Lưu ý khi dạy bé từ 3 đến 5 tuổi Giai đoạn 3 - 5 tuổi, bé đã có những nhận thức nhất định. Lúc này, bạn nên giúp bé xây dựng tinh thần tự giác trong một số công việc hàng ngày. Những việc nên làm - Trước hết, bạn nên xây dựng những "điều lệ" phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bé. 3 tuổi, bé có thể phải thu dọn đồ sau khi chơi, đánh răng trước khi đi ngủ, rửa tay trước khi ăn chẳng hạn - Chia sẻ sự mong đợi của bạn với bé: Nói để bé hiểu rằng bạn rất vui khi bé có những hành động mang tính tự giác trên. - Nhắc bé các hành động bé cần làm trong ngày đề phòng bé quên. Cách nhắc cũng cần linh hoạt, để bé vui vẻ, không cảm thấy nặng nề khi phải thực hiện hành động mà cha mẹ yêu cầu. - Hướng dẫn cho bé cách tự lựa chọn những hành động đơn giản để bé làm trước, như tự mặc quần áo, đánh răng, chải đầu. Sau đó, bạn mới yêu cầu bé thực hiện nhưng công việc phức tạp hơn như quét nhà, giúp bạn làm nội trợ - Bạn nên luôn sẵn sàng nói "Mẹ đồng ý" khi bé muốn tự mình làm một việc gì đó. Nếu yêu cầu của bé bị bác bỏ, bạn nên giải thích lý do cho bé thật rõ ràng. - Không nên quá nghiêm khắc, cấm đoán hay yêu cầu bé thái quá sẽ gây cản trở quá trình phát triển của bé. - Nên để cho bé có một khoảng thời gian thử nghiệm với công việc (hay thời khóa biểu) mới trước khi bạn đưa ra những biện pháp trừng phạt khi bé không tự giác thực hiện. - Lắng nghe cảm xúc của bé: Bạn nên tìm hiểu, quan tâm đến các suy nghĩ, cảm nhận của bé để kịp thời giúp đỡ khi bé có trục trặc về tâm lý. - Nên đặt niềm tin vào bé, chẳng hạn, bé chưa biết đi giày, bạn có thể khuyến khích thêm cho bé: "Con cố gắng lên. Mẹ tin là con sẽ làm được". Những điều cha mẹ nên tránh - Kỳ vọng quá nhiều vào sự tiến bộ của bé và liên tục nhắc nhở bé phải hành động theo những quy tắc bạn đã định sẵn: Nếu bạn cứ liên tục hối thúc bé như thế sẽ khiến bé thêm bối rối và hay mắc lỗi hơn. Nên nhớ, bé là những "học trò mới", bạn nên kiên nhẫn hướng dẫn và cho bé thời gian để bé ghi nhớ và tự giác làm theo yêu cầu của bạn. - Gợi ý để bé tập trung vào những quy tắc bạn thiết lập ra. Ví dụ, bạn muốn trao đổi với bé về thời gian bé xem tivi, nên tìm lúc bé vui vẻ, rảnh rỗi và nói chuyện với bé một cách nghiêm túc về vấn đề này. - Không bắt ép bé phải thực hiện một việc gì đó thật nhanh mà không để ý đến hậu quả. Chẳng hạn, bạn vội vã nên yêu cầu bé đánh răng, ăn sáng thật nhanh cho kịp giờ bạn đưa bé đến lớp mẫu giáo. Hành vi này sẽ gây hại cho sức khỏe của bé. - Không hỏi lại bé những hành vi xấu bé đã làm khi bạn biết rõ điều đó. Điều này chỉ khuyến khích bé nói dối và không cần thiết. Lưu ý khi bé mắc lỗi: Không nên tỏ ra quá thất vọng hay buồn chán khi bé liên tiếp mắc lỗi. Bé sẽ cảm nhận được nỗi buồn của bạn và sẽ tự ti về bản thân mình. Hạn chế những câu hỏi như "Sao con dám làm thế?" hay "Con có biết vừa làm cái gì không hả" khi có rắc rối xảy ra. Bé không đủ nhận thức để hiểu hết những tác hại mình vừa gây ra nên không thể trả lời chính xác câu hỏi của bạn. Bạn nên bình tĩnh hỏi han và lắng nghe bé trình bày những chuyện vừa xảy ra. Không nên cố gắng buộc tội bé kiểu như "Chẳng con làm thì còn ai nữa". Nhiều khi cha mẹ thường có thói quen "chụp mũ" và ép bé nhận tội mà chưa nghe bé giải thích rõ ràng. Phê bình hay mắng mỏ nhiều không thể là cách khiến bé đạt nhiều hành vi tốt hơn. Nên đưa ra những lời nhắc nhở trực tiếp với lỗi cụ thể của bé và khuyến khích để bé biết cách sửa đổi từ từ. . Lưu ý khi dạy bé từ 3 đến 5 tuổi Giai đoạn 3 - 5 tuổi, bé đã có những nhận thức nhất định. Lúc này, bạn nên giúp bé xây dựng tinh thần tự giác trong. với từng giai đoạn phát triển của bé. 3 tuổi, bé có thể phải thu dọn đồ sau khi chơi, đánh răng trước khi đi ngủ, rửa tay trước khi ăn chẳng hạn - Chia sẻ sự mong đợi của bạn với bé: Nói để bé. hại cho sức khỏe của bé. - Không hỏi lại bé những hành vi xấu bé đã làm khi bạn biết rõ điều đó. Điều này chỉ khuyến khích bé nói dối và không cần thiết. Lưu ý khi bé mắc lỗi: Không nên tỏ