1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Tiểu Luận công nghiệp hóa hiện đại hóa là con đường tất yếu để đưa việt nam thành nước công nghiệp hóa hiện đại hóa

41 9 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 1,38 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT TP HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ MÔN HỌC LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TIỂU LUẬN CUỐI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA LÀ CON ĐƯỜNG TẤT YẾU ĐỂ ĐƯA V.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT TP.HCM

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

MÔN HỌC: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA LÀ CON ĐƯỜNG TẤT YẾU ĐỂ ĐƯA VIỆT NAM TRỞ THÀNH NƯỚC CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG HIỆN ĐẠI

MÃ MÔN HỌC: LLCT220514_22_1_01CLC HỌC KỲ 1 – NĂM HỌC 2022-2023

THỰC HIỆN: NHÓM 3 Giảng viên hướng dẫn: T.S Phùng Thế Anh

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng 11 năm 2022

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH

PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA LÝ LUẬN

CỘNG SẢN VIỆT NAM HỌC KỲ II NĂM HỌC 2021-2022

1 Mã lớp môn học: LLCT220514_22_1_01CLC

2 Giảng viên hướng dẫn: TS Phùng Thế Anh

3 Tên đề tài: Công nghiệp hóa hiện đại hóa là con đường tất yếu để đưa Việt Nam

thành nước công nghiệp hóa hiện đại hóa

4 Danh sách thành viên tham gia viết tiểu luận cuối kỳ:

STT Họ và tên sinh viên Mã số

sinh viên

Tỉ lệ tham gia

Kí tên Ghi chú

Trang 3

Nhận xét của giáo viên

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Tp Hồ Chí Minh Tháng 11 năm 2022

Giáo viên chấm điểm

Phùng Thế Anh

Trang 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1

2.1 Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa với quá trình phát triển lực lượng sản xuất trong Cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam hiện nay: 2

2.2 Vai trò của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 3

2.3 Những thành tựu nổi bật trong phát triển công nghiệp góp phần quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: 3

2.4 Công nhân Việt Nam tiên phong trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá 5

2.5 Nguồn lực con người - yếu tố cơ bản đảm bảo cho sự phát triển nhanh và bền vững 6

2.6 Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa là một tất yếu khách quan trong sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở nước ta: 7

2.7 Quan điểm chỉ đạo của Đảng xây dựng giai cấp công nhân trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước hiện nay 7

2 Đẩy mạnh Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa dựa trên nền tảng của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo: 8

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

9

1.1 Khái niệm công nghiệp hóa hiện đại hóa……… 9

1.2Tính tất yếu khách quan và vai trò của công nghiệp hóa, hiện đại hóa 9

1.2.1 Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa 9

1.2.2 Vai trò của công nghiệp hóa đối với nhà nước ta 10

1.3 Nôi dung cơ bản của công nghiệp hóa hiện đại hóa………11

Trang 6

CHƯƠNG 2 Lịch Sử Phát Triển Ngành Công Nghiệp Hóa Hiện Đại Hoá 12

2.1 Lịch sử phát triển Công Nghiệp Hóa, Hiện Đại Hóa của thế giới……12

CHƯƠNG 3 CHỦ TRƯƠNG VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG ĐẠI HỘI LẦN THỨ XII 15

3.1.Đánh giá về quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước sau năm đổi mới (1986-2016) 15

3.2.Thành tựu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 16

3.3.Quan điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn mới 16

3.4.Tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới theo con đường xã hội chủ nghĩa, phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm (2011 - 2015) 19 3.4.1 Dự báo tình hình thế giới và trong nước những năm sắp tới 19

3.4.2 Tiếp tục đổi mới toàn diện, mạnh mẽ theo con đường xã hội chủ nghĩa 21 3.4.3 Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm (2011 - 2015) 22

3.5.Đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; đẩy mạnh công

nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển nhanh, bền vững 23

3.6 Phát triển công nghiệp và xây dựng theo hướng hiện đại, tiếp tục tạo nền tảng cho một nước công nghiệp và nâng cao khả năng độc lập, tự chủ của nền kinh tế 23

3.7 Phát triển nông - lâm - ngư nghiệp toàn diện theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với giải quyết tốt vấn đề nông dân, nông thôn

24 3.8.Triển khai đồng bộ, toàn diện hoạt động đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế 25

Trang 7

CHƯƠNG 4 : THỰC HIỆN QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ HIỆN ĐẠI HOÁ

VIỆT NAM TA HIỆN NAY 27

4.1Thành tựu đạt được sau 35 năm thực hiện Công nghiệp hoá hiện đại hoá 27

4.2Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 28

4.2.1 Cách mạng công nghiệp 4.0 28

4.2.2 Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước 30

4.3 Thực hiện quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa………30

KẾT LUẬN 31

TÀI LIỆU THAM KHẢO 33

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Khi nền khoa học của thế giới đang có sự phát triển như vũ bão, khoa học đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, khi mà công nghệ đang trở thành nhân tố quyết định chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất tức là nói đến khả năng cạnh tranh của hàng hoá, hiệu quả của sản xuất, kinh doanh thì khoa học - công nghệ phải là động lực của công nghiệp hoá, hiện đại hoá Bởi vậy, phát triển khoa học - công nghệ cũng như

sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá là vấn đề cấp thiết nhất hiện nay Ở mỗi thời

kỳ lịch sử, căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa có nội dung và bước

đi cụ thể, phù hợp Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu,

cơ sở vật chất - kỹ thuật thấp kém, trình độ của lực lượng sản xuất chưa phát triển, quan

hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa mới được thiết lập, chưa được hoàn thiện Khi chính thức bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng chủ trương tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, và từ cuối thế kỷ XX đến nay, quá trình này được xác định đầy đủ

là công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Quá trình công nghiệp hoá chính là quá trình xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân Mỗi bước tiến của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một bước tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất và góp phần hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa Và trong

sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng ta luôn nhất quán xác định khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng thúc đẩy đất nước phát triển nhanh và bền vững Vì vậy, đất nước chúng ta phải chủ động sáng tạo nắm lấy thời cơ phát huy những thuận lợi để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, tạo ra thế và lực mới

để vượt qua những khó khăn, đẩy lùi nguy cơ, đưa nền kinh tế tăng trưởng, phát triển bền vững

Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, chúng em đã chọn đề tài: “Công nghiệp hóa, Hiện

đại hóa là con đường tất yếu để đưa Việt Nam thành nước Công nghiệp hóa, Hiện đại

hóa”

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trang 9

2.1 Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa với quá trình phát triển lực lượng sản xuất trong Cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam hiện nay:

Trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, lực lượng sản xuất giữ vai trò quyết định Phát triển lực lượng sản xuất chính là phát triển

hệ thống các yếu tố và phương thức kết hợp giữa các yếu tố người lao động với tư liệu sản xuất trong quá trình sản xuất vật chất của một xã hội nhất định Trong đó, công nghiệp hóa, hiện đại hóa có vai trò to lớn, là nhân tố, động lực phát triển lực lượng sản xuất

Ở Việt Nam, cùng với những nhân tố khác, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một trong những giải pháp quyết định đưa nước ta sớm thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu, khắc phục nguy cơ tụt hậu về kinh tế, tiến kịp với các nước trong khu vực và trên thế giới, đồng thời cải thiện đời sống của nhân dân, tăng cường tiềm lực quốc phòng -

an ninh, củng cố vững chắc độc lập chủ quyền của Tổ quốc Đặc biệt, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư được cho là đã bắt đầu từ vài năm gần đây là cuộc cách mạng về sản xuất thông minh dựa trên các thành tựu đột phá trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano…với nền tảng là các đột phá của công nghệ số Cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ mở ra cơ hội phát triển cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất, bởi cuộc cách mạng công nghiệp này không nhằm vào công nghiệp, là lĩnh vực nước ta có khoảng cách rất lớn so với các nước phát triển, mà chú trọng vào công nghệ số, tạo điều kiện cho chúng

ta phát triển về công nghệ số ở mọi lĩnh vực Hơn nữa, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở thế kỷ XXI sẽ thúc đẩy quá trình phát triển lực lượng sản xuất Dó đó, Việt Nam phải đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa để phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện tăng cường củng cố an ninh - quốc phòng và là tiền đề cho việc xây dựng một nền kinh

tế độc lập, tự chủ, đủ sức tham gia một cách có hiệu quả vào sự phân công và hợp tác quốc tế

Nguồn: TS: Phạm Thị Kiên đường dẫn:

https://hcma3.hcma.vn/tintuc/pages/tin-tuc-su-kien.aspx?ItemId=49867&CateID=0

2.2 Vai trò của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Trang 10

Thanh niên Việt Nam trong các giai đoạn lịch sử luôn giữ vai trò quan trọng, luôn thể hiện tinh thần xả thân trong các cuộc chiến tranh giữ nước và luôn là lực lượng quan trọng trong thời kỳ kiến thiết đất nước Thanh niên Việt Nam trong cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ; trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và cuộc kháng chiến chống

Mỹ, cứu nước, trong thời kỳ kiến thiết đất nước sau chiến tranh, trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước luôn phát huy truyền thống của dân tộc, luôn nêu cao tinh thần xung phong, tình nguyện, xung kích, đi đầu để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Đảng, nhà nước và nhân dân giao phó

Thanh niên luôn là lực lượng nòng cốt với sức khỏe dẻo dai và tinh thần nhiệt huyết Góp phần quan trọng trong sự nghiệp thúc đẩy đất nước phát triển

Trước sự quan tâm, chăm lo và kỳ vọng lớn lao của Đảng và Nhà nước, hơn bao giờ hết, mỗi thanh niên cần nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm để không ngừng học tập,

tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu để trở thành lực lượng xung kích thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng vững chắc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Nguồn: nghiep-hoa-hien-dai-hoa-dat-nuoc.html

https://wikisecret.com/vai-tro-cua-thanh-nien-trong-su-nghiep-cong-2.3 Những thành tựu nổi bật trong phát triển công nghiệp góp phần quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước:

 Đưa Việt Nam thoát khỏi những quốc gia nghèo nhất thế giới

Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới trở thành quốc gia có thu nhập thấp và đang tiến dần và hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới Và đóng góp vào những thành quả to lớn của đất nước có vai trò hết sức của sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước

Trang 11

 Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có nền công nghiệp năng lực cạnh tranh toàn cầu

Năng lực cạnh tranh toàn cầu (CIP) của Việt Nam đang thuộc vào nhóm các quốc gia trung bình cao với vị trí thứ 44 trên thế giới (2018) theo đánh giá của UNIDO Cụ thể, giai đoạn 1990-2018 Việt Nam đã tăng 50 bậc và giai đoạn 2010-2018 tăng 23 bậc nhanh nhất trong các nước thuộc khu vực ASEAN

 Đưa Việt Nam lên vị trí thứ 22 quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới

Công nghiệp Việt Nam là ngành xuất khẩu chủ lực, có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong ngành kinh tế quốc dân, đóng góp xấp xỉ 30% GDP Trong tổng số 32 mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD vào năm 2019 hàng công nghiệp chiếm 29/32 mặt hàng

và có 5 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD

Theo thống kê xếp hạng doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2019 trong 10 doanh nghiệp lớn nhất thì 8/10 doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp

Trang 12

Để tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, với mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu khu vực ASEAN về công nghiệp Bộ Chính trị đã ban hành nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp

Với những nghị quyết đúng đắn và chính xác của đảng nhà nước, Việt Nam đã ngày càng gặt hái được nhiều thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực Trong đó công nghiệp đang được phát triển là ngành mũi nhọn đưa đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu

bat-trong-phat-trien-cong-nghiep-gop-phan-quan-trong-thuc-%C4%91ay-su-nghiep- cong-nghiep-hoa-hien-%C4%91ai-hoa-%C4%91at-nuoc-20443-3301.html

Nguồn:http://www.moit.gov.vn/web/guest/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/nhung-thanh-tuu-noi-2.4 Công nhân Việt Nam tiên phong trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Giai cấp công nhân kiên trì khắc phục khó khăn, duy trì và phát triển hoạt động sản xuất, dần thích ứng với cơ chế quản lý mới, nâng cao năng suất lao động, tạo ra khối lượng sản phẩm công nghiệp, đóng góp chủ yếu vào ngân sách Nhà nước

Trang 13

Công nhân là lực lượng lao động trực tiếp thúc đẩy sản xuất công nghiệp từng bước phục hồi, giá trị gia tăng ngành công nghiệp, xây dựng tăng bình quân 6,9%/năm; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong cơ cấu công nghiệp tăng

Trong công cuộc đổi mới, nhất là từ khi bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giai cấp công nhân có vai trò đặc biệt quan trọng Giai cấp công nhân trực tiếp làm việc trong các công xưởng, nhà máy, doanh nghiệp, trong các lĩnh vực của ngành kinh tế công nghiệp, trực tiếp tiếp nhận công nghệ tiên tiến đưa vào sản xuất, cải tiến công cụ, quy trình, quản lý Giai cấp công nhân nước ta “là lực lượng nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng”

Bên cạnh chính sách về y tế, cần quan tâm hơn nữa đến chính sách dân số vì đây cũng đang là vấn đề quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của con người Hiện tỷ lệ tăng dân số ở Việt Nam còn khá cao, có thể dẫn đến làm triệt tiêu những thành quả đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội, làm gay gắt thêm những vấn đề xã hội và

là vật cản đối với việc cải thiện chất lượng dân số

Nguồn:

https://tinhuyquangtri.vn/nguon-luc-con-nguoi-yeu-to-co-ban-dam-bao-cho-su-phat-trien-nhanh-va-ben-vung

Trang 14

2.6 Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa là một tất yếu khách quan trong sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở nước ta:

Ở nước ta Công nghiệp hóa Xã hội chủ nghĩa được coi là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ Đảng ta đã xác định được thực chất của Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là “quá trình thực hiện sự phân công mới về lao động và là quá trình tích luỹ xã hội chủ nghĩa để không ngừng tái sản xuất mở rộng, Công nghiệp hóa Xã hội chủ nghĩa

là quá trình xây dựng cơ sở vật chất của Chủ nghĩa xã hội, do giai cấp công nhân và nông dân lao động dưới sự chỉ đạo của Đảng cộng sản Công nghiệp hóa Xã hội chủ nghĩa có nhiệm vụ đưa nền kinh tế nước ta từ nền sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn Xã hội chủ nghĩa Qua đó, để xây dựng nước ta trở thành nước Xã hội chủ nghĩa có nền công nông nghiệp hiện đại, kĩ thuật tiên tiến, quốc phòng vững mạnh, cuộc sống văn minh và hạnh phúc, chúng ta phải tiến hành Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước

Nguồn: Tài liệu môn lý luận chính trị Đường dẫn: CNH-HĐH và vai trò của nó

trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta - Trang web chuyên cung cấp: Tài liệu Luận văn Bài giảng Đồ án (giangvien.net)

2.7 Quan điểm chỉ đạo của Đảng xây dựng giai cấp công nhân trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước hiện nay

Kiên định quan điểm giai cấp Công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam Xây dựng giai cấp Công nhân lớn mạnh phải gắn kết hữu cơ với xây dựng, phát huy sức mạnh của liên minh giai cấp Công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng, của tất cả các giai cấp, các tầng lớp xã hội trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc Chiến lược xây dựng giai cấp Công nhân lớn mạnh phải gắn kết chặt chẽ với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ mọi mặt cho Công nhân, không ngừng trí thức hóa giai cấp Công nhân

là một nhiệm vụ chiến lược Xây dựng giai cấp Công nhân lớn mạnh là trách nhiệm của

cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội và sự nỗ lực vươn lên của bản thân mỗi người Công nhân, sự tham gia đóng góp tích cực của người sử dụng lao động

Nguồn :Tiếp tục xây dựng giai cấp Công nhân thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH trích báo Người lao động Đường dẫn :

Trang 15

cnh-hdh-215632.htm

https://nld.com.vn/cong-doan/tiep-tuc-xay-dung-giai-cap-cn-thoi-ky-day-manh-2.8 Đẩy mạnh Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa dựa trên nền tảng của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo:

Ðại hội XIII nêu rõ mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời kỳ mới:

"Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa dựa trên nền tảng của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và những thành tựu công nghệ của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư Ðẩy mạnh phát triển một số ngành, lĩnh vực kinh tế trọng điểm, có tiềm năng, lợi thế và còn dư địa lớn để làm động lực cho tăng trưởng theo tinh thần bắt kịp, tiến cùng và vượt lên ở một số lĩnh vực so với khu vực, thế giới" Ðại hội XIII của Ðảng đã

kế thừa và bổ sung, phát triển đường lối, chủ trương tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước từ nay đến giữa thế kỷ XXI Ðây là cơ sở quan trọng hàng đầu để Chính phủ và các cấp, các ngành xây dựng những chính sách cụ thể, kịp thời và hiệu quả nhằm hoàn thành mục tiêu đất nước có nền công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2025 và có nền công nghiệp hiện đại vào năm 2030

Nguồn: Văn kiện đại hội XIII trích báo vietnamnet Đường dẫn:

https://vietnamnet.vn/vn/goc-nhin/day-manh-cnh-hdh-dua-tren-nen-tang-cua-khoa-hoc-cong-nghe-doi-moi-sang-tao-736285.htm

Trang 16

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 1.1 Khái niệm Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi cơ bản và toàn diện hầu hết các hoạt động sản xuất từ việc sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động phổ thông dựa trên sự phát triển của ngành công nghiệp cơ khí

Còn hiện đại hóa được hiểu là quá trình ứng dụng, trang bị những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội

Vì vậy, công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay là quá trình chuyển đổi căn bản

và toàn diện các hoạt động kinh tế và kinh tế- xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công

là chính sang sử dụng lao động phổ thông cũng như công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại để tạo ra năng suất lao động xã hội lớn

1.2 Tính tất yếu khách quan và vai trò của công nghiệp hóa, hiện đại hóa 1.2.1 Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Một là, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quy luật phổ biến của sự phát triển lực

lượng sản xuất, của sự phát triển xã hội mà mọi quốc gia đều phải trải qua khi muốn phát triển Công nghiệp hóa, hiện đại hóa được thực hiện sẽ tạo cơ sở vật chất để tăng cường tiềm lực củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia và tạo môi trường kinh tế – xã hội ổn định cho sự phát triển kinh tế

Hai là, công nghiệp hóa, hiện đại hóa để xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của

chủ nghĩa xã hội Cơ sở vật chất kỹ thuật của một phương thức sản xuất là hệ thống các yếu tố vật chất của lực lượng sản xuất xã hội, phù hợp với một trình độ kỹ thuật mà lực lượng lao động xã hội sử dụng để tiến hành quá trình lao động sản xuất

Đối với nước ta, từ một nước kém phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng

cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội phải thực hiện từ đầu thông qua công nghiệp hóa, hiện đại hóa Mỗi bước tiến của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một bước tăng cường cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, phát triển mạnh

mẽ lực lượng sản xuất và góp phần hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, làm cho nền sản xuất xã hội không ngừng phát triển, đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, trên cơ sở đó từng bước nâng dần văn minh của xã hội

Trang 17

1.2.2 Vai trò của công nghiệp hóa đối với nhà nước ta

Công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn có tầm quan trọng đặc biệt đối với phát triển kinh tế - xã hội, đó là con đường tất yếu phải tiến hành đối với bất cứ nước nào, nhất là những nước có điểm xuất phát từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, muốn xây dựng nền kinh tế phát triển hiện đại

Thứ nhất, công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn tạo sự phát triển cho lực lượng

sản xuất khu vực nông nghiệp, nông thôn

Công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn đã tạo tiền đề cải tiến công cụ lao động ngày càng hiện đại hóa, hiệu quả cao hơn Điều này là yếu tố quan trọng cho sự gia tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí lao động, mang lại hiệu quả kinh tế tối ưu nhất, hướng tới nền nông nghiệp phát triển bền vững và hiện đại Có rất nhiều dự án khoa học - kỹ thuật nhằm phục vụ công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn Có rất nhiều nghiên cứu, phát minh ra đời, được đưa vào ứng dụng rộng rãi trong nông nghiệp, như máy gặt đập liên hoàn, máy cấy, máy tra hạt, máy phân li giống lúa,… Nông dân được tạo mọi điều kiện, cơ hội để tiếp thu khoa học - công nghệ, ứng dụng khoa học - kỹ thuật hiện đại vào sản xuất

Thứ hai, công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn giúp giải quyết việc làm, trực

tiếp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cư dân nông thôn

Việt Nam có gần 70% dân số làm nghề nông Đa số dân cư và lao động xã hội sống ở nông thôn - nơi mà đời sống còn nhiều khó khăn, năng suất lao động thấp, sản xuất nhỏ lẻ và manh mún

Công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn làm cho cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng giá trị nông nghiệp, tăng tỷ trọng giá trị công nghiệp và dịch vụ Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự phân công lao động theo hướng phù hợp với cơ cấu đó Lao động lĩnh vực nông nghiệp giảm dần, lao động lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ tăng lên trong nội bộ nền kinh tế nông nghiệp nông thôn Địa bàn nông thôn xuất hiện nhiều ngành nghề công nghiệp, dịch vụ, phi nông nghiệp Hàng hóa nông nghiệp gia tăng, dịch vụ, hạ tầng phát triển tạo điều kiện giao lưu kinh tế giữa nông thôn và thành thị Cơ hội việc làm cho lao động nông thôn không ngừng mở rộng

Trang 18

Cùng với việc giải quyết được việc làm cho lao động nông thôn, chất lượng đời sống nông dân cũng không ngừng được cải thiện Do thay đổi cách thức sản xuất nông nghiệp từ việc sử dụng sức người là chính và phụ thuộc vào tự nhiên sang ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ nên năng suất lao động tăng cao Một người lao động

có thể làm ra khối lượng sản phẩm gấp 3, 4 lần trước đây, không chỉ phục vụ đủ nhu cầu bản thân và gia đình mà nguồn sản phẩm đó còn trở thành hàng hóa bán ra thị trường, mang lại lợi nhuận lớn cho người lao động, cải thiện chất lượng đời sống

1.3 Nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Đối với nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta sẽ bao gồm các nội dung cơ bản mà bạn cần chú ý như sau:

Thứ nhất: Nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất

Thực hiện cơ khí hóa nền sản xuất xã hội nhờ vào việc chuyển nền kinh tế từ chỗ dựa trên kỹ thuật thủ công sang một nền kinh tế dựa vào kỹ thuật cơ khí Đồng thời chuyển nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh công nghiệp

Áp dụng các thành tựu của khoa học và công nghệ vào những ngành trong nền kinh tế quốc dân, thành tựu này sẽ gắn liền với hiện đại hóa và cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại

Nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực khi thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Thứ hai: Xây dựng cơ cấu kinh tế một cách hợp lý, hiện đại và đạt hiệu quả cao

Cơ cấu của nền kinh tế chính là tổng thể hữu cơ giữa những ngành kinh tế Có 2 loại cơ cấu kinh tế đó là cơ cấu vùng kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế Trong khi đó

cơ cấu của ngành kinh tế sẽ đóng vai trò quan trọng và cốt lõi nhất

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có nghĩa là chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế kém hiệu quả, bị tụt hậu sang một nền kinh tế hiện đại và hiệu quả hơn Xu thế của sự chuyển dịch này là hướng từ một nền cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang cơ cấu kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và sau đó phát triển thành cơ cấu kinh tế công, nông nghiệp và dịch

vụ

Trang 19

Cơ cấu lao động cũng sẽ được chuyển dụng theo hướng gắn với phát triển kinh

tế tri thức Đây là một trong những tiền đề làm chi phối về xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động từng thời kỳ của nước ta

xã hội chủ nghĩa Đồng thời tiến tới việc xác lập địa vị thống trị trong mối quan hệ sản xuất xã hội của toàn bộ nền kinh tế quốc dân

CHƯƠNG 2 Lịch Sử Phát Triển Ngành Công Nghiệp Hóa Hiện Đại Hoá 2.1 Lịch sử phát triển Công Nghiệp Hóa, Hiện Đại Hóa của thế giới

Đến nay nhân loại đã trải qua bốn cuộc cách mạng kỹ thuật:

+ Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất về sản xuất cơ khí với máy dựa vào động

cơ hơi nước, tạo ra dây chuyền sản xuất hàng loạt, sản xuất hàng hóa, kinh tế thị trường… (cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19)

+ Cách mạng công nghiệp lần thứ hai đưa đến sự ra đời của nền công nghiệp và xã hội điện khí hóa; tạo tiền đề để chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh lên độc quyền đế quốc (cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20)

+ Cách mạng công nghiệp lần thứ ba về sản xuất tự động với máy tính, điện tử và cách mạng số hóa (từ thập kỷ 70 của thế kỷ 20)

+ Cách mạng công nghiệp lần thứ tư về sản xuất thông minh nhờ các đột phá của công nghệ số (từ đầu thế kỷ 21)

Mỗi cuộc cách mạng tạo ra một trình độ công nghệ ngày càng hiện đại cho quá trình công nghiệp hóa lâu dài của nhân loại Các chuyên gia trên thế giới đã khái quát 4 trình độ công nghiệp hóa từ thấp đến cao Thấp nhất là trình độ lắp ráp (Assemblement); tiếp đó là trình độ sản xuất với kỹ thuật riêng (Own Engineering Manufacturing-OEM); cao hơn là trình độ sản xuất với thiết kế riêng (Own Design Manufacturing-ODM) và cao nhất là trình độ sản xuất với thương hiệu riêng (Own Brand Manufacturing-OBM)

Ta có thể thấy Công nghiệp hóa là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình phát triển vì nó đưa cả nền sản xuất vật chất và đời sống văn hóa - xã hội của

Trang 20

đất nước lên trình độ mới Ở mỗi thời kỳ lịch sử, căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa có nội dung và bước đi cụ thể, phù hợp Cụ thể như sau:

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất

Bắt đầu vào khoảng năm 1784 Điểm nổi bật của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là việc sử dụng năng lượng nước, hơi nước và cơ giới hóa sản xuất Cuộc cách mạng công nghiệp này mở màn từ việc James Watt phát minh ra động cơ hơi nước vào năm 1784 Phát minh vĩ đại này đã châm ngòi cho sự bùng nổ của công nghiệp thế kỷ

19 lan rộng từ Anh đến khắp châu Âu và Hoa Kỳ Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất

đã thay thế hệ thống kỹ thuật cũ có tính truyền thống của thời đại nông nghiệp (kéo dài suốt 17 thế kỷ), chủ yếu dựa vào gỗ, sức mạnh cơ bắp (lao động thủ công), sức nước, sức gió và sức kéo động vật… bằng một hệ thống kỹ thuật mới với nguồn động lực là máy hơi nước và nguồn nguyên – nhiên – vật liệu mới là sắt và than đá Nó khiến cho lực lượng sản xuất được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ, tạo nên sự phát triển vượt bậc của nền công nghiệp và nền kinh tế Đây là giai đoạn quá độ từ nền sản xuất nông nghiệp sang nền sản xuất cơ giới dựa trên cơ sở khoa học có tính thực nghiệm

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 diễn ra từ khoảng năm 1870 đến khi Thế Chiến I nổ ra Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp này là việc sử dụng năng lượng điện và sự ra đời của các dây chuyền sản xuất hàng loạt trên quy mô lớn Khi có

sự phát triển của ngành điện, vận tải, hóa học, sản xuất thép, và (đặc biệt) là sản xuất và tiêu dùng hàng loạt Cách mạng công nghiệp lần thứ 2 đã tạo nên tiền đề cơ sở vững chắc cho thế giới để phát triển nền công nghiệp ở mức cao hơn nữa Cuộc cách mạng này được chuẩn bị bằng quá trình phát triển 100 năm của nền sản xuất đại cơ khí và bằng sự phát triển của khoa học trên cơ sở kỹ thuật Yếu tố quyết định của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai chính là chuyển sang sản xuất trên cơ sở điện – cơ khí và

tự động hóa Tạo ra các ngành mới trên cơ sở khoa học thuần túy, biến khoa học thành một ngành lao động đặc biệt Ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa trong cuộc cách này thậm chí còn lan rộng hơn tới Nhật Bản sau thời Minh Trị Duy Tân, và thâm nhập sâu vào nước Nga – quốc gia đã phát triển bùng nổ vào đầu Thế Chiến I Cuộc cách mạng này đã tạo ra những tiền đề thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở quy mô thế giới

Ngày đăng: 15/11/2022, 02:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w