Giải pháp về đầu tư khoa học công nghệ phục vụ và chế biến nông sản.

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIÊU THỤ HÀNG HOÁ NÔNG SẢN CỦA TỈNH HÀ NAM ĐẾN NĂM 2010 (Trang 29 - 32)

2. Những giải pháp có tính chiến lược để nâng cao khả năng tiêu thụ hàng hoá nông sản của tỉnh Hà Nam.

2.5. Giải pháp về đầu tư khoa học công nghệ phục vụ và chế biến nông sản.

Chế biến nông sản phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu dù dưới dạng sơ chế hay chế biến sâu đều làm tăng giá trị sử dụng và tăng giá trị hàng hoá, hiệu quả sản xuất sẽ cao hơn. Hiện tại Hà Nam chưa có cơ sở chế biến nông sản, trừ một số cơ sở xay xát gạo phục vụ tiêu dùng cho nhân dân. Trong tương lai nếu sản xuất phát triển, lượng nông sản hàng hoá nhiều đòi hỏi phải xây dựng các cơ sở chế biến tại chỗ. Căn cứ tình hình sản xuất và khả năng phát triển trong tương lai, đối với Hà Nam ngoài việc xây dựng cơ sở chế biến đánh bóng gạo xuất khẩu của công ty Lương thực tỉnh, cần có một nhà máy chế biến hoa quả hoặc thịt lợn xuất khẩu. Địa điểm xây dựng nhà máy đặt tại khu công nghiệp Đồng Văn hoặc có thể tỉnh tiếp nhận cơ sở chế biến thực phẩm Đồng Văn, đầu tư nâng cấp, cải tạo, tận dụng cơ sở vật chất vốn có để có thể phục vụ được ngay trong thời gian tới.

2.4.4. Thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển sản xuấtvà chế biiến hàng nông sản.

Tỉnh Hà Nam được xếp vào diện "Địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn" được đặc biệt ưu đãi. Cải cách thủ tục hành chính nhanh gọn, đơn giản. áp dụng cơ chế một cửa tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho các nhà đầu tư nước ngoài, đầu tư trong nước vào Hà Nam để sản xuất và xây dựng các cơ sở chế biến hàng nông sản, đặc biệt chế biến hàng nông sản xuất khẩu.

2.5. Giải pháp về đầu tư khoa học - công nghệ phục vụ và chế biến nôngsản. sản.

-Khoa học và công nghệ luôn luôn được coi trọng, trong chính sách và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta, đầu tư cho khoa học và công nghệ thời gian qua tăng đáng kể. Đối với sản xuất nông nghiệp, cần tiếp tục tập trung nghiên

cứu chọn, tạo và phát triển sản xuất những giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh và hướng vào nhu cầu thị trường.

-Tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu áp dụng công nghệ sinh học, vi sinh, chất kích thích, điều hoà sinh trưởng, các chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật, kỹ thuật canh tác, bảo vệ môi trường sinh thái...

- Tập trung giải quyết giúp nông dân một số vấn đề công nghệ bảo quản sau thu hoạch như công nghệ chế biến, sấy khô, nhất là các loại rau hoa quả tươi để kéo dài thời gian bảo quản và sử dngj làm tăng giá trị sản phẩm.

Tóm lại: Để nâng cao khả năng tiêu thụ hàng hoá nông sản của tỉnh Hà Nam đến năm 2010, ngoài những giải pháp trước mắt cần tiến hành đồng bộ một số các giải pháp có tính chất lâu dài, từ cơ chế chính sách đến xây dựng cơ sở hạ tầng, nghiên cứu và áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất... Các giải pháp này không chỉ được thực hiện ở cấp tỉnh mà phải được các cấp, các ngành, đặc biệt là các doanh nghiệp quan tâm thực hiện.

KẾT LUẬN

Việc sản xuất, chế biến và tiêu thụ hàng hoá nông sản vẫn còn nhiều hạn chế do xuất phát từ nền sản xuất nhỏ còn mang tính tự cung, tự cấp nên sản xuất phân tán, số lượng nông sản hàng hoá ít, chất lượng chưa phù hợp với thị trường nhất là thị trường thế giới. Công nghệ chế biến bảo quản nông sản còn thô sơ, đơn điệu chưa được đầu tư đúng mức, giá thành cao, khả năng cạnh tranh trên thị trường còn yếu . Để tiếp tục phát triển sản xuất, mở rộng và nâng cao chất lượng hàng hoá nông sản, đáp ứng yêu cầu thị trường, tiến tới xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá lớn trong tương lai, nông nghiệp Hà Nam cần có những giải pháp thích hợp đồng bộ từ việc quy hoạch sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng, tiếp tục áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm tạo ra cây trồng vật nuôi có năng suất cao, chất lượng đảm bảo theo nhu cầu thị trường.

Qua quá trình học tập tại trường và thực tập tại sở Thương Mại - Du Lịch, nhờ sự giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo và của Ban giám đốc Sở, các phòng ban có liên quan và nhất là sự chỉ đạo và giúp đỡ tận tình của các cán bộ phòng kế hoạch Sở, đồng thời với sự cố gắng của bản thân, em đã hoàn thành chuyên đề: " Một số giải pháp nâng cao khả năng tiêu thụ hàng hoá nông sản trên địa bàn tỉnh Hà Nam đến năm 2010". Trong khuôn khổ có hạn, chuyên đề không thể đề cập tới mọi khía cạnh, giải quyết mọi vấn đề. Em rất mong được sự đóng góp và giúp đỡ của các thầy cô trong khoa Kế hoạch trường đại học KTQD cùng các cô chú trong phòng kế hoạch Sở Thương Mại -Du Lịch.

Cuối cùng cho phép em được bày tỏ lời cảm ơn chân thành đối với sự giúp đỡ tận tình của cô TS Nguyễn Thị Kim Dung, Ban lãnh đạo Sở Thương Mại -Du Lịch và toàn bộ nhân viên phòng kế hoạch đã hướng dẫn, tạo điều kiện và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIÊU THỤ HÀNG HOÁ NÔNG SẢN CỦA TỈNH HÀ NAM ĐẾN NĂM 2010 (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w