TÓM TẮT CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU THỰC HÀNH GIÁO DỤC SONG NGỮ TRÊN CƠ SỞ TIẾNG MẸ ĐẺ: HƯỚNG TỚI NỀN GIÁO DỤC CÓ CHẤT LƯỢNG VÀ BÌNH ĐẲNG. Tại Việt Nam, giáo dục phổ thông tiếp tục được cải thiện thông qua việc nâng cao các chỉ số tiếp cận, đi học đều và hoàn thành bậc học. Tuy nhiên, sự chênh lệch về kết quả học tập vẫn còn tồn tại với một vài nhóm có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt trong số những người nghèo, vùng sâu vùng xa và khá phổ biến trong nhóm người dân tộc thiểu số (DTTS). Nhóm DTTS chiếm khoảng 13% tổng dân số. Tỷ lệ biết chữ của người DTTS là 90% trong khi đó tỷ lệ này của người Kinh là 96% 1 . Bảng 1 cũng cho thấy sự khác biệt nổi bật trong kết quả học tập giữa học sinh người Kinh và học sinh DTTS ở Việt Nam trong môn Toán. Chính phủ đang tập trung vào việc đảm bảo cung cấp nền giáo dục có chất lượng và phù hợp với học sinh. Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức giảng dạy trong nhà trường nên học sinh DTTS phải đối mặt với một trong những thách thức lớn là rào cản ngôn ngữ. Điều này hạn chế việc tham gia đầy đủ của học sinh dân tộc trong quá trình học tập. Các bằng chứng quốc tế khẳng định Giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ (GDSNTCSTMĐ) là phương pháp tiếp cận phù hợp hỗ trợ giáo dục dân tộc thiểu số. Theo Ngân hàng Thế giới, học sinh được học tập bằng ngôn ngữ đầu tiên của mình (tiếng mẹ đẻ) sẽ đạt được kết quả học tập tốt hơn. Với ngành giáo dục, phương pháp này sẽ tăng cường khả năng tiếp cận nền giáo dục có chất lượng và bình đẳng, cải thiện kết quả học 1. BỐI CẢNH Nhà nước tạo điều kiện để người dân tộc thiểu số được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc… Điều 7, Luật Giáo dục của Việt Nam, 2005 “ ” 1 Báo cáo Việt Nam (2010), Báo cáo Quốc gia về việc thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Cập nhật 03/2011 Bảng 1: Khoảng cách về kết quả học tập của học sinh lớp 5 ở môn Toán và tiếng Việt tính theo phần trăm Tiếng Việt * Toán ** Kinh Dân tộc Kinh Dân tộc Đạt chuẩn 75.60 48.42 79.12 50.31 Gần đạt chuẩn 10.17 14.84 11.57 20.01 Dưới chuẩn 13.95 36.52 8.98 29.21 *Môn tiếng Việt: 23-40 = đạt chuẩn; 19-23 gần đạt chuẩn, 0-19 dưới chuẩn **Môn Toán: 25-40 = đạt chuẩn; 20-25 gần đạt chuẩn; 0-20 dưới chuẩn. Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008)-Nghiên cứu kết quả học tập lớp 5 của học sinh môn Toán và tiếng Việt, năm học 2006-2007. Trang 1 TÓM TẮT CHƯƠNG TRÌNH: NGHIÊN CỨU THỰC HÀNH GIÁO DỤC SONG NGỮ TRÊN CƠ SỞ TIẾNG MẸ ĐẺ 2.1. Mục tiêu chung và kết quả mong đợi: Mục tiêu: • Triển khai và khẳng định tính khả thi của thiết kế giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ ở mầm non 4 và tiểu học; • Góp phần xây dựng hoàn thiện và triển khai chính sách, chia sẻ kinh nghiệm dạy và học tốt cho học sinh dân tộc, nhằm thúc đẩy việc sử dụng tiếng dân tộc như một giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận tới nền giáo dục cơ bản có chất lượng và bình đẳng cũng như các dịch vụ xã hội khác. Nghiên cứu thực hành GDSNTCSTMĐ hướng tới những kết quả sau: • Xây dựng thiết kế nghiên cứu chi tiết bao gồm phương pháp và đánh giá kết quả học tập của học sinh DTTS; • Các nhà hoạch định chính sách, quản lý giáo dục ở tất cả các cấp, giáo viên, hiệu trưởng, học sinh và cộng đồng hiểu, ủng hộ và hỗ trợ GDSNTCSTMĐ; • Xây dựng tài liệu dạy và học, tài liệu tham khảo, tài liệu truyền thông bằng tiếng dân tộc; • Thực hiện chương trình bồi dưỡng cho giáo viên thông qua bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên và hỗ trợ đào tạo chính quy; • Các nhà quản lý giáo dục, giáo viên, trợ giảng và thực tập sinh tại địa bàn Nghiên cứu sẽ hiểu và biết cách áp dụng phương pháp GDSNTCSTMĐ vào việc quản lý nhà trường và giảng dạy trên lớp; • Thực hiện thành công mô hình GDSNTCSTMĐ tại các trường mầm non và tiểu học đã được lựa chọn và đánh giá được kết quả học tập của học sinh; • Xây dựng một chính sách bền vững và phù hợp về giáo dục song ngữ và sử dụng tiếng DTTS. 2. NGHIÊN CỨU THỰC HÀNH GDSNTCSTMĐ Phương pháp tiếp cận GDSNTCSTMĐ: • Từ mầm non đến lớp 1 và lớp 2: tiếng DTTS (tiếng mẹ đẻ của học sinh) được dùng làm ngôn ngữ giảng dạy. • Từ lớp 3 đến lớp 5: tiếng Việt sẽ được đưa vào cùng với tiếng mẹ đẻ làm ngôn ngữ giảng dạy. • Hết lớp 5, học sinh sẽ có khả năng nghe, nói, đọc, viết bằng cả hai thứ tiếng, vượt qua rào cản về ngôn ngữ. tập, góp phần giảm tỷ lệ học sinh lưu ban và bỏ học, mang lại lợi ích về văn hóa xã hội và chi phí trong ngành giáo dục sẽ giảm đi một cách đáng kể. Việc sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ đảm bảo kiến thức, kinh nghiệm học sinh mang đến trường được sử dụng làm cơ sở cho việc tiếp tục học tập tiếp theo 2 . Việc áp dụng chương trình GDSNTCSTMĐ đối với học sinh DTTS là giải pháp từng bước khắc phục khoảng cách trong kết quả giáo dục giữa miền núi, vùng DTTS với miền xuôi, vùng phát triển; đồng thời, là phương thức đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, bình đẳng và hòa nhập cho tất cả mọi người. Để hỗ trợ học sinh DTTS ở Việt Nam được tiếp cận với cơ hội học tập có chất lượng, với sự hỗ trợ của UNICEF 3 từ năm 2008 Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) đã và đang triển khai Nghiên cứu thực hành GDSNTCSTMĐ tại ba tỉnh - Lào Cai, Gia Lai và Trà Vinh - với ba ngôn ngữ DTTS Mông, Jrai và Khmer. Hiện nay đang là năm thứ 3 triển khai thực hiện Nghiên cứu này. 2 Ngân hàng Thế giới (2005), Bằng Ngôn ngữ của mình Giáo dục cho mọi người. 3 Biên bản thỏa thuận đã được ký giữa UNICEF và Bộ GD&ĐT vào tháng 7 năm 2007 về Nghiên cứu Thực hành GDSNDTCSTMĐ 4 Nghiên cứu thực hành GDSNTCSTMĐ bắt đầu được triển khai vào năm cuối của lớp mẫu giáo 5 tuổi. Tính đến tháng 5 năm 2010, nghiên cứu này được tiến hành ở cả hai lứa học sinh mẫu giáo. Trang 2 TÓM TẮT CHƯƠNG TRÌNH: NGHIÊN CỨU THỰC HÀNH GIÁO DỤC SONG NGỮ TRÊN CƠ SỞ TIẾNG MẸ ĐẺ Trang 3 3.1 Những kết quả chung đạt được trong giai đoạn 2008-2010 bao gồm: • Xây dựng chương trình song ngữ cho mẫu giáo 5 tuổi ở bậc mầm non và chương trình song ngữ cấp tiểu học (lớp 1 đến lớp 5) với sự tham gia của các chuyên gia giáo dục và trí thức địa phương. • Xây dựng và in tài liệu dạy/học mầm non, lớp 1 và lớp 2 bằng cả ba ngôn ngữ Mông, Jrai và Khmer. • Tập huấn cho 163 giáo viên mầm non, tiểu học và cán bộ quản lý giáo dục của 3 tỉnh về đọc, viết tiếng Mẹ đẻ. • Thường xuyên tổ chức các hội thảo, tập huấn cho 149 giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về phương pháp GDSNTCSTMĐ bao gồm bồi dưỡng thường xuyên về phương pháp dạy học song ngữ, phương pháp dạy học tích cực và sử dụng nguyên vật liệu địa phương để tự làm đồ dùng dạy học. • Để đảm bảo việc triển khai Nghiên cứu một cách hiệu quả, 149 giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục từ trung ương, tỉnh, huyện của ngành giáo dục được tập huấn đào tạo về phương pháp, các nguyên tắc của Nghiên cứu thực hành về GDSNTCSTMĐ. Tỉnh Lào Cai với nhóm dân tộc Mông • 5 lớp tại 3 trường mầm non • 5 lớp tại 3 trường tiểu học Tổng số hai nhóm: 183 học sinh Tỉnh Gia Lai với nhóm dân tộc Jrai • 4 lớp tại 2 trường mầm non • 4 lớp tại 3 trường tiểu học Tổng số hai nhóm: 175 học sinh Tỉnh Trà Vinh với dân tộc Khmer • 4 lớp tại 2 trường mầm non • 5 lớp tại 2 trường tiểu học Tổng số hai nhóm: 178 học sinh 3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG GIAI ĐOẠN 2008-2010: 2.2. Địa bàn: Hai lứa học sinh tham gia vào Nghiên cứu thực hành là: 1. Lứa thứ nhất có 262 học sinh học tại 13 lớp mẫu giáo 5 tuổi ở 7 trường mầm non trong năm học 2008-2009, tiếp tục học tại 14 lớp 1 trong năm học 2009-2010 và hiện nay học tại 14 lớp 2 vào năm học 2010- 2011. 2. Lứa thứ hai có 274 học sinh học tại 13 lớp mẫu giáo 5 tuổi ở 7 trường mầm non trong năm học 2009-2010, tiếp tục học tại 14 lớp 1 ở 8 trường tiểu học vào năm học 2010- 2011. Chương trình thử nghiệm GDSN sẽ hoàn thành vào năm học 2014 khi lứa học sinh thứ nhất học hết lớp 5; và vào năm 2015 với lứa học sinh thứ hai. TÓM TẮT CHƯƠNG TRÌNH: NGHIÊN CỨU THỰC HÀNH GIÁO DỤC SONG NGỮ TRÊN CƠ SỞ TIẾNG MẸ ĐẺ Trang 4 3.2 Kết quả từ năm thứ hai triển khai chương trình GDSNTCSTMĐ, năm học 2009-2010 3.2.1 Kết quả học lớp 1 của học sinh thuộc lứa thứ nhất Sau khi kết thúc năm học 2009-2010, học sinh lớp 1 tại 3 tỉnh địa bàn của Nghiên cứu đã được đánh giá qua ba môn học: tiếng Mẹ đẻ, tiếng Việt và Toán. Vụ Giáo dục Tiểu học đã tổ chức đánh giá này một cách độc lập. Học sinh đã được kiểm tra nghe nói và viết môn tiếng Mẹ đẻ. Với tiếng Việt, do học sinh chưa học đọc và viết, nên học sinh được kiểm tra nghe nói ở môn này. Với môn Toán, nhằm mục đích so sánh, toàn bộ học sinh lớp 1 tham gia Nghiên cứu và một nhóm học sinh lớp 1 không tham gia Nghiên cứu (lớp đại trà) ở mỗi trường được đánh giá bằng cùng một bài kiểm tra. Vì chuẩn kiến thức kỹ năng của môn Toán trong chương trình GDSN giống với chương trình Quốc gia, nên việc đánh giá kết quả học tập của học sinh trong môn Toán có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả của phương pháp GDSNTCSTMĐ. Bài kiểm tra Toán đánh giá năng lực của trẻ trong các mạch kiến thức về số và phép tính, các yếu tố hình học, kiến thức về đại lượng, và giải toán có lời văn. Về ngôn ngữ, học sinh đã đạt được kết quả rất tốt trong cả hai môn tiếng Mẹ đẻ và tiếng Việt, với 89% học sinh đạt hoặc vượt chuẩn ở môn tiếng Việt và 85% đạt chuẩn về ngôn ngữ tiếng Mẹ đẻ. Về Toán, bảng 2 trình bày kết quả tổng hợp đánh giá học sinh tham gia trong chương trình GDSNTCSTMĐ từ ba tỉnh. Kết quả cho thấy hầu như tất cả điểm số của học sinh tham gia trong chương trình GDSNTCSTMĐ đều bằng hoặc vượt chuẩn quy đinh (tổng hợp ở 3 cấp độ: giỏi, khá, trung bình). 68% học sinh tham gia trong chương trình GDSNTCSTMĐ đạt kết quả “giỏi” trong khi đó chỉ có 28% học sinh không tham gia chương trình GDSNTCSTMĐ đạt kết quả ở mức độ này. Trong môn Toán, không có học sinh tham gia chương trình GDSNTCSTMĐ nào bị kết quả yếu trong khi đó ở lớp đại trà có 10% học sinh bị kết quả yếu. Những khác biệt rõ rệt trong kết quả học tập của học sinh ở hai nhóm cho thấy phương pháp tiếp cận GDSN là phương thức tốt để giúp học sinh học tập đạt kết quả cao hơn. Bảng 2: Kết quả đánh giá học sinh lớp 1 trong môn Toán Kết quả đạt được Học sinh tham gia CTGDSNTCSTMĐ Học sinh không tham gia CTGDSNTCSTMĐ Giỏi (86-100%) 68 28 Khá (66-85%) 25 31 Trung Bình (50-65%) 06 19 Kém (30-49%) 01 09 Yếu (0-29%) 0 10 3.2.2 Kết quả mẫu giáo 5 tuổi của lứa thứ hai Trẻ mẫu giáo 5 tuổi lứa thứ hai tham gia chương trình GDSNTCSTMĐ được đánh giá về tiếng Mẹ đẻ và tiếng Việt. Nhằm mục đích so sánh kết quả giữa học sinh tham gia chương trình GDSNTCSTMĐ và lớp đại trà (lớp không tham gia chương trình Nghiên cứu GDSNTCSTMĐ), đánh giá này được tổ chức với một lớp mẫu giáo 5 tuổi đại trà tại mỗi trường. Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Dân tộc (TTNC- GDDT) tổ chức thực hiện đánh giá này. Đánh giá này bao gồm kiểm tra nói của trẻ qua trao đổi cá nhân và trong các hoạt động nhóm. Trong môn tiếng Mẹ đẻ, ba lĩnh vực đã được đánh giá: nghe hiểu, hiểu biết các khái niệm và hiểu biết về từ trái nghĩa. • Trong lĩnh vực nghe hiểu, với thang điểm đánh giá là 20, trẻ tham gia vào Nghiên cứu thử nghiệm đạt được 16 điểm trong khi đó trẻ không tham gia vào Nghiên cứu đạt 13 điểm. • Trong lĩnh vực hiểu biết khái niệm trẻ tham gia vào Nghiên cứu đạt được 17 điểm trên thang điểm là 20, trong khi đó trẻ không tham gia vào Nghiên cứu chỉ đạt được 13 điểm. • Trong lĩnh vực hiểu biết về trái nghĩa, phát triển nhận thức môi trường tự nhiên và thể hiện qua ngôn ngữ, trẻ tham gia vào Nghiên cứu đạt được 16 điểm trên thang điểm là 20, trong khi đó trẻ không tham gia vào Nghiên cứu chỉ đạt được 12 điểm. TÓM TẮT CHƯƠNG TRÌNH: NGHIÊN CỨU THỰC HÀNH GIÁO DỤC SONG NGỮ TRÊN CƠ SỞ TIẾNG MẸ ĐẺ Các kết quả này hoàn toàn phù hợp với những kết quả đã thu được với lứa trẻ thứ nhất trong năm học 2008-2009 mà theo đó, trẻ tham gia vào Nghiên cứu có kết quả vượt trội so với trẻ không tham gia Nghiên cứu trên tất cả các lĩnh vực đánh giá. Đối với tiếng Việt, trẻ tham gia vào Nghiên cứu và trẻ không tham gia Nghiên cứu được đánh giá trong năm lĩnh vực. Như trong hình 1, trẻ tham gia vào Nghiên cứu có kết quả tốt hơn đáng kể trong tất cả các lĩnh vực đánh giá. Trong lĩnh vực nghe hiểu, trẻ em tham gia vào Nghiên cứu đạt được 17 trên thang điểm đánh giá là 20, trong khi đó trẻ không tham gia vào Nghiên cứu đạt được 12 điểm. Những khác biệt rõ rệt cũng được nhận thấy trong lĩnh vực thực hiện mệnh lệnh và sắp xếp tranh theo chuyện kể, trong khi trẻ em tham gia chương trình Nghiên cứu thực hiện được 14 và 13 điểm, thì trẻ em lớp đại trà chỉ thực hiện được một cách tương ứng là 9 và 8 điểm trong hai lĩnh vực này. Kết quả về khả năng tiếng Việt đồng nhất với kết quả của lứa trẻ thứ nhất trong năm học 2008-2009 và cùng cho thấy rõ kết quả tích cực của phương pháp này đối với kết quả học tập của học sinh DTTS. 3.2.3 Phản hồi từ các trường học và cộng đồng địa phương về chương trình GDSNTCSTMĐ Đã có nhiều phản hồi tích cực từ học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, các bậc cha mẹ và cộng đồng địa phương về chương trình GDSNTCSTMĐ trong suốt thời gian thực hiện 2008 - 2010. Tham gia vào chương trình GDSNTCSTMĐ là cơ hội bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ đối với giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục cũng có phần tự tin hơn vào khả năng giảng dạy của mình. Về kết quả học tập của học sinh, giáo viên, hiệu trưởng và cán bộ quản lý giáo dục đã đánh giá và nhận xét rằng: học bằng tiếng Mẹ đẻ, học sinh rất tự tin trong giao tiếp, hiểu và nắm bắt nhanh các khái niệm. Các chuyên gia giáo dục cũng rất ấn tượng với khả năng tiếng Việt của học sinh tham gia chương trình GDSNTCSTMĐ. Học sinh có kỹ năng tốt khi nghe hiểu, nói và vốn từ vựng vượt trội so với học sinh đồng lứa không tham gia Nghiên cứu. Cha mẹ và cộng đồng rất hài lòng với kết quả học tập, khả năng đọc và nói tiếng Mẹ đẻ của con em mình, điều mà chính họ không có được trước đây. Cơ hội này cũng góp phần phát huy văn hóa và bản sắc địa phương thông qua việc sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ của học sinh. Học sinh đã bày tỏ sự hào hứng, phấn khởi, tự tin khi tham gia các hoạt động ở trên lớp, trong tất cả các môn học cũng như các hoạt động của chương trình GDSNTCSTMĐ. Trang 5 Hình 1: Kết quả học tập môn tiếng Việt của trẻ mầm non: so sánh giữa nhóm học sinh tham gia GDSNTCSTMĐ và nhóm không tham gia (điểm tối đa 20) Trẻ em trong chương trình này luôn hào hứng cả trên lớp và ở nhà. Các em tự tin hơn và có thể nói về những chủ đề khác nhau và hát những bài hát ở cả hai thứ tiếng Tôi hy vọng rằng dự án này có thể tiếp tục được đến với tất cả trẻ em trong cả xã “ (Tần Thị Giá - Chủ tịch xã Lao Chải, Lào Cai) ” TÓM TẮT CHƯƠNG TRÌNH: NGHIÊN CỨU THỰC HÀNH GIÁO DỤC SONG NGỮ TRÊN CƠ SỞ TIẾNG MẸ ĐẺ Trang 6 3.2.4 Mở rộng chương trình GDSNTCSTMĐ Cùng với những kết quả tích cực đạt được sau 2 năm thực hiện nghiên cứu thử nghiệm GDSNTCSTMĐ tại Lào Cai, Sở Giáo dục và Đào tạo (Sở GD & ĐT) đã đưa kế hoạch triển khai mở rộng mô hình GDSN vào trong kế hoạch phát triển giáo dục đào tạo của tỉnh năm 2010 và các năm tiếp theo. Trong khi lứa thứ nhất và lứa thứ 2 chỉ có 5 lớp ở 3 huyện, thì năm học 2010 - 2011 Sở GD & ĐT Lào Cai đã mở rộng lên 4 huyện (tăng thêm 1 huyện), với tổng số 12 lớp và 214 học sinh. Từ năm 2011 đến năm 2015, mỗi năm học, một nhóm mới gồm 210 trẻ 5 tuổi sẽ vào học tại các lớp chương trình GDSNTCSTMĐ. Vào cuối năm học 2015-2016 tỉnh Lào Cai sẽ có 1,300 học sinh học chương trình GDSNTCSTMĐ tạị các trường mẫu giáo, tiếp theo là ở cấp tiểu học, tạo ra một hình mẫu cho các tỉnh khác học tập nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh DTTS thông qua phương pháp GDSNTCSTMĐ. Để thực hiện kế hoạch này, Sở GD & ĐT Lào Cai ước tính cần 8 tỷ đồng (gần 205.000 USD). Cho đến nay khoảng 50% ngân sách đã được đảm bảo cho hoạt động này và lãnh đạo ngành giáo dục Lào Cai đang tiếp tục nỗ lực tham mưu cho UBND tỉnh để huy động và cân đối số tiền cần thiết còn lại. 3.2.5. Vận động chính sách cùng Quốc hội Hai sự kiện diễn ra trong tháng 11 năm 2010 nhằm tăng cường sự ủng hộ và đồng thuận của Quốc hội đối với chương trình GDSNTCSTMĐ: • Một đoàn đại biểu Việt Nam gồm các quan chức cấp cao của Hội đồng Dân tộc Quốc Hội, Ủy ban Dân tộc và Bộ GD & ĐT đã tham gia Hội thảo Quốc tế tại Bangkok về Ngôn ngữ, Giáo dục và Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ. Tại Hội thảo các đại biểu đã chia sẻ kinh nghiệm GDSN tại Việt Nam với các đại diện từ các nước khác. Các đại biểu tham gia hội thảo đánh giá cao sự tham gia và báo cáo chia sẻ về GDSN ở Việt Nam. • Tiếp theo việc đoàn Việt Nam tham gia Hội nghị quốc tế, kết quả và kinh nghiệm triển khai GDSNTCSTMĐ trong khuôn khổ hợp tác của Bộ GD&ĐT - UNICEF đã được chia sẻ tại Hội nghị tọa đàm diễn ra tại Hà Nội vào dịp 20/11, với gần 100 đại biểu tham dự; trong đó có 5 Phó Chủ tịch thường trực và 22 đại biểu Quốc Hội là thành viên của Hội đồng Dân tộc Quốc Hội, 15 cán bộ, chuyên viên cao cấp của Văn phòng Quốc Hội. Tọa đàm này được tổ chức với sự phối hợp của Bộ GD&ĐT, hỗ trợ của UNICEF và tổ chức cứu trợ trẻ em nhằm báo cáo với các đại biểu Hội đồng dân tộc Quốc Hội về vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ em dân tộc thiểu số thông qua các giải pháp tăng cường tiếng Việt và giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng Mẹ đẻ. Một kết quả quan trọng là tại tọa đàm này, các đại biểu đã cùng nhau khẳng định cơ hội để trẻ em dân tộc thiểu số học tốt nhất là thông qua ngôn ngữ mẹ đẻ của mình, và cách tiếp cận GDSNTCSTMĐ là một phương thức tiếp cận hiệu quả giúp học sinh học tốt tiếng Việt. Tọa đàm này cũng đã đi đến thống nhất rằng Quốc Hội sẽ thực hiện các hoạt động giám sát thường xuyên tại các tỉnh, các địa bàn thử nghiệm nhằm chia sẻ và khẳng định tính hiệu quả của Nghiên cứu. 4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM • Sự hỗ trợ và tham gia của chính quyền địa phương các cấp, của trường học, giáo viên, phụ huynh và học sinh đã góp phần vào sự thành công của Nghiên cứu. • Thúc đẩy và đa dạng các quan hệ đối tác: tiếp tục nâng cao nhận thức ở tất cả các cấp, thúc đẩy việc đa dạng hóa các quan hệ đối tác trong ngành giáo dục và các ngành liên quan để bảo đảm thực hiện tốt Nghiên cứu Thực hành. Tôi đã xem và đánh giá rất cao Chương trình này. Vụ Dân tộc nên chủ động theo dõi giúp Thường trực Hội đồng dân tộc nắm bắt kịp thời và đúng diễn biến triển vọng thực hiện thí điểm của Chương trình Ông Ksor Phước, Chủ tịch Hội Đồng dân tộc “ ” TÓM TẮT CHƯƠNG TRÌNH: NGHIÊN CỨU THỰC HÀNH GIÁO DỤC SONG NGỮ TRÊN CƠ SỞ TIẾNG MẸ ĐẺ Trang 7 • Hỗ trợ nâng cao năng lực một cách có hệ thống của các bên liên quan: Nâng cao năng lực cho tất cả các cấp cần được thực hiện liên tục để đảm bảo chất lượng triển khai Nghiên cứu. • Bảo đảm chất lượng và sự phù hợp của tài liệu dạy/học: Một trong những thách thức khi triển khai Nghiên cứu là thiếu các chuyên gia về ngôn ngữ DTTS. Tuy nhiên, sự hỗ trợ của cộng đồng, trí thức địa phương là công việc cần thiết để đảm bảo việc xây dựng các tài liệu luôn phản ánh những đặc thù văn hóa của mỗi dân tộc. • Thường xuyên đánh giá kết quả học tập của học sinh và kết quả của Nghiên cứu: để thực hiện thành công Nghiên cứu, đánh giá chính xác và thường xuyên là hoạt động cần thiết nhằm xác định rõ kết quả và hạn chế trong thiết kế và khi triển khai Nghiên cứu. 5. NHỮNG BƯỚC TIẾP THEO • Tiếp tục triển khai Nghiên cứu, tập trung vào (a) Đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ GV và CBQL giáo dục ở các địa phương, (b) Xây dựng và điều chỉnh tài liệu, (c) Giám sát, đánh giá và (d) Củng cố, tăng cường năng lực triển khai, kiểm tra, giám sát các hoạt động nghiên cứu ở các cấp: Trường, Huyện, Tỉnh,Trung ương. • Điều chỉnh thiết kế của nghiên cứu để các tỉnh và các tổ chức phát triển khác có thể nhân rộng cách tiếp cận ở các địa bàn khác. Rà soát chi phí cũng đang được tiến hành để thông báo cho các cơ quan liên quan các yêu cầu về tài chính và vận động tăng nguồn lực hỗ trợ phương pháp tiếp cận GDSN. Sẽ tiếp tục vận động nhân rộng phương pháp tiếp cận này tại các địa bàn đang triển khai Chương trình GDSNTCSTMĐ nhằm mở rộng nhiều lớp và trường học theo mô hình này. Lào Cai, theo kế hoạch mở rộng của mình đã tăng số lượng các lớp học mầm non tại nơi các địa phương đang triển khai chương trình GDSNTCSTMĐ từ năm (05) lớp lên mười hai (12) lớp trong năm học 2010-2011. Kinh nghiệm này sẽ được ghi lại và chia sẻ rộng rãi. • Cơ chế đánh giá của Nghiên cứu thực hành GDSNDTTMĐ sẽ được rà soát và điều chỉnh để đảm bảo việc cung cấp những bằng chứng mang tính khoa học, có chất lượng cao về kết quả học tập của học sinh. • Tăng cường tuyên truyền vận động chính sách thông qua việc chia sẻ, cập nhật kiến thức, kinh nghiệm với các đối tác chiến lược và cơ quan pháp luật, bao gồm Quốc hội, Uỷ ban Dân tộc, Bộ GD & ĐT để thúc đẩy và mở rộng quy mô chương trình GDSNTCSTMĐ. Các hoạt động cụ thể bao gồm: ○ Bộ GD&ĐT, Hội đồng Dân tộc Quốc Hội, Ủy ban Dân tộc tiếp tục đẩy mạnh việc giám sát các hoạt động tại cơ sở,các trường triển khai Nghiên cứu nhằm tăng cường sự đồng thuận và ủng hộ cho phương pháp tiếp cận này; ○ Kinh nghiệm và bài học kinh nghiệm của UNICEF và các đối tác phát triển khác tại Việt Nam sẽ được chia sẻ rộng rãi tại các cấp; cũng như kinh nghiệm của các nước về GDSNTCSTMĐ cũng được chia sẻ với Việt Nam nhằm tăng cường sự hỗ trợ với GDSNTCSTMĐ. ○ Tạo điều kiện cho các chuyến thăm quan của cán bộ Bộ Giáo dục và Chính phủ từ các nước khác trong khu vực tới thăm quan trao đổi việc thực hiện phương pháp GDSNTCSTMĐ tại các địa bàn Nghiên cứu trong năm học 2011 để chia sẻ kinh nghiệm về GDSN. Cháu thích đi học vì khi đến trường cháu được học tiếng Mông, cháu có thể hát cả tiếng Mông và tiếng Việt. Đến trường rất vui và học được nhiều. Cháu muốn trở thành thầy giáo như thầy giáo Tầu. Khi lớn cháu có thể dạy các em bé tiếng Mông. Lò A Măng học sinh lớp 2 song ngữ trường Lao Chải, tỉnh Lào Cai. ” “ UNICEF Việt Nam Đc: 81A - Trần Quốc Toản, Hoàn Kiếm, Hà Nội Đt: +844-3942.5706 - 11 | Fax: +844-3942.5705 Email: hanoi.registry@unicef.org Web: http://www.unicef.org/vietnam Đây là bản Tóm tắt Chương trình thứ 2 do Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn với sự hỗ trợ của UNICEF nhằm tiếp tục giới thiệu phương thức và kết quả triển khai Chương trình GDSNDTTMĐ sau 2 năm, đặc biệt kết quả đánh giá học sinh mầm non và lớp 1 trong năm học 2009 - 2010. Tư liệu ảnh: Trang 1: © UNICEF Việt Nam\2007\Đoàn Bảo Châu Trang 2, 6: © UNICEF Việt Nam\2011\Trương Việt Hùng . TÓM TẮT CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU THỰC HÀNH GIÁO DỤC SONG NGỮ TRÊN CƠ SỞ TIẾNG MẸ ĐẺ: HƯỚNG TỚI NỀN GIÁO DỤC CÓ CHẤT LƯỢNG VÀ BÌNH ĐẲNG. Tại Việt Nam, giáo. thứ hai. TÓM TẮT CHƯƠNG TRÌNH: NGHIÊN CỨU THỰC HÀNH GIÁO DỤC SONG NGỮ TRÊN CƠ SỞ TIẾNG MẸ ĐẺ Trang 4 3.2 Kết quả từ năm thứ hai triển khai chương trình GDSNTCSTMĐ,