1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ôn tập đại lý pdf

5 87 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 324,95 KB

Nội dung

1 Câu IV.b. Theo Chương trình Nâng cao (2,0 điểm) So sánh chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Tại sao giữa hai vùng này lại có sự khác nhau về chuyên môn hóa? * Chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long - Đồng bằng sông Hồng: + Lúa cao sản, lúa có chất lượng cao. + Cây lương thực, đặc biệt là các loại rau quả cao cấp, cây công nghiệp ngắn ngày (đay, cối). + Lợn, bò sữa (ven thành phố lớn), gia súc, nuôi thủy sản nước ngọt (ở các ô trũng), thủy sản nước mặn, nước lợ. - Đồng bằng sông Cửu Long: + Lúa, lúa có chất lượng cao. + Cây ăn quả nhiệt đới, cây công nghiệp ngắn ngày (mía, đay, cối). + Thủy sản (đặc biệt là tôm). Gia cầm (đặc biệt là vịt đàn) * Giống nhau: - Là hai vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm của cả nước, lúa là cây trồng chủ đạo. - Cả hai vùng đều có thế mạnh để phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản. * Sự khác nhau trong chuyên môn hoá nông nghiệp giữa Đồng Bằng Sông Hồng và Đồng Bằng Sông Cửu Long là: - Đồng Bằng Sông Hồng: Có ưu thế về tập đoàn cây trồng, đặc biệt là rau, cây thực phẩm có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (khoai tây, cà rốt, bắp cải…).Chăn nuôi lợn, gia cầm. - Đồng Bằng Sông Cửu Long:Cây trồng chủ yếu có nguồn gốc nhiệt đới.Chăn nuôi thuỷ sản nước ngọt, lợ, mặn. Vịt đứng đầu cả nước. - Cùng là trồng lúa và nuôi trồng thủy sản nhưng quy mô sản xuất ở đồng bằng sông Cửu Long lớn hơn nhiều so với đồng bằng sông Hồng. * Nguyên nhân: là do sự khác biệt về điều kiện sinh thái nông nghiệp: địa hình, đất trồng, nguồn nước và đặc biệt là sự phân hóa của yếu tố khí hậu. - Đồng bằng sông Hồng: + Đồng bằng châu thổ có nhiều ô trũng. + Đất phù sa sông Hồng và sông Thái Bình. + Có mùa đông lạnh. - Đồng bằng sông Cửu Long: + Các dải phù sa ngọt, các vùng đất phèn, đất mặn. + Vịnh biển nông, ngư trường rộng. + Các vùng rừng ngập mặn có tiềm năng để nuôi trồng thủy sản. + Khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo nóng quanh năm. 2 II/ Tại sao nói việc phát huy các thế mạnh của trung du miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa kinh tế lớn và chính trị xã hội sâu sắc? -Về Kinh tế: góp phần khai thác, sử dụng hợp các nguồn TNTN, cung cấp nguồn năng lượng, khoáng sản, nông sản cho cả nước và xuất khẩu. -Về Chính trị, Xã hội: nâng cao đời sống nhân dân, xóa bỏ sự cách biệt giữa đồng bằng và miền núi. Đảm bảo sự bình đẳng, củng cố khối đoàn kết giữa các dân tộc. Góp phần giao lưu kinh tế trao đổi với các nước Trung Quốc, Lào và giữ vững an ninh vùng biên giới. * Trả lời: Phải đặt vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở đồng bằng sông Hồng vì: 1. Vai trò đặc biệt quan trọng của đồng bằng sông Hồng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. - Đồng bằng sông Hồng là vùng trọng điểm lương thực, là vựa lúa lớn hàng thứ 2 của nước ta. - Đồng bằng sông Hồng còn là địa bàn phát triển công nghiệp, dịch vụ. 2. Cơ cấu kinh tế trước đây ở đồng bằng sông Hồng có nhiều hạn chế, không phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay và trong tương lai. - Trong cơ cấu ngành, nông nghiệp nổi lên hàng đầu. + Trong nông nghiệp: . Lúa chiếm vị trí chủ đạo. . Các ngành khác trong nông nghiệp kém phát triển. + Công nghiệp chủ yếu tập trung vào một số đô thị lớn (Hà Nội, Hải Phòng ). + Các ngành dịch vụ phát triển chậm. - Trong khi đó, số dân ở đồng bằng sông Hồng rất đông, mật độ dân số cao, tốc độ tăng dân số tự nhiên còn lớn. Việc phát triển kinh tế với cơ cấu cũ không đáp ứng được yêu cầu vê sản xuất và đời sống. 3. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm khai thác có hiệu quả những thế mạnh vốn có của đồng bằng sông Hồng, góp phần cải thiện đời sống của nhân dân. a. Tiềm năng đa dạng, phong phú. - Vị trí địa lý: + Nằm ở trung tâm Bắc Bộ, giáp các vùng có nhiều thế mạnh kinh tế (Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ) và một vùng biển giàu tiềm năng. + Nằm trong địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc và tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. - Tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú. + Đất đai: . Diện tích có hơn 1 triệu ha đất nông nghiệp. . Đất phù sa, màu mỡ. + Khí hậu: . Nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh. . Thuận lợi cho việc tăng vụ với cơ cấu cây trồng đa dạng. + Nguồn nước: . Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nước sông chứa nhiều phù sa. + Nước dưới đất tương đối dồi dào, chất lượng tốt. + Biển: . Có đường bờ biển dài trên 400km. . Tài nguyên phong phú, thuạn lợi cho việc phát triển nhiều ngành kinh tế biển. + Khoáng sản: Đá vôi, đất sét trắng, khí đốt, than nâu. - Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào. 3 + Số dân đông, mật độ dân số cao nhất trong cả nước. . Lực lượng lao động nhiều. . Thị trường tiêu thụ rộng. + Nguồn lao động dồi dào, có truyền thống và kinh nghiệm sản xuất, tỉ lệ lao động có kỹ thuật tương đối lớn so với các vùng khác. - Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thụât phục vụ cho các ngành kinh tế tương đối tốt. + Giao thông vận tải: . Mạng lưới đường ô tô phát triển với nhiều tuyến quan trọng (đường 1, 2, 3,6, 18 ). . Mạng lưới đường sắt, đường hàng không phát triển mạnh. + Cơ sở vật chất - kỹ thuât: . Các cơ sở sản xuất công nghiệp. . Các công trình thuỷ lợi lớn. b. Để đạt hiệu quả cao về kinh tế - xã hội dựa vào những thế mạnh sẵn có, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế được thực hiện theo hướng: - Chuyển dịch cơ cấu ngành trong toàn bộ nền kinh tế. + Tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ (đặc biệt là du lịch). + Giữ vững tỷ trọng của ngành công nghiệp và giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp. - Chuyển dịch cơ cấu trong từng ngành kinh tế. + Trong công nghiệp, phát triển mạnh các ngành trọng điểm. + Trong nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ. III. Hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp + Góp phần tạo tạo cơ cấu ngành và tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian. + Trong điều kiện mới, công nghiệp phải dựa vào các nguồn lực hiện có, thì điều này càng quan trọng. + Việc phát triển các mô hình nông lâm kết hợp ở vùng trung du không những sử dụng hợp lí tài nguyên, mà còn tạo ra thu nhập cho nhân dân, phát triển các cơ sở kinh tế ở vùng trung du. + Việc phát triển lâm nghiệp vừa cho phép khai thác thế mạnh về tài nguyên, vừa cho phép bảo vệ tài nguyên đất, điều hòa chế độ nước. + Việc phát triển rừng ngập mặn ven biển, rừng chắn gió, chắn cát vừa tạo điều kiện bảo vệ bờ biển, ngăn chặn nạn cát bay, cát chảy, vừa tạo môi trường cho các loại thủy sinh và nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn. IV/Trình bày vấn đề phát triển tổng hợp kinh tế biển ở Duyên hải NTB a. Nghề cá - Vùng biển nhiều hải sản, có nhiều bãi tôm, bãi cá lớn tập trung ở cực NTB, Hoàng Sa, Trường Sa - Vùng có nhiều vũng vịnh đầm phá, thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản - Sản lượng đánh bắt khá lớn. Nuôi tôm hùm đang PT mạnh ở Phú Yên, Khánh Hoà. Hoạt động 4 chế biến hải sản ngày càng đa dạng, nổi tiếng là nước mắm (Nha Trang, Phan Thiết) - Khai thác hợp lý, bảo vệ TNMT biển đang là vấn đề có ý nghĩa cấp bách. b. Du lịch biển - Địa hình ven biển với các bãi biển đẹp nổi tiếng của Đà Nẵng, Nha Trang, Ninh Thuận, Bình Thuận là nơi có tiềm năng du lịch biển hàng đầu của nước ta. - Đã hình thành và phát triển nhiều trung tâm du lịch lớn như Đà Nẵng, Nha Trang… Với nhiều loại hình du lịch kết hợp : du lịch biển đảo, an dưỡng, thể thao c. Dịch vụ hàng hải - Địa hình bờ biển khúc khuỷ, nước sâu có nhiều địa điểm thuận lợi để xây dựng cảng nước sâu - Đã xây dựng một số cảng quan trọng như Đà Nẵng, Dung Quất, Quy Nhơn, Nha Trang, … d. Khai thác khoáng sản ở thềm lục địa và khai thác muối - Khai thác dầu khí ở phía đông đảo Phú Quý - Sản xuất muối được phát triển ở Cà Ná, Sa Huỳnh Câu 11: Tại sao trong khai thác rừng ở Tây Nguyên, cần hết sức chú trọng khai thác đi đôi với tu bổ và bảo vệ rừng Lâm nghiệp cũng là một thế mạnh nổi bật của Tây Nguyên. Vào đầu thế kỉ 90 của thế kỉ XX, rừng Tây Nguyên chiếm tới 36% diện tích đất có rừng và 52% sản lượng gỗ có thể khai thác của cả nước. Tây Nguyên còn nhiềurừng gỗ quý (cẩm lai, gụ mật, nghiến, trắc, sến), nhiều chim, thú quý (voi, bò tót, gấu,…). Tuy nhiên sự suy giảm tài nguyên rừng đã khiến sản lượng khai thác gỗ hằng năm không ngừng giảm, từ 600– 700 nghìn m3 vào cuối thập kỉ 80, nay chỉ còn khoảng 200 – 300 nghìn m3/năm. Trong những năm gần đây, nạn phá rừng gia tăng: + Làm giảm sút nhanh lớp phủ rừng và giảm sút trữ lượng các loại gỗ quý, + Đe dọa môi trường sống của các loài chim, thú quý, + Làm tiếp tục hạ mực nước ngầm về mùa khô. Phần lớn gỗ khai thác được đem xuất ra ngoài dưới dạng gỗ tròn chưa qua chế biến. Một phần đáng kể gỗ cành, ngọn chưa được tận thu. Do vậy, vấn đề đặt ra là: + Phải ngăn chặn nạn phá rừng, khai thác rừng hợp lí đi đôi với khoanh nuôi, trồng rừng mới. + Công tác giao đất giao rừng cần được đẩy mạnh. + Cần đẩy mạnh hơn nữa việc chế biến gỗ tại địa phương và hạn chế xuất khẩu gỗ tròn. Vì vậy, trong khai thác rừng ở Tây Nguyên, cần hết sức chú trọng khai thác đi đôi với tu bổ và bảo vệ rừng. 5 V./TẠI SAO PHẢI ĐẶT VẤN ĐỀ SỬ DỤNG HỢP LÍ VÀ CẢI TẠO TỰ NHIÊN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 1. Vị trí quan trọng của đồng bằng sông Cửu Long trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. a. Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất, tạo ra khối lượng lương thực, thực phẩm nhiều nhất trong cả nước. - Diện tích 4 triệu ha. - Chiếm trên 50% sản lượng lúa cả nước. b. Giải quyết nhu cầu lương thực, thực phẩm cho cả nước và cho xuất khẩu. - Lúa ở đồng bằng sông Cửu Long phục vụ cho nhu cầu ăn ở trong nước. - Xuất khẩu gạo ngày càng tăng và chủ yếu là gạo từ đồng bằng sông Cửu Long. 2. Khai thác có hiệu quả những thế mạnh sẵn có về tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long. a. Là đồng bằng châu thổ rộng nhất cả nước (4 triệu ha). b. Thiên nhiên đa dạng, - 3. Hạn chế và khắc phục những tồn tại về mặt tự nhiên. - Mùa khô kéo dài, mùa mưa ngập úng và các tai biến thiên nhiên. - Đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn với diện tích khá lớn. - Ở một số nơi, đất thiếu dinh dưỡng, đặc biệt thiếu các nguyên tố vi lượng hoặc đất quá chặt, khó thoát nước. - Khoáng sản ở đồng bằng sông Cửu Long ít, không đáng kể. 4. Sự xuống cấp của tài nguyên thiên nhiên, môi trường do hậu của của chiến tranh và nhất là do sự khai thác quá mức của con người. - Rừng đã và đang bị phá huỷ làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. - Các loại tài nguyên khác cũng đang bị khai thác quá mức. . nhau trong chuyên môn hoá nông nghiệp giữa Đồng Bằng Sông Hồng và Đồng Bằng Sông Cửu Long là: - Đồng Bằng Sông Hồng: Có ưu thế về tập đoàn cây trồng,. chuyên môn hóa? * Chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long - Đồng bằng sông Hồng: + Lúa cao sản, lúa

Ngày đăng: 19/03/2014, 00:20

w