng là -eae
- Họ: thường có tên tận cùng là -aceae
- Bộ phụ: thường có tên tận cùng bằng -ales
Các đơn vị dưới loài gồm có Thứ, Dạng, Nòi
-Thứ (Variety) dùng để chỉ một nhóm nhất định trong một loài nào đó Ví dụ:
Mycobacterium tuberculosis var hominis (lao người)
Mycobacterium tuberculosis var bovis (lao bò) Mycobacterium tuberculosis var avium (lao gia cầm)
-Dạng: (Fosma, type) chỉ một nhóm nhỏ hơn thứ, căn cứ vào đặc tính phản ứng huyết thanh học Dạng được ký hiệu bằng chữ số La Mã (I, II, )
-Nòi hay chủng (Strain): là thuật ngữ riêng để chỉ một loài vi sinh vật mới phân lập thuần khiết từ một cơ chất nào đó, ở một nơi nhất định nào đó
4.3 Đặt tên (Nomenclature)
Có hai hình thức đặt tên đó là tên tạm thời và tên khoa học
4.3.1 Tên tạm thời
Đây là tên bất kỳ do nhà nghiên cứu có thể quy định để tiện bảo quản, mô tả,
Tên này thường chỉ chủng thu thập được của riêng nhà nghiên cứu hay PTN Nó cũng
có thể trở thành tên được công nhận quốc tế nếu quy định bởi một PTN tàng cứu (reference lab), như ATCC (Mỹ),
4.3.2 Tên khoa học
Tên khoa học được đặt bởi nhà nghiên cứu tùy ý nhưng tuân thủ những nguyên tắc của Hội Vi sinh vật học:
Tên phải ở dạng Latin hoặc Latin hóa
Tên loài gồm hai thành phần: tên chi (trước đây gọi là giống) và từ xác định loài.Hai thành phần trên phải được in nghiêng hay gạch chân để phân biệt là tên khoa học Sau tên viết thường có thể được viết thêm tên các nhà khoa học đã phân lập và năm phân lập
Trang 34Tên khoa học của một vi khuẩn chỉ được công nhận sau khi được đăng trên tạp chí ''Intern J of Systematic and Evolutionary Microbiology'' hoặc đăng trên một tạp chí chuyên môn rồi đăng ký trên tạp chí trên Thời điểm công nhận tên khoa học mới, là thời điểm đăng trên tạp chí nêu trên.
Tên khoa học chỉ được chấp nhận chính thức nếu chủng quy chuẩn (type strain) đã được lưu trữ tại một trong những phòng thí nghiệm tàng cứu (Reference lab) được hội Vi sinh vật quốc tế công nhận, nhằm: lưu giữ và có sẵn đối tượng cho các nhà nghiên cứu khác kiểm chứng
Khái niệm ''phân loại học (Taxonomy)''
Ba nội dung trên (mô tả, xếp lớp, đặt tên) được gọi là phân loại học (Taxonomy)
Một bậc phân loại được gọi là một đơn vị phân loại (taxon)
Loài (species) là taxon cơ bản trong các hệ thống phân loại
Taxonomy được thực hiện bởi các PTN quy mô lớn
4.4 Đồng định (Indentification)
Đồng định được thực hiện ở các phòng thí nghiệm có quy mô bất kỳ Đồng định hay còn gọi là chẩn đoán phòng thí nghiệm (Laboratory diagnosis) Thực chất đây là mô tả đối
tượng ta đang có, để quy thuộc vào nhóm các đối tượng đã được mô tả, xếp lớp và đặt tên
trong quá khứ và đã biết là có liên quan đến bệnh hay hiện tượng nào đó (lên men, )
Quá trình quy thuộc được vào nhóm càng nhỏ càng tốt (loài, type huyết thanh học, type phage, type sinh học, )
Giới thiệu tóm tắt hệ thống phân loại vi khuẩn
Trang 35Phân loại vi khuẩn (Phạm Hồng Sơn, 2002)[7]
Trang 36n Gram
Loài phụ (subsp)
Escherichia coli hermannii, E vulneris E coli, E fergusonii, E
Salmonella
S choleraesuis (Typhimurium, Dublin,
Paratyphi A, Abortusequi, Abortusovis, Choleraesuis, Typhi, Sendai, Gallinarum, Pullorum),
Arizonae, diarizonae, salamae, houtenae, indica,
Shigella
S dysenteriae, S
flexneri, S boydii, S sonnei
Edwardsiella hoshinae, E ictaluri E tarda1, E tarda2, E
e
Ozaenae, thinoscler omatis
Enterobacter aerogenes, E gergoviae, E E. cloacae, E
sakazakii
Proteus P penneri, P alcalifacciens, P vulgaris, P mirabillis,
P stuartii, P rettgeri, Citrobacter C, freundii, C diversus,
35
Trang 37P aeruginosa, P fluorescens, P putida, P
anguilliseptica, B (P) mallei, B.(P) pseudomallei, 86 loài khác
Trang 38subsp
fetus, C fetus
subsp
venereales Helicobacter Helicobacter pylori
B burgdorferi Spirochaeta
Trang 39bovis (D,E,N), S mutans (một
số E), S uberis, S pneumoniae
.(type huyết thanh)
S equi
subsp
zooepidem icus, S equi
subsp, S
zooepider micus; và
31 loài khác
Enterococcus E fecalis 16 loài khác Lactococcus L lactis, 6 loài khác Peptococcus P indolicus, 9 loài khác
novyi typA, C novyi typ B, C
novyi typ C, C haemolyticum,
C sodeli, C sporogens, ( các
type sinh độc tố C botulinum ABF, C botulinum BEF, C
botulinum CD, C botulinum G), C difficile, C colinum, C
tetani
Trang 40Erysipelothrix, Renibacterium, Lactobacillus
Mycobacterium
M tuberculosis, M bovis, B.microti, M kansaii,
pyogennes Dermatophilus, Rhodococcus, Nocardia