Cảnhànêndùngchungbữaăntối
Từ mấy chục năm nay, hình ảnh cả gia đình quây quần bên bữaăn
tối càng ngày càng phai mờ với nhiều người - nhất là ở các thành phố lớn.
Cuộc sống đua chen nơi thị tứ, công việc bề bộn, giờ học chồng chất,
những hoạt động về thể dục thể thao, các công tác đoàn thể càng ngày
càng làm cho con người xa rời chẳng phải là một tập quán mà còn làm
một định chế trong xã hội xưa là bữaăn gia đình. Đến giờ ăn, không mấy
khi người trong cùng một gia đình có cơ hội để quây quần, chuyện trò và
ăn uống với nhau; lắm khi cái việc chờ đợi cha mẹ, anh chị em cùng ăn
bữa cơm lại làm cho nhiều người mệt mõi, chán ngán. Tuy nhiên, xét về
mặt tâm lý xã hội lẫn ích lợi thực tế, việc dùngchungbữaăn – ít nhất là
một lần trong ngày – là một thói quen, một lối sống cần được duy trì.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, trẻ thơ mà được ngồi ăn với người lớn thường
được hưởng nhiều ích lợi về mặt dinh dưỡng: được dành cho những món
ăn ngon, quân bình về dưỡng chất hơn, được nhắc nhở và uốn nắn để tạo
thành thói quen ăn nhiều trái cây, rau đậu, nhiều loại chất béo thuận lợi
cho sức khoẻ hơn là những người cùng lứa tuổi mà ít có cơ hội cùng ngồi
ăn với người lớn. Ngay trong những dịp lễ hội đặc biệt, ngồi ănchung với
những người cùng lứa tuổi, trẻ em nào thường hay dùngbữa với ông bà,
cha mẹ, anh chị em cũng có khuynh hướng ăn và uống theo những thói
quen đã thành nếp ở nhà: không bỏ qua bữaăn sáng. Đó là chưa kể tới
những thuận lợi đáng kể trong sự phát triển tâm lý: khi cùng ngồi ăn với
người lớn, trẻ em có cơ hội nghe, thấy và bắt chước, học hỏi thêm nhiều
cung cách cơ bản về xử thế. Lợi ích trước tiên là cho các nhi đồng mới
biết nói: được nghe ông bà, cha mẹ và ngay cả anh chị sử dụng một thứ
ngôn từ nghiêm chỉnh, tinh tế hơn. Các thiếu nhi còn được hưởng nhiều
lợi ích hơn nữa qua một số kinh nghiệm cơ bản về khoa học dinh dưỡng,
cụ thể nhiếu món khoái khẩu không phải là những món bổ dưỡng, không
lạm dụngcả chất bép, chất mặn hay là chất ngọt, không nênăn món ngọt
trước khi dùngbữa chính – vì vị ngọt khiến cho con người mất cảm giác
đói bụng, thèm ăn. Nếu như người lớn có ý thức tối thiểu thì không mấy
khi nói năng bừa bãi, rượu chè be bét hay nhả khói thuốc lá ngay trong
bữa ăn.
Kết quả một cuộc nghiên cứu mới đây ở Mỹ cho thấy trẻ em nhờ vậy,
sau này khi lớn khôn, cũng ít có khuynh hướng buông thả, hút thuốc, uống
rượu và nghiện ngập ma túy hơn.
Ngoài ra, việc dùngchungbữa ăn, ít ra là bữa tối, luôn có những tác động
thuận lợi trong việc đảm bảo những dưỡng chất cần thiết, đồng thời còn
góp phần tạo nên không khí hòa thuận, thân ái trong gia đình. Chính vì vậy
các chuyên gia về tâm lý nhi đồng ở các nước tiên tiến thường yêu cầu
các thân chủ nhỏ tuổi của mình kể lại cho biết trong bữa ăn, các em
thường ăn uống những gì để có thể góp ý và sửa đổi những lệch lạc ngay
khi mới thấy những dấu hiệu đáng ngại.
Thanh thiếu niên vào lứa tuổi không còn trẻ con nhưng chưa phải là người
lớn, lại càng cần phải được nhắc nhở, đôi khi là thôi thúc tham dự các bữa
ăn cùng các thành viên khác trong gia đình. Không nên để cho những cô
cậu mới lớn mỗi khi thấy đói bụng là tự động moi tìm trong tủ lạnh bất cứ
thứ gì có thể giúp qua được cơn đói cồn cào. Phần lớn những tác hại của
các món ăn liền, cùng lối ăn uống buông thả tùy hứng, tùy thích là nguyên
do của nhiều bệnh về dinh dưỡng mà hậu quả thường thấy rõ nhất dưới
hai dạng: hoặc là những con người mới lớn mà đã èo uột vì thiếu một chế
độ dinh dưỡng hợp lý, hoặc là những thanh thiếu niên béo phì dễ bị những
bệnh như đái tháo đường, tim mạch, thậm chí những chứng bệnh ác hại
hơn như xơ cứng thành mạch, viêm xương khớp, ngưng thở đột ngột
trong giấc ngủ, nhiễu loạn kinh nguyệt hoặc ung thư vú, tuyến tụy, ruột kết
nữa.
. Cả nhà nên dùng chung bữa ăn tối
Từ mấy chục năm nay, hình ảnh cả gia đình quây quần bên bữa ăn
tối càng ngày càng phai mờ. cả chất bép, chất mặn hay là chất ngọt, không nên ăn món ngọt
trước khi dùng bữa chính – vì vị ngọt khiến cho con người mất cảm giác
đói bụng, thèm ăn.