1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Diễn biến tâm lý của Mị khi nghe tiếng sáo trong đêm "tình xuân" - Vợ chồng A Phủ pdf

4 1,3K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 124,47 KB

Nội dung

Diễn biến tâm lý của Mị khi nghe tiếng sáo trong đêm "tình xuân" - Vợ chồng A Phủ “ Vợ chồng A Phủ” là một trong ba truyện của tác phẩm “ Truyện Tây Bắc” đã đoạt giải nhất giải thưởng c

Trang 1

Diễn biến tâm lý của Mị khi nghe tiếng sáo trong đêm

"tình xuân" - Vợ chồng A Phủ

“ Vợ chồng A Phủ” là một trong ba truyện của tác phẩm “ Truyện Tây Bắc” đã đoạt giải nhất giải thưởng của Hội văn nghệ Việt Nam năm 1954-1955 Là một truyện ngắn xuất sắc, “Vợ chồng A Phủ” càng biểu hiện sinh động và gây ấn tượng mạnh không phải chỉ qua nội dung mà còn do nghệ thuật miêu tả tâm lí rất tài tình và hấp dẫn của nhà văn Trong tác phẩm, nhân vật Mị biểu hiện rất rõ khi cô có những biến đổi trong tâm lí trước hoàn cảnh sống và tìm cho mình một con đường hi vọng Đặc biệt là diễn biến tâm lí của cô trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài

Những ngày đầu làm dâu, Mị thấm thía nỗi đau của một cuộc đời bị cướp đoạt,

“đêm nào Mị cũng khóc”, Mị muốn tự tử Bởi vì, Mị không muốn chấp nhận một cuộc sống chết mòn héo úa, điều này chứng tỏ trong con người Mị tiềm ẩn một sức sống mạnh liệt, muốn thoát khỏi cuộc sống nô lệ Nhưng thương cha sẽ phải gánh chịu hậu quả về cái chết của mình, Mị đành vứt nắm lá ngón, trở lại nhà thống lí

Ngày lại ngày qua, nỗi khổ cùng cực đã dồn nén dần cái sức sống tiềm tàng ấy vào tận đáy buồng tim Mị Mị không nghĩ đến cái chết nữa Mị bị biến thành một công

cụ lao động cho nhà thống lí Pá Tra Cuộc đời của Mị “ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi” Mị bị đọa đày đến mức bị tê liệt về tinh thần, buông xuôi, phó mặc cho hoàn cảnh “Bây giờ thì Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa”, “biết đi

Trang 2

làm mà thôi” Mị còn phải chịu nỗi đau về tinh thần triền miên Căn buồng của Mị ở

là một thứ ngục thất giam cầm tù nhân “ Ở cái buồng Mị nằm, kín nút, có một…không biết là sương hay nắng”

Nhưng giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm là ở chỗ nhà văn đã nhìn thấy sức sống vẫn còn tiềm tàng trong Mị Sức sống ấy sẽ vẫn bùng cháy khi có cơ hội Và nó

đã đến trong đêm tình mùa xuân

Mùa xuân thường mang lại cho con người hi vọng, ước mơ, là mùa lễ hội, vui chơi, mùa của tình yêu

Năm ấy ở Hồng Ngài gió và rét dữ dội Mùa xuân đến mang theo âm thanh đặc trưng của nó Âm thanh rộn rã của trẻ con chơi đùa, đặc biệt là tiếng sáo gọi bạn tình hòa cùng màu sắc sặc sỡ của váy áo phơi trên những mỏm đá Đặc biệt là tiếng sáo gọi bạn trong đêm tình xuân tha thiết, bồi hồi vọng đến tai Mị Tiếng sáo thấm vào trái tim Mị, thức tĩnh sự câm lặng bấy lâu nay Từ trong tâm trạng lặng lẽ, u uẩn, một cuộc sống vô vị không có quá khứ, không có hiện tại và không có cả tương lai Mị nghe tiếng sáo tha thiết gọi bạn mà hồi tưởng những ngày hồn nhiên, tươi trẻ thuở xưa Ngày ấy Mị thổi sáo giỏi Tiếng sáo giúp Mị nhận ra một điều tưởng như đã chìm vào quên lãng

Mị uống rượu “Mị lén lấy hủ rượu, cứ uống ức từng bát” Cô đang uống đắng cay của cái phần đời đã qua và muốn thoát khỏi thực tại

Rượu làm thân xác cô say, nhưng tâm hồn cô lại tỉnh, Mị với cõi lòng phơi phới trở lại với thời con gái trẻ trung, hạnh phúc.Mị như sống lại, Mị thấy yêu đời Không khí mùa xuân chỉ là một chất xúc tác, bởi vì nếu như sâu xa trong Mị không có

Trang 3

một sưc sống tiềm tàng thì nó đã không thực dậy với bao điều tốt đẹp “Mị thấy lòng mình vui sướng lại Mị trẻ lắm, Mị vẫn còn trẻ”

Cứ thế cho đến khi Men rượu hay men cuộc đời đã nâng bỗng tâm hồn Mị trở

về với ý thức sâu sắc của nhân phẩm Mị ý thức sự tồn tại của bản thân “ Nếu có nắm

lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chớ không buồn nhớ lại nữa” Nghịch lí trên cho thấy khi niềm khát khao sống hồi sinh, con người không chấp nhận cái trạng thái vô nghĩa lí của thực tại

Nếu như lúc trước Mị hoàn toàn mơ hồ về thời gian Mị không nhớ mình về đây được mấy năm vì trước nay Mị đâu có mùa xuân Nhưng giờ đây Mị muốn có cái quyền đơn giản như bao người khác: “Mị muốn đi chơi” Có thể đối với Mị là một sự thay đổi lớn lao và vẫn còn kịp lúc, tuy bắt nguồn từ cảm xúc nhất thời nhưng nó cũng chứng tỏ Mị vẫn còn đó bao khát khao “Mị quấn lại tóc” Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở trong vách

Chính sự thay đổi đó làm cho A Sử ngạc nhiên vì dưới mắt hắn Mị chẳng khác nào một nô lệ Hành động trói Mị tàn nhẫn của hắn tuy giam giữ được thể xác Mị, nhưng không thể giam giữ tâm hồn Mị: “ Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi.” Tâm hồn Mị giờ như chơi vơi trong mộng Mị trở về thời xưa với bao ước vọng Sức sống trổi dậy làm Mị phơi phới, mơ mộng trong thoáng chốc nhưng rồi Mị cũng trở về thực tại Chính sức sống của Mị buộc cô phải nghĩ đến liệu cô có duy trì được nó hay không Mị nhớ đến người chị dâu đã bị trói chết Mị sợ Một khi ta biết sợ chết thì người ta càng thêm yêu cuộc sống Mị cũng vậy

Trang 4

Với ngôn ngữ lựa chon một cách tinh tế, nghệ thuật trần thuật đặc biệt là thể hiện sâu sắc diễn biến tâm lí nhân vật, tác giả làm cho người đọc cũng phải thổn thức, vui mừng đến xót xa cho số phận nhân vật

Mùa xuân rồi cũng qua đi nhưng sức sống tiềm tàng trong Mị đã được khơi dậy

và chờ dịp bùng lên Với nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật tinh tế Tô Hoài đã đem đến cho nhân vật một hướng đi, một cuộc đời mới Đó cũng chính là giá trị nhân văn cao đẹp của tác phẩm Đồng thời cũng cho thấy tài năng của Tô Hoài cùng những đóng góp của ông cho văn học Việt Nam

Ngày đăng: 18/03/2014, 18:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w