Dạytrẻ3-5tuổikhôngíchkỷ
Giai đoạn này không nên để trẻ sống tách biệt bạn bè, đừng để bé tự cho mình
quyền sở hữu đồ chơi chung, nếu không sẽ tạo ra cảm xúc ích kỷ, hẹp hòi, kiêu
ngạo…
Trẻ dưới 3 tuổi khó kiềm chế cảm xúc
Yếu tố giúp trẻ tương lai thành đạt hay trùm găngxtơ
Theo Giáo sư - Tiến sĩ Vũ Gia Hiền, cố vấn chuyên môn Hội quán các bà mẹ TP
HCM, trẻ từ 3 đến 4 tuổi có cảm xúc thông qua người khác, học ở người khác để
điều chỉnh mình. Bé thích chơi với nhóm bạn bè trong các trò chơi tập thể, thích
đối chiếu cảm xúc của mình thông qua so sánh với các bạn, rồi từ đó điều chỉnh
hành vi, cảm xúc để phục vụ cho mục đích chơi chung. Vì thế khi con 3 tuổikhông
nên để sống tách biệt bạn bè, đừng để trẻ tự cho mình quyền sở hữu đồ chơi chung,
nếu không sẽ tạo ra cảm xúc ích kỷ, hẹp hòi, kiêu ngạo…
Từ 3 tuổi trở lên nên khuyến khích trẻ tham gia các trò chơi tập
thể. Ảnh: Thi Ngoan.
Ở lứa tuổi này, cha mẹ cần tạo điều kiện cho các em hoạt động, cọ sát với thế giới
đồ vật, cho trẻ tập lao động, dần dần giúp bé nhận biết rằng thuộc tính của sự vật
và cá tính của người khác không phụ thuộc vào cảm xúc của mình. Vui chơi với
nhiều bạn bè sẽ giúp trẻ phát hiện ra những quy tắc sống chung, hình thành kỹ
năng sống, nhận ra sự khác nhau giữa ý muốn của mình, của người khác và sự vật.
Trước 3 tuổi, cảm xúc của trẻ hướng theo bản năng, muốn làm theo ý mình như
giành đồ chơi, cắn bạn, đánh trả người lớn… Dần dần, cảm xúc của trẻ biến đổi và
thay đổi hành vi, từ đó xuất hiện cảm xúc cao hơn, đó là cảm xúc động cơ. Chính
vì thế phụ huynh và thầy cô cần có kỹ năng giáo dục cảm xúc động cơ cho bé, tức
là tạo ra nhận thức cho trẻ trước khi bắt tay vào hành động để đạt được mục đích
đặt ra.
Trẻ từ 4 đến 5 tuổi bắt đầu thử cảm xúc mới thông qua kinh nghiệm sẵn có của
mình để thu nhận những kết quả mới. Cảm xúc đó hình thành khi trẻ tiếp cận bề
ngoài của vật chứ chưa có sự sáng tạo. Do đó, người chăm sóc trẻ cần có kỹ năng
giáo dục cảm xúc cho bé thông qua hình tượng thay vì suy luận. Chẳng hạn cho trẻ
đi chơi, đi dạo, quan sát đồ vật vận động (như ôtô chạy bằng dây cót, pin), tham
gia vui chơi vận động, xem tranh, nghe hát…
Ở tuổi này, các em cũng biết đồng cảm, dễ xúc động với con người và cảnh vật
xung quanh, nhất là với người thân như cha mẹ, anh chị em, bạn bè… Trẻ thể hiện
cảm xúc qua sự quan tâm an ủi, chẳng hạn như cha mẹ ốm, bé tỏ thái độ buồn bã,
muốn cha mẹ nhanh khỏi bệnh. Vì thế cha mẹ nên cho con tiếp xúc với trẻ em
nghèo, các bé bất hạnh có hoàn cảnh kém may mắn để giúp hình thành cảm xúc
nhân văn nơi trẻ.
Các em còn biểu lộ tình cảm với động vật, cỏ, hoa, đồ chơi… tất cả đều bắt nguồn
từ cảm xúc nhân ái. Vì thế lúc này cha mẹ nên tập cho bé làm việc như tưới cây,
rửa chén bát, quét nhà, lau bàn qua đó rèn luyện tinh thần yêu lao động.
Từ 3 tuổi, bé bắt đầu hình thành cảm xúc thẩm mỹ. Lúc này phụ huynh cần có kỹ
năng giáo dục thẩm mỹ tức là tạo ra môi trường của cái đẹp xung quanh trẻ như:
hình ảnh đẹp, âm thanh êm tai, lối hành xử nhân văn
Cũng trong thời kỳ này, trẻ dễ nảy sinh cảm xúc ganh đua. Đây là vấn đề có tính
hai mặt nên cần có kỹ năng giáo dục tốt để trẻ vui vẻ khi sống vì mọi người; nếu
không bé sẽ dễ trở nên ích kỷ. "Giáo dục trẻ bằng lòng yêu thương để tạo ra cảm
xúc yêu thương và tập cho bé thể hiện tình cảm với các con vật, với bạn bè và mọi
người xung quanh… là rất quan trọng đối với sự phát triển nhân cách của trẻ", tiến
sĩ Hiền khuyên.
. Dạy trẻ 3-5 tuổi không ích kỷ
Giai đoạn này không nên để trẻ sống tách biệt bạn bè, đừng để bé tự cho mình
quyền sở hữu đồ chơi chung, nếu không. thế khi con 3 tuổi không
nên để sống tách biệt bạn bè, đừng để trẻ tự cho mình quyền sở hữu đồ chơi chung,
nếu không sẽ tạo ra cảm xúc ích kỷ, hẹp hòi,